Mc tiệc cưới, học làm mc đám cưới, video đám cưới hay nhất: ₪ Dân tộc Cơ Ho
Showing posts with label ₪ Dân tộc Cơ Ho. Show all posts
Showing posts with label ₪ Dân tộc Cơ Ho. Show all posts

Saturday, July 9, 2016

Trang phục người dân tộc Cơ Ho (Vi Văn Thành)

Trang phục phụ nữ Cơ Ho gồm: áo (áo kroh), váy, đồ trang sức, tấm choàng (xem ảnh 105), Do không còn nghề dệt vải và sáng gần người Mạ, nên y phục của phụ nữ Cơ Ho giống y phục cùa người Mạ chỉ có lên gọi khác nhau mà thôi.- Áo (áo kcroh) dệt bằng vải sợi bông màu trắng trên cài một số hoa văn.  Áo may kiểu có tròn, dài 81 cm, rộng 40 cm, trên dưới bằng nhau, vạt trước ngắn hơn vạt sau. Hoa vẫn trang trí chủ yếu là kiểu hoa văn của nguời Mạ, đó là hoa vân hình qua trám ở giữa cố hình cối giã gạo.
TRANG PHỤC TỘC NGƯỜI CƠ HO
Ngày nay phụ nữ dân tộc Cơ Ho ít sử dụng loạt áo này, thay vào đó họ mặc những loại áo như người Kinh.
      Váy (ùi bần) của phụ nữ Cơ Ho thuộc loại váy cuốn, dài l60 cm, rộng 95cm, màu xanh chàm, hai bên mép dệt hoa văn với các màu trắng, vàng, xanh. Hai mép váy thường để tua. Hoa văn trang trí chủ yếu trên váy là các đường kẻ song song, chấm trắng đường kẻ ngang, ô chấm, hình dây cột trâu, lá nón, hoa văn trên ống đựng tên, hình ché rượu cần, hình gốc cây tre làm chà gạc… Toàn bộ hoa văn trên váy của phụ nữ giới là hoa văn dội chứ không phải hoa văn thêu.
Khi mặc váy, họ thường bắt đầu quấn từ phía hông trái rồi quấn một vòng quanh thân, phần thừa gấp lại và gài vào bên hông phải. Loại váy này chỉ mặc trong các dịp cưới xin, lễ hội. Ngày thường họ mặc váy ít trang trí hoa văn.
- Chuỗi hạt (nhong ka long): Trong những năm gần đây, phụ nữ Cơ Ho sử dụng nhiều đồ trang sức như vòng cổ, vòng tay, hoa tai… Ngoài những đồ trang sức bằng kim loại, phụ nữ Cơ Ho còn sử dụng đồ trang sức bằng nhựa. Đồ trang sức bằng nhựa thường là những hạt màu da cam, vàng, xanh được xâu lại thành chuỗi. Chuỗi hạt chủ yếu được nữ giới Cơ Ho sử dụng trong các ngày lễ hội cổ truyền của dân tộc.


TRANG PHỤC NAM GIỚI CƠ HO
       Trang phục của nam giới người Cơ Ho ban đầu chỉ có khố, khăn quàng đầu và tấm choàng, thường cổ màu trắng và không có hoa văn.
- Tấm choàng (ùi nguếch) là một bộ phận của trang phục nam và nữ người Cơ Ho, thường dùng trong các dịp lễ tết, cúng thán hoặc những ngày tiết trời giá lạnh.
Tấm choàng có hình chữ nhật, dài 145cm, rộng 96cm nền 1 màu xanh chàm, mỗi tấm có 26 đường thêu chỉ màu trắng chạy theo chiều dọc. Hai mép dọc và hai mép ngang được trang trí hoa văn dệt với các màu trắng, xanh. Hai đầu tấm choàng có tua. Hoa văn trang tổ tiên tấm choàng là hình con mọt, mắt sâu. choé rượu cần, lá nón, hoa trên ống đựng tên…
      Khi sử dụng, tấm choàng được mở to quàng vào lưng dai đầu bắt chéo về phía trước, tấm choàng sẽ phu kín phần lưng và ngực của người sử dụng như một chiếc ấo ấm. Ban đêm nó còn dùng để đắp.

 Vi Văn Thành (sưu tầm)

Tết Nhô Lir Bông của người Cơ Ho (Ngọc Bé)

Người Cơ Ho là một trong các cư dân bản địa sinh sống lâu đời ở phía Bắc tỉnh Đồng Nai. Theo số liệu thống kê năm 1999 người Cơ Ho có 720 nhân khẩu, xếp thứ 13 về dân số trong cộng đồng các dân tộc ở Đồng Nai. Bà con sống tập trung ở huyện Tân Phú (đông nhất là xóm Là Ủ, xã Phú Bình) và rải rác ở các huyện Long Khánh, Định Quán…

