Mc tiệc cưới, học làm mc đám cưới, video đám cưới hay nhất: ₪ Dân tộc La Ha
Showing posts with label ₪ Dân tộc La Ha. Show all posts
Showing posts with label ₪ Dân tộc La Ha. Show all posts

Sunday, April 2, 2017

Lễ hội dâng hoa Măng của dân tộc La Ha (Minh Nguyệt)

Sơn La: Lễ hội dâng hoa măng của dân tộc La Ha

La Ha là dân tộc ít người, định cư nhiều ở Sơn La, Lai Châu..Lễ hội dâng hoa măng (Pang A Nụn Ban) của dân tộc La Ha có từ rất lâu đời, nhằm cảm tạ những người thầy lang chữa khỏi bệnh. Đây cũng là một sinh hoạt văn hóa cộng đồng lớn nhất hàng năm của dân tộc La Ha bởi số lượng người tham gia lên tới hàng trăm người với quy mô không phải một xã, một bản mà có thể tới các xã, sang cả huyện khác. Họ đến đây để gặp nhau, giao lưu văn hóa - văn nghệ, trao đổi về tình hình bệnh tật và kinh nghiệm chữa chạy. Lễ hội được tổ chức vào trước ngày rằm hàng tháng trong mùa xuân.

Mùa xuân là mùa măng đắng khi cây tre lên măng. Ở Tây Bắc thường ít mưa, nên khi măng đội đất lên thì ăn rất đắng. Sau khi gặp mưa đầu mùa thì loại măng này chuyển dần sang ngọt. Măng đắng là món ăn đặc sản của dân tộc La Ha và là loại thuốc gia truyền của thầy lang. Trùng vào mùa măng đắng mọc còn có hoa Mạ Rệ nở trong rừng. Đây là họ cây cổ thụ, to cao, lá to dài, hoa thành từng chùm màu vàng đỏ. Loại hoa này ăn được và có mùi thơm như nước hoa. Đây cũng là vị thuốc trong bài thuốc của thầy lang nên khi tổ chức lễ hội dâng hoa măng cần phải có măng đắng và hoa Mạ Rệ.
Lễ hội gồm hai phần: lễ và hội. Phần lễ cảm tạ đất trời tổ tiên, sông núi đã phù hộ cho dân tộc La Ha mạnh khoẻ, ít ốm đau và mách bảo cho dân tộc La Ha có các loại thuốc lá chữa bệnh.
Phần hội sôi động vui vẻ, khẳng định được tính sáng tạo. Các điệu múa xuất phát từ lao động, những công việc hàng ngày rất gần gũi với dân tộc La Ha, đồng thời khẳng định dân tộc La Ha luôn cầu cho mưa thuận gió hoà, cây cối tốt tươi, bản làng ít bệnh tật, dòng tộc phát triển hạnh phúc.
Lễ hội Dâng hoa măng là di sản văn hoá phi vật thể cần được nghiên cứu, lưu giữ và giới thiệu trong cộng đồng dân tộc Việt Nam.

 Minh Nguyệt

Monday, June 27, 2016

Người La Ha làm lễ hội tạ ơn thầy lang (Huỳnh Tâm)

Hàng năm người La Ha tổ chức Lễ hội tạ ơn thầy lang nhằm tỏ lòng cảm tạ, tri ân thầy lang đã có công cứu, chữa bệnh tật cho bà con.
Lễ hội tạ ơn thầy lang được tổ chức vào trước ngày Rằm hàng tháng trong 3 tháng mùa xuân với sự tham gia tự nguyện của người bệnh được thầy lang chữa khỏi. Ngày khai lễ hội do thầy lang quyết định. Thầy lang là người chủ trì chuẩn bị về thủ tục, chuẩn bị các loại con vật, hoa rừng trang trí và các dụng cụ cần thiết khác, để tổ chức tại nhà thầy lang.

Khi đã cúng xong, thầy lang cho các con nuôi về dâng lễ, cúng mời các vị thần mà dân tộc La Ha che chở cho người La Ha trường tồn, để có được sức mạnh như Thần Hổ - chúa sơn lâm thắng mọi dã thú, bảo vệ cuộc sống cho dân bản. Cúng các thần xong, thầy lang biểu diễn các trò mà ông đã chữa khỏi cho "bệnh nhân"... Ông giả làm người bị bướu cổ khi buộc cái bát ăn cơm vào cổ mình. Ông diễn các trò làm người què chân, người ngớ ngẩn, hình ảnh người đi coi nương vung cây sào, hú đuổi lũ chim, sóc cút khỏi nương nhà. Cuối cùng là trò giả làm con khỉ (tô rôốc), ông bò quanh cây móc giữa nhà, vừa bò, vừa kêu chí chóe, mắt đảo nhìn rất nhanh, để tìm hoa, ngô, chuối lộc ở cây móc, lúc thì gãi tai, gãi bụng, lúc thì nhảy nhót, chộp lấy bắp ngô. Một tiếng súng nổ, ông giả lăn đùng ra chết, nhiều tiếng cười vang khen người thiện xạ…

Thày mo đóng giả làm con khỉ trong lễ hội.

Khi màn độc diễn của thầy lang kết thúc, dân bản vào ngay màn múa "tăng bu", một điệu múa độc đáo của người La Ha, rộn ràng mạnh mẽ, đạo cụ chỉ là 1 ống tre trổ xuống tấm ván theo nhịp "chát chát", tay lúc vung ra sau, khi thì 2 tay cầm ống tre nghiêng sang bên trái, nghiêng sang bên phải, múa say sưa, đặc biệt phụ nữ múa rất mềm dẻo, khỏe khoắn, linh hoạt.
Sau tăng bu, là các điệu múa cày bừa, cầu mưa, múa khăn, múa kiếm, múa trống. Cuối cùng là điệu múa "A sừng lừng", một điệu múa độc đáo ở miền núi nhiều nơi, tuy về hình thức có vẻ phàm tục, nhưng lại xuất phát từ thực tiễn cuộc sống quá nghèo thuở xưa, nạn hữu sinh vô dưỡng rất phổ biến, người La Ha nghĩ ra phải thờ "dương vật" để hy vọng người La Ha con đàn cháu đống, mẹ tròn con vuông.
Lễ hội được tổ chức trước tiên là để tỏ lòng cảm tạ, tri ân thầy lang có công vì sức khỏe cộng đồng, thứ đến là "tổng kết" khả năng cứu chữa bệnh tật của thầy lang, rồi là truyền lại cách thờ cúng tổ tiên cho con cháu. Lễ hội còn là dịp đầu xuân năm mới, việc trên nương chưa nhiều, việc dưới ruộng không có, để con cháu, bà con bản dưới mường trên gặp nhau giao lưu văn hóa, văn nghệ, cùng nhau gìn giữ vốn văn hóa dân tộc, và tiếp nhận nền văn hóa các dân tộc anh em khác trên địa bàn.

