Huyền bí tục "đi sim" của dân tộc Vân Kiều (Huyền Chư) - Mc tiệc cưới, học làm mc đám cưới, video đám cưới hay nhất

Friday, June 17, 2016

Huyền bí tục "đi sim" của dân tộc Vân Kiều (Huyền Chư)

Huyền bí tục "đi sim" của dân tộc Vân Kiều

Đi Sim là một nét văn hóa lãng mạn của nam nữ thanh niên người Bru – Vân Kiều nói chung và người Vân Kiều ở Quảng Trị nói riêng. Đó cũng chính là truyền thống đáng tự hào của họ. Đi Sim là cách đi tìm người yêu của con trai, con gái dân tộc Vân Kiều từ bao đời nay. Nếp sống hiện đại kèm theo những luồng văn hoá không lành mạnh đang dần xâm nhập vào đời sống sinh hoạt của người Vân Kiều. Tục đi Sim với những giá trị truyền thống tốt đẹp đang đối diện với nguy cơ có thể mai một.

Ý nghĩa tục "đi sim"
Hoà chung với những nét đẹp văn hoá của những dân tộc trên đất nước ta, thanh niên nam nữ Vân Kiều ở miền núi tỉnh Quảng Trị với tục đi Sim đã làm nên nét bản sắc đặc biệt cho dân tộc mình. Con trai, con gái Vân Kiều khi đến tuổi trưởng thành họ tìm đến bên nhau để bày tỏ tình yêu. Tình yêu và hôn nhân là bước đánh dấu sự trưởng thành của mỗi con người, là khi con người đã tự ý thức và quyết định cuộc đời mình. Nam nữ trước khi tính đến chuyện hôn nhân phải trải qua quãng thời gian tìm hiểu, trong quá trình tìm hiểu có giai đoạn rất quan trọng chính là đi sim. Khi hai bên đã thấy tâm đầu ý hợp sẽ về báo với cha mẹ. Hai bên gia đình thống nhất, đám cưới sẽ được tiến hành theo nghi thức truyền thống.
Đi Sim là một phong tuc tap quan có từ lâu đời, là nét đẹp văn hoá, là khát vọng tự do yêu đương của nam nữ thanh niên dân tộc Vân Kiều miền núi Quảng Trị. Tìm hiểu về tục lệ đi Sim của thanh niên Vân Kiều ở vùng núi Quảng Trị,  tìm hiểu về những giá trị tốt đẹp, những nét đặc sắc trong tục đi Sim. Qua đó, mong muốn tất cả nam nữ thanh niên Vân Kiều biết trân trọng, gìn giữ và phát huy giá trị truyền thống, đừng để hoen ố, mai một đi những nét văn hoá độc đáo, những giá trị đã làm nên bản sắc của dân tộc mình.
Diễn biến mùa đi Sim
Tục đi sim thường diễn ra vào các mùa trăng, nhất là những đêm trăng sáng. Vì thế mùa trăng được xem là thời điểm lý tưởng nhất cho những buổi đi sim, là thời điểm mà các chàng trai, cô gái Vân Kiều trông ngóng, đợi chờ. Dưới ánh trăng sao vằng vặc, các chàng trai gửi gắm, thăm dò tình cảm đến các cô gái qua làn điệu oát
- Núi rừng, sông suối – không gian tình yêu của những đêm Sim