Người Cơ Ho tin rằng mọi mặt của đời sống đều do các thế lực siêu nhiên quyết định. Tín ngưỡng về siêu nhiên trong quan niệm của người Cơ Ho có tính chất đa thần...Thần linh (yàng) là thế lực phù hộ cho con người. Vị thần tối cao là Nđu, và còn có các vị thần như: thần Mặt Trời, Mặt Trăng, thần Núi, thần Sông, thần Đất, thần Lúa...Họ thường cúng tế trong những dịp thực hiện hoặc xảy ra những sự kiện quan trọng (hiếu hỷ, những giai đoạn trong sản xuất, ốm đau bệnh tật...).
Họ ăn tết sau tết Nguyên Ðán của người Kinh ở miền xuôi độ một tháng, gọi là Nhô Lir Bông, tức tết mừng lúa về nhà. Tết này kéo dài cả tháng. Hai chữ Lir Bông có nghĩa là cót thóc. Người Cơ Ho rất quý trọng thóc lúa, vì thóc lúa là những hạt ngọc của Yàng ban phát. Lễ cúng mừng lúa được tổ chức tại kho lúa của mỗi gia đình, bắt đầu từ xế chiều với sự tham dự của chủ làng và nhiều gia chủ khác. Người ta lấy máu gà hiến sinh bôi lên vựa thóc, sàn kho, các cửa lớn, cửa sổ. Máu gà còn được trộn chung với vỏ cây đa, củ nghệ, các con mối đất. Cỏ tranh giã nhỏ để bôi lên ngực, lên trán những thành viên trong gia đình, sau đó còn bôi lên những đồ gia dụng.
Sau lễ cúng cót thóc trong gia đình, người Cơ Ho rủ nhau đi từ nhà này sang nhà nọ để ăn uống, ca hát, nhảy múa chung vui, cứ thế cho đến cả tháng trời mới mãn.
Bên cạnh đó còn có lễ hội đâm trâu được tổ chức hàng năm. Theo tập quán, các gia đình thay phiên nhau mỗi năm hiến một con trâu để cả bon tổ chức lễ đâm trâu (Nho-sa-rơ-pu) trong dịp này. Lễ tổ chức ngoài trời trước nhà chủ có vật hiến tế, nhà già làng hay trên mảnh đất rộng, bằng phẳng, cao ráo trong làng, với cây nêu trang trí sặc sỡ. Vật đâm trâu là một loại giáo với hai bề lưỡi rất bén dùng đâm vào bên hông trái xuyên vào tim, già làng hoặc người cao tuổi sẽ là người đứng ra thực hiện nghi lễ đâm trâu này, xung quanh mọi người nhảy múa theo tiếng cồng chiêng. Sau đó, thịt trâu được chia cho từng gia đình, còn máu trâu bôi vào trán những người dự lễ như một sự cầu phúc. Lễ tết kéo dài 7 - 10 ngày, trong các ngày Tết, dân làng đến chung vui với từng gia đình. Trong từng gia đình, người ta cũng tổ chức hiến tế gà, bôi máu lên vựa thóc, sàn kho, cửa ra vào, cửa sổ. Sau Tết, người ta mới được ăn lúa mới và thực hiện các công việc lớn như làm nhà, chuyển làng...
Đến nay các lễ nghi phong tục cổ truyền của người Cơ Ho vẫn còn được bảo lưu. Nhưng bên cạnh đó, mấy chục năm lại đây một bộ phận khá lớn người Cơ Ho đã tin theo những tôn giáo du nhập từ bên ngoài như Thiên chúa giáo, nhất là Tin lành. Kinh thánh và các tài liệu truyền giáo khác được dịch ra tiếng Cơ Ho và các mục sư, người truyền đạo đã sử dụng ngôn ngữ đó trong việc truyền giảng đạo.

 Ngọc Bé (sưu tầm)

Chuyện cổ tích: Chàng Cơ-Ho và Công Chúa Nai Tơ-Lúy (Trần Ninh)

Ngày ấy, trên những vùng núi Tây Nguyên bát ngát có những bộ tộc người sống thành những buôn làng.
Họ cùng nhau làm rẫy, làm ruộng, vào rừng săn bắn và xuống suối mò tôm cá. Đó là những con người hiền hòa, yêu ca hát hội hè, giỏi đan lát và dệt vải.
Nhưng rồi đến một ngày kia, có một ông vua dẫn quân lính đi từ vùng biển xá xôi đến vùng đất của dân tộc nọ để tìm ngà voi và sừng tê giác. Tên vua này vốn tham lam và tàn bạo. Nhìn thấy những bàn tay con gái khéo léo trỉa bắp, và dệt vải, những bàn tay con trai biết điều khiển voi và giương cây ná cứng, vua thấy trong lòng thèm khát.

Hắn ra lệnh cho quân lính bắt lấy những chàng trai mạnh nhất, những cô gái xinh đẹp nhất, đưa về làm nô lệ. Những buôn làng rủ nhau chạy trốn vào rừng sâu, hang đá. Nhưng cũng rất nhiều người bị giặc bắt, đành gạt nước mắt ra đi vĩnh viễn xa buôn làng thân yêu của mình.

Ở một buôn nọ có một chàng trai tên là Cơ-ho. Chàng đẹp trai, rất giỏi nghề săn bắn. Chàng có mái tóc gợn sóng và đáng đi kiêu hãnh. Đã biết bao nhiêu cô gái mơ ước được chàng yêu.

Hôm ấy, Cơ-ho đi săn trong rừng, vai vác một con hoẵng. Chàng chưa kịp hỏi xem có chuyện gì xảy ra với buôn làng, thì có một toán lính ập tới. Chúng chẳng để cho chàng nói năng gì, cứ hầm hầm trói chàng lại, đưa lên lưng ngựa rồi giải về kinh vua.

Vua thấy chàng trai khỏe đẹp thì lấy làm ưng ý lắm. Hắn bắt tất cả các nô lệ khác phải vào rừng, lên núi, nhưng riêng Cơ-ho được giữ lại để sai bảo việc trong nhà.

Nhà vua có một nàng công chúa rất xinh đẹp, tính tình dịu dàng khác hẳn anh vua cha. Tiếng nói của nàng mềm mại tha thiết. Mới gặp Cơ-ho nàng đã đem lòng yêu mến chàng. Nàng công chúa đó tên là Nai Tơ-luý. Cơ-ho cũng rất mê say nàng Nai Tơ-luý, vì chàng chưa gặp cô gái nào đẹp như thế bao giờ.

Nhà vua cưng con gái lắm, suốt ngày chỉ cho con ở trong cung cấm, chơi với bọn vũ nữ xinh đẹp. Từ hôm gặp Cơ-ho, nàng ngẩn ngơ buồn. Nàng rất muốn gặp Cơ-ho nhưng không dám làm trái ý vua cha. Một hôm, nàng xin vua cho nàng chạy ra chơi ngoài đồng cỏ, cho nàng trèo lên hái trái xoài trên cây xoài mọc bên bờ suối nhỏ. Nhưng nhà vua nghiêm khắc từ chối, vì vua sợ nhưng điều không hay xảy đến với nàng.

