Dân tộc H'Mông (Vi Đức Hồi) - Mc tiệc cưới, học làm mc đám cưới, video đám cưới hay nhất

Sunday, June 12, 2016

Dân tộc H'Mông (Vi Đức Hồi)

Khăn trùm đầu của người Miêu sống trong 12 làng gần huyện Chức Kim, tỉnh Quý ChâuTrung Quốc.

Ngưi dân tộc H'Mông (hay Hơ-Mông, RPAHmoob/Moob; phát âm: m̥ɔ̃ŋ) là một nhóm dân tộc có địa bàn cư trú truyền thống là Trung Quốc và các nước lân cận thuộc tiểu vùng Đông Nam Á là LàoViệt NamThái Lan và Myanmar.
Ngưi dân tộc H'Mông nói tiếng H'Mông, một ngôn ngữ chính trong hệ ngôn ngữ H'Mông-MiềnTiếng H'Mông vốn chưa có chữ viết, hiện dùng phổ biến là chữ Hmông Latin hóa (RPA) được lập từ năm 1953 [2].

Người H'Mông ở Sa Pa, Việt Nam

Tại Trung Quốc người H'Mông bao gồm các phân nhóm: H'Mông, Hmu, Hmao và Ghao Xong. Bên ngoài Trung Quốc thì chủ yếu thuộc phân nhóm H'Mông.
Tại Việt Nam người H'Mông là một trong các dân tộc thiểu số có dân số đáng kể trong số 54 dân tộc tại Việt Nam.
Tiếng H'Mông bao gồm 3 phương ngữ, với 30-40 thổ ngữ có thể hiểu lẫn nhau được, cùng với tiếng Bunu, thuộc về nhóm H'Mông trong hệ ngôn ngữ H'Mông-Miền(hay hệ Miêu-Dao theo văn liệu Trung Quốc).
Chỉ có nhóm thứ tư sử dụng thuật ngữ "H'Mông" (hay "Hmông"). Ngoài ra, chỉ có người Hmông (và một số Hmu) có người sinh sống ngoài phạm vi Trung Quốc. Những người Hmông phi Trung Quốc này cho rằng thuật ngữ "Hmông" không chỉ để nói tới nhóm thổ ngữ của họ, mà còn là để chỉ các nhóm khác sống tại Trung Quốc. Nói chung, họ cho rằng thuật ngữ "Miao" (hay "Miêu") là một thuật ngữ xúc phạm và không nên sử dụng nó. Thay vì điều này thuật ngữ "Hmông" được sử dụng để chỉ mọi nhóm người thuộc dân tộc này. Tuy nhiên, điều này có thể là kết quả của sự nhầm lẫn biểu hiện và ý nghĩa của từ. Các nhà thám hiểm và xâm lược Trung Hoa đặt cho người Hmông tên gọi "Miao" (hay "Miêu"), sau đó trở thành "Meo" (Mèo) và "Man" (Mán). Thuật ngữ sau để chỉ những kẻ "man di, mọi rợ ở miền nam". Từ "Miêu" cũng được sử dụng trong các ngôn ngữ khác của khu vực Đông Nam Á như tiếng Việt, Lào, Thái v.v. trong dạng "Meo" (tức là "Mèo"). Mặc dù rất nhiều người nói các thứ tiếng này (và cả người Trung Quốc) không nghi ngờ gì khi cho rằng "Miêu" là những kẻ man dinhưng điều này không có cách gì để chứng minh từ này có nghĩa như vậy. Có thể những người nói tiếng Việt, Lào, Thái đã lấy từ "miao" (miêu) từ tiếng Trung Hoa, nhưng đã bỏ mất ý nghĩa nguyên thủy của nó là "cây giống" và sử dụng nó chỉ để gọi những người mà họ cho là man rợ. Nó được phát âm với giọng sai trong tiếng Thái hay với giọng cao trong tiếng Hán Quảng Đông thì có ý nghĩa là "Mèo" (đây là khả năng của nguồn gốc tượng thanh). Trong cách dịch của người Việt các từ Hán-Việt thì "miêu" cũng là "mèo". Điều này giải thích tại sao lại có sự phản đối quyết liệt như vậy chống lại thuật ngữ "miêu" trong các nhóm người H'Mông tại khu vực Đông Nam Á.