Huỳnh Tâm (sưu tầm)

Cách tính ngày tốt, xấu độc đáo của người La Ha cổ (Huỳnh Tâm)

Nhắc đến cộng đồng La Ha cổ, người ta nghĩ ngay đến bộ lịch bằng xương trâu, nhờ loại lịch này, họ có thể tính được ngày tốt, xấu và đặc biệt là biết được sự thay đổi thời tiết để điều chỉnh công việc cho phù hợp…
Dân tộc La Ha còn được gọi với một số tên khác nhau như: Klá, Phlạo, Xá Cha, Xá Bung, Xá Khao, Xá Táu Nhạ, Xá Poọng, Xá Uống, Bủ Hà, Pụa. Đồng bào La Ha hiện nay còn khoảng 6.000 người, cư trú chủ yếu ở địa bàn các huyện Than Uyên (Lai Châu) và Thuận Châu, Mường La (Sơn La).

Người La Ha có mặt sớm ở miền Tây Bắc nước ta. Theo những tài liệu chữ Thái cổ thì vào thế kỷ XI, XII khi người Thái Ðen thiên di tới vùng đất này, họ đã gặp tổ tiên của người La Ha hiện nay. Chính vì vậy, khi làm lễ cúng Mường, người Thái vẫn còn tục đặt cỗ "trâu trắng" để tế thần ¡m Poi - một thủ lĩnh nổi tiếng của người La Ha vào đầu thế kỷ XI.
Nhắc đến cộng đồng La Ha là người ta nghĩ ngay đến bộ lịch bằng xương trâu độc đáo. Nó được coi như một phần "gia phả" của người La Ha. Bộ lịch là chiếc xương sườn trâu, chiều dài 30 phân, rộng hai phân, cong theo hình chiếc lá, trên lịch ghi những kí hiệu cụ thể để đoán định ngày xấu tốt, ngày cưới hỏi, làm nhà…

Lịch xương trâu của dân tộc La Ha

Truyền thuyết của người La Ha kể rằng, ngày xưa, họ có một quyển sách xem ngày tháng nhưng bị một con trâu vô tình ăn mất. Từ đó, công việc và cuộc sống của họ gặp nhiều khó khăn do không phân biệt được ngày tốt, xấu.
Người La Ha liền mổ con trâu kia để lấy lại quyển sách, nhưng không thấy nên quyết định lấy chiếc xương sườn của nó để khắc lịch. Nhờ loại lịch này, họ có thể tính được ngày tốt, xấu và đặc biệt là biết được sự thay đổi thời tiết để điều chỉnh công việc cho phù hợp.
Trên mỗi xương sườn trâu, người La Ha khắc 30 vạch tương ứng với 30 ngày trong tháng và các ký hiệu với nghĩa tốt, xấu khác nhau. Theo người La Ha ngày tốt trên bộ lịch ghi là ngày con Rồng, vào ngày này có thể gieo lúa, làm nhà cưới vợ… Lịch xương trâu gắn bó mật thiết với đời sống của người La Ha và được xem như một tài sản quý.
Dù khó xem nhưng lịch bằng xương trâu trước kia rất phổ biến trong cộng đồng người La Ha. Vậy nhưng hiện nay, loại lịch này đã trở thành vật hiếm và hiện chỉ còn duy nhất một quyển được cất giữ trong bảo tàng, số người La Ha biết xem lịch cũng chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Vì lịch rất quý, người ta bí mật cách xem nên ngày nay gần như thất truyền.

Huỳnh Tâm (sưu tầm)

Tục ở rể của người La Ha (Huỳnh Tâm)

Với khoảng 1.400 nhân khẩu sinh sống ở các bản xa xôi, heo hút của vùng Tây Bắc tổ quốc, từ bao đời nay bà con dân tộc La Ha sống dựa vào thiên nhiên. Luật tục của đồng bào vùng cao nơi đây luôn mang màu sắc kỳ bí, huyền thoại. Đến với bản La Ha, ta có thể được nghe về những luật tục đôi khi đẫm nước mắt vì khắc nghiệt, nhưng có lúc cũng lắm tiếng cười...

Đó là tục lệ của gia chủ nơi đây khi tiếp khách bao giờ cũng đặt thêm hai cái chén. Nếu bố mẹ già của chủ nhà đã qua đời thì lúc ngồi vào mâm, khách phải san từ cái chén của mình vào hai cái chén đó một ít rượu với ý nghĩa dâng lên tổ tiên của gia chủ để tỏ lòng quý trọng. Vậy nhưng cũng chỉ có người La Ha mới có tục khi đang ăn, cần đi ra ngoài, khách có thể gác hai chiếc đũa chéo lên nhau trên miệng bát để xin phép. Nếu đã xin thôi mà gia chủ vẫn cố nài thì khách chỉ cần đặt hai chiếc đũa so le nhau và lẳng lặng bỏ đi, không phải quan tâm tới việc gia chủ có phật ý hay không. Có một điều cần lưu ý khi khách đến bản thăm một gia đình nào đó, nếu thấy cửa buộc bên ngoài chứng tỏ cả hai vợ chồng gia chủ đi vắng, còn khi anh chồng vắng nhà thì lúc đi ngủ, người vợ phải buộc cửa bên trong. Bà con giải thích vui là: “Để đề phòng người đàn ông lạ nào đó “nhầm” chỗ, lẻn vào”. Nói vui là như vậy nhưng đức tính chung thủy trong hôn nhân của người La Ha được đề cao đặc biệt...
“Theo tục lệ, con trai La Ha bây giờ muốn chính thức cưới được vợ vẫn phải đi ở rể nhưng chỉ theo hình thức vài tuần đến vài tháng chứ không lâu như những thế hệ trước. Bản thân ta ngày xưa cũng phải ở rể đúng 12 năm mới được phép đón vợ về nhận tổ tiên, nhập dòng họ...” - nâng chén rượu ngô sóng sánh, già Lò Hương, 86 tuổi ở bản Huổi Liếng, xã Nậm Păm (huyện Mường La, tỉnh Sơn La) giọng trầm ngâm kể về tục dựng vợ gả chồng đã có ở nơi đây tự ngàn đời...
Quan niệm của người La Ha rất khắt khe về hình thức hôn nhân một vợ, một chồng, đàn ông không được phép đa thê, khi đã thành gia thất rồi thì “cái bụng chỉ nhớ đến vợ, không có quyền ưng một người phụ nữ nào khác”. Có lẽ chính xuất phát từ cái “lý La Ha” ấy mà tập tục buộc đàn ông phải ở rể nhiều năm trước đám cưới chính được đặt ra. Trong bản, khi sơn nam, sơn nữ đến tuổi cập kê, họ được tự do tìm hiểu nhau, cha mẹ và những người lớn cả hai bên không can thiệp dưới bất cứ hình thức nào. Chàng trai thường lựa vào buổi tối, tìm đến đầu sàn ngôi nhà cô gái mình thích rồi mượn tiếng sáo, tiếng nhị cũng có khi là lời bài dân ca để giãi bày tình cảm và khi đối phương đã siêu lòng bằng một tín hiệu riêng, họ sẽ dắt nhau ra bờ suối tình tự. Khi chưa được cha cô gái đồng ý cho làm lễ chung chăn, chung chiếu thì họ chỉ được ngồi bên nhau, tay nắm tay, mắt ngắm mắt và trò chuyện bởi theo quan niệm nếu đôi trẻ nào dám vượt quá giới hạn sẽ bị thần linh trừng phạt, không có kết cục tốt đẹp... 
Công đoạn chinh phục xong xuôi, chàng trai về báo với cha mẹ mình để chọn ngày, cử người sang nhà gái dạm hỏi ("cơi poóng"). Nếu ngày diễn ra lễ hỏi mà đoàn nhà trai xuất hành gặp điềm gở như nhìn thấy con nai hoặc con hoẵng thì phải lập tức quay về chờ một ngày tốt khác. Lễ hỏi của người La Ha không cầu kỳ nhưng bắt buộc phải có hai thứ đó là một khoản tiền lễ gọi là “nang khả pom” (giá đầu người) để trả ơn bố mẹ vợ đã có công sinh ra, nuôi lớn cô gái và một mâm trầu. Nhà gái ưng thuận sẽ cử người có uy tín trong họ tộc ra tận đầu cổng để đón thông gia, dẫn vào giữa nhà làm lễ nhận trầu đồng thời đưa áo của cô gái cho bên nhà trai về xem bói. Bố mẹ cô gái cũng chia trầu lễ cho họ hàng bên nhà mình để hỏi ý kiến và nếu ai không đồng ý thì trả lại trầu. Sau lễ dạm hỏi 5 ngày, nếu nhà gái không trả lại trầu cho nhà trai có nghĩa là họ đồng ý và 10 ngày kế tiếp, người con trai sẽ đội lễ đến để bắt đầu ở rể làm công cho bố mẹ vợ. Luật tục quy định rằng, khi ở rể chàng trai phải làm tất cả những gì nhà vợ giao và chỉ nghỉ khi vợ cho phép, bù lại anh ta sẽ được làm lễ cho phép chung chăn, chung gối để đêm đêm được ngủ cùng vợ dù chưa làm lễ cưới chính thức.
Thời gian ở rể không hạn định, có thể là 4 năm, 8 năm, cũng có gia đình là 10 năm hoặc 12 năm, chỉ khi nào bố mẹ vợ động lòng cho phép cưới, chàng rể mới về nhà mình báo tin để chuẩn bị làm lễ "thu mạ phu" (đám cưới chính), xin phép đón cả vợ và con về ở nhà mình. Bao giờ cũng vậy, trong lễ tiễn con gái về bên chồng, trước mặt đông đủ dân bản dự lễ cưới, cha mẹ vợ sẽ chia của hồi môn cho đôi trẻ gồm trâu, lợn, gà và cả chăn đệm để mong cho các con có cuộc sống trong ấm, ngoài êm mãi mãi. Sau lễ cưới chính thức, cô dâu được đón về nhà chồng, đổi họ theo họ chồng và không được quay về ở với bố mẹ đẻ nữa, dù chồng có chẳng may qua đời. Sự thủy chung, son sắt trong quan niệm về hôn nhân của người La Ha còn thể hiện ở quan niệm rằng, vợ chồng khi đã làm lễ cưới chính với nhau thì dù có về thế giới bên kia họ vẫn gắn bó bên nhau không rời. Chẳng thế mà ở Nậm Păm có những trường hợp cả hai vợ chồng ở với nhau bên nhà vợ chưa kịp làm lễ cưới chính đã qua đời thì con cái họ hoặc người thân sẽ thay họ làm nghi thức lễ đó và tin rằng ở cõi ma họ vẫn là vợ chồng...