Nàng công chúa thèm ăn xoài chín quá. Có một lần vào buổi sáng khi tất cả còn đang ngủ say, nàng lẻn dậy, lẻn chạy ra ngoài đồng, lại lấy cớ rằng sợ, rủ Cơ-ho đi cùng. Hai người cùng chạy trên cánh đồng còn ướt đẫm sương.

Đến gốc cây xoài mọc bên bờ suối nhỏ, Nai Tơ-luý gọi:
- Ơ, Cơ-ho! Anh hãy trèo lên hái cho tôi trái xoài ngọt trên ngọn, trái xoài luôn nhận được những tia nắng và những giọt sương đầu tiên, cao ngang tầm cánh chim và nhìn được dòng sông để ra biển cả! Nhưng Cơ-ho không chịu trèo, chàng trả lời:
- Nàng Nai Tơ-luý! Tôi không biết trèo. Tôi chỉ hái được những trái xoài chua, những trái xoài mọc ra từ cành xoài bé nhỏ, rụt rè nhận những giọt sương và tia nắng muộn màng và chỉ nhìn xa không qua tầm cây lau cây lách!

Cuối cùng, nàng Nai Tơ-luý đành tự mình trèo lên cây xoài, và chàng Cơ-ho đứng dưới đất say mê ngắm nàng. Nàng Nai Tơ-luý thật là xinh đẹp, gương mặt nàng hồng hào rạng rỡ, như trái xoài chín, cổ tay nàng tròn trĩnh tự ngà voi! Bất ngờ nàng Nai Tơ-luý gọi:
Này anh Cơ-ho! Hãy nhặt dùm cho tôi trái xoài chín ngọt ngào này!

Nhưng Cơ-ho cứ mải ngắm nhìn nàng, chẳng để ý đến trái xoài nào cả. Rồi nàng công chúa tụt từ trên cành cao xuống đất. Nàng ngạc nhiên hỏi Cơ-ho:
- Trái xoài chín của tôi đâu rồi? Tôi đã gọi anh nhặt giùm tôi cơ mà!

Chàng Cơ-ho chẳng nói, cứ say mê ngắm nàng Nai Tơ-luý xinh đẹp. Công chúa thoạt đầu ngạc nhiên và cả hơi bực mình nữa, nhưng rồi nàng bẽn lẻn xấu hổ. Hai người vui chơi suốt ngày trên đồng cỏ và dưới gốc xoài, cho đến chiều tối mới rón rén trở về, chẳng ai biết cả. Nhưng không ngờ vì mải vui chơi, chàng Cơ-ho bỏ quên cái xà gạc của mình dưới gốc cây xoài. Về đến nhà chàng mới nhớ ra, nhưng trời tối quá không thể nào ra lấy lại được nữa.

Tối hôm ấy thấy vẻ khác lạ của hai người, vua liền gặng hỏi. Nhà vua lại càng ngạc nhiên khi không thấy Cơ-ho khoác xà gạc trên vai như mọi lần. Vua cứ gặng hỏi mãi, hết ngọt lại xẵng. Cuối cùng vì ngây thơ và thật thà quá, đôi trai gái đành thú nhận tất cả.

Nghe xong câu chuyện, vua đùng đùng nổi giận. Cả triều đình chưa bao giờ thấy như thế bao giờ. Vua cho điều đó là nhục nhã và xấu hổ, liền hạ lệnh cho quân lính trói hai người lại đem vào rừng sâu giết đi rồi đem hai quả tim về làm chứng. Hoàng hậu nước mắt chảy ròng ròng, cố khuyên chồng nguôi giận. Nhưng điều ấy chỉ làm cho nhà vua cáu tiết thêm. Vua sai lính giải hai người đi ngay đêm hôm đó.

Toán lính vừa đi khỏi, thì hoàng hậu nghĩ ra một kế, bà sai hai tên lính thân cận, dặn dò cẩn thận, rồi sai đắt hai con chó săn đuổi theo. Họ đuổi kịp toán lính, truyền lệnh của hoàng hậu thả đôi trai gái vào rừng, rồi giết hai con chó lấy tim đem về dâng vua. Nhà vua ngay đêm hôm ấy nhận được hai quả tim còn nóng hổi, mới bình tĩnh lại hối hận về việc làm nóng nảy của mình thì muộn rồi.

Còn Cơ-ho và nàng Nai Tơ-luý, chạy mãi trong rừng, quần áo bị gai rừng xé nát hết cả. Nàng công chúa mệt lả, Cơ-ho phải cõng nàng trên lưng chạy sâu mãi vào rừng, rồi một hôm, đôi trai gái đã đi suốt cả những cánh rừng, đến một đồng cỏ rộng. Ở ven rừng có một dòng suối chảy. Cơ-ho bảo nàng Nai Tơ-luý:
- Chúng ta dừng lại ở đây thôi! Đất ở đây đẹp quá. Chúng ta sẽ dựng chòi, làm rẫy, trỉa bắp nuôi nhau.

Sáng hôm sau, chàng Cơ-ho lên rừng phát rẫy. Những cây to bị chàng chặt đổ ầm ầm. Đến xế chiều thì khoảng rừng ngổn ngang. Rất hài lòng, chàng về nhà chuyện trò với vợ dự tính công việc ngày mai. Hai vợ chồng định mấy hôm nữa nắng lên thì đốt rẫy.

Nhưng, sáng hôm sau ra rẫy, chàng Cơ-ho sửng sốt vô cùng: trước mắt chàng, khoảng trống hôm qua ngổn ngang cây cối, hôm nay lại xanh tươi như không hề được phá bao giờ, chàng Cơ-ho chẳng nói chẳng rằng, lại tiếp tục phát rẫy. Cho đến chiều tối thì khoảng rừng lại ngỏn ngang cây đổ. Chàng Cơ-ho mệt nhoài, trở về chòi mà trong lòng chưa hết ngạc nhiên và phân vân. Hôm sau, chàng ra rẫy thật sớm, từ lúc còn tối mờ đất. Đến nơi, chàng ngẩn người ra; không còn nghi ngờ gì nữa, khoảng rừng vẫn còn y nguyên. Chàng lại ra sức đẵn cây cho đến chiều tối. Rồi Cơ-ho khoác xà gạc thủng thẳng ra về. Nhưng đến giữa rừng, chàng quay trở lại, núp vào một gốc cây thật lớn rình xem.