Các đôi trai gái Vân Kiều thường hẹn hò với nhau bên những bờ sông con suối, hay ở những ngôi nhà Xu giữa cảnh núi rừng thiên nhiên thơ mộng, để rồi nên vợ nên chồng. Núi rừng, sông suối chính là những ngƣời bạn đồng hành thân thiết với những đêm tình yêu của con trai, con gái Vân Kiều. Núi rừng, sông suối bản làng người Vân Kiều từ bao đời nay đã làm chứng cho biết bao mối nhân duyên nhưthế. Từ thế hệ này sang thế hệ khác núi rừng, sông suối vẫn là người bạn đồng hành thuỷ chung với người Vân Kiều trong cuộc sống nói chung và trên con đường đi tìm tình yêu, hạnh phúc nói riêng, xem boi tinh yeu để biết thêm chi tiết.
- Hát giao duyên - khát vọng tự do yêu đương của nam nữ thanh niên người Nét đẹp của hát giao duyên
Trong lễ hội đi sim, người dân tộc Vân Kiều vẫn lưu truyền hình thức hát đối đáp- một nét đẹp trong văn hóa ứng xử đầy trữ tình, đằm thắm, tôn vinh vẻ đẹp văn hóa truyền thống, đặc sắc của dân tộc mình. Đó là hát giao duyên với ba làn điệu chính: cha chấp, oát, xanớt. Cha chấp là loại hình đối đáp dành cho thanh niên nam nữ trong những buổi đầu hẹn hò Với nhạc điệu ấm áp và ca từ trữ tình, họ hát không phải để thử tài mà chỉ để bày tỏ nỗi lòng, thông tin cho nhau thân phận, hoàn cảnh và cảm nhận của mình về đối tượng.
Bước qua giai đoạn đầu bỡ ngỡ còn nhiều nghi ngại, họ dần trở nên thân thuộc. Làn điệu oát giúp đôi bạn trẻ xích lại gần nhau hơn. Tình yêu của họ lớn dần lên qua những lời ca, điệu hát. Những câu hát oát như trở thành người mai mối dẫn dắt họ tìm đến bên nhau. Xà nớt là làn điệu dân ca để bày tỏ mong ước kết đôi của hai người yêu nhau. Đó tự thấy được niềm khát khao yêu đương của lòng mình, thấy không thể thiếu được người mình yêu dấu trong đời.
- Những làn điệu dân ca trong hát giao duyên
Người Vân Kiều có rất nhiều điệu hát dân ca, những những làn điệu dân ca được dùng để hát giao duyên trong những buổi đi sim thì có ba loại chính đó là : Cha chấp, Oát, Xanớt. Cha chấp là loại hình đối đáp dành cho thanh niên nam nữ trong những buổi đầu hò hẹn. Với nhạc điệu ấm áp và ca từ trữ tình họ hát không phải để thử tài mà chỉ để bày tỏ nỗi lòng, thông tin cho nhau thân phận, hoàn cảnh và cảm nhận của mình về đối tượng. Bước qua giai đoạn đầu bỡ ngỡ còn nhiều nghi ngại, họ dần trở nên thân thuộc. Làn điệu Oát giúp những đôi bạn trẻ xích lại gần nhau hơn. Tình yêu của họ lớn dần lên qua những lời ca, điệu hát. Những câu hát Oát như trở thành người mai mối dẫn dắt họ mạnh dạn tìm đến bên nhau. Xà Nớt là làn điệu dân ca để bày tỏ mong ƣớc kết đôi của hai người yêu nhau. Đó là khi họ tự thấy được niềm khát khao yêu đƣơng của lòng mình, là khi họ thấy không thể thiếu được người mình yêu dấu trong đời.

