Mc tiệc cưới, học làm mc đám cưới, video đám cưới hay nhất: ₪ Dân tộc Ngái
Showing posts with label ₪ Dân tộc Ngái. Show all posts
Showing posts with label ₪ Dân tộc Ngái. Show all posts

Saturday, September 10, 2016

Lễ Kỳ Yên của dân tộc Ngái tại Việt Nam (Thu Lê)

Lễ hội Kỳ Yên tại Làng Văn hoá-Du lịch các dân tộc Việt Nam.

Dân tộc Ngái (dân tộc Hoa) có khoảng gần 3 vạn người sinh sống tại xã Đồng Cốc, Lục Ngạn, Bắc Giang. Người Ngái thường sống ở ven đường, cạnh sông suối, có nước, có ruộng. Vốn văn hóa truyền thống, dân gian của người Ngái có hát Ví, hát dân ca... Đặc biệt có Lễ Kỳ Yên mang nét văn hóa tín ngưỡng tâm linh đặc sắc, tiêu biểu. Lễ Kỳ Yên thường được người Ngái tổ chức vào dịp đầu năm mới, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng sinh sôi, tươi tốt, mọi nhà mọi người được bình an, vạn sự như ý.

Chuẩn bị cho lễ cúng gồm có bức tranh Tam thanh Ngọc đế (các vị thần linh), thanh la, tù và, dao, gà, lợn... Lễ có ít nhất 2 người và nhiều nhất là 10 người. Người đội mũ phật, mặc áo cà sa dẫn đầu là người thầy đưa các học trò của mình lên báo cáo thần linh. Ba nén hương được thắp lên cùng với một hồi tù và được thổi lên cũng là lúc lễ cúng được bắt đầu. Người thầy dẫn đầu đoàn đi vòng quanh theo hình bát quái, vừa đi vừa múa, vừa hát trong tiếng thanh la, báo cáo với thần linh về kết quả sản xuất của một năm qua của bà con dân tộc, cũng như mong cho một năm mới mọi nhà mọi vật đều hưng thịnh.
Theo “thầy” Ngô Minh Toàn (xã Đồng Cốc, Lục Ngạn, Bắc Giang) thì Lễ Kỳ Yên ngày nay đã được làm đơn giản hơn rất nhiều (không còn linh đình như trước có giết trâu, giết bò mà thay thế bằng một con gà, lợn hoặc thủ lợn…). Ông Toàn chia sẻ: Được tham gia làm Lễ Kỳ Yên tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam cũng là mong muốn của người Ngái cầu cho một năm thuận lợi, bình an, mưa thuận gió hòa tới đồng bào 54 dân tộc anh em. Mong rằng, tình đoàn kết giữa các dân tộc anh em ngày càng khăng khít gắn bó, Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam ngày càng phát triển và thực sự trở thành điểm đến, “Ngôi nhà chung” của nhiều thế hệ con cháu các dân tộc Việt Nam sau này.
Thu Lê (sưu tầm)

Tổng Quan Dân Tộc Ngái (Tuấn Anh)

1.    Vài Nét Về Dân Tộc Ngái
Ngôn Ngữ: thuộc nhóm ngôn ngữ Hán (ngữ hệ Hán – Tạng).
Tên gọi khác: Ngái Hắc Cá, Ngái Lầu Mần, Sín, Đàn, Lê, Hẹ.
Nhóm địa phương: Ngái Hắc Cá, Sín, Đàn, Lê
Địa bàn cư trú:Thái Nguyên, Bình Thuận, Đồng Nai, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Đắk Lắk, Cao Bằng,…
Địa bàn cư trú

Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Ngái ở Việt Nam chỉ còn 1.035 người, có mặt ở 27 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Người Ngái cư trú tập trung tại các tỉnh: Thái Nguyên (495 người, chiếm 47,8% tổng số người Ngái tại Việt Nam), Bình Thuận (157 người, chiếm 15,2% tổng số người Ngái tại Việt Nam), Đồng Nai (53 người), Bắc Kạn (48 người), Tuyên Quang (43 người), Đắk Lắk (37 người), Cao Bằng (30 người)