Đến nữa đêm vẫn không thấy động tĩnh gì, Cơ-ho đã bắt đầu chợp ngủ, thì bỗng giật mình nghe tiếng lao xao như tiếng suối đổ. Trăng sáng vằng vặc. Cơ-ho nhìn ra khoảng trống, thấy một bầy khỉ rất đông đang nhảy múa. Dẫn đầu bầy khỉ là một con khỉ già rất to lớn có một bộ râu dài bạc trắng. Chúng nhảy múa chán, rồi đến chỗ Cơ-ho ngồi. Con khỉ già ngồi trên một hòn đá, xung quanh là bầy khỉ con. Con khỉ già lên tiếng:
- Hãy yên lặng! Tao sẽ cho chúng mày thấy phép lạ của ta.

Vừa nói, con khỉ già vừa lẩm bẩm cầu khẩn, một tay nó cầm một chiếc mồng, tay kia vỗ nhẹ vào núm mồng. Tức thì tất cả cây cối trên trảng trống lại trở thành rừng rậm như chưa từng được phát bao giờ.

Đến lúc đó thì Cơ-ho tức giận quá không thể nhìn được nữa. Chàng vụt đứng dậy khỏi chỗ núp, túm bộ râu con khỉ già cột chặt vào gốc cây và kề xà gạc vào cổ nó:
- Đồ phá hoại khốn kiếp! Ta đã phát rẫy này suốt ngày. Ta phải giết mày để trị tội!

Con khỉ già hoảng sợ. Nó lạy lục van xin:
Hãy tha chết cho tôi! Tôi sẽ đem đến cho anh sáu chiếc chiêng đồng tiếng vang xa bảy ngọn núi.

Cơ-ho lắc đầu:
Bọn ta ở một mình giữa rừng, có hội hè đâu mà cần chiêng đồng hở khỉ!

Khỉ bèn bảo Cơ-ho:
- Vậy thì tôi sẽ đem đến cho anh chiếc ché quý đựng rượu cần, bên ngoài có hình những thớt voi ngà dài đang uống nước và bầy nai đuổi nhau bên suối.

Cơ-ho vẫn kiên quyết lắc đầu:
Tất cả những thứ đó đều không quý bằng công của ta đã bỏ ra. Ngày mai, lửa nhà ta sẽ ăn bộ râu dài của mày và than hồng nhà ta sẽ ăn thịt mày.

Khỉ run lên như cầy sấy, nó kêu lên:
Hãy khoan đã hỡi chàng trai sắt đá kia! Tôi se tặng anh chiếc mồng quý của tôi. Có nó, anh sẽ có tất cả, chỉ cần anh cầu khẩn và vỗ vào chiếc mồng.

Cơ-ho cầm lấy chiếc mồng. Nó cũng chẳng khác gì chiếc mồng bình thường, nho nhỏ. Chàng nói lên ước muốn trước tiên của mình:
- Ta muốn khu rừng này biến thành một đám rẫy vừa một tầm tên bắn, như đám rẫy ta định làm hôm trước!

Rồi chàng vỗ nhẹ vào núm mồng. Tức thì những cây gỗ to đổ xuống rầm rầm, những cây nhỏ như bị ai vừa mới phát, nằm la liệt, cả khu rừng rậm lại biến thành khoảng trống. Thấy chiếc mồng linh nghiệm, chàng liền giữ lời hứa, thả con khỉ vào rừng.

Sáng hôm sau, Cơ-ho về đến cái chòi đơn sơ của mình ở đồng cô. Nàng Nai Tơ-luý chạy ra đón chồng ở cửa rừng:
- Sao anh về muộn thế? Cả đêm qua em chờ mỏi mắt!

Cho trả lời:
- Hôm qua, anh mải dọn cây ở rẫy dưới. Lúc dừng tay thì trời đã tối mất rồi, anh đành ngủ lại trong rừng, hôm nay mới về được. Em hãy xuống suối múc nước về thổi cơm ăn đi! Anh đói lắm rồi.

Trong lúc nàng Nai Tơ-luý gùi những quả bầu ra suối lấy nước, thì Cơ-ho trở về chòi. Chàng cầm chiếc mồng và cầu khẩn:
- Ta muốn có một dãy nhà sàn dài lợp bằng lá rơsôi, muốn ở trong nhà có chiêng đồng ché quý để thờ cúng tổ tiên, muốn có trống bịt da hươu và sao bầu để làm vui cửa vui nhà, muốn có đàn trâu ăn hết cỏ một vạt đồi và cặp voi ngà dài cuốn vòi bên bến nước!

Lập tức chàng được như ý, Cơ-ho liền cầm mồng và cầu khấn thêm:
- Ta muốn đồng cỏ rậm này biến thành buôn làng có những chàng trai giỏi phát rẫy và săn bắn, những cô gái thạo dệt vải và biết nuôi con!

Khắp đồng cỏ rộng, mọc lên những ngôi nhà sàn lớn nhỏ có những nhà kho ăm ắp lúa bắp, có những bếp lửa cháy rừng rực, có tiếng khèn và những ché rượu cần uống say ngả. Nàng Nai Tơ-luý vừa gùi nước ở dưới suối lên, ngạc nhiên ngỡ mình nằm mơ:

- Ôi sao kỳ lạ thế này! Cái chòi nhỏ của tôi đâu rồi? Đường về chòi của tôi lối nào? Tôi đi lạc vào đâu thế nhỉ?
Nàng Nai Tơ-luý cứ ngạc nhiên, phân vân mãi bên bờ suối, cho đến lúc chàng Cơ-ho chạy ra, dắt nàng về nhà mình và kể rõ sự tình. Từ đó, chàng Cơ-ho và nàng Nai Tơ-luý sống bên nhau, no ấm và hạnh phúc. Vì chàng tốt bụng và tài giỏi nên cả buôn làng tôn chàng làm chủ làng và ai ai cũng mến phục chàng. Buôn làng của Cơ-ho ngày càng giàu có. Những đàn trâu, đàn bò của họ, khi uống nước làm đục cả dòng suối chảy qua làng.