Huỳnh Tâm (sưu tầm)

Đặc trưng dân tộc La Ha (Huyền Trang)

Tên gọi khác: Xá Khắc, Phlắc, Khlá Xá Cha, Xá Bung, Xá Khao, Xá Táu Nhạ, Xá Poọng, Xá Uống, Bủ Hà, Pụa.
Nhóm địa phương: La Ha cạn (Khlá Phlao), La Ha nước (La Ha củng).
Tên tự gọi: La Ha, Klá, Phlạo.
Ngôn ngữ: Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Ka Ðai, (ngữ hệ Thái - Ka Ðai).
Dân số: 1.400 người.
Lịch sử:
Người La Ha có mặt sớm ở miền Tây Bắc nước ta. Theo những tài liệu chữ Thái cổ thì vào thế kỷ XI, XII khi người Thái Ðen thiên di tới vùng đất này, họ đã gặp tổ tiên của người La Ha hiện nay. Chính vì vậy, khi làm lễ cúng Mường, người Thái vẫn còn tục đặt cỗ "trâu trắng" để tế thần ¡m Poi - một thủ lĩnh nổi tiếng của người La Ha vào đầu thế kỷ XI.
Cư trú: Cư trú tại Sơn La và Lào Cai
Đặc điểm kinh tế:
Người La Ha bắt đầu làm ruộng nước nhưng loại hình kinh tế chính vẫn là nương rẫy du canh du cư và săn bắt, hái lượm. Phương thức canh tác đơn giản, dùng gậy chọc lỗ và dao phát nương. Cây trồng chủ yếu là lúa nếp, ngô, đậu tương, bông.
Việc hái lượm rất quan trọng, thường xuyên hơn so với săn bắn và đánh cá. Ngày nay nhiều bản đã làm ruộng, biết đắp bờ chống xói mòn nương; có nơi đã biết dùng phân bón. Chăn nuôi có lợn, gà, nay có thêm trâu, bò dùng để cày kéo.
Phụ nữ La Ha không biết dệt vải, do đó họ phải đem bông đổi vải của người Thái để may mặc
Quan hệ xã hội:
Người La Ha sống theo làng bản là Khun cai, hai người giúp việc Khun cai là Khun tang, Khun téng do dân cử ra.
Gia đình người La Ha là gia đình nhỏ, phụ hệ. Không chỉ con cái mang họ bố mà vợ cũng phải mang họ chồng. Con gái không được thừa kế tài sản.
Hôn nhân gia đình:
Trai gái La Ha được tự do tìm hiểu nhau, không bị cha mẹ ép buộc cưới gả, tuy nhiên việc cưới gả phải được cha mẹ ưng thuận. Để tỏ tình chàng trai phải đến nhà cô gái và dùng sáo, nhị, lời hát trước khi trò chuyện bình thường. Sau lễ dạm hỏi, nếu nhà gái không trả lại trầu do bà mối của nhà trai đưa tới thì tổ chức lễ xin ở rể và chàng trai phải ở rể từ 4 đến 8 năm. Hết hạn đó, lễ cưới mới được tiến hành, cô dâu được về ở nhà chồng. Vợ phải đổi họ theo chồng.
Hôn nhân một vợ một chồng đã mang tính chất mua bán thể hiện ở khoản tiền cưới gọi là nang khả pom (giá đầu người) để trả ơn bố mẹ vợ và tục ở rể. Tuy nhiên trai gái được tự do tìm hiểu, không có sự ép buộc của cha mẹ. Sau thời gian tìm hiểu từ 3 đến 10 ngày người con trai nói với bố mẹ cử người đi dạm. Nhà gái nhận trâu và đưa áo của cô gái cho bên nhà trai xem bói. Nhà gái chia trầu cho họ hàng để hỏi ý kiến. Ai không đồng ý thì trả lại trầu. Trong 5 ngày nếu nhà gái không trả lại trầu cho nhà trai có nghĩa là nhà gái đồng ý và 10 ngày sau người con trai đến nhà gái bắt đầu ở rể làm công cho bố mẹ vợ. Thời gian ở rể là từ 4 đến 8 năm. Hết hạn ở rể mới bắt đầu tổ chức lễ cưới chính thức thu mà phu (làm cơm rượu). Sau lễ cưới này, cô dâu được đón về nhà chồng, đổi họ theo họ chồng và không được quay về ở với bố mẹ đẻ nữa, dù chồng chết. Trường hợp người đàn bà goá đi bước nữa, người chồng thứ hai mang lễ cưới nhỏ thu cơi poọng (làm gà báo cưới) đến gia đình người chồng thứ nhất chứ không cần có quan hệ gì với bố mẹ của người đàn bà goá. Người đàn bà goá đi bước nữa vẫn quan niệm rằng khi chết đi, hồn lại tìm về với người chồng chính thức đã làm lễ thu mà phu. Vì vậy, ở một số nơi, bố mẹ đã chết cả mà chưa làm được lễ cưới thu mà phu thì con phải làm lễ cưới đó cho bố mẹ để bố mẹ được sống với nhau ở thế giới bên kia.
Tục lệ ma chay:
Người La Ha không có tục đốt xác như người Thái Ðen mà đem chôn. Người chết được đem chôn trong nhà mồ. Mái nhà mồ được lợp bằng gianh dỡ một phần của mái nhà ở mang ra. Trong nhà mồ đặt những thứ cần thiết cho một cuộc sống như: giỏ cơm, quần áo, chăn, đệm. Thi hài được liệm bằng vải hoặc bằng chiếu nan và khiêng ra đến mộ mới bỏ vào quan tài và hạ huyệt. Nếu người chết là bố, người con trai cầm dao phá nơi thờ cũ đuổi ma bậc ông đi để bắt đầu thờ ma bố. Nếu người chết là mẹ, con trai cầm dao đập vào phên chỗ mẹ ngủ, tượng trưng cho việc đuổi ma bậc bà đi để bắt đầu thờ ma mẹ. Người chết được đặt nằm dọc theo cây xà ngang, nếu người chết là bố thì đặt nằm dưới cây xà ngang thứ nhất, nếu là mẹ, đặt dưới cây xà ngang thứ hai, nếu người chết là con trai cả đặt nằm dưới cây xà ngang thứ ba... Khi khiêng người chết đi chôn, người chết là bố thì khiêng ra cửa gian khách (quản), là mẹ phá vách trước khiêng ra, nếu là con khiêng ra cửa sàn. Trên huyệt người ta đã dựng sẵn một cái nhà nhỏ có 2 mái cao chừng 2m. Mái nhà mồ lợp bằng gianh dỡ một phần của mái nhà ở mang ra. Người chết là bố thì dỡ gianh ở phía đầu chỗ ngủ để lợp. Nếu người chết là mẹ thì dỡ gianh ở mái nhà phía chân chỗ ngủ, là con trai thì dỡ gianh mái hồi phía sàn phơi thóc, con gái thì dỡ gianh ở mái hồi phía sàn để nước. Trong nhà mồ đặt những thứ cần thiết cho một cuộc sống như: giỏ cơm, quần áo, chăn, đệm. Sau khi đưa đám trở về nhà, người ta thường khua cối giã gạo để xua ma không quấy phá gia đình.
Nhà cửa:
Bản của người La Ha thường có khoảng chục nóc nhà. Đồng bào ở nhà sàn, có hai cửa ra vào với thang lên xuống tại hai đầu nhà. Một cửa vào chỗ để tiếp khách và một cửa vào chỗ dành cho sinh hoạt nội bộ gia đình.
Nhà sàn cấu trúc theo 2 kiểu:
Kiểu ở tạm từ 1 đến 3 năm của những nhóm sống du canh du cư. Loại nhà này hai đầu hồi mái nhà lượn tròn theo bầu dục, dài ra hai bên như hình hàm lợn...
Kiểu nhà ở lâu năm của những nhóm cư dân sống bán định cư, bán định canh hoặc định canh định cư. Loại nhà này hai đầu hồi mái tròn khum hình mai rùa giống kiểu nhà người Thái Ðen.
Bố cục trong nhà chia làm hai phần, phần để tiếp khách rộng từ 1/2 đến 2/3 diện tích nhà. Ngăn giữa phần chủ và khách là một cột buộc hũ rượu cần bên cạnh.
Trang phục:

Người La Ha không dệt vải, chỉ trồng bông và đem bông trao đổi với người Thái lấy vải mặc, nên mặc giống người Thái đen.
Trước kia đàn ông búi tóc sau gáy nhưng đến nay chỉ còn vài cụ già và thầy cúng giữ tục này. Ðàn bà nhuộm răng đen, mặc giống người Thái Ðen. Một số nơi còn đeo thêm tạp dề ở phần váy trước hoặc khoác trên lưng khi rét. Phụ nữ chưa chồng búi tóc sau gáy, có chồng búi tóc trên đỉnh đầu giống người Thái Ðen. Có nơi từ em bé gái đến bà cụ già chỉ có một cách búi duy nhất là trên đỉnh đầu hoặc do ảnh hưởng của người Thái Trắng chỉ vấn tóc trần hoặc búi tóc sau gáy không phân biệt có chồng hay chưa.
Ăn:
Lương thực chính là gạo nếp chế biến theo cách đồ thành xôi, nay chuyển sang ăn cơm tẻ. Thực phẩm thường được ướp chua, nướng, lùi hoặc sấy khô để dành. Phụ nữ ăn trầu.
Phương tiện vận chuyển:
Gùi, trâu kéo, ngựa thồ.
Thờ cúng:
Người La Ha thờ tổ tiên trong gian nhà "hóng" như của người Thái.
- Thầy cúng một lao cúng gọi hồn và đuổi tà ma. Hàng năm hoặc 2-3 năm một lần một lao làm lễ cúng tổ tiên của mình của mình và các vị thần linh khác. Trong số các vị thần linh khác. Trong số các vị thần ấy "thần dương vật" (linga) và "thần cung kiếm" là đáng sợ hơn cả. Bởi vậy, bàn thờ của một lao bao giờ cũng có hình nộm dương vật, kiếm và cái mộc.
Kiêng đem rau xanh, lá xanh, vật màu xanh và thịt sống vào cửa bên ở gia đình, mà phải mang những thứ đó vào cửa của bên khách. Khi đặt nồi, chảo lên bếp phải đặt hai quai theo hướng nằm ngủ của người trong gia đình, kiêng không để quai nồi, chảo theo hướng của 2 cửa ra vào vì đó là hướng đặt người chết trước khi đem chôn. Khi có người chết, tất cả những điều kiêng kỵ trên đều huỷ bỏ và làm ngược lại.
Lịch: Theo lịch của người Thái.
Học: Người La Ha trước kia học chữ Thái.
Văn nghệ:
Người La Ha hát, làm thơ bằng tiếng Thái khá thạo. Hai điệu múa đặc trưng là múa dương vật (linga) và múa cung kiếm.