Người H'Mông Hoa trong quần áo truyền thống tại chợ Bắc Hà, Việt Nam

Tại Trung Quốc, tình hình lại khác hẳn vì hai nguyên nhân chính. Các nhóm người Miêu có các tên tự gọi khác hẳn và chỉ một số rất ít sử dụng từ "Hmông". Những người còn lại thì không có ý kiến gì khi cho rằng "Hmông" là thích hợp hơn so với "Miêu" trong vai trò của tên gọi chung. Kể từ khi có phân loại chính thức các dân tộc thiểu số trong thập niên 1950 một số dân tộc thiểu số đã khiếu nại về từ ngữ được sử dụng ở Trung Quốc để gọi tên dân tộc họ và đã đề nghị chính quyền thay đổi cách sử dụng chính thức. Nhóm người Miêu ở Trung Quốc, theo bài báo năm 1992 trong Dự án bản tin Thái-Vân Nam [TYPN 1992], đã không có khiếu nại gì. Lý do thứ hai thuần túy là thực dụng: không có khả năng đưa từ "hmong" vào trong tiếng Trung do âm tiết của nó không tồn tại trong tiếng Trung. (Cũng giống như trong tiếng Anh là có rất ít người có khả năng phát âm các âm điếc giọng mũi). Tuy nhiên, trong tiếng Anh, không giống như tiếng Trung, người ta có khả năng viết được từ "Hmong".
Người Hmông viết tên gọi của dân tộc mình giống như "Hmoob"[cần dẫn nguồn]. Hai nguyên âm chỉ ra rằng nó được phát âm giống như âm mũi, và một số phụ âm được sử dụng ở cuối của âm tiết để biểu thị giọng đọc. Vì thế từ America được viết giống như là Asmeslivkas trong tiếng Hmông.


Ngôn ngữ
Tiếng H'Mông là một ngôn ngữ nằm trong hệ ngôn ngữ H'Mông-Miền (hay Miêu-Dao). Trên thực tế vấn đề phân loại theo quan hệ họ hàng của ngôn ngữ này đã từng có nhiều ý kiến khá khác nhau. Một số nhà ngôn ngữ họcxếp tiếng H'Mông thuộc nhánh Miêu-Dao trong ngữ hệ Hán-Tạng[cần dẫn nguồn], trong đó phải kể đến các nhà khoa học Trung Quốc. Trong những ý kiến đáng chú ý ta còn phải kể đến Paul K. Benedict với quan điểm quy các ngôn ngữ trong khu vực thành 2 hệ cơ bản: Hán-Tạng và Nam Thái (Austro-Thai). '

Quân Thanh chiến đấu với quân nổi dậy người Miêu tại Hồ Nam năm 1795

Chữ Hmông theo tự dạng Latin
Tiếng H'Mông là một ngôn ngữ vốn chưa có chữ viết.
Tại Lào, nỗ lực lập ra bộ chữ Hmông Latin hóa RPA (theo tiếng AnhRomanized Popular Alphabet) được nhà truyền giáo Tin Lành G. Linwood Barney ở tỉnhXiengkhuang bắt đầu vào năm 1951 [2]. Ông lập dựa trên thổ ngữ Hmông Lềnh (Mong Leng), với các cố vấn người H'Mông là Geu Yang và Tua Xiong. Ông tham khảo ý kiến với William A. Smalley, một nhà truyền giáo học tiếng Khmu tại tỉnh Luang Prabang vào thời điểm đó. Cùng lúc đó Yves Bertrais, một nhà truyền giáoCông giáo La Mã ở Kiu Katiam, Luang Prabang, đã tiến hành một dự án tương tự với Chong Yeng Yang và Chue Her Thao. Hai nhóm làm việc đã gặp nhau trong năm 1952 và hóa giải mọi sự khác biệt. Năm 1953 cho ra phiên bản RPA thống nhất. RPA đã trở thành hệ thống phổ biến nhất để viết tiếng Hmông ở phương Tây [2]. Nó cũng được sử dụng trong khu vực Đông Nam Á và Trung Quốc cùng với các hệ thống văn bản khác.