2.    Kinh tế truyền thống
2.1.    Trồng trọt, đánh bắt hải sản
Do cư trú ở hai môi trường sinh thái khác nhau, cho nên nghề sinh sống của người Ngái ở hai vùng có sự khác nhau rất cơ bản. Cư dân sinh sống ở hải đảo thì làm nghề đánh cá là chính; còn cư dân sinh sống ở trên đất liền vùng thấp miền núi thì làm nông nghiệp là chính; nhưng đồng thời nó còn là phương tiện che chở cho cơ thể – nơi trú mưa trú nắng khi lênh đênh ngoài khơi xa. Thuyền đánh cá có nhiều loại như thuyền vây, thuyền rê, thuyền câu.Mỗi loại thuyền được sử dụng vào những hoàn cảnh cụ thể thích hợp.Người Ngái ở ven biển tỉnh Quảng Ninh có cách đánh bắt cá bằng cách dùng thuyền vây để vây cá khi thủy triều lên, khi thuỷ triều rút thì những con cá lớn bị mắc lưới, đồng bào chỉ việc nhặt lấy mang về.
Nghề đánh bắt thuỷ hải sản cũng có mùa vụ như nghề nông nghiệp.
Tuy nhiên mùa vụ của hai nghề khác nhau không giống nhau. Nghề đánh bắt cá tính mùa vụ đánh cá chủ yếu theo dòng hải lưu; còn mùa vụ của nông nghiệp lại tính theo thời tiết: mùa mưa, mùa khô, mùa nóng, mùa lạnh. Về thời gian làm việc trong ngày cũng có sự khác nhau giữa nghề đánh cá và nghề nông. Nghề đánh bắt thuỷ hải sản không chỉ đánh bắt ban ngày, mà còn đánh bắt cả ban đêm; trong khi đó, nghề nông chỉ làm việc ban ngày, về địa điểm làm việc, sự khác nhau thể hiện ở chỗ, nghề nông có địa điểm làm việc cố định: trên đồng ruộng, trên nương; còn nghề đánh bắt thủy hải sản lại lênh đênh trên một vùng biển rộng hàng ngàn kilômét vuông. Nghề đánh bắt thuỷ hải sản, độ an toàn lao động khá mong manh và khi gặp sự cố rủi ro bất thường khó tìm được cứu hộ.
Thuỷ hải sản đánh bắt được, ngư dân đem lên bờ bán lấy tiền mua gạo ăn hoặc mua các nhu yếu phẩm khác phục vụ đời sống.
Một số cư dân ở các hải đảo: Cô Tô, Cát Bà, Quất Đông chuyên nghề muối – diêm nghiệp.Họ chuyên nghiệp sản xuất muối, bán muối mua gạo ăn.Đồng bào có truyền thống làm muối từ lâu năm.
Nghề đánh bắt thuỷ hải sản là nghề làm ăn vất vả, mạo hiểm, chịu nhiều rủi ro. Để sinh sống được bằng nghề đánh bắt thuỷ hải sản không phải chỉ cần đầu tư tiền bạc cho công cụ làm ăn (như mua: thuyền, lưới), mà còn đòi hỏi tư duy trí tuệ mạnh, nhất là phải có tính tự chủ, dũng cảm,
Ngoan cường, sẵn sàng dám làm, dám chịu trách nhiệm, tự chịu đựng, tự giải quyết nhiều tình huống bất thường. Nghề đánh bắt thuỷ hải sản là môi trường rèn luyện ý chí làm ăn của con người. Tuy nhiên, cũng cần nói rằng, nghề đánh bắt thuỷ hải sản trong truyền thống vẫn là nghề mang tính “hái lượm” của cải sẵn có trong thiên nhiên, chứ chưa phải là một nghề sản xuất.
Cư dân sinh sống trên đất liền ở vùng núi thấp thì làm ruộng là chính.Họ thành thạo việc cày, bừa, cấy và các khâu kỹ thuật khác liên quan đến nông nghiệp như các dân tộc khác trong vùng. Cây trồng chính là lúa nước, ngoài ra trên đồi núi đồng bào khai phá thành nương vậ trồng các loại cây ngô, khoai, sắn; trồng các loại cây lạc, vừng, trong vườn cạnh nhà ở trồng các loại cây rau xanh như: rau cải, su hào, bắp cải, hành, tỏi, ớt, các loại cây gia vị, rau thơm.
Người Ngái còn trồng cây quế, sa mộc. Cây quế có giá trị kinh tế cao, mặt khác các loại cây này khi mọc ở trên đồi núi còn có giá trị chống xói mòn đất.
2.2.    Chăn nuôi
Chăn nuôi trâu (Ảnh sưu tầm)
Cư dân làm nghề trồng trọt trên đất liền cũng chăn nuôi gia súc, gia cầm như mọi cư dân nông nghiệp khác. Đồng bào nuôi trâu, bò để kéo cày, nuôi ngựa để cưỡi. Trâu, bò, ngựa đều dùng cả vào việc kéo xe Trong từng gia đình người Ngái còn nuôi lợn, gà, vịt, ngan, ngỗng, chó mèo. Những con vật này được nuôi với hai mục đích chính là ăn thịt hoặc cúng bái kết hợp với ăn thịt và để bán lấy tiền mua những
thứ hàng hoá cần dùng khác. Một số trường hợp cư dân đi biển đánh cá cũng nuôi chó, lợn, gà ngay trên thuyền.
2.3.    Ngành nghề thủ công
Chỉ có cư dân làm nghề nông, sinh sống trên đất liền mới làm thủ công. Nghề thủ công được nhiều người, nhiều nơi biết đến là làm gốm ở Móng Cái và một số cơ sở lẻ tẻ khác.Nghề gốm của đồng bào Ngái có truyền thống từ lâu đời. Nghề gốm ở Móng Cái sản xuất nhiều mặt hàng, nhưng chủ yếu là làm bát ăn cơm. Bát ăn cơm do xưởng gốm Móng Cái làm ra bán trên thị trường khắp miền Bắc. Ngoài nghề gốm đồng bào Ngái còn làm mũ, nón lá để che nắng, che mưa, đặc biệt là đan lợp cái che lưng người đi cấy khi trời mưa.
2.4.    Trao đổi, mua bán
Người Ngái thường xuyên tham gia vào các hoạt động trao đổi, mua bán trong chợ vùng mà đồng bào cư trú. Với cư dân chuyên sinh sống bằng nghề đánh bắt thuỷ hải sản thì chợ vừa là nơi bán sản phẩm họ làm ra, vừa là nơi cung cấp gạo, rau thịt ăn hàng ngày cho họ, cho nên họ coi chợ hoàn toàn là nhu cầu hàng ngày của cuộc sống; còn đối với những cư dân làm nghề nông – trồng trọt, chăn nuôi, thì nhu cầu mua bán ít hơn, do họ tự túc được nhiều thứ cho cuộc sống, nhưng không phải vì vậy mà họ không có hoạt động trao đổi mua bán. Hoạt động trao đổi mua bán của người làm nông nghiệp lại nhằm vào việc mua muối, mua cá, tôm, cua… ; mua dầu thắp, sách vở cho con em đi học và bán các hàng nông sản như gạo, rau, thịt lợn, gà, vịt…
Nhìn chung hoạt động trao đổi và mua bán của người Ngái khá sôi nổi, do nhu cầu cuộc sống của hai khối cư dân làm hai nghề khác nhau, nhưng lại rất cần nhau, dựa vào nhau, bên có lương thực, bên có thực phẩm, muối ăn. Mặt khác, như chúng ta biết, người Ngái có nhiều nét văn hoá gần gũi với người Hoa, ít nhiều chịu ảnh hưởng tư duy kinh tế buôn bán như người Hoa, cho nên họ là cư dân có hoạt động trao đổi mua bán nhộn nhịp hơn so với cư dân trong vùng mà họ cư trú.
3.    Văn hoá truyền thống
3.1.    Làng
Từ hai nghề nghiệp sinh sống, người Ngái có hai loại làng: loại làng của cư dân chuyên sinh sống bằng nghề chài lưới, đánh cá trên biển , loại làng của cư dân sinh sống bằng nghề trồng trọt trên đất liền.
Cư dân làm nghề đánh cá trên biển sống thành làng vạn chài trên mặt nước. Ban ngày ra khơi đánh cá tối về tụ cư ở một nơi nào đó ven bờ neo đậu thuyền lại, nghỉ ngủ trên thuyền. Ban ngày đi đánh cá thường phải ra khơi xa, dân vạn chài tận dụng sự đối lưu không khí giữa đất liền và trên biển. Buổi sáng sớm, trên đất liền nhiệt độ không khí thấp, còn trên biển nhiệt độ không khí cao hơn, tạo nên luồng gió tự nhiên thổi từ đất liền ra biển khơi. Do đó, sáng sớm, dân vạn chài chỉ cần giương buồm lên là con thuyền của họ nhẹ nhàng chạy ra khơi được vài cây số;
Vào buổi chiều tối, khi suốt ngày nắng ấm, mặt đất hấp thụ nhiệt độ, nhiệt độ trên đất liền tăng cao trong khi đó nhiệt độ trên biển cơ bản đang thay đổi lại tạo ra luồng gió thổi từ biển cả vào đất liền, dân vạn lại giương buồm lên con thuyền lại nhẹ nhàng chạy về lộng. Do biết lợi lụng luồng gió đối lưu, dân vạn chài sáng sáng ra khơi đánh cá, chiều thiều về lộng nghỉ ngơi mà không mấy tốn sức đi lại. Với cách làm ăn bằng nghề đánh cá trên biển như vậy, thì làng vạn chài chỉ là nơi cư trú của các chủ thuyền vào ban đêm là chính, còn ban ngày, từng chủ thuyền tự đi đánh cá ngoài khơi xa, hầu như rất ít quan hệ thường nhật với nhau
Làng của cư dân sinh sống bằng nghề nông trên đất liền, về cư dân họ cũng sống thành từng làng như các dân tộc khác. Có rất ít làng người dân tộc Ngái, mà họ thường sinh sống trong các làng cùng với các dân tộc khác như Sán Dìu, Nùng.Mỗi làng có địa phận riêng, trong địa phận đó có đất sản xuất riêng của từng gia đình và đất chưa khai phá của bản.So với dân vạn chài thì cư dân sinh sống ở trên đất liền có mối quan hệ thường ngày với nhau thường xuyên hơn, đa dạng hơn.
3.2.    Nhà ở
Nhà ở của người Ngái cũng có hai dạng: dạng nhà thuyền di động trên mặt nước và dạng nhà cố định trên mặt đất. Làm nhà theo dạng gì là tuỳ thuộc vào nghề làm ăn sinh sống chính của họ.
Cư dân làm nghề đánh cá trên biển, ở trên nhà thuyền, ngôi nhà là một chiếc thuyền, vừa dùng để ở, vừa dùng để đi đánh cá. Trên chiếc thuyền thường chỉ có người: vợ chồng, con cái và một số đồ dùng vật dụng cần thiết như xoong, nồi nấu ăn, bát đũa, bếp lò; tuy nhiên cũng có trường hợp người ta nuôi cả chó, lợn, gà. Mọi sinh hoạt đều diễn ra ở trên thuyền. Khi cưới xin, đôi tân hôn cần có chỗ riêng để ở và làm ăn, nên người ta sắm con thuyền mới cho vợ chồng trẻ, đón dâu về chiếc thuyền mới đó.
Cư dân làm nghề nông sinh sống ở ngôi nhà cố định được làm ở trên đất liền.Đồng bào Ngái chủ yếu ở nhà đất.Nguyên vật liệu để làm nhà gỗ, tre, nứa, đất đá. Gỗ dùng để làm cột, kèo, xà, quá giang; tre để làm mái; đất thường dùng để đóng gạch mộc hoặc trình tường, đất dùng làm ngói lợp mái nhà. Bố trí bên trong nhà của người Ngái có nơi để thờ cúng tổ tiên, 14 buồng ngủ cho chị em phụ nữ. Bếp thường làm ở phần nối mái đầu sát nhà ở. Từ trong nhà phải đi ra ngoài cửa rồi mới vào nhà bếp. Sân nhà ở thường có vườn để trồng rau xanh quanh năm bốn mùa, rau thơm, một số nơi còn trồng ít cây ăn quả, ổi, cam, chanh, chuối… Nhìn từ ngoài vào khuôn viên từng gia đình, nhà nào có vườn luôn xanh tươi bốn mùa chứng tỏ gia đình đó biết tính toán làm ăn, chăm chỉ chăm sóc mảnh vườn, có thu nhập từ vườn. Gia đình biết tính toán làm ăn thì luôn là gia đình làm ăn khá giả trong làng.
3.3.    Y phục, trang sức
Mặc dù nghề nghiệp khác nhau, nhưng trang phục của người Ngái không khác nhau.Người đi biển cũng như người làm ruộng có y phục cơ bản giống nhau.Nguyên liệu là vải bông. Người Ngái cũng như nhiều cư dân có nền kinh tế tự túc, tự cấp tự trồng bông, dệt vải, nhuộm chàm cho đến cắt may thành chiếc áo, chiếc quần. Kiểu dáng y phục của người Ngái đơn giản. Nam giới mặc áo ngắn, xẻ trước ngực, có phần chân cổ áo cao khoảng từ 2 đến 2,5cm, có 7 cúc thắt bằng dây vải, chiều dài của áo vừa đủ che phần mông. Nam giới mặc quần dài, dùng dây luồn qua cạp quần để thắt, đầu đội mũ, chân đi giầy vải.Y phục phụ nữ có cùng kiểu dáng với y phục của người Hoa. Áo phụ nữ có 5 thân: 4 thân dài đủ che quá mông, 1 thân ngắn ở phía bên trong thân trước bên phải. Áo xè dưới cổ, chéo qua nách phải. Thân ngắn làm nhiệm vụ che kín đường xẻ này, đồng thời ở trên thân ngắn này chị em làm cái túi để đựng tiền đi chợ. Toàn bộ cúc áo cũng được thắt bằng dây vải. Chiếc quần của chị em phụ nữ về kiểu dáng cắt may cơ bản giống chiếc quần nam giới. Chị em phụ nữ để tóc dài, đầu để trần.Mùa rét dùng chiếc khăn vuông, gấp chéo buộc trên đầu, buộc ở dưới cổ, chân đi giày vải.Y phục của người Ngái có màu sắc chủ đạo là màu chàm, hầu như không thêu thùa hoa văn.
Chị em phụ nữ Ngái ưa thích dùng đồ trang sức như khuyên tai, vòng tay bằng bạc. Mẫu mã những đồ trang sức thường đơn giản.
3.4.    Ẩm thực
Củ cải muối –món khoái khẩu của người Ngái
Người Ngái ăn cơm nấu đơn giản. Bữa cơm thường ngày có rau xanh đối với dân làm ruộng; ăn cơm cá đối với dân đi biển. Cách chế biến rau chủ yếu là xào với mỡ lợn, nấu canh; ít khi ăn rau luộc. Cách chế biến cá của cư dân đánh cá cũng dùng mỡ lợn để rán là chính. Đôi khi người ta cũng luộc, nhưng rất ít. Tập quán chế biến thực phẩm của người Ngái là thường hay dùng nhiều gia vị có mùi thơm, có vị nóng và màu đẹp tạo cảm giác ngon miệng. Trong tập quán tổ chức bữa ăn, người con dâu và em dâu không được ngồi cùng mâm cơm với bố chồng và anh chồng. Trong gia đình có ông bà, thì khi dọn cơm lúc nào cũng phải dọn thành hai mâm: một mâm có ông ngồi và các con trai; cháu trai; còn mâm kia là con dâu và các thành viên trong gia đình là phụ nữ.
3.5.    Phương tiện vận chuyển
Đối với cư dân làm nghề đánh cá, tất cả việc vận chuyển đều thực hiện bằng thuyền; còn cư dân làm ruộng thì vận chuyển vật nặng đa dạng hơn.