 Huyền Trang (sưu tầm)

Phong tục hôn nhân của người La Ha (Thúy Hưởng)

Dân tộc La Ha còn có tên gọi khác: Xá Cha, Xá Bung, Xá Khao, Xá Táu Nhạ, Xá Pojoong, Xá Uống, Bủ Hà, Pụa. Dân số 1400 người, gồm 2 nhóm thứ cấp riêng biệt: người La Ha cạn và người La Ha nước. Người La Ha cư trú ở các tỉnh: Sơn La, Lai Châu, Lào Cai và Yên Bái. Người La Ha có nhiều phong tục tập quán, đáng kể phải kể đến tục ở rể trong hôn nhân.

Người La Ha có mặt sớm ở miền Tây Bắc nước ta. Theo những tài liệu chữ Thái cổ, vào thế kỷ XI, XII khi người Thái Ðen thiên di tới vùng đất này, họ đã gặp tổ tiên của người La Ha hiện nay. Chính vì vậy, khi làm lễ cúng Mường, người Thái vẫn còn tục đặt cỗ “trâu trắng” để tế thần ¡m Poi - một thủ lĩnh nổi tiếng của người La Ha vào đầu thế kỷ XI.
Người La Ha sống theo làng bản là Khun cai, hai người giúp việc Khun cai là Khun tang, Khun téng do dân cử ra. Gia đình người La Ha là gia đình nhỏ, phụ hệ. Không chỉ con cái mang họ bố mà vợ cũng phải mang họ chồng.
Hôn nhân một vợ một chồng đã mang tính chất mua bán thể hiện ở khoản tiền cưới. Quan niệm của người La Ha rất khắt khe về hình thức hôn nhân một vợ, một chồng, đàn ông không được phép đa thê, khi đã thành gia thất rồi thì “cái bụng chỉ nhớ đến vợ, không có quyền ưng một người phụ nữ nào khác”. Có lẽ chính xuất phát từ cái “lý La Ha” ấy mà tập tục buộc đàn ông phải ở rể nhiều năm trước đám cưới chính được đặt ra.
Trong bản, khi sơn nam, sơn nữ đến tuổi cập kê, họ được tự do tìm hiểu nhau, cha mẹ và những người lớn cả hai bên không can thiệp dưới bất cứ hình thức nào. Sau thời gian tìm hiểu từ 3 đến 10 ngày người con trai nói với bố mẹ cử người đi dạm. Trong 5 ngày nếu nhà gái không trả lại trầu cho nhà trai có nghĩa là nhà gái đồng ý và 10 ngày sau người con trai đến nhà gái bắt đầu ở rể làm công cho bố mẹ vợ.

Lễ hỏi của người La Ha không cầu kỳ nhưng bắt buộc phải có hai thứ đó là một khoản tiền lễ gọi là “nang khả pom” (giá đầu người) để trả ơn bố mẹ vợ đã có công sinh ra, nuôi lớn cô gái và một mâm trầu. Nhà gái ưng thuận sẽ cử người có uy tín trong họ tộc ra tận đầu cổng để đón thông, dẫn vào giữa nhà làm lễ nhận trầu đồng thời đưa áo của cô gái cho bên nhà trai về xem bói.
Theo tục lệ, con trai La Ha bây giờ muốn chính thức cưới được vợ vẫn phải đi ở rể, nhưng chỉ theo hình thức vài tuần đến vài tháng chứ không lâu như trước. Hết hạn ở rể mới bắt đầu tổ chức lễ cưới chính thức thu mà phu (làm cơm rượu). Luật tục quy định rằng, khi ở rể chàng trai phải làm tất cả những gì nhà vợ giao và chỉ nghỉ khi vợ cho phép, bù lại anh ta sẽ được làm lễ cho phép chung chăn, chung gối để đêm đêm được ngủ cùng vợ dù chưa làm lễ cưới chính thức.
Sau lễ cưới này, cô dâu được đón về nhà chồng, đổi họ theo họ chồng và không được quay về ở với bố mẹ đẻ nữa, dù chồng chết. Trường hợp người đàn bà goá đi bước nữa, người chồng thứ hai mang lễ cưới nhỏ thu cơi poọng (làm gà báo cưới) đến gia đình người chồng thứ nhất chứ không cần có quan hệ gì với bố mẹ của người đàn bà goá. Người đàn bà goá đi bước nữa vẫn quan niệm rằng khi chết đi, hồn lại tìm về với người chồng chính thức đã làm lễ thu mà phu. Vì vậy, ở một số nơi, bố mẹ đã chết cả mà chưa làm được lễ cưới thu mà phu thì con phải làm lễ cưới đó cho bố mẹ để bố mẹ được sống với nhau ở thế giới bên kia.
Hiện nay, hình thức tiểu gia đình phụ quyền vẫn được bảo lưu. Việc hôn nhân đã được cải tiến theo hướng tiến bộ. Đồng bào đang dần bỏ tục mua bán, ở rể và từng bước xây dựng quan hệ hôn nhân gia đình theo pháp luật của hiện hành.

Thúy Hưởng (sưu tầm)

Dân ca La Ha (Huyền Trang)


Dân tộc La Ha có tên tự gọi: La Ha, Klá, Phlạo. Họ còn được gọi với một số tên khác nhau như: Xá Cha, Xá Bung, Xá Khao, Xá Táu Nhạ, Xá Poọng, Xá Uống, Bủ Hà, Pụa. Với các nhóm địa phương: La Ha cạn (Khlá Phlao), La Ha Nước (La Ha Củng). Tiếng La Ha thuộc nhóm ngôn ngữ Kadai của hệ ngôn ngữ Tai-Kadai.

Người La Ha có mặt sớm ở miền Tây Bắc Việt Nam. Theo những tài liệu chữ Thái cổ thì vào thế kỷ XI, XII khi người Thái Ðen thiên di tới vùng đất này, họ đã gặp tổ tiên của người La Ha hiện nay. Chính vì vậy, khi làm lễ cúng Mường, người Thái vẫn còn tục đặt cỗ “trâu trắng” để tế thần Im Poi – một thủ lĩnh nổi tiếng của người La Ha vào đầu thế kỷ XI.
Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người La Ha ở Việt Nam có dân số 8.177 người, cư trú tại 20 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Tuyệt đại đa số người La Ha cư trú tập trung tại tỉnh Sơn La (8.107 người, chiếm 99,14% tổng số người La Ha tại Việt Nam). Ngoài ra người La Ha còn sinh sống tại Hà Nội (thống kê được 13 người), Đắk Nông (12 người).

Múa khăn của đồng bào La Ha.