Phụ nữ H'Mông ở Tả Phìn

Năm 1959 thủ lĩnh tinh thần người H'Mông tại Lào là Shong Lue Yang (RPA: Soob Lwj Yaj; 1929 – 1971) lập ra bộ chữ Pahawh Hmong với hệ ký tự riêng (không phải Latin). Bộ chữ dựa nhiều vào thổ ngữ ngành H'Mông Đơư (Hmông trắng; Hmong Daw; RPA: Hmoob Dawb) và H'Mông Lềnh (Hmông Xanh; Hmong Leng; RPA: Moob Leeg). Bộ chữ Pahawh hiện có mã unicode là U+16B00–U+16B8F [3].
Tại Việt Nam năm 1961 phương án chữ H'Mông theo tự dạng Latin đã được chính phủ Việt Nam phê chuẩn (cụ thể bộ chữ được xây dựng theo ngữ âm ngành H'Mông Lềnh Sa Pa — Lào Cai) có bổ sung thêm một số âm vị của các ngành H'Mông khác, gồm 59 phụ âm (có 3 âm vị phụ âm của ngành H'Mông Đơư và H'Mông Sua), 28 vần và 8 thanh. Vào thập niên 1970, phong trào học chữ H'Mông phát triển khá mạnh ở hầu hết các tỉnh miền núi phía Bắc của Việt Nam, nơi có nhiều người H'Mông sinh sống[cần dẫn nguồn]. Nhưng đến nay với nhiều nguyên nhân khác nhau mà tình hình học chữ H'Mông đã không còn phát triển như trước kia nữa.

Phụ nữ H'Mông đang bán hàng tại thị trấn Sa Pa

Lịch sử
Trong truyện truyền khẩu, truyền thuyết của người H'Mông nói rằng họ đã đến từ những vùng đất cực kỳ lạnh lẽo, ở nơi đó bóng tối kéo dài 6 tháng và ánh sáng cũng kéo dài 6 tháng. Từ nơi này, họ đã đến Trung Quốc theo những chuyến đi săn. Một người thợ săn và con chó của ông đã theo đuổi con mồi trong một số ngày trong tuyết. Người thợ săn hết lương thực và phải quay về để chuẩn bị tiếp tục đi săn mà không có con chó của mình. Khi người thợ săn bắt đầu lên đường trở lại thì con chó đã ở phía sau lưng ông. Người thợ săn hôn hít con chó của mình và phát hiện thấy có những hạt cây lạ dính trên lông của nó. Lúc đó, tuy người H'Mông cho rằng toàn thể thế giới đã được thám hiểm hết, nhưng những hạt lạ đã dẫn dắt họ tới Trung Hoa.
Nơi thứ hai trong đó miêu tả người H'Mông từ nơi nào đến diễn ra trong nghi thức an táng "chỉ đường" của họ. Trong nghi thức này, người đã chết được chỉ dẫn cho về với tổ tiên. Người ta tin rằng người đã chết rời bỏ thế giới này để trở về với cội nguồn của họ, là một nơi cực kỳ lạnh lẽo. Thời kỳ băng hà cuối cùng đã kết thúc cách đây khoảng 10.000 năm và nó xảy ra cùng thời điểm với sự ra đời của người hiện đại. Các điều kiện được miêu tả trong truyện truyền khẩu và nghi thức an táng của người H'Mông chắc chắn nói đến một thế giới chỉ có toàn tuyết và băng giá, là những thứ thấy được cho đến khi kết thúc thời kỳ băng hà gần đây nhất.

