Lễ vật Mừng năm mới chủ yếu là sản phẩm do người Giáy tự làm, gồm có gà, bánh chưng, bánh kẹo, hoa quả, rượu, hương…
Thầy cúng cùng một số thanh niên khỏe mạnh, chưa vợ, mang một mâm lễ đến cúng tại miếu Bà, thầy cúng dán câu đối lên cột, bày mâm lễ xuống đất, rồi thắp hương khấn mời Bà về dự Lễ và xin phép Bà cho dân làng hạ trống xuống để tổ chức lễ hội.
Được tổ chức vào dịp đầu năm mới, đây là thời điểm giao hòa giữa đất và trời, giữa con người với thiên nhiên và cũng là thời điểm cầu mong trời đất cho năm mới được mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, bản làng yên vui, gia đình êm ấm.
Theo quan niệm của người Giáy, Ông (được thờ trong miếu Ông) và Bà (được thờ trong miếu Bà) chính là tổ tiên dân tộc Giáy. Người Giáy không theo một tôn giáo nào, mà chỉ gửi những lời khấn đến Ông và Bà như một hình thức cầu tổ tiên phù hộ, che chở. Lễ hội là dịp để đồng bào nghỉ ngơi, vui chơi sau một năm lao động vất vả.
Sau tiếng trống thần linh, thầy cúng chỉ định một đôi nam nữ, lên nhận dùi trống và tiếp quản việc đánh trống.
Trai gái trong làng với trang phục truyền thống của dân tộc mình, lần lượt nối theo nhau vòng quanh trống và múa bài cầu mưa trong tiếng trống hân hoan và lời cầu khấn.
Điệu múa với những động tác đơn giản nhưng vui nhộn, nhằm cầu mong những điều tốt đẹp sẽ đến trong năm mới, trai gái hòa thuận, mùa màng tốt tươi…
Cùng lúc đó,thầy cúng khấn và dâng lên thần linh những ước vọng của dân làng, như cầu được mùa, có nhiều thóc, lúa, ngô, khoai,…
Người Giáy quan niệm, thần Trống chính là vị thần đưa tin, những lời khấn của họ muốn đến được với Tổ tiên phải nhờ vào thần Trống.
Các dân tộc hòa mình chung vui ngày hội.
Gian bếp ngày Tết của người Giáy.
Cù quay- một trong những trò chơi dân gian không thể thiếu trong dịp Tết.
Băng Châu (sưu tầm)