Vận chuyển vật nặng vừa phải thì chủ yếu thì dùng sức người gánh. Vận chuyển vật nặng thì dùng xe trâu, xe bò, ngựa. Có vật quá tải, quá khổ như cây gỗ dài thì đồng bào dùng trâu kéo.
3.6.    Ngôn ngữ
Dùng ngựa để thồ hang
Tiếng nói: Tiếng nói của dân tộc Ngái thuộc ngữ hệ Hán – Tạng, nhóm ngôn ngữ Hoa, có nhiều yếu tố của tiếng Hán.
Chữ viết: Người Ngái chưa có chữ viết riêng của dân tộc mình. Tuy nhiên đã từ lâu họ quan tâm sử dụng chữ Hán vào các việc ghi chép văn tự giá thú, bài vị, gia phả, ruộng đất, sách cúng các loại.
3.7.    Tín ngưỡng tôn giáo
Người Ngái tin theo đa thần, quan niệm vạn vật hữu linh, mọi vật đều có xác và hồn (hay còn gọi là linh hồn, thần linh).
Chữ Hán được người Ngái sử dụng
Thông thường trong các gia đình người Ngái đều lập bàn thờ để thờ cúng tổ tiên ông bà, cha mẹ mình.Bàn thờ được để nơi trang trọng nhất trong nhà.Trước bàn thờ không để những công cụ sản xuất, những đồ đạc bừa bộn, không cho trẻ em nô đùa.Hàng tháng, chủ nhà thắp hương trên bàn thờ tổ tiên vào ngày sóc và ngày vọng.Ngoài ra, những ngày cưới xin, ma chay, những ngày lễ tết bàn thờ tổ tiên cũng được thắp hương đầy đủ.Khi cúng bái chữa bệnh cho người ốm đau, người Ngái cũng thắp hương lên bàn thờ tổ tiên, cầu mong tổ tiên đuổi ma trừ tà, phù hộ cho người khỏi ốm đau.
Người Ngái cũng tin vào các tiên thần: thần núi, thần sông, thần cây lúa, cây gạo, cây si… các thần bảo hộ gia súc, gia cầm. Gặp năm mùa màng thất bát, đồng bào cũng tổ chức cúng các thần trên, cầu mong các thần cho mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu.
Đồng bào Ngái chịu ảnh hưởng của tam giáo: tin vào số mệnh, tổ chức bói toán, cúng bái, dùng phù phép chữa bệnh khi gặp ốm đau, chọn ngày lành, tháng tốt để làm nhà mới vào nhà mới, chọn ngày cưới xin. Trong cuộc sống, đồng bào luôn tin vào cách ứng xử “ở hiền gặp lành và thực sự luôn hướng về làm điều thiện, làm phúc cho thiên hạ”. Nhìn chung, trong đồng bào Ngái chưa thấy hiện tượng tôn giáo độc thần xuất hiện, không có tín đồ các đạo lớn của thế giới.
3.8.    Lễ hội
Tết Nguyên đán được người dân tộc Ngái tổ chức vào đầu mỗi năm mới. Ngoài ra họ còn có các tết khác như Hàn Thực (3-3 âm lịch), Ðoan Ngọ (5-5 âm lịch), Vu Lan (15-7 âm lịch), Cơm Mới (10-10 âm lịch). Đặc biệt có Lễ Kỳ Yên mang nét văn hóa tín ngưỡng tâm linh đặc sắc, tiêu biểu. Lễ Kỳ Yên thường được người Ngái tổ chức vào dịp đầu năm mới, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng sinh sôi, tươi tốt, mọi nhà mọi người được bình an, vạn sự như ý.
Lễ hội Kỳ Yên của dân tộc Ngái (Ảnh sưu tầm)
Chuẩn bị cho lễ cúng gồm có bức tranh Tam thanh Ngọc đế (các vị thần linh), thanh la, tù và, dao, gà, lợn… Lễ có ít nhất 2 người và nhiều nhất là 10 người.
Người đội mũ phật, mặc áo cà sa dẫn đầu là người thầy đưa các học trò của mình lên báo cáo thần linh. Ba nén hương được thắp lên cùng với một hồi tù và được thổi lên cũng là lúc lễ cúng được bắt đầu.
Người thầy dẫn đầu đoàn đi vòng quanh theo hình bát quái, vừa đi vừa múa, vừa hát trong tiếng thanh la, báo cáo với thần linh về kết quả sản xuất của một năm qua của bà con dân tộc, cũng như mong cho một năm mới mọi nhà mọi vật đều hưng thịnh.
Ngày nay lễ kỳ yên của người Ngái đã được làm đơn giản hơn rất nhiều (không còn linh đình như trước có giết trâu, giết bò mà thay thế bằng một con gà, lợn hoặc thủ lợn…
3.9.    Gia đình, dòng họ
Mỗi ngôi nhà là nơi cư trú của một gia đình.Gia đình của người Ngái là gia đình nhỏ phụ hệ. Trong mỗi gia đình có cha mẹ cùng các con cái. ít gia đình có thêm thành viên là ông, bà. Hiện tượng gia đình lớn chỉ còn lưu truyền trong dân gian. Con cái sinh ra lấy họ bố, tính dòng dõi họ nội theo họ bố. Gia đình dân tộc Ngái cũng là gia đình phụ quyền. Trong gia đình, người cha, người anh cả có vai trò lớn, tham gia và quyết định mọi việc từ cưới xin, ma chay, sản xuất cho đến quan hệ xã hội. Bố chết, người anh cả có vị thế như người bố ở trong nhà. Trong gia đình chỉ những người con trai được kế thừa tài sản cố định như: ruộng nương, vườn tược, nhà cửa. Khi chia ruộng đất, không chỉ chia phần cho các con trai, mà còn chia phần để nuôi cha mẹ lúc tuổi già sức yếu và thường người anh cả được chia nhiều hơn một chút.Ngoài việc thừa kế tài sản, những người con trai còn có trách nhiệm thờ cúng tổ tiên.Từng gia đình đều có bàn thờ riêng để thờ cúng tổ tiên và ông bà của mình.
Con gái đi lấy chồng được cha mẹ chia cho của hồi môn. Thường của hồi môn là các con giống như lợn, gà, thậm chí nhà giàu có còn chia cả trâu, bò cho con gái lúc lấy chồng.
3.10.    Tục lệ cưới xin
Cô dâu Ngái trong lễ cưới
Người Ngái thực hiện chế độ hôn nhân ngoại hôn dòng tộc.Những người có quan hệ huyết thống không được lấy nhau.Nghiêm cấm các trường hợp hôn nhân con cô con cậu, con dì, con già, hai anh em ruột lấy hai chị gái ruột.Hôn nhân trong nội bộ dân tộc là chủ yếu.ít khi có quan hộ hôn nhân với các dân tộc khác. Hôn nhân của người Ngái là hôn nhân một vợ, một chồng bền vững. Thông thường chỉ một vợ, một chồng, tuy nhiên đôi vợ chồng cưới đã lâu năm, đã sinh được vài cô con gái mà chưa có con trai, thì đôi khi người ta cũng lấy vợ hai để sinh con trai. Trường hợp này vợ chồng phải thoả thuận với nhau.Và lúc đó vợ cả đi hỏi vợ lẽ cho chồng đó quan hệ vợ cả, vợ lẽ cũng không đến nỗi quá mặn nhạt với nhau.Hiện tượng lấy vợ lẽ cho chồng trong thực tế ít khi xảy ra.
Theo tập quán dân tộc, nam nữ thanh niên Ngái được tự do tìm hiểu bạn đời, nhưng việc hôn nhân trên thực tế do cha mẹ quyết định. Để đi đến hôn nhân, người Ngái rất coi trọng việc xem số mệnh của đôi trai gái có hợp nhau không.Nếu số mệnh hai đứa hợp nhau thì mọi khâu khác mới được tiến hành.
3.11.    Tập quán tang ma
Tập quán tang ma của người Ngái xuất phát từ quan niệm con người sống có xác và có hồn. Khi chết, xác bị phân huỷ, còn hồn sẽ tiếp tục sang sống ở thế giới bên kia. Cuộc sống của phần hồn ở thế giới bên kia không khác gì cuộc sống ở bên trần gian. Do đó, khi có người chết, người Ngái tổ chức làm tang lễ. Tang lễ được thực hiện qua các bước: lễ báo tang, lễ phát tang, lễ khâm liệm, lễ mở đường cho hồn người chết thoát khỏi trần gian, lễ chôn cất, lễ đưa hồn người chết về “Tây thiên Phật quốc”, lễ đoạn tang. Nếu chồng chết trước, vợ chết sau, đồng bào có tục, vợ chặt đôi chiếc đòn gánh, một nửa chiếc đòn gánh chôn theo chồng, nửa kia vợ giữ lại, khi chết chôn theo để sang thế giới bên kia so hai nửa đòn gánh để nhận nhau. Sau khi mai táng, đồng bào thờ riêng người quá cố ở cạnh chỗ ngủ khi còn sống.Hàng ngày, hai bữa cơm người nhà phải cúng đủ cho người quá cố. Sau 120 ngày, hoặc kết hợp lễ Vu lan, đồng bào làm chay, thay quần áo giấy sạch sẽ cho người chết và tiễn hồn người chết về bàn thờ tổ tiên. Từ đó cũng bỏ bàn thò thờ riêng ở cạnh chỗ ngủ khi còn sống.
3.12.    Văn nghệ dân gian
Kho tàng văn nghệ dân gian của người Ngái khá phong phú.Họ có nhiều truyện kể dân gian, truyện cổ tích.Đáng kể nhất vẫn là làn điệu dân ca sán cổ – sơn ca, được đồng bào ưa thích.Sán cổ không chỉ là những lời hát ghẹo, hát ví của trai gái, ca ngợi tình yêu nam nữ trong buổi đầu thẹn thùng giao duyên, mà còn ca ngợi quê hương giàu đẹp.Sán cổ thường xuyên trong các dịp
Một điệu múa của phụ nữ Ngái
(Ảnh sưu tầm )
lễ hội, lễ tết, trong cưới xin.Vào mùa xuân, trong các buổi hát giao duyên giữa trai làng này với gái làng khác thường kéo dài thâu đêm. Nội dung các bài hát đều ca ngợi tình yêu đôi lứa, ca ngợi các loài hoa như: hoa đào, hoa lý, hoa hồng, hoa chè, hoa chuối, hoa mẫu đơn.
Người Ngái có các điệu múa sư tử, múa võ thuật trong các dịp tết năm mới; múa cây tiền, múa bướm lượn hoàng cung…
Đồng bào cũng có nhiều nhạc cụ như: sáo, kèn, hô, nhị, trống, thanh la, não bạt.
Trong các ngày lễ hội, đồng bào Ngái có các trò chơi: đánh vật, đánh cờ, đánh đu, hội cướp bông, hội đua thuyền.
 Tuấn Anh (sưu tầm)