Chợ phiên của người Hmông tạiBắc Hà

Lịch sử theo truyền thuyết Trung Quốc
Theo truyền thuyết Trung Hoa, bộ tộc của Xi Vưu đã bị đánh bại ở Trác Lộc (涿鹿, một địa danh cổ trên ranh giới tỉnh Hồ Bắc và Liêu Ninh ngày nay) bởi liên minh quân sự của Hoàng Đế và Viêm Đế, các thủ lĩnh của bộ tộc Hoa Hạ (華夏) khi họ tranh giành quyền làm chủ lưu vực sông Hoàng HàLa bàn được cho là lý do quyết định trong chiến thắng của người Hoa Hạ. Trận đánh này, được cho là diễn ra vào thế kỷ 26 TCN, đã diễn ra dưới điều kiện thời tiết mù sương và người Hoa Hạ đã có thể chiến thắng tổ tiên của người H'Mông là nhờ có la bàn.
Sau thất bại, bộ tộc ban đầu của ngưi H'Mông được chia ra thành hai nhóm bộ tộc nhỏ, là Miêu và  (). Người Miêu tiếp tục di chuyển về phía tây nam còn người Lê về phía đông nam giống như bộ tộc Hoa Hạ (ngày nay là người Hán) mở rộng xuống phía nam. Trong suốt chiều dài lịch sử Trung Hoa, họ được nói đến như những kẻ "man di" do sự chênh lệch ngày càng tăng trong văn hóa và kỹ thuật so với người Hán. Một bộ phận các bộ tộc này đã bị đồng hóa thành người Hán trong thời kỳ nhà Chu (1122 TCN-256 TCN).
Có một phiên bản khác của thời kỳ hậu-Cửu Lê, người dân của Cửu Lê chia thành 3 nhóm đi theo 3 hướng khác nhau. Người ta nói rằng Xi Vưu có 3 con trai, và sau khi Cửu Lê thất thủ thì con trai cả của ông dẫn một số người về phía nam, con trai thứ dẫn một số người về phía bắc còn người con trai út ở lại Trác Lộc và đã bị đồng hóa theo văn hóa Hoa Hạ. Những người đi về phía nam thành lập ra nhà nước San-Miêu. Có lẽ vì sự phân chia thành nhiều nhóm nhỏ nên rất nhiều dân tộc ở Viễn Đông coi Xi Vưu là tổ tiên của mình, và vì thế nhiều câu hỏi được đặt ra về bộ tộc thực sự của Xi Vưu cũng giống như của người Miêu hay các dân tộc khác. Ví dụ, người Triều Tiên cũng cho Xi Vưu là tổ tiên của mình[cần dẫn nguồn]. Ngoài ra, theo chính sách hợp nhất các bộ tộc hiện nay của Trung Quốc, Xi Vưu được nhắc đến như là một trong những tổ tiên của người Trung Hoa cùng với các tổ tiên của người Hán là Hoàng Đế và Viêm Đế[cần dẫn nguồn].
Các thời kỳ nhà Tần/Hán
Thuật ngữ "Miêu" lần đầu tiên được sử dụng bởi người Hoa vào thời kỳ tiền Tần, tức là trước năm 221 TCN, để chỉ các nhóm bộ tộc không phải là người Hoa ở phương nam[cần dẫn nguồn]. Nó thông thường được sử dụng trong các tổ hợp như "nanmiao", "miaomin", "youmiao" và "sanmiao" (三苗 Sānmiáo). Vào thời kỳ đó, những bộ tộc này sống ở phía nam sông Trường Giang, nhưng sau đó đã bị người Hoa đẩy lui xa hơn nữa về phía nam. Do phần lớn lãnh thổ của sáu triều vua (Đông Ngô, Đông Tấn, tiền Tống, Tề, Lương, Trần) nằm ở phía nam sông này, việc khuất phục người Miêu đã là mối quan tâm chính để đảm bảo sự ổn định của các triều đại này. Với sự cướp bóc của Ngũ Hồ ở các khu vực phía bắc con sông này, nhiều người Hán đã di cư xuống phía nam càng tăng cường thêm việc đồng hóa người Miêu thành người Hán.
Thời nhà Đường
Vào thời kỳ nhà Đường, người Miêu đã không còn là bộ tộc người chính không phải gốc Hán, ngoại trừ tại khu vực tỉnh Vân Nam ngày nay, ở đó 6 chiếu ( có nghĩa là "vương quốc") của người Miêu. Một số học giả[cần dẫn nguồn] cho rằng 6 chiếu là các nhóm người Di (Yi) hay người Bạch (Bai). Vương quốc nằm phía nam nhất làMông Xá Chiếu (蒙舍詔) hay Nam Chiếu thống nhất cả 6 chiếu để thành lập quốc gia độc lập vào đầu thế kỷ 8 với sự hỗ trợ từ phía nhà Đường. Tước hiệu của người đứng đầu nhà nước này là Nam Chiếu Vương (南詔王), có nghĩa là Vua của Nam Chiếu. Lo ngại về sự đe dọa ngày càng tăng từ phía Thổ Phồn (ngày nay là Tây Tạng) đã thúc đẩy triều đình Trung Quốc thiết lập một quan hệ hữu nghị với cả hai nước này. Nhà Đường cũng triển khai một khu vực quân sự, là Kiến Nam tiết sứ (劍南節度 Jiànnán Jiédǔ) nằm ở khu vực ngày nay là phía nam tỉnh Tứ Xuyên và giáp biên giới với Nam Chiế
Thời nhà Minh và nhà Thanh
Trong thời nhà Minh và nhà Thanh (1368-1911) "miao" và "man" (mán) đã được sử dụng đồng thời, từ thứ hai có lẽ là để gọi dân tộc Dao ( Yáo). Nhà Nguyên, Minh và Thanh chưa bao giờ đồng hóa hay kiểm soát chặt chẽ được các bộ tộc thiểu số[Kết quả là chính sách "dùng người man quản lý người man" (yiyi zhiyi) đã được thực thi. Ngoài ra, bức tường bản sao của Vạn Lý Trường Thành ở miền nam đã được dựng lên để bảo vệ và phân chia người Hán với những kẻ "man rợ miền nam" Về mặt chính trị và quân sự thì người Miêu vẫn tiếp tục là viên sỏi trong chiếc giày của đế chế Trung Hoa. Người Miêu đã có nhiều trận chiến chống lại người Hán. Người Hán đã sử dụng các biện pháp chính trị để lừa gạt người Miêu, họ tạo ra nhiều chức vụ với quyền lực thực sự cho người Miêu để lôi cuốn và đồng hóa người Miêu vào hệ thống chính quyền Trung Hoa. Trong thời nhà Minh và Thanh, các chức vụ chính thức như Kaitong (cai tổng) đã được tạo ra tại khu vực Đông Dương. Người Hmông có thể tham gia vào các chức vụ này cho đến những năm thập niên 1900, khi họ phải tham dự vào hệ thống chính trị thuộc địa của Pháp tại Đông Dương.