Dòng suối ấy chảy mãi về vùng xuôi, tìm đường ra biển cả, chạy qua kinh đô nhà vua nọ. Một hôm, những toán nô lệ của nhà vua về tâu với vua rằng dòng suối đục quá, không thể nào uống nước được nữa. Nhà vua ngẫm nghĩ.

Lạ thật! Kinh đô của ta ở đây đã ba đời, có bao giờ dòng suối đục đâu. Chắc hẳn có những buôn làng mới dựng ở phía trên ngọn nước, đã làm vẩn đục dòng suối của ta. Ta phải cho lính đi theo dòng suối triệt hạ ngay buôn làng mới, và bắt tên chủ làng về đây hỏi tội.

Những toán lính của vua hùng hổ kéo đi, xuyên qua những cánh rừng già gai góc. Cho đến một sáng kia, chúng đến buôn làng của Cơ-ho, chúng rất ngạc nhiên vì thấy đấy là một buôn làng giàu có, đông đúc lạ thường. Bọn chúng nghênh ngang đi vào làng, quát hỏi những đứa trẻ chăn dê:

Bọn nhỏ kia! Hãy nói cho chúng ta rõ, đây là buôn làng nào và ai làm chủ làng này?
Bọn chăn dê trả lời:
Buôn làng của chúng tôi là buôn làng Cơ-ho và chủ làng của chúng tôi là Cơ-ho. Chàng Cơ-ho đang ở trong nhà sàn dài rộng với nàng Nai Tơ-luý.

Bọn lính hung hăng đến nhà Cơ-ho. Chúng thấy chàng Cơ-ho đang cùng với vợ uống rượu cần bên bếp lửa. Chúng ập đến định đốt nhà và bắt chàng đi. Nhưng chúng chưa kịp ra tay, thì Cơ-ho đã cầm lấy chiếc mồng thần linh. Cả bọn lính đứa đang trèo lên sàn thì trượt chân ngã gãy cổ, gãy chân, đứa đang cầm đuốc đốt nhà thì va đầu vào cột bươu đầu sứt trán. Cả bọn đau đớn khóc lóc ầm ĩ, bán sống bán chết chạy về tâu với vua:
Chúng tôi đã đến buôn làng của Cơ-ho, gặp những dân Cơ-ho, đã thấy Cơ-ho uống rượu với nàng Nai Tơ-luý. Chúng tôi chưa kịp đốt nhà và bắt Cơ-ho thì đã gặp tai hoạ và phải trở về.

Nhà vua nhớ lại chuyện cũ, nổi giận đùng đùng:
- Thằng nô lệ khốn kiếp và đứa con gái quên cả dòng giống tổ tiên vẫn còn sống ư? Hãy cưỡi những voi trận ra khỏi những vòng dây xích, hãy xua ngựa chiến ra khỏi chuồng! Tất cả quân lính hãy theo ta đến giết chúng, lấy những quả tim để tế thần!

Cả đám lính lần này và nhà vua cũng hung hăng chẳng khác gì những toán lính đi trước. Nhưng rồi, chiếc mồng linh thiêng lại làm cho quân lính bươu đầu, gãy cổ, bỏ cả voi, ngựa, giáo, mác và chạy thoát thân. Nhà vua bị ngã ngựa, bị giải tới gặp chủ làng, nhà vua nhìn thấy Cơ-ho và nàng Nai Tơ-luý xinh đẹp đang uống rượu cần bên bếp lửa. Còn Cơ-ho vừa thấy nhà vua, liền sai người nhà đem những chiêng đồng quý nhất xếp ra trước sân cho nhà vua đặt chân, lại sai mở những ché rượu cần lâu năm nhất say ngả say nghiêng, lại sai đâm một con trâu mộng sừng thẳng như cánh ná và chân to như cột nhà Cơ-ho làm cho nhà vua hết lo sợ và trở thành thân tín. Đến hôm sau, Cơ-ho còn sai người nhà đem tặng nhà vua những voi ngà, chiêng đồng và ché cổ, trước khi nhà vua từ giã trở về.

Ít lâu sau, nhà vua phần vì già yếu, phần vì ân hận đã hổ thẹn vì những hành vi trước đây của mình nên mắc bệnh nặng mà qua đời. Cơ-ho còn dạy cho buôn làng cách làm ruộng nước và dùng trâu cày ruộng. Nên ai ai cũng giàu có, ấm no, và biết ơn chàng. Người ta lấy tên chàng đặt cho tên buôn bàng, tên đất và cho tên dân tộc mình.

Trần Ninh (sưu tầm)

Nhà sàn – Kiến trúc độc đáo của dân tộc Cơ Ho, Lâm Đồng (Lý Hải Ninh)

Nhà sàn của dân tộc Cơ Ho (Lâm Đồng).

Ngày nay những mô hình nhà sàn cao đã có nhiều chuyển biến sang nhà sàn thấp, đến nhà trệt và mái làm bằng tôn rất là phổ biến trong buôn làng của người Cơ Ho (Lâm Đồng).
Dân tộc Cơ Ho là một trong 3 dân tộc thiểu số ở Lâm Đồng. Họ sống chủ chủ yếu bằng canh tác lúa nước ở những thung lũng sâu, có lối sống tín ngưỡng thờ đa thần giáo như thần sông, thần núi, thần cây…

Trước đây, nhà sàn truyền thống, cổ xưa nhất của người dân tộc Cơ Ho được làm từ các loại vật liệu: tre, nứa, lá. Cột và các thanh gác sàn bằng gỗ tròn, vách và cửa làm bằng phên. Sàn gác một lớp cây lồ ô để tròn, bên trên trải lồ ô đập giập, mái lợp lá mây hoặc cỏ tranh kết tấm.