Góc ảnh: Nét riêng của trang phục của thiếu nữ dân tộc (Cao Tuấn)

Thiếu nữ Tày (Yên Bái)

Để tạo ra bộ trang phục truyền thống mang bản sắc riêng, ngoài đôi bàn tay tài hoa, các nghệ nhân còn phải biết phối hợp giữa nghệ thuật và sự tiện ích


Người Dao Tiền Bắc Kạn

Dân tộc Ba Na Kon Tum, Bình Ðịnh, Phú Yên

Dân tộc Ê Đê  (Đắc Lắc)

Dân tộc Khơ Mú (Nghệ An)

Dân tộc La Chí

Dân tộc Lự (Lai Châu)

Dân tộc Lô Lô

Dân tộc Ngái (Quảng Ninh)

Cô gái Mạ (Đồng Nai)

Duyên dáng cô gái người Co (Quảng Ngãi)

Em gái Tày mới 20

Dân tộc người Dao thiểu số

Dân tộc Si La (Lai Châu)

Theo phong tục, các cô gái Lự tới nay vẫn duy trì phong tục ngực trần tắm suối

Cao Tuấn (sưu tầm)

Dân tộc Ngái (Sầm Minh Phong)

YBĐT - Dân tộc Ngái ở Yên Bái có 9 người cư trú ở huyện Văn Chấn và thành phố Yên Bái. Đồng bào có tên tự gọi là “ Sán Ngái” nghĩa là người miền núi. Tiếng nói dân tộc Ngái thuộc nhóm ngôn ngữ Hán ( dòng Hán -Tạng).

Đặc điểm kinh tế
Người Ngái sống chủ yếu bằng nghề làm ruộng trồng lúa. Ở vùng hải đảo, ven biển thì đánh cá là chính. Đồng bào có truyền thống đào kênh, mương, đắp đập, tạo hồ nước, đắp đê biển, có những nghề thủ công như dệt chiếu, làm mành trúc, rèn, mộc, nung vôi, làm gạch ngói...

Việc gieo trồng mùa vụ trong năm của họ căn cứ vào các hiện tượng tự nhiên như: tiếng chim hót, lá cây rụng, hoa nở... Họ xây các mương đập dài vài chục km để tưới tiêu.

Hôn nhân gia đình
Trong gia đình, người chồng quyết định mọi việc lớn, con trai được coi trọng, con gái không được chia gia tài khi cha mẹ chết và phải về nhà chồng sau khi cưới.

Xưa kia, trai gái Ngái được cha mẹ dựng vợ gả chồng phải trải qua hai lần cưới: lễ thành hôn và lễ nhập phòng. Để cưới vợ cho con, nhà trai chủ động chọn tìm đối tượng dạm hỏi. Khi có thai, phụ nữ Ngái kiêng cữ rất cẩn thận: không ăn ốc, thịt bò, dê, không may vá hay mua quần áo. Sau khi sinh con 60 ngày đối với con đầu, 40 ngày đối với con thứ, người sản phụ mới được đến nhà mẹ đẻ của mình.

Họ nhà vợ, đại diện là ông cậu có vai trò quan trọng trong gia đình người Ngái. Ông cậu gọi là khảo, được coi như người cha của các chị em gái trong gia đình. Khi các cháu gái sinh con, khảo đặt tên cho các cháu ngoại.
Sầm Minh Phong


Dân tộc Ngái (Đỗ Mai Chử)

Các nhà ngôn ngữ học xếp dân tộc Ngái vào nhóm ngôn ngữ Hán, thuộc ngữ hệ Hán - Tạng. Theo Tổng điều tra dân số ngày 1/4/1999, người Ngái ở Thái Nguyên chỉ có 422 nhân khẩu, sinh sống phân tán ở các huyện Đại Từ (110 người, nam: 60, nữ: 50), thành phố Thái Nguyên (86 nhân khẩu, nam: 42, nữ: 44), Phổ Yên (31 nhân khẩu, nam: 21, nữ: 10). Người Ngái còn phân bố ở các huyện Phú Lương và Đồng Hỷ. Dân tộc Ngái không có các thôn bản riêng, họ sống xen kẽ với người Kinh, Tày, Hoa và Sán Dìu.

1. Dân số và phân bố dân cư
Các nhà ngôn ngữ học xếp dân tộc Ngái vào nhóm ngôn ngữ Hán, thuộc ngữ hệ Hán - Tạng.  Theo  Tổng  điều  tra  dân  số  ngày 1/4/1999,  người  Ngái  ở  Thái  Nguyên  chỉ có 422 nhân khẩu, sinh sống phân tán ở các huyện Đại Từ (110 người, nam: 60, nữ: 50), thành  phố  Thái  Nguyên  (86  nhân  khẩu, nam: 42, nữ: 44), Phổ Yên (31 nhân khẩu, nam: 21, nữ: 10). Người Ngái còn phân bố ở các huyện Phú Lương và Đồng Hỷ. Dân tộc Ngái không có các thôn bản riêng, họ sống xen kẽ với người Kinh, Tày, Hoa và Sán Dìu.
Người Ngái có nhiều tên gọi và tên tự gọi khác nhau. Họ được các dân tộc anh em gọi là Khách Gia, Hoa Ngái, Hắc Cá, Tàu, Hắc Láo Chấy... Phần đông những người được coi là thuộc dân tộc Ngái lại thường tự nhận mình là Hoa hoặc Hoa Ngái. Một số khác không phân biệt Hoa với Ngái và vẫn tự nhận là cùng một dân tộc. Rõ ràng là giữa hai cộng đồng này có quan hệ về mặt nguồn cội.
Ngái là một tộc danh mới đưa vào danh mục các thành phần dân tộc ở Việt Nam năm 1979. Họ bao gồm các nhóm, Xín, Lê, Đản, Xuyến, Hắc Cá, Ngái Lầu Mần... Trong cuộc Tổng điều tra dân số cả nước năm 1979, Bắc Thái có 25 người Ngái, nhưng đưa vào mục các dân tộc khác. Ở cuộc tổng điều tra dân số năm 1989 toàn tỉnh Bắc Thái có 436 người Ngái cư trú, trong đó các địa phương Thái Nguyên hiện nay là 404 người, họ cư trú rải rác ở 6/9 huyện, thị xã thành phố của tỉnh, đông nhất là huyện Đồng Hỷ, cũng chỉ có 202 người. Dân số của người Ngái ở từng xã cũng không nhiều, trong năm này chỉ có 6 xã là có số dân Ngái từ 10 người trở lên, đó là các xã: Thịnh Đức (14 người), Tân Cương (22 người) thuộc thành phố Thái Nguyên; Ôn Lương (10 người) huyện Phú Lương; Tân Lợi (15 người), Phúc Tân (23 người) và Hoá Thượng (168 người) huyện Đồng Hỷ.
Năm 1999 so với năm 1989 dân tộc Ngái ở Thái Nguyên tuy vẫn giữ ở tỷ lệ 0,04% trong các dân tộc của tỉnh, nhưng con số tuyệt đối tăng thêm được 18 người. Đây không phải do tỷ lệ tăng tự nhiên của người Ngái thấp mà là do dự di chuyển cư giữa các địa phương trong nước và một phần cũng do quá trình tộc người. Tuy với số dân chỉ có 422 người nhưng họ cư trú rải ra trong 59/180 xã phường, của tỉnh, vì vậy số dân Ngái trong mỗi xã phường rất ít, năm 1999 chỉ có 7 xã, phường là có từ 10 người Ngái trở lên, đó là: Quang Trung  (18  người)  huyện  Đồng  Hỷ,  Phan  Đình  Phùng  (15  người)  thành  phố Thái Nguyên; Vạn Thọ (16 người), Tiên Hội (14 người) huyện Đại Từ và Phúc Tân (23 người) huyện Phổ Yên.