Dân số và địa bàn cư trú
Người H'Mông sống chủ yếu ở Trung Quốc. Ngoài ra còn có khoảng 2.000.000 người H'Mông sống ở các nước khácnhư Việt NamLàoMyanmacũng như các quốc gia khác. Có khoảng 124.000 người sống ở Thái Lan, ở đây họ là một trong số 6 dân tộc chính sinh sống trên núi.
Sau năm 1975 cộng đồng người H'Mông di cư sang sinh sống ở các nước như MỹPhápÚc con số lên tới hàng 100.000 người (chủ yếu di 

Người H'mông ở Việt Nam
Nằm trong một quốc gia đa dân tộc, dân tộc H'Mông được coi là một thành viên quan trọng trong cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Dân tộc H'Mông cư trú thường ở độ cao từ 800 đến 1500 m so với mực nước biển gồm hầu hết các tỉnh miền núi phía Bắc trong một địa bàn khá rộng lớn, dọc theo biên giới Việt - Trung và Việt - Lào từ Lạng Sơn đến Nghệ An, trong đó tập trung chủ yếu ở các tỉnh thuộc Đông và Tây bắc Việt Nam như: Hà GiangLào CaiLai ChâuSơn La... Do tập quán du mục nên một số người H'Mông trong những năm 1980, 1990 đã di dân vào tận Tây Nguyên, sống rải rác ở một số nơi thuộc Gia Lai vàKon Tum.
Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người H’Mông ở Việt Nam có dân số 1.068.189 người, đứng hàng thứ 8 trong bảng danh sách các dân tộc ở Việt Nam, cư trú tại 62 trên tổng số 63 tỉnhthành phố. Người H’Mông cư trú tập trung tại các tỉnh: Hà Giang (231.464 người, chiếm 31,9% dân số toàn tỉnh và 21,7% tổng số người H’Mông tại Việt Nam), Điện Biên (170.648 người, chiếm 34,8% dân số toàn tỉnh và 16,0% tổng số người H’Mông tại Việt Nam), Sơn La (157.253 người, chiếm 14,6% dân số toàn tỉnh và 14,7% tổng số người H’Mông tại Việt Nam), Lào Cai (146.147 người, chiếm 23,8% dân số toàn tỉnh và 13,7% tổng số người H’Mông tại Việt Nam), Lai Châu (83.324 người), Yên Bái (81.921 người), Cao Bằng (51.373 người), Nghệ An (28.992 người), Đăk Lăk (22.760 người), Đăk Nông (21.952 người), Bắc Kạn (17.470 người), Tuyên Quang (16.974 người),Thanh Hóa (14.799 người)[7].