Người La Ha sống chủ yếu bằng nghề làm rẫy theo lối du canh, do đó việc hái lượm đóng vai trò quan trọng hơn so với săn bắn và đánh cá. Ngày nay nhiều bản đã làm ruộng lúa nước. Người La Ha biết đắp bờ chống xói mòn nương; có nơi đã biết dùng phân bón. Người La Ha thường nuôi heo, gà. Họ cũng nuôi trâu, bò để cày kéo.
Người La Ha sống theo trưởng làng bản là Khun cai, hai người giúp việc Khun cai là Khun tang, Khun téng do dân cử ra.
Trai gái La Ha được tự do tìm hiểu nhau, không bị cha mẹ ép buộc cưới gả. Tuy nhiên việc cưới gả phải được cha mẹ ưng thuận. Để tỏ tình chàng trai phải đến nhà cô gái và dùng sáo, nhị, lời hát trước khi trò chuyện bình thường. Sau lễ dạm hỏi, nếu nhà gái không trả lại trầu do bà mối của nhà trai đưa tới thì chàng trai tổ chức lễ xin ở rể. Chàng trai phải ở rể từ 4 đến 8 năm… Hết hạn đó, lễ cưới được tiến hành.
Sau lễ cưới này, cô dâu được đón về nhà chồng, đổi họ theo họ chồng và không được quay về ở với bố mẹ đẻ nữa, dù chồng chết. Trường hợp người đàn bà goá đi bước nữa, người chồng thứ hai mang lễ cưới nhỏ Thu Cơi Poọng (làm gà báo cưới) đến gia đình người chồng thứ nhất chứ không cần có quan hệ gì với bố mẹ của người đàn bà goá. Người đàn bà goá đi bước nữa vẫn quan niệm rằng khi chết đi, hồn lại tìm về với người chồng chính thức đã làm lễ Thu Mà Phu. Vì vậy, ở một số nơi, bố mẹ đã chết cả mà chưa làm được lễ cưới Thu Mà Phu thì con phải làm lễ cưới đó cho bố mẹ để bố mẹ được sống với nhau ở thế giới bên kia.

Lễ “Dâng Hoa Măng”.

Gia đình người La Ha là gia đình nhỏ theo chế độ phụ hệ. Không chỉ con cái mang họ cha mà vợ cũng phải mang họ chồng. Con gái không được thừa kế tài sản.
Người La Ha không có tục đốt xác như người Thái Ðen mà đem chôn. Người chết được đem chôn trong nhà mồ. Mái nhà mồ được lợp bằng tranh được dỡ một phần của mái nhà ở mang ra. Trong nhà mồ đặt những thứ cần thiết cho một cuộc sống như: giỏ cơm, quần áo, chăn, đệm. Sau khi đưa đám trở về nhà, người ta thường khua cối giã gạo để xua ma không quấy phá gia đình.
Bản làng của người La Ha thường có khoảng chục nóc nhà. Người La Ha ở nhà sàn, có hai cửa ra vào với thang lên xuống tại hai đầu nhà, một cửa vào chỗ để tiếp khách và một cửa vào chỗ dành cho sinh hoạt trong gia đình.
Người La Ha không dệt vải, chỉ trồng bông và đem bông trao đổi với người Thái lấy vải mặc. Do đó, trang phục của người La Ha giống trang phục của người Thái đen. Trước kia đàn ông búi tóc sau gáy nhưng đến nay chỉ còn vài cụ già và thầy cúng giữ tục này. Ðàn bà nhuộm răng đen, mặc giống người Thái Ðen. Một số nơi còn đeo thêm tạp dề ở phần váy trước hoặc khoác trên lưng khi rét. Phụ nữ chưa chồng búi tóc sau gáy, có chồng búi tóc trên đỉnh đầu giống người Thái Ðen. Có nơi từ em bé gái đến bà cụ già chỉ có một cách búi duy nhất là trên đỉnh đầu hoặc do ảnh hưởng của người Thái Trắng chỉ vấn tóc trần hoặc búi tóc sau gáy không phân biệt có chồng hay chưa.

Sơn nam La Ha.

Người La Ha thờ tổ tiên trong gian nhà “Hóng” như của người Thái. Thầy cúng Một lao cúng gọi hồn và đuổi tà ma. Hàng năm hoặc 2-3 năm một lần Một lao làm lễ cúng tổ tiên của mình và các vị thần linh khác. Trong số các vị thần linh ấy, “Thần dương vật” (Linga) và “Thần cung kiếm” là đáng sợ hơn cả. Bởi vậy, bàn thờ của Một lao bao giờ cũng có hình nộm dương vật, kiếm và cái mộc.
Trong lễ hội “Dâng Hoa Măng” (Pang A Nụn Ban) hàng năm, thày mo sẽ cầu khẩn các thần linh để muông thú không phá hoại mùa màng, cúng con ma xó để nó không quấy rầy sức khỏe dân làng… Phần lễ hội sẽ là những màn múa “Tăng Bu”, một điệu múa độc đáo của đồng bào La Ha rộn ràng và mạnh mẽ, đạo cụ chỉ là 1 ống tre trổ xuống tấm ván theo nhịp “chát chát”. Tiếp đến là các điệu múa được kết tinh từ nền văn hóa nông nghiệp, những động tác múa khỏe khoắn tượng trưng cho các hoạt động cày, bừa, cầu mưa, múa khăn, múa kiếm… Kết thúc lễ hội là điệu múa “A Sừng Lừng” – một điệu múa đặc sắc mang nét phồn thực ước muốn về sự phát triển, trường tồn của giống nòi.
Người La Ha có bộ lịch chiếc xương sườn trâu, chiều dài 30 phân, rộng hai phân, cong theo hình chiếc lá, trên lịch ghi những kí hiệu cụ thể để đoán định ngày xấu tốt, ngày cưới hỏi, làm nhà… được gia đình ông thầy cúng Hoàng Văn Păn lưu giữ. Cả bộ lịch có mười đốt, mỗi đốt 3 vạch tuơng ứng với 30 ngày trong tháng. Theo ông Păn thì, ngày tốt trên bộ lịch ghi là ngày con Rồng, vào ngày này có thể gieo lúa, làm nhà cưới vợ…

Sơn nữ La Ha.

Người La Ha hát, làm thơ bằng tiếng Thái khá thạo. Hai điệu múa đặc trưng là Múa dương vật (Linga) và Múa cung kiếm.

Các lễ vật của mâm cúng chính tại nhà thầy lang.

Thầy Lang người chủ trì Lễ hội dân hoa măng của người La Ha, Sơn La
Theo quan niện của người La ha (Sơn La), lễ hội dân hoa măng phải được tổ chức tại nhà thầy lang. Thầy lang là người chủ trì và chuẩn bị các thủ tục, các loại lễ vật cần để làm lễ cúng…
Lễ hội dâng hoa măng (Pang a nụn ban) của đồng bào dân tộc người La Ha là để tỏ lòng cảm tạ, tri ân thầy lang có công vì sức khỏe cộng đồng, tổng kết khả năng cứu chữa bệnh tật của thầy lang, rồi truyền lại cách thờ cúng tổ tiên cho con cháu.
Theo thường lệ, lễ hội dâng hoa măng thường được tổ chức vào dịp đầu năm mới, trước ngày rằm hàng tháng trong ba tháng mùa xuân, khi mà công việc trên nương chưa nhiều, để con cháu, bà con bản dưới mường trên gặp nhau giao lưu văn hóa, văn nghệ.

Thầy lang là người chủ trì và chuẩn bị các thủ tục, các loại lễ vật cần để làm lễ cúng.