Tỷ lệ dân số người Ngái chia theo xã năm 1999  (Xã)


II. HOẠT ĐỘNG KINH TẾ
Một bộ phận người Ngái ở Thái Nguyên có truyền thống canh tác nông nghiệp từ lâu đời và vẫn sống dựa vào nông nghiệp trồng trọt. Bộ phận này chủ yếu sinh sống ở Đại Từ, Phú Lương, Đồng Hỷ và Phổ Yên. Một số ít người Ngái sinh sống ở thành phố Thái Nguyên và các thị trấn, thị tứ lại hoạt động trong một vài lĩnh vực dịch vụ như buôn bán nhỏ, làm thuốc, v.v… Đối với bộ phận cư dân sinh sống ở nông thôn, trồng trọt, trong cơ cấu kinh tế của họ còn có các ngành bổ trợ như chăn nuôi gia súc gia cầm, làm hàng thủ công và khai thác các nguồn lợi sẵn có của tự nhiên.
1. Trồng trọt
Trong nông nghiệp trồng trọt, người Ngái canh tác cả ruộng nước (thẻn), vườn đồi và soi bãi (fố). Họ không chỉ tự đúc kết được nhiều kinh nghiệm sản xuất mà còn chịu khó học hỏi những tri thức của các tộc người anh em. Sự ảnh hưởng của các dân tộc cận cư đến nông nghiệp trồng trọt của người Ngái thể hiện ở nhiều khía cạnh, từ các loại công cụ sản xuất đến hệ giống cây trồng và lịch thời vụ. Bộ nông cụ của người Ngái gồm nhiều loại có công năng khác nhaunhưcông cụ phát quang, khai hoang (rìu, dao), công cụ làm đất (cày, bừa, cuốc, mai, thuổng), công cụ chăm sóc hoa màu (cuốc, bừa cào), công cụ thu hoạch (liềm, gùi sọt, quang gánh…).
Ruộng nước (thẻn) của người Ngái được chia thành 2 loại là ruộng bậc thang (sá thẻn) và ruộng lầy (sùi thẻn). Quy trình canh tác của hai loại ruộng này không khác nhau nhưng lịch thời vụ và giải pháp tới nước có sự khác nhau nhất định. Ruộng bậc thang là loại hình ruộng chờ ma và chỉ làm được 1 vụ, gắn với mùa mưa. Loại ruộng lầy được làm 2 vụ: chiêm (láng vổ) và mùa (thai tống vổ). Đối với ruộng lầy, vụ lúa mùa cũng gắn với mùa ma, do vậy việc thoả mãn nhu cầu nước tới có nhiều thuận lợi. Nhưng vụ chiêm, để có nước cấy và chủ động được về nước, cần nhiều đến sức người. Cách thức phổ biến nhất trước đây vẫn được ứng dụng là tát bằng gầu. Nhờ chủ trơng kiên cố hoá hệ thống kênh mương nội đồng của ngành nông nghiệp những năm gần đây, hiện nay nhiều thửa ruộng đã chủ động được nước tới. Một số thửa ruộng nhỏ lẻ xa nguồn nước được tới bằng các loại máy bơm xách tay.
Cũng như các dân tộc anh em, người Ngái trồng 2 loại lúa (vổ) là nếp (nô cục) và tẻ (trám cục), trong đó lúa tẻ là cây trồng chính. Các giống lúa tẻ của dân tộc này hết sức đa dạng và thể hiện rõ sự ảnh hưởng của các dân tộc cận cư. Các giống lúa cũ đều có thời gian sinh trưởng dài, cho năng suất thấp, do vậy sau này họ đã liên tục thay đổi các giống lúa mới có thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất cao hơn, cho phép tăng canh gối vụ.
Về thời vụ, các chân ruộng bậc thang xa kia chỉ làm được một vụ lúa: Tháng 3, tháng 4 bắt đầu gieo mạ, tháng 5 cấy; tháng 6, tháng 7 chăm sóc bón thúc và làm cỏ; tháng 9, tháng 10 thu hoạch. Ngày nay, nhờ những tiến bộ của kỹ thuật nên cũng có thể dễ dàng đa nước vào các chân ruộng thấp, do vậy đã canh tác được 2 vụ. Đối với các chân ruộng cao, ngoài vụ lúa mùa, người ta có thể trồng gối một vụ đông và vụ xuân hè. Tần xuất sử dụng đất đã tăng lên đáng kể. Trên các chân ruộng lầy, từ xa đã có thể gieo trồng 2 vụ lúa. Vụ chiêm gieo mạ vào tháng 11, tháng 12 cấy, tháng 1, tháng 2 làm cỏ và chăm bón, đến tháng 5 thu hoạch. Vụ mùa gieo mạ vào tháng 4, cấy vào tháng 5, tháng 6; sang tháng 7, tháng 8 chăm bón, làm cỏ và đến tháng 10 thu hoạch. Hiện nay, cùng với việc áp dụng các thành tựu mới của công nghệ sinh học, tính thời vụ của nông nghiệp đã có sự thay đổi căn bản. Các giống lúa chiêm có thời gian sinh trưởng dài ngày, năng suất thấp đã được thay thế dần bằng những giống lúa xuân, ngắn ngày, năng suất cao. Vụ chiêm thực tế đã chuyển thành vụ xuân, cấy vào khoảng giêng hai, thu vào tháng t, tháng năm. Thời gian canh tác vụ mùa cũng đã rút ngắn nhiều nhờ vào các giống mới ngắn ngày và có thể gọi chính xác là vụ hè - thu. Sau vụ hè thu, có thể trồng gối một vụ rau màu trước khi làm đất cấy lúa chiêm xuân.
Khác với các dân tộc miền núi khác, người Ngái không làm nơng rẫy mà chỉ canh tác ở soi bãi và vườn đồi. Trong thu nhập của nhiều gia đình, vườn đồi và soi bãi chiếm tỷ trọng lớn hơn so với ruộng nước. Trên vườn đồi và soi bãi, người Ngái trồng nhiều giống cây khác nhau. Có thể chia các giống cây trồng trên vườn đồi và soi bãi của họ thành 4 nhóm: cây lương thực phụ, cây rau đậu gia vị, cây công nghiệp và cây ăn quả.
Trong nhóm cây lương thực phụ, giống cây trồng chính là ngô (sộc ma). Ngoài ra, còn có các giống cây thân củ, rễ củ như sắn, khoai riềng, củ từ, khoai lang, v.v... Nhóm cây rau đậu gia vị có các loại rau xanh, đậu đỗ và gia vị như cải xanh (sính xoi), cải bắp (pác xoi), cải trắng (pạc xoi), đậu tương (tâu phu), hành (xếnh), tỏi (sín), ớt (là chíu)… Nhóm cây công nghiệp của người Ngái ở Thái Nguyên gồm có mía, lạc và chè. Mía (cha) là cây nguyên liệu chính cho nghề làm đường mật, một nghề thủ công rất phát triển ở dân tộc này. Riêng cây chè có vị trí đặc biệt quan trọng. Chè Thái Nguyên có chất lượng cao, có uy tín trên thị trường trong và ngoài nước và vì thế, nhiều dân tộc - trong đó có người Ngái - ở đây từ lâu đã coi chè là cây hàng hoá chủ lực. Các loại cây ăn quả được người Ngái trồng nhiều là mít (lo chay), bởi (pộc chay), chanh (keng chay), ổi (ui chay)… Gần đây, nhờ thị trường được mở rộng, được các cơ sở khuyến nông hỗ trợ về giống vốn, kỹ thuật, nhiều gia đình đang từng bước chuyển sang trồng cây hàng hoá với cây trồng chính là vải thiều.
Cả trên các chân ruộng, vườn đồi và soi bãi, người Ngái đều có các bộ công cụ tương thích, thể hiện một nhận thức cao về giải pháp kỹ thuật. Chiếc cày nhỏ, nhẹ nhưng chắc chắn, hợp với sức kéo, có công dụng tốt với đất đồi, đất bãi. Các công cụ sản xuất khác như bừa chữ nhi, cuốc, thuổng, dao, liềm, mai... cũng rất phù hợp với điều kiện địa hình, thổ nhưỡng và loại hình canh tác của họ.
Đối với nông nghiệp trồng trọt, người Ngái rất quan tâm đến giải pháp chọn giống cây trồng, coi đây là một trong những điều kiện tiên quyết đảm bảo cho mùa vụ thắng lợi. Bên cạnh đó, từ lâu họ đã biết dùng nhiều loại phân nhằm tăng độ phì cho đất như phân chuồng, phân bắc, phân xanh. Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, hiện nay người Ngái đã dùng nhiều phân hoá học và phân vi sinh. Để chống sâu bệnh, họ sử dụng các loại thuốc trừ sâu hoá học.
Trong hoạt động sản xuất của người Ngái, ngoại trừ việc chăm sóc, thu hoạch và chế biến chè được tiến hành thường xuyên, các cây trồng khác luôn phải tuân thủ lịch canh tác chặt chẽ. Nông lịch của người Ngái thực tế cũng không có nhiều khác biệt so với các dân tộc anh em đang cận c. Đó chính là hệ quả tất yếu của tính đồng quy và quá trình tiếp biến văn hóa (acculturation) lâu dài.
 Đỗ Mai Chử (sưu tầm)

Dân tộc Ngái (Lan Anh)

Tên dân tộc: Ngái (Ngái Hắc Cá, Lầu Mần, Hẹ, Sín, Ðàn, Lê). Dân số: 4.841 người (năm 1999). Ðịa bàn cư trú: Quảng Ninh, Bắc Giang, Bắc Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên.