Đến giai đoạn cận đại người dân tộc Cơ Ho đã sớm chuyển từ nhà sàn bằng phên, tre, lá sang kiểu nhà sàn ván. Nhà sàn của người dân tộc Cơ Ho ở giai đoạn này vẫn sử dụng chủ yếu các vật liệu bằng loại gỗ tròn bóc vỏ (để làm cột, lan can, cầu thang), ván vách được làm bằng gỗ xẻ chưa có sự bào chuốt, mái vẫn lợp bằng lá mây kết tấm. Nó khác nhiều so với nhà sàn hiện đại của người dân tộc Cơ Ho mà hiện nay vào các buôn làng chúng ta vẫn còn bắt gặp. Nhà sàn hiện đại thì cột chủ yếu được làm bằng gỗ xẻ: Cột vuông, vì kèo, lan can, cầu thang cũng được làm bằng gỗ xẻ có góc cạnh, ván thưng buồng đã được bào chuốt và đặc biệt mái nhà đã được lợp tôn thay cho lá mây hoặc cỏ tranh.

Bước vào nhà của người dân tộc Cơ Ho sẽ thấy sát bên vách phải nhà là buồng bố mẹ, bên vách trái là buồng con gái. Phần không gian ở giữa nhà là nơi bài trí chính. Chính giữa nhà (sát vách trong) là bàn thờ để cúng Giàng. Sát vách dưới bàn thờ là một giàn chóe tròn và cồng chiêng. Bên dưới sàn để một hàng chóe lớn. Tiếp theo là bộ Nhồng Ôi và Jroong Klừng. Hai vật này được làm trong dịp cúng lúa mới và lễ ăn trâu. Cây nêu rượu cần được đặt ở giữa nhà cạnh bếp tiếp khách. Cây nêu được làm và trang trí rất công phu. Màu đen họ dùng than củi, màu đỏ họ dùng máu trâu bôi vào để mời gọi thần linh. Trên cây nêu trang trí hình chiêng, hình cối giã gạo, hình chim, chân cây nêu trang trí hình mặt người.

Không gian phòng tiếp khách trong ngôi nhà Sàn của người dân tộc Cơ Ho

Buồng cha mẹ thường được bài trí khá đơn giản. Trước đây họ chỉ trải chiếu nằm trên sàn, thường chiếu được trải nằm xong lại cuộn tròn gác treo bên vách. Tấm đắp, quần áo thì có một giàn lửng bằng lồ ô để gác lên. Ná và ống tên treo trên vách ngay đầu nằm của người đàn ông. Bởi họ cho rằng nếu để ở chỗ khác thì sẽ mất thiêng, không săn được thú rừng.

Người dân tộc Cơ Ho theo mẫu hệ nên chỉ có con gái mới ở với bố mẹ, sau khi trưởng thành người con gái chọn một chàng trai ưng ý và tổ chức “bắt chồng”: Mang lễ vật sang nhà trai làm đám cưới và đưa chàng trai về nhà ở hẳn cùng bố mẹ mình. Buồng của con gái cũng được bài trí tương tự như buồng của cha mẹ, ngoài ra còn có thêm vài vật dụng như chiếc gùi hoa, gùi có nắp để các đồ dùng riêng tư của cô gái.

Bếp khách thường được đặt ở xế bên trái cửa ra vào gần với cây nêu rượu cần, nó được dùng để sưởi ấm cho khách và cả nhà. Bếp khách cũng là không gian để tiếp khách, sinh hoạt hội tụ những người trong gia đình sau một ngày lao động mệt nhọc. Bếp nấu ăn thường được bố trí lùi sâu vào phía bên phải hoặc bên trái nhà cách xa không gian thiêng. Bên trên có giàn bếp bằng tre để hong thịt, thức ăn, hạt giống và các vật dụng cần hun khói như gùi, rổ, rá, cán xà gạt... Khi còn sinh hoạt chung trong nhà dài thì người Cơ Ho đặt cả bếp khách lẫn bếp nấu chung trong nhà ở nhưng khi tiến lên nhà sàn ván với từng gia đình riêng lẻ thì bếp nấu đã được chuyển ra nhà bếp ở bên hông nhà lớn.

Hiện nay trong các buôn làng của đồng bào dân tộc bản địa ở Lâm Đồng nói chung và người dân tộc Cơ Ho nói riêng, những ngôi nhà sàn truyền thống không còn nhiều. Đặc biệt cách bài trí bên trong cũng đã thay đổi cùng với những vật dụng mới do ảnh hưởng của sự giao lưu văn hóa và sự du nhập của các tôn giáo. Vì vậy, chính quyền địa phương cần sớm có những giải pháp cụ thể, thích hợp để bảo tồn những giá trị văn hóa đặc trưng của dân tộc trong thời hiện đại để vừa có thể gìn giữ được bản sắc.
Lý Hải Ninh (sưu tầm)

Nghi lễ đặt tên cho con của người Cơ Ho, Lâm Đồng (Hoàng Thúy Vinh)

Lễ đặt tên cho con là một phong tục truyền thống độc đáo, là một thành tố văn hóa, tôn giáo quan trọng liên quan đến các nghi lễ vòng đời của dân tộc Cơ Ho ở Lâm Đồng.
Theo thống kê hiện nay, người Cơ Ho có khoảng hơn 150.000 người tập trung ở các huyện Lạc Dương, Đức Trọng, Di Linh của Lâm Đồng. Người Cơ Ho hiện nay vẫn còn lưu giữ được nhiều phong tục truyền thống độc đáo trong đó có “Lễ đặt tên cho con”.

Theo quan niệm của người Cơ Ho, việc làm lễ đặt tên cho con là một trong những nghi lễ rất quan trọng và cần thiết vì đứa trẻ sinh ra cần phải được các Yàng (thần linh) che chở phù hộ trong suốt cuộc đời. Bởi vậy, cứ sau khi sinh được 7 ngày là mọi người trong gia đình phải làm lễ đặt tên cho em bé.Và trong 7 ngày ở cữ của người mẹ, người Cơ Ho cho cắm một cành cây có gai dài khoảng chừng 1m bên ngoài vách nhà nơi gần bếp lửa – chỗ nằm của hai mẹ con vừa để ngăn ma, quỷ và vừa để báo hiệu trong nhà có người mới sinh không cho khách và người lạ vào nhà.
Để chuẩn bị cho nghi lễ đặt tên con, trước đó người cha và mọi người trong gia đình đã phải bỏ thời gian để đan một chiếc gùi hoa nhỏ xinh, cùng với bộ khung dệt vải hoặc rổ xúc cá nếu bà mẹ sinh con gái. Cũng có khi là một cái xà gạt (dao có cán đi rừng đặc trưng của người Tây Nguyên) và một cái ná (cung tên) nhỏ nếu đó là con trai.