Theo quan niệm của người La ha, lễ hội phải được tổ chức tại nhà thầy lang. Thầy lang là người chủ trì và chuẩn bị các thủ tục, các loại lễ vật cần để làm lễ cúng. Lễ vật cúng thần linh gồm có các lâm thổ sản trong rừng như các loại cây, củ, quả, măng tươi, hoa rừng trang trí cây nêu và các dụng cụ cần thiết khác, nhưng nhất thiết không được thiếu cây móc, cây chuối rừng (để dựng cây nêu cúng giữa nhà), măng đắng, gạo và trứng gà sống…
Bắt đầu vào cúng mời các thần, người phụ lễ thổi pí-sên (sáo cúng) để hòa quyện với lời hát cúng, cho lời hát mau đến với các vị thần che chở cho người La Ha. Cúng xong, thầy lang cho các con nuôi về dâng lễ, cúng mời các vị thần che chở cho người La Ha trường tồn, để có được sức mạnh như: Thần Hổ – Chúa Sơn Lâm thắng mọi dã thú, bảo vệ cuộc sống cho dân bản; Cúng con nhím – thần đất để gây cảm tình, để nó không phá lúa, phải mời về ăn nó sẽ bảo vệ thành quả lao động của mình, sống lâu, vững chắc như tảng đá lớn; Cúng con chim cu gáy – thần của các loài chim hay ăn lúa trên nương để bảo vệ lúa nương cho mình. Cuối cùng là cúng con ma cang cói, để nó không quấy rầy sức khỏe nhân dân.

Thầy lang biểu diễn các trò mà ông đã chữa khỏi cho “bệnh nhân”.

Cúng các thần xong, thầy lang biểu diễn các trò mà ông đã chữa khỏi cho “bệnh nhân”. Ông giả làm người bị bướu cổ khi buộc cái bát ăn cơm vào cổ mình. Ông diễn các trò làm người què chân, người ngớ ngẩn, hình ảnh người đi coi nương vung cây sào, hú đuổi lũ chim, sóc cút khỏi nương nhà. Cuối cùng là trò giả làm con khỉ, ông bò quanh cây móc giữa nhà, vừa bò, vừa kêu chí chóe, mắt đảo nhìn rất nhanh, để tìm hoa, ngô, chuối lộc ở cây móc, lúc thì gãi tai, gãi bụng, lúc thì nhảy nhót, chộp lấy bắp ngô. Một tiếng súng nổ, ông giả lăn đùng ra chết, nhiều tiếng cười vang khen người thiện xạ.

Điệu múa A Sừng Lừng độc đáo.

Khi màn độc diễn của thầy lang kết thúc, dân bản vào ngay màn múa “Tăng Bu”, đạo cụ chỉ là 1 ống tre trổ xuống tấm ván theo nhịp “chát chát”, tay lúc vung ra sau, khi thì 2 tay cầm ống tre nghiêng sang bên trái, nghiêng sang bên phải, múa say sưa, phụ nữ múa mềm dẻo, khỏe khoắn, linh hoạt. Sau Tăng Bu, là các điệu Múa khăn – dùng các động tác múa khỏe khoắn thể hiện sức khỏe của trai gái trong bản, minh họa bằng các điệu múa tăng gia sản xuất như cày bừa, cầu mưa; các màn múa trống, múa kiếm, thể hiện tinh thần thượng võ, đồng thời kết hợp với chữa trị bách bệnh cho bà con dân bản, xua đuổi các loại thú rừng phá hoại mùa màng. Cuối cùng là điệu múa “A Sừng Lừng” một điệu múa độc đáo mang nét văn hóa phồn thực.
Ngày nay, lễ hội Dâng Hoa Măng vẫn được đồng bào dân tộc La Ha bảo tồn, lưu truyền và phát triển, tuy còn một số mặt hạn chế, nhưng vẫn thể hiện được những nét phong tục, văn hóa, tín ngưỡng đặc sắc của người La Ha.

Thày mo làm lễ cúng thần linh.

Người La Ha làm lễ hội tạ ơn thầy lang
Hàng năm người La Ha tổ chức Lễ hội tạ ơn thầy lang nhằm tỏ lòng cảm tạ, tri ân thầy lang đã có công cứu, chữa bệnh tật cho bà con.
Lễ hội tạ ơn thầy lang được tổ chức vào trước ngày Rằm hàng tháng trong 3 tháng mùa xuân với sự tham gia tự nguyện của người bệnh được thầy lang chữa khỏi. Ngày khai lễ hội do thầy lang quyết định. Thầy lang là người chủ trì chuẩn bị về thủ tục, chuẩn bị các loại con vật, hoa rừng trang trí và các dụng cụ cần thiết khác, để tổ chức tại nhà thầy lang.
Khi đã cúng xong, thầy lang cho các con nuôi về dâng lễ, cúng mời các vị thần mà dân tộc La Ha che chở cho người La Ha trường tồn, để có được sức mạnh như Thần Hổ – chúa sơn lâm thắng mọi dã thú, bảo vệ cuộc sống cho dân bản. Cúng các thần xong, thầy lang biểu diễn các trò mà ông đã chữa khỏi cho “bệnh nhân”… Ông giả làm người bị bướu cổ khi buộc cái bát ăn cơm vào cổ mình. Ông diễn các trò làm người què chân, người ngớ ngẩn, hình ảnh người đi coi nương vung cây sào, hú đuổi lũ chim, sóc cút khỏi nương nhà. Cuối cùng là trò giả làm con khỉ (tô rôốc), ông bò quanh cây móc giữa nhà, vừa bò, vừa kêu chí chóe, mắt đảo nhìn rất nhanh, để tìm hoa, ngô, chuối lộc ở cây móc, lúc thì gãi tai, gãi bụng, lúc thì nhảy nhót, chộp lấy bắp ngô. Một tiếng súng nổ, ông giả lăn đùng ra chết, nhiều tiếng cười vang khen người thiện xạ…

Thày mo đóng giả làm con khỉ trong lễ hội.

Khi màn độc diễn của thầy lang kết thúc, dân bản vào ngay màn múa “tăng bu”, một điệu múa độc đáo của người La Ha, rộn ràng mạnh mẽ, đạo cụ chỉ là 1 ống tre trổ xuống tấm ván theo nhịp “chát chát”, tay lúc vung ra sau, khi thì 2 tay cầm ống tre nghiêng sang bên trái, nghiêng sang bên phải, múa say sưa, đặc biệt phụ nữ múa rất mềm dẻo, khỏe khoắn, linh hoạt.
Sau tăng bu, là các điệu múa cày bừa, cầu mưa, múa khăn, múa kiếm, múa trống. Cuối cùng là điệu múa “A sừng lừng”, một điệu múa độc đáo ở miền núi nhiều nơi, tuy về hình thức có vẻ phàm tục, nhưng lại xuất phát từ thực tiễn cuộc sống quá nghèo thuở xưa, nạn hữu sinh vô dưỡng rất phổ biến, người La Ha nghĩ ra phải thờ “dương vật” để hy vọng người La Ha con đàn cháu đống, mẹ tròn con vuông.
Lễ hội được tổ chức trước tiên là để tỏ lòng cảm tạ, tri ân thầy lang có công vì sức khỏe cộng đồng, thứ đến là “tổng kết” khả năng cứu chữa bệnh tật của thầy lang, rồi là truyền lại cách thờ cúng tổ tiên cho con cháu. Lễ hội còn là dịp đầu xuân năm mới, việc trên nương chưa nhiều, việc dưới ruộng không có, để con cháu, bà con bản dưới mường trên gặp nhau giao lưu văn hóa, văn nghệ, cùng nhau gìn giữ vốn văn hóa dân tộc, và tiếp nhận nền văn hóa các dân tộc anh em khác trên địa bàn.