Phong tục tập quán:
Ở nhà ba gian hai chái. Thờ cúng tổ tiên và các loại "thần", "ma". Thôn xóm nào cũng có đền, chùa. Cha mẹ dựng vợ gả chồng cho con cái và tổ chức hai lần cưới. Người chồng quyết định mọi việc lớn trong gia đình. Con gái không được hưởng gia tài.

Ngôn ngữ:
Ngôn ngữ thuộc nhóm Hán.

Văn hoá:
Có lối hát giao duyên nam nữ (Sường Cô) rất phong phú. Các trò chơi: múa sư tử, múa gậy, chơi rồng rắn.

Trang phục:
Mặc giống người Hoa.

Kinh tế:
Làm ruộng trồng lúa, đánh cá, đào kênh, mương, đắp đập tạo hồ nước, dệt chiếu, làm mành trúc, rèn, mộc, nung vôi, làm gạch ngói.
 Lan Anh (sưu tầm)

Dân ca dân tộc Ngái (Minh Hằng)

Người Ngái (tiếng Khách Gia: 𠊎等人) còn có tên gọi khác là Khách Gia, Hẹ (Hakka), Ngái Hắc Cá, Ngái Lầu Mần, Sín, Đàn (Đản), Lê, Xuyến… là một trong 54 dân tộc sinh sống tại Việt Nam. Tên tự gọi chung là Sán Ngái (nghĩa là người miền núi). Mặc dù có ngôn ngữ bản địa là tiếng Hoa và có nguồn gốc từ Quảng Đông song người Ngái hiện không được chính phủ Việt Nam phân loại là người Hoa.

Tiếng nói của tộc Ngái thuộc nhóm ngôn ngữ Hán (ngữ hệ Hán-Tạng). Tộc này dùng nhiều thổ ngữ khác nhau của tiếng Hán phương Nam song xưa kia ít người biết chữ. Ngày nay, đa số trẻ em đến tuổi đi học đều biết chữ quốc ngữ và tiếng phổ thông.
Người Ngái có nhiều gốc khác nhau và thiên di tới Việt Nam làm nhiều đợt. Quá trình này diễn ra suốt thời kỳ Trung và Cận đại.

Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Ngái ở Việt Nam chỉ còn 1.035 người, có mặt ở 27 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Người Ngái cư trú tập trung tại các tỉnh:
– Thái Nguyên (495 người, chiếm 47,8% tổng số người Ngái tại Việt Nam)
– Bình Thuận (157 người, chiếm 15,2% tổng số người Ngái tại Việt Nam)
– Đồng Nai (53 người)
– Bắc Kạn (48 người)
– Tuyên Quang (43 người)
– Đắk Lắk (37 người)
– Cao Bằng (30 người)

Người Ngái giữ các cây rơm trên dàn cao để tránh mối mục và gia súc phá hoại. (ảnh KT)

Người Ngái sống chủ yếu bằng nghề làm ruộng trồng lúa. Ở vùng hải đảo, ven biển thì đánh cá là chính. Họ có truyền thống đào kênh, mương, đắp đập, tạo hồ nước, đắp đê biển, có những nghề thủ công như dệt chiếu, làm mành trúc, rèn, mộc, nung vôi, làm gạch ngói.

Việc gieo trồng mùa vụ trong năm của họ căn cứ vào các hiện tượng tự nhiên như: tiếng chim hót, lá cây rụng, hoa nở… Họ xây các mương đập dài vài chục km để tưới tiêu. Người Ngái ở Sài Gòn làm các nghề tiểu thủ công nghiệp như giày dép, tập trung ở quận 11, Tân Bình, Tân Phú. Các tiểu thương Chợ Lớn, một số đã thành những doanh nghiệp lớn trong ngành giày dép,cao su…

Theo phong tục của tộc Ngái, trong gia đình, người chồng quyết định mọi việc lớn, con trai được coi trọng, con gái không được chia gia tài khi cha mẹ chết và phải về nhà chồng sau khi cưới. Xưa kia, trai gái Ngái được cha mẹ dựng vợ gả chồng phải trải qua hai lần cưới: Lễ Thành Hôn và Lễ Nhập Phòng. Để cưới vợ cho con, nhà trai chủ động chọn tìm đối tượng dạm hỏi. Khi có thai, phụ nữ Ngái kiêng cữ rất cẩn thận: không ăn ốc, thịt bò, dê, không may vá hay mua quần áo. Sau khi sinh con 60 ngày đối với con đầu, 40 ngày đối với con thứ, người sản phụ mới được đến nhà mẹ đẻ của mình.

Văn hoá vật chất của người Ngái ở vùng trung du đã cải biến rất nhiều. Nhưng người phụ nữ vẫn giữ được chiếc áo kiểu cổ cao, xẻ nách truyền thống.

Họ nhà vợ, đại diện là ông cậu có vai trò quan trọng trong gia đình người Ngái. Ông cậu gọi là “Khảo”, được coi như người cha của các chị em gái trong gia đình. Khi các cháu gái sinh con, “Khảo” đặt tên cho các cháu ngoại.

Khi tộc Ngái có người chết họ tổ chức đám ma chu đáo. Sau khi chôn cất được cúng vào dịp 21 ngày, 35 ngày, 42 ngày, 49 ngày, 63 ngày, 70 ngày, 3 năm thì làm lễ đoạn tang. Người Ngái quan niệm chết tức là linh hồn chuyển sang sống trong một thế giới khác. Vì thế họ thường chôn theo người chết những đồ tuỳ táng mà khi sống người ta vẫn dùng. Tang lễ có nhiều công đoạn phức tạp: báo tang, nhập quan, chôn cất, mở mả…

Tộc Ngái tin vào sự tồn tại của hai phần trong con người (thể xác và linh hồn) cũng như sự tồn tại của các thần thánh, linh hồn người). Họ thường thờ cúng nhiều đối tượng như tổ tiên, thần, Phật, ma rừng, vong hồn thập loại chúng sinh… Nghi thức cúng mỗi đối tượng khác nhau cùng các loại lễ vật khác nhau. Ðã tồn tại một lớp người chuyên hành nghề tôn giáo. Họ ăn mừng Tết Nguyên Đán vào đầu mỗi năm mới. Ngoài ra có các tết khác như Hàn Thực (3-3 âm lịch), Ðoan Ngọ (5-5 âm lịch), Vu Lan (15-7 âm lịch), Cơm Mới (10-10 âm lịch).

Sơn nữ Ngái.

Người Ngái thường lập thôn xóm ở sườn đồi, thung lũng hoặc ven biển, trên đảo. Nhà phổ biến là nhà ba gian hai chái. Họ ở nhà đất với nhiều kiểu kiến trúc và chất liệu lợp mái khác nhau. Bộ phận ở ven biển và hải đảo thường sống ngay trên thuyền. Cư dân ở miền núi quen dùng gùi đeo, sọt gánh, lúc di chuyển. Còn ở miền biển thì dùng thuyền, xuồng ba lá.

Trang phục Ngái giống người Hoa (Hán). Ngoài quần áo, họ còn đội nón, nón các loại tự làm từ lá, mây tre, đồng thời đội khăn, che dù. Y phục thường không thêu thùa. Nam giới mặc quần lá toạ, áo có 2 hoặc 3 túi. Phụ nữ mặc áo 5 thân dài quá mông, cài khuy vải bên nách phải, thích tết tóc cuốn quanh đầu.

Người Ngái có một kho tàng văn nghệ dân gian phong phú với các bộ môn nghệ thuật như dân ca, dân vũ và đặc biệt là loại văn học truyền miệng. Họ có nhiều truyền thuyết, truyện cổ tích, thành ngữ, tục ngữ… thể hiện quan niệm của họ về thế giới quan, nhân sinh quan đến nay còn giàu ý nghĩa nhân bản. Người Ngái có lối hát giao duyên nam nữ, gọi là Sường Cô, rất phong phú. Có thể hát đối nhau 5 đến 7 đêm liền vẫn không bị trùng lặp. Tục ngữ của họ có ý nghĩa răn dạy về kinh nghiệm làm ăn, về cách sống. Nhiều trò chơi được ưa thích như múa sư tử, múa gậy, chơi rồng rắn, chơi cù, chơi khăng, đuổi bắt, đánh cầu lông gà, đá cầu chinh và vài trò chơi tập thể khác.

Dưới đây mình có các các bài:
– Tìm lại cội nguồn người Ngái
– Lễ kỳ yên dân tộc Ngái, Bắc Giang
– Kiểu nhà ‘Phòng thủ’ của người Ngái xưa
– Nét ẩm thực độc đáo của người Ngái-Thái Nguyên

Cùng với 6 clips tổng thể văn hóa truyền thống dân tộc Ngái/Hẹ/Hakka để các bạn tiện việc tham khảo và thưởng thức. Vì không có clip nào của dân tộc Ngái do Việt Nam sản xuất nên mình giới thiệu các clips dân tộc Ngái do Trung Hoa sản xuất đến các bạn.

Một ngôi nhà của người Ngái ở thôn Tam Thái.

Tìm lại cội nguồn người Ngái
Đưa chúng tôi đến thăm bản người Ngái, anh cán bộ văn hóa xã Hóa Thượng, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên phân trần rằng, bản thân anh cũng không rõ lắm về dân tộc này. Điều đó cũng dễ hiểu, bởi hàng chục năm qua, giới nhân chủng học đã bàn cãi nát nước về dân tộc Ngái. Có người cho rằng, người Ngái chính là người Hoa, hay một nhánh của người Hoa dựa trên những nét tương đồng về văn hóa cũng như phong tục.