Địa điểm tổ chức lễ, tại gian chính của nhà ngay trước bàn thờ. Lễ vật dâng cúng thần linh khá đơn giản không quá cầu kỳ, bao gồm: một chóe rượu cần, một con gà sống, một nhánh chuối, một quả trứng gà, một chén cơm và một chén đựng bộ lòng gà, một chén tiết gà (sau khi hiến sinh).

Bên cạnh đó, được bày thêm chiếc gùi, bộ khung dệt hoặc chiếc xà gạt, chiếc ná nhỏ đã được chuẩn bị từ trước (đây là những vật tượng trưng) để cầu mong thần linh ban cho con gái thì xinh đẹp, chăm chỉ, khéo tay; con trai thì được “dài chân, dài tay như con vượn, khỏe mạnh như con gấu, con hùm” để chinh phục núi rừng săn bắt thú, giỏi việc nương rẫy.

Người được mời tham gia buổi lễ gồm có ông cậu, già làng và bà mụ (bà đỡ), mẹ con mới sinh và bà con bên nội bên ngoại của em bé để làm chứng. Thường bố vợ là người đứng ra làm lễ cúng Yàng. Ông mặc áo, khố truyền thống, đầu đội khăn choàng, tay cầm một chiếc roi làm bằng mây rừng và lục lạc. Ngồi cạnh ông là người mẹ bế con và bà đỡ.

Trong lễ cúng, trước khi hiến sinh, người chủ cúng hai tay ôm con gà đưa lên ngang tầm mắt hướng thẳng lên bàn thờ và bắt đầu cầu khấn thần linh phù hộ cho đứa trẻ. Tất cả những người trong gia đình và họ hàng nội ngoại có mặt đều chắp tay và cầu nguyện cho đứa trẻ.

Ngay sau khi khấn xong, con gà được cắt tiết cho vào chén, còn lưỡi gà được moi ra, người cúng vừa khấn đọc tên đứa trẻ vừa cầm lưỡi gà nhúng vào rượu cần chọi lên bàn thờ từ 1 đến 3 lần cho đến khi lưỡi gà dính vào bàn thờ. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc tên của đứa trẻ cũng đã được thần linh chấp nhận. Sau đó, người ta lấy máu gà trong chén chấm lên trán đứa trẻ xin thần linh ban cho nó luôn mạnh khỏe và tới đây nghi lễ cũng được kết thúc.

Người Cơ Ho theo chế độ mẫu hệ nên con cái thường được đặt theo họ mẹ. Họ thường chọn tên của những người giỏi giang có tiếng tăm trong dòng họ, buôn làng để đặt tên cho con cháu. Họ cũng kiêng không lấy tên các thần linh để đặt cho con vì họ tin rằng những tên này sẽ mang đến tai họa, điềm dữ cho đứa trẻ trong suốt cuộc đời.

Lễ đặt tên cho con là một phong tục truyền thống độc đáo của người Cơ Ho nói riêng và một số tộc người sống ở vùng Tây Nguyên nói chung. Đây cũng là một trong những giá trị văn hóa truyền thống cần được bảo tồn và phát huy.

Hoàng Thúy Vinh (sưu tầm)

Đặc sắc trang phục dân tộc Cơ Ho (Hoàng Minh Thắng)

Trải qua rất nhiều biến thiên của lịch sử, bộ trang phục truyền thống của dân tộc Cơ Ho vẫn còn bảo lưu được nhiều sắc thái văn hóa truyền thống...
Người Cơ Ho ngày xưa ăn mặc rất đơn giản: tất cả đều cởi trần, đàn ông đóng khố, phụ nữ mặc váy ngắn. Khi vải còn khó tìm, họ đã dùng vỏ cây rừng ngâm cho hết nhựa, gấp đôi lại khoét cổ và ống tay khâu lại bằng dây mây để làm áo chống rét.

Người đàn ông đóng một chiếc khố dài từ 1,5 đến 2m, rộng và có hoa văn theo dải dọc, quấn vòng quanh bụng, luồn qua háng, để cho hai đầu khố qua phía trước và phía sau mông. Trong khi đó, phụ nữ thì mặc váy hở quấn quanh người một vòng và dắt cạp. Váy của họ thường màu đen bố cục hình dải màu trắng viền dọc tấm vải. Nếu thời tiết lạnh, họ khoác thêm chăn (ùi) ra ngoài.

Trong các buổi lễ cúng bái, người Cơ Ho thường diện trang sức là chuỗi cườm đeo ở cổ. Riêng thiếu nữ chưa chồng thêm vòng đồng đeo ở cổ tay cổ chân đến 25 chiếc, đến khi lấy chồng thì tháo bớt ra. Đàn ông khi đã có vợ vòng đồng thường xuyên đeo ở cổ tay. Ngoài ra, người Cơ Ho cổ còn cà răng căng tai, nhuộm răng.

Theo tục truyền thống, các cô gái Cơ Ho phải biết dệt vải từ khi còn nhỏ để đến tuổi trưởng thành thì đem sản phẩm dệt của mình làm đồ sính lễ sang nhà trai. Tuy nhiên, nghề dệt vải nơi đây chỉ dừng lại ở mức không chuyên và chỉ làm trong thời gian rảnh rỗi.