Trên thực tế cho thấy các cư dân H'Mông ở Việt Nam vẫn có quan hệ với các cư dân đồng tộc ở các nước khác, đặc biệt là những địa bàn sát biên giới giữa Việt Nam với Trung Quốc và Lào. Một bộ phận đáng kể người Hmông vẫn còn theo các lối sống truyền thống ở miền tây bắc Việt Nam. Với sự gia tăng của du lịch vào các khu vực này trong những năm 1990 đã giới thiệu cho nhiều người H'mông lối sống phương Tây, và trang phục truyền thống của người H'Mông đang dần dần biến mất.
Các tài liệu khoa học[cần dẫn nguồn], cũng như các truyền thuyết đều cho biết rằng người H'Mông là tộc ngưi di cư vào Việt Nam sớm nhất khoảng 300 năm và muộn nhất là 100 năm v trước. H'Mông là tên tự gọi có nghĩa là người (Môngz). Còn các dân tộc khác còn gọi dân tộc này với các tên Miêu, Mèo, Mẹo. Căn cứ vào đặc điểm về dân tộc học và ngôn ngữ học, người ta chia tộc H'Mông ra làm các ngành: H'Mông Trắng (Môngz Đơư), H'Mông Hoa (Môngz Lênhs), H'Mông Đỏ (Môngz Si), H'Mông Đen (Môngz Đuz), H'Mông Xanh (Môngz Dua), Na Miểu (Mèo nước). Trong đó, cũng có ý kiến cho rằng H'Mông Hoa và H'Mông Đỏ là một[cần dẫn nguồn].
Văn hóa ẩm thực
Mèn mén, chế biến từ ngô hạt đem xay nhỏ, phải xay bằng cối đá và xay hai lần mới nhỏ mịn và khi đồ mới ngon. Đêm bột ngô vẩy nước vào đảo đều với độ ẩm vừa phải, khi cầm nắm ngô bột không bị dính, cũng không bị bở ra là được. Tiếp đó cho vào chõ đồ lần 1, đến khi hơi bốc lên thơm thì đổ ra mẹt vẩy thêm một ít nước rồi đảo đều cho tơi ra, sau đó lại cho vào chõ đồ lần 2; khi có mùi thơm lừng bốc lên, khi đó mèn mén đã chín, bưng ra chỗ cao ráo để ăn trong cả ngày.
Tục cưới hỏi

Nếu người bạn gái đồng ý thì hẹn bạn trai làm một thủ tục Bắt vợ. Theo tục bắt vợ của người H'Mông, sau ba ngày bắt được vợ, người con trai phải cùng bố mẹ đẻ đem lễ vật gồm thịt lợn, thịt gà, rượu sang nhà gái để tạ ơn và làm vía thành hôn đồng ý cho hai người lấy nhau. Sau khi làm vía, người con trai phải cùng vợ ngủ lại nhà gái một đêm rồi sáng mai mới được về sớm. Bắt được vợ rồi thì hai người có thể về chung sống với nhau đến lúc nào có điều kiện kinh tế khá giả thì mới tổ chức đám cưới, thậm chí có những đôi ở với nhau có con rồi cưới cũng chẳng sao.
Ngày nay thủ tục này có phần thay đổi khác tiến bộ hơn, tại Việt Nam thì biến đổi giống với người Kinh. Người con gái tìm hiểu kỹ hơn, tự do lựa chọn người bạn đời.
Vi Đức Hồi (sưu tầm)

Share with your friends