Cho đến cuối những năm 70 của thế kỉ trước, qua những công trình nghiên cứu công phu của các nhà nghiên cứu đã định danh người Ngái trong cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam. Đồng thời chỉ ra rằng, người Ngái với người Hoa là 2 cộng đồng độc lập, khác biệt cả về ngôn ngữ, phương thức sản xuất…

Năm 1999, số dân của dân tộc Ngái là 4.841 người, gồm có các nhóm địa phương: Ngái Hắc Cá, Sín, Đản, Lê. Song tên gọi mà người Ngái ưa thích nhất là Sán Ngái, mang nghĩa là “người miền núi”. Tên gọi ấy không chỉ mang hàm ý về địa hình nơi họ sinh sống, mà còn như lời khẳng định rằng, dân tộc mình là một trong những nhóm người có công khai phá, dựng xây nên các bản làng trên vùng cao của các địa phương có dân tộc Ngái trú chân. Cho tới năm 2009, bằng nhiều nguyên nhân khác nhau, dân số của cộng đồng này đã có sự sụt giảm đáng kể khi chỉ còn chưa đầy 1.500 người. Hiện diện ở Tam Thái có khoảng hơn 400 người, chiếm gần một nửa số người Ngái ở Việt Nam. Nơi đây được ghi nhận là xóm người Ngái tập trung đông nhất, còn ở các địa phương khác, bà con sống xen kẽ với các dân tộc anh em xung quanh.

Cụ Hoa Huân năm nay đã 91 tuổi, nhưng cụ vẫn còn nhớ rất rõ cuộc di cư cùng gia đình từ Hà Cối, Quảng Ninh lên Thái Nguyên, khi đó cụ mới 11 tuổi. Thấm thoắt đã 80 năm! “Bố tôi sinh ra ở Trung Quốc, di cư sang Việt Nam. Tôi sinh ra ở Hà Cối. Năm tôi 11 tuổi thì bắt đầu đến Thái Nguyên. Không nhớ là đã đi bao nhiêu ngày, nhưng khi đến vùng đất này thì dừng lại, vì ở đây đất đai tươi tốt, lại có nhiều mỏ thép, dễ làm ăn” – Cụ Huân kể lại.

Núi Cái và núi Hột ở thôn Tam Thái đã đón những bước chân di cư từ biển về rừng ấy. Chúng tôi đến thăm nhà họ Trần, một trong ba dòng họ đầu tiên của người Ngái đến khai phá và lập nghiệp ở đất này. Trao đổi với chúng tôi, anh Trần Văn Cường, chủ hộ, cho biết: Vào năm 1920, ba hộ người Ngái thuộc ba dòng họ Thẩm, họ Trần và họ Lâm từ Hà Cối, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh về đây lập nghiệp, rồi kết hôn với người Sán Dìu và các tộc người khác để phát triển dần cho đến hôm nay.

Sự biến thiên của lịch sử cũng đã làm Tam Thái không còn giữ lại được không gian thôn bản đặc trưng của người Ngái ngày nào. Xưa kia, ở đây hầu hết là nhà trình tường với hai dạng nhà chữ Điền và nhà chữ Môn, với các công trình phụ nằm dọc hai bên dành cho bếp, chuồng gia súc… nối tiếp nhau thành một vòng khép kín. Ở giữa là sân, giống như một cái giếng trời rộng và chỉ có một cửa ra vào. Vật liệu dùng để xây nhà là những viên gạch rất to, được làm từ đất trộn nhuyễn với rơm rồi đóng khuôn, phơi nỏ (khô).

Với kiểu kiến trúc đó cho thấy lối sống khép kín, độc lập của họ. Còn hiện hữu lúc này, dù không còn giữ được kiến trúc cũ, nhưng người Ngái ở Tam Thái vẫn giữ kiểu nhà truyền thống là một tổ hợp gồm nhà chính để ở, nhà bếp và chuồng gia súc được xây dựng riêng biệt. Họ vẫn lập thôn xóm ở sườn đồi, thung lũng hoặc ven biển, trên đảo. Cách bài trí trong nhà vẫn được người Ngái gìn giữ theo lệ xưa với bàn thờ gia tiên, bàn thờ thổ công được đặt ngay trong gian chính ngôi nhà.

Với người anh em dân tộc Ngái, có thể nói, phong cách ẩm thực dưới góc nhìn văn hóa sẽ tiết lộ rất nhiều điều. Theo quan sát của chúng tôi, cách nấu cơm của người Ngái cũng không khác gì người Hà Nhì. Đây có lẽ là kiểu nấu cơm phổ biến của các dân tộc cư trú ở vùng Hoa Nam. Theo nhiều tài liệu dân tộc học, người Ngái ở Việt Nam có nguồn gốc từ người Hẹ hay Khách Gia ở Phúc Kiến, Quảng Đông di cư theo đường biển vào Quảng Ninh, Hải Phòng từ nhiều thế kỷ trước.

Đồng bào Ngái chế biến món khâu nhục truyền thống.

Theo phong cách ẩm thực Quảng Đông, một trong tám phong cách ẩm thực tiêu biểu Trung Quốc, thì thường nghiêng về các món chiên, rán và hầm. Phong cách ẩm thực của người Ngái cũng nghiêng mạnh về các món chiên, rán và hầm với nhiều dầu mỡ, mang đậm vị cay và ngọt.

Dẫu các bản làng Ngái ở Tam Thái hay Lục Nam (Bắc Giang), Lục Hồn, Hà Cối (Quảng Ninh) đang ngày một neo người hơn do nhiều năm qua, dân số của dân tộc này không tăng, song các bản làng người Ngái vẫn khá khang trang, trù phú. Họ gieo trồng thời vụ theo mùa dựa vào kinh nghiệm truyền thống và những dấu hiệu thiên nhiên như tiếng chim, mùa hoa nở, lá cây rừng. Họ cũng rất sáng tạo trong việc đắp đập dẫn nước, làm hồ trữ nước cho mùa vụ. Họ cũng rất giỏi những nghề thủ công như dệt chiếu, làm mành trúc, rèn, mộc, nung vôi, làm gạch ngói… Tỷ lệ đói nghèo của dân tộc Ngái tại các địa phương thường chỉ trong khoảng 15 đến 20%.

Mặc dù ngày nay, người Ngái không còn mặc trang phục truyền thống, nhưng theo lời cụ Hoa Huân thì trang phục của họ giống với người Hoa (Hán). Phụ nữ Ngái thường mặc áo 5 thân, cài khuy lệch về bên phải. Nam giới mặc áo màu chàm, có túi, quần lá tọa. Đồng bào cũng thường đan các loại mũ, nón làm từ mây tre, lá cọ để sử dụng lúc đi làm và che ô, quàng khăn vào những dịp quan trọng.

Coi trọng các hình thức phân chia gia đình, dòng họ cũng như các hình thái sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng, người Ngái rất coi trọng việc thờ cúng tổ tiên và các loại ”thần”, ”ma”… Các gia đình đều có bàn thờ tổ tiên, thôn xóm nào cũng có đền, chùa. Đạo Khổng, đạo Lão, đạo Phật ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống của bà con, Trong các thôn xóm bao giờ cũng có một người trưởng tộc, có quyền quyết định, điều hành mọi việc lớn, nhỏ trong thôn.

Điều đáng mừng là, bà con ở Tam Thái vẫn còn sử dụng được tiếng Ngái trong cuộc sống sinh hoạt thường ngày cũng như trong các làn điệu dân ca, hát giao duyên, được gọi là Sường cô hay Xướng ca. Hình thức sinh hoạt văn hóa này khá lãng mạn, với những ca từ trong sáng, tình cảm và bao hàm nhiều nội dung răn dạy cách ứng xử, kinh nghiệm làm ăn.

Thậm chí, có thể ngẫu hứng sáng tác thêm lời mới cho Sường cô nên trai gái Ngái có thể hát đối nhau 5 đến 7 đêm liền vẫn không bị trùng lặp. Kho tàng văn học dân gian cũng khá phong phú, nhiều trò chơi như múa sư tử, múa gậy, rồng rắn rất vui nhộn, song ngày nay, bà con ít sử dụng nên bị mai một nhiều.

Một giá trị văn hóa phi vật thể không thể không nhắc đến của người Ngái chính là lễ Kỳ Yên thường được tổ chức vào dịp đầu năm mới, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng sinh sôi, tươi tốt, mọi nhà, mọi người được bình an, vạn sự như ý… Lễ cúng độc đáo này được chuẩn bị khá cầu kì và đặc biệt không thể thiếu bức tranh Tam Thanh Ngọc đế (các vị thần linh), thanh la, tù và, dao…

Người chủ lễ mặc áo cà sa, đội mũ hòa thượng dẫn đầu một đoàn người từ 5 đến 10 thanh niên khỏe mạnh đi vòng quanh sân lễ theo hình bát quái, vừa đi vừa múa hát. Lời bài hát mang nội dung báo cáo với thần linh về kết quả sản xuất một năm qua của bà con dân tộc, cũng như mong cho một năm mới mọi nhà, mọi vật đều hưng thịnh. Nếu đến với Lục Nam vào những ngày đầu năm mới, bạn sẽ dễ dàng được chứng kiến lễ Kỳ Yên rộn ràng tiếng thanh la, tù và…

Chọn đất này làm quê hương đã qua ba thế kỷ, thế nhưng, mãi đến năm 1979, người Ngái mới chính thức được công nhận là một dân tộc. Trên chặng đường thiên di của mình, trải qua nhiều biến cố lịch sử, có lúc, người Ngái phải tự xóa nhòa mình vào nhiều cộng đồng dân tộc anh em. Thế nhưng, với những món ăn truyền thống mãi còn truyền đời, người Ngái vẫn minh chứng cho sự hiện diện của mình trong đại gia đình 54 dân tộc anh em trên đất Việt.

Lễ Kỳ Yên dân tộc Ngái, Bắc Giang.