Huyền bí tục "đi sim" của dân tộc Vân Kiều

- Những nhạc cụ truyền thống tiêu biểu đi kèm với các làn điệu dân ca
Kèn Amam đi kèm với làn điệu Cha chấp. Trong những lần đi Sim và hát giao duyên, con gái là người giữ kèn Amam. Đây là loại kèn phải có hai người thổi và hát lên làn điệu Cha chấp để trao đổi tình cảm, giọng kèn trầm và âm vang. Còn làn điệu Oát thì phải đi kèm với kèn Tariền. Loại kèn này được làm bằng ống trúc, có dùi năm lỗ tạo ra sau thanh âm trầm bổng. Kèn Tariền dành cho các chàng trai thổi ở các nhà Xu để thổ lộ tâm tình với bạn gái.Các chàng trai vừa thổi vừa hát Oát để nói lên nỗi lòng thầm kín với người mình yêu. Âm thanh của tiếng kèn Tariền vì thế mà tha thiết, rạo rực. Tiếng kèn Khui thì vang lên cùng với làn điệu Xà nớt. Kèn Khui là loại kèn thổi dọc có lƣỡi gà làm bằng nứa rung tự nhiên. Về cấu tạo, nó là 1 ống nứa dài 30 cm, đường kính 0,5 cm. Điểm đặc biệt là cả hai người cùng thổi 1 ống. Khi hai người cùng thổi Khui và hát Xà nớt tức là họ đã trở thành một đôi tâm đầu ý hợp.
Như vậy trong việc lựa chọn người yêu, nam nữ thanh niên Bru-Vân Kiều đều chọn lao động giỏi là tiêu chí hàng đầu. Điều này hoàn toàn phù hợp với điều kiện kinh tế và địa bàn cư trú của người dân tộc Vân Kiều: siêng năng, chăm chỉ, biết yêu quý lao động, biết chăm lo gia đình.
Những luật tục đi sim được phép
Con trai con gái Vân Kiều đến tuổi trưởng thành, có thể đi Sim để tìm bạn đời, con trai Vân Kiều được phép qua nhà con gái chơi bất cứ lúc nào dù nửa đêm khuya khoắt mà không sợ làm phiền bố, mẹ cô gái. Khi đã phải lòng nhau, nếu không ngủ ở nhà xu thì đôi trai gái có thể rủ nhau ra rừng ngủ. Cô gái mang theo 1 cái chăn, 1 cái gối, bẻ lá khô lót làm chiếu. Đến sáng người con gái phải dậy sớm để về đâm lúa, múc nước, bẻ bắp cho gia đình.Tục lệ của người Vân Kiều còn cho phép nếu chàng trai đã phải lòng với cô gái nào thì khi màn đêm buông xuống họ tìm đến nơi cô gái nằm, rẽ vách bật tín hiệu. Đồng ý, cô gái sẽ mở cửa cho vào rồi họ lại dắt nhau ra rừng, ra chòi canh rẫy để tìm hiểu nhau.
Những điều tối kỵ
Khi đi Sim, luật lệ đầu tiên mà đám thanh niên phải học là không được ép buộc con gái yêu mình, không được tranh người yêu và phải nhường cho người đến trước.Theo tục lệ của người Vân Kiều đôi trai, gái vào rừng ngủ không được đem chiếu, không được bẻ lá tươi lót làm chiếu.Nam nữ trước khi tính đến chuyện hôn nhân phải trải qua quãng thời gian tìm hiểu, xem tuoi vo chong, khi tình cảm và sự chọn lựa đã chín muồi, phải đƣợc sự mai mối của ông bà mối, được sự đồng ý của hai gia đình, hai dòng họ trước. Trong luật tục cũng như quan niệm của đồng bào Vân Kiều, khi chưa là vợ chồng của nhau thì tuyệt đối không được quan hệ tình dục với nhau, nếu vi phạm sẽ bị trừng phạt.
Kết
Đi Sim là một hoạt động văn hoá mang tình truyền thống, nó nhắc nhở ngƣời Vân Kiều hướng về nguồn cội, trân trọng gìn giữ những thành quả sáng tạo của cha ông. Những buổi đi Sim chính là những buổi giao lưu thân mật tạo nên sự gắn kết cộng đồng người dân tộc Vân Kiều ở các bản với nhau, tăng thêm tình thân, tình đoàn kết. Hôn nhân giữa con trai, con gái các bản với nhau là nhịp cầu để tất cả bà con trong cộng đồng xích lại gần nhau hơn. Tục lệ đi Sim vì thế mà trở thành một nét đẹp văn hoá không thể thiếu trong đời sống đời sống tinh thần của người Vân Kiều.
Ngày nay, phong tục ấy đang bị phai nhạt dần bởi đã có nhiều yếu tố từ bên ngoài thâm nhập vào. Nếu không bảo tồn, sẽ có một ngày chúng ta không còn thấy ai ca hát trao duyên sau mỗi buổi tối, mỗi khi trăng về nữa..Vì vậy,  mỗi người Vân Kiều đều phải ý thức được giá trị truyền thống của nó để trân trọng, gìn giữ và tự hào.

(Huyền Chư (sưu tầm)

Share with your friends