Lịch xương trâu của dân tộc La Ha.

Cách tính ngày tốt, xấu độc đáo của người La Ha cổ
Nhắc đến cộng đồng La Ha cổ, người ta nghĩ ngay đến bộ lịch bằng xương trâu, nhờ loại lịch này, họ có thể tính được ngày tốt, xấu và đặc biệt là biết được sự thay đổi thời tiết để điều chỉnh công việc cho phù hợp…
Dân tộc La Ha còn được gọi với một số tên khác nhau như: Klá, Phlạo, Xá Cha, Xá Bung, Xá Khao, Xá Táu Nhạ, Xá Poọng, Xá Uống, Bủ Hà, Pụa. Đồng bào La Ha hiện nay còn khoảng 6.000 người, cư trú chủ yếu ở địa bàn các huyện Than Uyên (Lai Châu) và Thuận Châu, Mường La (Sơn La).
Người La Ha có mặt sớm ở miền Tây Bắc nước ta. Theo những tài liệu chữ Thái cổ thì vào thế kỷ XI, XII khi người Thái Ðen thiên di tới vùng đất này, họ đã gặp tổ tiên của người La Ha hiện nay. Chính vì vậy, khi làm lễ cúng Mường, người Thái vẫn còn tục đặt cỗ “trâu trắng” để tế thần ¡m Poi – một thủ lĩnh nổi tiếng của người La Ha vào đầu thế kỷ XI.
Nhắc đến cộng đồng La Ha là người ta nghĩ ngay đến bộ lịch bằng xương trâu độc đáo. Nó được coi như một phần “gia phả” của người La Ha. Bộ lịch là chiếc xương sườn trâu, chiều dài 30 phân, rộng hai phân, cong theo hình chiếc lá, trên lịch ghi những kí hiệu cụ thể để đoán định ngày xấu tốt, ngày cưới hỏi, làm nhà…

Truyền thuyết của người La Ha kể rằng, ngày xưa, họ có một quyển sách xem ngày tháng nhưng bị một con trâu vô tình ăn mất. Từ đó, công việc và cuộc sống của họ gặp nhiều khó khăn do không phân biệt được ngày tốt, xấu.
Người La Ha liền mổ con trâu kia để lấy lại quyển sách, nhưng không thấy nên quyết định lấy chiếc xương sườn của nó để khắc lịch. Nhờ loại lịch này, họ có thể tính được ngày tốt, xấu và đặc biệt là biết được sự thay đổi thời tiết để điều chỉnh công việc cho phù hợp.
Trên mỗi xương sườn trâu, người La Ha khắc 30 vạch tương ứng với 30 ngày trong tháng và các ký hiệu với nghĩa tốt, xấu khác nhau. Theo người La Ha ngày tốt trên bộ lịch ghi là ngày con Rồng, vào ngày này có thể gieo lúa, làm nhà cưới vợ… Lịch xương trâu gắn bó mật thiết với đời sống của người La Ha và được xem như một tài sản quý.
Dù khó xem nhưng lịch bằng xương trâu trước kia rất phổ biến trong cộng đồng người La Ha. Vậy nhưng hiện nay, loại lịch này đã trở thành vật hiếm và hiện chỉ còn duy nhất một quyển được cất giữ trong bảo tàng, số người La Ha biết xem lịch cũng chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Vì lịch rất quý, người ta bí mật cách xem nên ngày nay gần như thất truyền.

Đồng bạc dùng khi bị phạt vạ nếu bỏ nhau.

Nơi vợ chồng không dám bỏ nhau
Vợ bỏ chồng sẽ bị nhà chồng phạt vạ 3 con trâu, chồng bỏ vợ sẽ phải đền “tuổi thanh xuân” cho vợ bằng 3 lạng đồng bạc.
Còn nếu người chồng đi ngoại tình bị phát hiện sẽ phải đeo hai thanh gỗ vào cổ, đi khắp các bản hô to: “Tôi ngoại tình”…
Ngược lại, người vợ đi ngoại tình, chồng bắt được, anh em nhà vợ phải mua rượu cần, lợn bản sắm sửa mâm cơm sang xin lỗi bố mẹ chồng và chồng thay cho người đi ngoại tình.
Phạt nặng tội ngoại tình
Trong quan niệm của người La Ha (xã Nậm Ét, huyện Quỳnh Nhai, Sơn La), vợ chồng sống với nhau phải chung thủy, cấm kị việc “vợ nọ, con kia”. Tuyệt đối cấm anh em ruột, họ hàng lấy nhau.

Phụ nữ dân tộc La Ha bên bếp lửa.

Nhắc tới chuyện bỏ nhau, người La Ha coi đó như một nỗi sợ. Vì ai bỏ ai cũng đều bị phạt vạ hết sức nặng.
Vợ mà bỏ chồng trước, gia đình nhà chồng sẽ sang tận nhà vợ phạt vạ ba con trâu. Thời gian công sức người con trai đi ở rể được ước định bằng giá trị của ba con trâu.
Nhà nào có trâu thì phải trả bằng trâu, nhà nào không có trâu thì phải trả bằng tiền, khi xưa là bạc trắng. Ngược lại, khi người chồng bỏ vợ, gia đình vợ sang phạt vạ ba lạng đồng bạc
Vợ chồng bỏ nhau, theo tục thì con trai theo bố, còn con gái theo mẹ. Sau khi đường ai nấy đi, hai người vẫn được phép qua thăm bố mẹ. Tuy nhiên, ngày bố mẹ mất, người La Ha kiêng kỵ việc con rể, con dâu cũ đến viếng.

đồ đựng gạo, đỗ đi khi đi hỏi vợ.

Múa tăng gia lao động sản xuất.
Trường kì ‘ăn cơm trước kẻng’
Trước khi cưới, chàng trai phải sang ở rể cho bên nhà gái đến hơn chục năm. Lúc đón dâu về nhà, chàng rể cũng đón luôn cả đàn con dăm bảy đứa. Đó là tục lệ ở rể bao đời nay của người La Ha ở xã Nậm Păm, huyện Mường La, tỉnh Sơn La.
Đó là những nơi heo hút rừng sâu, bao đời nay bà con dân tộc thiểu số sống dựa vào thiên nhiên, định mệnh. Luật tục đã là một phần không thể thiếu trong đời sống của họ. Luật tục vùng cao luôn mang màu sắc kỳ bí, huyền thoại. Những luật tục đôi khi đẫm nước mắt vì khắc nghiệt, nhưng có lúc cũng lắm tiếng cười.

Múa “A Sừng Lừng”.

Ở Nậm Păm bây giờ, không biết có phải do ảnh hưởng thời đại kỹ thuật số hay không, mà thời gian ở rể của phần lớn các chàng trai thường ít hơn và các nghi thức cũng giản tiện hơn nhiều. 

Huyền Trang (sưu tầm)