Lễ Kỳ Yên dân tộc Ngái, Bắc Giang
Lễ Kỳ Yên thường được người Ngái tổ chức vào dịp đầu năm mới, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng sinh sôi, tươi tốt, mọi nhà mọi người được bình an, vạn sự như ý…

Là một trong 54 dân tộc sinh sống tại Việt Nam, sử dụng nhóm ngôn ngữ Hán thuộc ngữ hệ Hán-Tạng, người Ngái có tên tự gọi là Sán Ngái, có nghĩa là người miền núi hoặc Xuyến. Ngoài ra họ còn có các tên gọi khác là Ngái Hắc Cá, Lầu Mần, Hẹ, Sín, Đàn, Lê.

Với khoảng gần 3 vạn người sinh sống tại xã Đồng Cốc, Lục Ngạn, Bắc Giang, người Ngái thường sống ở ven đường, cạnh sông suối, có nước, có ruộng. Vốn văn hóa truyền thống, dân gian của người Ngái có lối hát giao duyên nam nữ, gọi là Sường cô rất phong phú. Họ có thể hát đối nhau từ 5 đến 7 đêm liền vẫn không bị trùng lặp.

Ngoài ra, họ có một kho tàng văn nghệ dân gian phong phú với loại hình nghệ thuật như dân ca, dân vũ và đặc biệt là loại văn học truyền miệng. Họ có nhiều truyền thuyết, truyện cổ tích, thành ngữ, tục ngữ… thể hiện quan niệm của họ về thế giới quan, nhân sinh quan đến nay còn giàu ý nghĩa nhân văn. Họ thích chơi cù, chơi khăng, đuổi bắt, đánh cầu lông gà, đá cầu chinh và vài trò chơi tập thể khác.

Tết Nguyên đán được người dân tộc Ngái tổ chức vào đầu mỗi năm mới. Ngoài ra họ còn có các tết khác như Hàn Thực (3-3 âm lịch), Ðoan Ngọ (5-5 âm lịch), Vu Lan (15-7 âm lịch), Cơm Mới (10-10 âm lịch). Đặc biệt có Lễ Kỳ Yên mang nét văn hóa tín ngưỡng tâm linh đặc sắc, tiêu biểu. Lễ Kỳ Yên thường được người Ngái tổ chức vào dịp đầu năm mới, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng sinh sôi, tươi tốt, mọi nhà mọi người được bình an, vạn sự như ý.

Chuẩn bị cho lễ cúng gồm có bức tranh Tam thanh Ngọc đế (các vị thần linh), thanh la, tù và, dao, gà, lợn… Lễ có ít nhất 2 người và nhiều nhất là 10 người. Người đội mũ phật, mặc áo cà sa dẫn đầu là người thầy đưa các học trò của mình lên báo cáo thần linh. Ba nén hương được thắp lên cùng với một hồi tù và được thổi lên cũng là lúc lễ cúng được bắt đầu.

Người thầy dẫn đầu đoàn đi vòng quanh theo hình bát quái, vừa đi vừa múa, vừa hát trong tiếng thanh la, báo cáo với thần linh về kết quả sản xuất của một năm qua của bà con dân tộc, cũng như mong cho một năm mới mọi nhà mọi vật đều hưng thịnh.

Ngày nay lễ kỳ yên của người Ngái đã được làm đơn giản hơn rất nhiều (không còn linh đình như trước có giết trâu, giết bò mà thay thế bằng một con gà, lợn hoặc thủ lợn…

Lối kiến trúc nhà phổ biến của người Ngái khi xưa là “nhà phòng thủ”. Kiến trúc nhà cho thấy lối sống khép kín, độc lập của các gia đình người Ngái (Thái Nguyên).

Là dân tộc khá ít người trong cộng đồng các dân tộc ở Việt Nam, người Ngái trên địa bàn Thái Nguyên chỉ có khoảng gần 500 nhân khẩu, sống xen kẽ với các dân tộc khác. Tuy chỉ chiếm số lượng khá nhỏ trong cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Thái Nguyên nhưng người Ngái có nhiều nét văn hóa đặc trưng, độc đáo.

Cách đây mấy chục năm, người Ngái ở Thái Nguyên vẫn giữ kiến trúc nhà ở truyền thống là kiểu nhà nhiều mái khép kín. Các căn phòng nhà chính, nhà bếp, nơi nuôi nhốt trâu bò, gia súc… nối tiếp nhau thành 1 vòng khép kín; mỗi căn như thế lại có 1 mái riêng. Ở giữa là sân, giống như một cái giếng trời rộng và chỉ có 1 cửa ra vào.

Nhà không phải tường trình, mà xây bằng gạch đất. những viên gạch rất to. Mỗi một viên gạch xây được 1 hàng bức tường, làm bằng đất trộn với rơm, sau đó nhào nhuyễn, đóng khuôn. Nhà người Ngái rất là liên hoàn, người Ngái gọi là nhà phòng thủ.

Những ngôi nhà truyền thống của người Ngái, đóng cửa lại là mọi sinh hoạt diễn ra trong phạm vi nhà mình, từ bếp núc đến tất tật mọi thứ, không phải ra khỏi nhà. Hai bên cổng có những lỗ châu mai. Có chó sủa hay tiếng động, người ta nhìn qua lỗ châu mai xem có ai không. Nếu là khách quen thì mở cửa, lạ thì thôi. Tối đến, chủ nhà sập cửa, mỗi nhà thành một thế giới riêng. Nhà có điều kiện thì làm cửa gỗ, nhà không có điều kiện thì làm cửa tre.

Bên cạnh các nghề thủ công như: nghề mộc, dệt chiếu, làm mành trúc, các làng người Ngái còn nổi tiếng với nghề làm gạch ngói, nung vôi. Vì thế, dễ hiểu tại sao bào con có thể làm ra những viên gạch mà một viên gạch xây được cả bức tường. Tường hoàn toàn bằng gạch vồ, không nung. Đóng gạch xong, họ chồng lên, rồi dùng bùn làm vữa để bít mạch. Khi dựng nhà, người Ngái rất chú ý đua mái ra, bởi nếu không, nước mưa hắt vào lâu ngày sẽ làm đổ tường. Dưới mái hiên rộng ấy, thành luôn chuồng trâu bò. Kiến trúc nhà cho thấy lối sống khép kín, độc lập của các gia đình người Ngái.

Ngày nay, người Ngái ít sống tập trung mà sống cùng các dân tộc khác và tiếp thu nhiều phong tục tập quán của cộng đồng xung quanh. Hầu hết các gia đình người Ngái ở Thái Nguyên ở nhà xây giống người Kinh.

Củ cải muối là một trong những món ăn được nhiều gia đình người Ngái ưa thích.

Nét ẩm thực độc đáo của người Ngái, Thái Nguyên
Tuy chỉ chiếm số lượng khá nhỏ trong cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Thái Nguyên nhưng người Ngái có nhiều nét văn hóa đặc trưng độc đáo, đặc biệt là trong lĩnh vực ẩm thực.

Là dân tộc khá ít người trong cộng đồng các dân tộc ở Việt Nam, người Ngái trên địa bàn Thái Nguyên chỉ có khoảng hơn 400 nhân khẩu, sống xen kẽ với các dân tộc khác. Tuy chỉ chiếm số lượng khá nhỏ trong cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Thái Nguyên nhưng người Ngái có nhiều nét văn hóa đặc trưng, đặc biệt là trong lĩnh vực ẩm thực.

Do hoạt động chủ yếu của người Ngái là nông nghiệp nên lương thực chính của họ là gạo tẻ, gạo nếp, bên cạnh đó là ngô và một vài loại ngũ cốc khác. Trong bữa ăn ngoài cơm, người Ngái còn ăn một số món ăn mang đậm tính dân tộc: Miến, mì, xíu mại được chế biến từ gạo hoặc dong riềng. Thực phẩm ăn kèm là các loại thịt, trứng và cá. Đối với thịt và cá người Ngái thường rán, xào hoặc rim nhưng cách rim của họ cũng đặc biệt. Trước khi rim bao giờ họ cũng cho thực phẩm vào rán vàng rồi đổ nước mắm hoặc xì dầu cùng các phụ liệu gia vị như đường, tỏi, ớt vào đun đến khi cạn nước.

Rau xanh - món ăn không thể thiếu trong bữa cơm hàng ngày của người Ngái.

Tuy nhiên, món ăn không thể thiếu trong bữa cơm hàng ngày của người Ngái lại là các loại rau xanh: rau muống, cải, su hào… Trong các món rau, củ cải muối là một trong những món ăn được nhiều gia đình người Ngái ưa thích.

Các món ăn của người Ngái bao giờ cũng nhiều dầu mỡ, đậm cay, ngọt. Trong quá trình chế biến thức ăn, các loại gia vị như hành, tỏi, ớt, gừng, rau thơm hầu như không thể thiếu.

Người Ngái rất cận trọng trong việc chế biến các món ăn. Theo quan niệm của họ, trong quá trình chế biến thức ăn việc sử dụng gia vị một cách tương hợp không chỉ gắn với khẩu vị mà đó còn là một trong những cách phòng, chữa bệnh. Hơn thế nữa theo người Ngái một số món ăn ngoài việc bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể còn thể hiện vốn tri thức dân gian phong phú.

Chế độ ăn uống của người Ngái phụ thuộc vào nông lịch và đặc điểm khí hậu từng mùa. Mỗi bữa ăn là một dịp sinh hoạt cộng đồng đối với người Ngái. Trong các ngày lễ, tết hay các dịp sinh hoạt cộng đồng gia tộc với quy mô khác nhau: vào nhà mới, đầy năm cho con, mừng thọ cha mẹ các bữa ăn được tổ chức trang trọng với nhiều món ăn mang đậm bản sắc dân tộc.
Minh Hằng (sưu tầm)