Nguyên liệu dệt vải chủ yếu là sợi bông do đồng bào tự trồng, các loại cây phụ liệu được lấy từ núi rừng, ruộng rẫy. Màu nhuộm vải được bà con lấy từ các loại củ, quả, lá cây trong rừng như: Củ nghệ chế ra màu vàng, hạt quả cari còn gọi là quả nho để chế màu cam, vỏ và thân cây lốt tạo màu đỏ, lá cây drửm tạo màu xanh đậm, xanh dương, còn màu đỏ thì lấy từ loại cỏ họ dền, phơi khô, nấu, lọc rồi nhúng sợi vào.

Để màu nhuộm được bền, bao giờ trong dung dịch nước nhuộm sợi, bà con cùng hòa thêm bột vỏ sò và tro củ chuối. Khi dệt, người phụ nữ ngồi duỗi thẳng chân trên sàn, hai chân đạp và giữ chặt một thanh chủ của khung dệt (gọi là đưng- pong) và một thanh chủ khác được dùng dây móc vào lưng người dệt để cố định và kéo căng khung sợi. Các thanh khác tùy theo chức năng của chúng mà luồn rất khéo vào giữa giàn sợi...

Trên những tấm vải thổ cẩm của dân tộc Cơ Ho, nét độc đáo nhất chính là những họa tiết, hoa văn sinh động được người dệt gửi gắm bằng tất cả tâm hồn, tình cảm cũng như sự cảm nhận về thế giới tự nhiên, con người của mình.

Đó có thể là các loại hoa văn hình kỷ hà, người, các loài muông thú và các vật dụng quen thuộc, gần gũi trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của bà con như: cầu thang nhà sàn, cổ nỏ, tua cây nêu, cán xà gạt, con thuyền, mắt chim công, đường ranh, lá đùng đình, cây chông, vầng trăng, con bọ chè, cườm chim cu

Hoàng Minh Thắng (sưu tầm).

Lễ hội của dân tộc Cơ Ho (Văn Đài)

Ngưi Cơ Ho là mt trong các cư dân bản địa sinh sống lâu đời ở phía Bắc tỉnh Đồng Nai. Theo số liệu thống kê năm 1999 ngưi Cơ Ho có 720 nhân khẩu, xếp thứ 13 về dân số trong cộng đồng các dân tộc ở Đồng Nai. Bà con sống tập trung ở huyện Tân Phú (đông nhất là xóm Là Ủ, xã Phú Bình) và rải rác ở các huyện Long Khánh, Định Quán…

     Ngưi Cơ Ho tin rằng mọi mặt của đời sống đều do các thế lực siêu nhiên quyết định. Tín ngưỡng về siêu nhiên trong quan niệm của người Cơ Ho có tính chất đa thần...Thần linh (yàng) là thế lực phù hộ cho con người. Vị thần tối cao là Nđu, và còn có các vị thần như: thần Mặt Trời, Mặt Trăng, thần Núi, thần Sông, thần Đất, thần Lúa...Họ thường cúng tế trong những dịp thực hiện hoặc xảy ra những sự kiện quan trọng (hiếu hỷ, những giai đoạn trong sản xuất, ốm đau bệnh tật...).
Họ ăn tết sau tết Nguyên Ðán của người Kinh ở miền xuôi độ một tháng, gọi là Nhô Lir Bông, tức tết mừng lúa về nhà. Tết này kéo dài cả tháng. Hai chữ Lir Bông có nghĩa là cót thóc. Người Cơ Ho rất quý trọng thóc lúa, vì thóc lúa là những hạt ngọc của Yàng ban phát. Lễ cúng mừng lúa được tổ chức tại kho lúa của mỗi gia đình, bắt đầu từ xế chiều với sự tham dự của chủ làng và nhiều gia chủ khác. Người ta lấy máu gà hiến sinh bôi lên vựa thóc, sàn kho, các cửa lớn, cửa sổ. Máu gà còn được trộn chung với vỏ cây đa, củ nghệ, các con mối đất. Cỏ tranh giã nhỏ để bôi lên ngực, lên trán những thành viên trong gia đình, sau đó còn bôi lên những đồ gia dụng.
Sau lễ cúng cót thóc trong gia đình, ngưi Cơ Ho rủ nhau đi từ nhà này sang nhà nọ để ăn uống, ca hát, nhảy múa chung vui, cứ thế cho đến cả tháng trời mới mãn.
Bên cạnh đó còn có lễ hội đâm trâu đưc tổ chc hàng năm. Theo tập quán, các gia đình thay phiên nhau mỗi năm hiến một con trâu để cả bon tổ chức lễ đâm trâu (Nho-sa-rơ-pu) trong dịp này. Lễ tổ chức ngoài trời trước nhà chủ có vật hiến tế, nhà già làng hay trên mảnh đất rộng, bằng phẳng, cao ráo trong làng, với cây nêu trang trí sặc sỡ. Vật đâm trâu là một loại giáo với hai bề lưỡi rất bén dùng đâm vào bên hông trái xuyên vào tim, già làng hoặc người cao tuổi sẽ là người đứng ra thực hiện nghi lễ đâm trâu này, xung quanh mọi người nhảy múa theo tiếng cồng chiêng. Sau đó, thịt trâu được chia cho từng gia đình, còn máu trâu bôi vào trán những người dự lễ như một sự cầu phúc. Lễ tết kéo dài 7 - 10 ngày, trong các ngày Tết, dân làng đến chung vui với từng gia đình. Trong từng gia đình, người ta cũng tổ chức hiến tế gà, bôi máu lên vựa thóc, sàn kho, cửa ra vào, cửa sổ. Sau Tết, người ta mới được ăn lúa mới và thực hiện các công việc lớn như làm nhà, chuyển làng...

Đến nay các lễ nghi phong tục cổ truyền của người Cơ Ho vẫn còn được bảo lưu. Nhưng bên cạnh đó, mấy chục năm lại đây một bộ phận khá lớn người Cơ Ho đã tin theo những tôn giáo du nhập từ bên ngoài như Thiên chúa giáo, nhất là Tin lành. Kinh thánh và các tài liệu truyền giáo khác được dịch ra tiếng Cơ Ho và các mục sư, người truyền đạo đã sử dụng ngôn ngữ đó trong việc truyền giảng đạo