Nét đẹp văn hóa Bắc Giang - Ảnh: Sưu tầm
Hát sình ca là điệu hát của người dân tộc Cao Lan, được tổ chức theo từng nhóm: một nhóm nam và một nhóm nữ hát đối đáp. Các bài hát này thường được chép bằng Hán Nôm, chia thành nhiều phần: hỏi thăm, làm quen, giới thiệu bản thân, trao đổi tâm tư tình cảm, lời chúc..., những phần này được gộp chung một bài.
Mùa xuân lễ hội đem hát đối đáp giao duyên, bài hát gần gũi với đời thường của bà con, hương đồng gió nội khắp bản làng vùng sâu vùng xa. Làn điệu đã góp phần không nhỏ cho những đôi lứa thành vợ chồng.
Tiếng hát Sịnh ca người Cao Lan - Ảnh: Sưu tầm
Du lịch Bắc Giang - Ảnh: Sưu tầm
Làn điệu Sịnh ca của người Cao Lan ở Đèo Gia vừa phong phú về thể loại lại vừa hấp dẫn về nội dung. Đến nay, hơn 400 bài hát với nhiều thể loại và nội dung khác nhau còn được lưu giữ ở Đèo Gia. Có bài hát thể hiện tình yêu nam nữ, thể hiện tình yêu của con người với cuộc sống với thiên nhiên, phần nhiều bài hát mới lại thể hiện lòng biết ơn với Đảng, Bác Hồ và con đường đổi mới của quê hương, dân tộc.
Khám phá Bắc Giang - Ảnh: Sưu tầm
Sự khác biệt đáng nói ở làn điệu Sịnh ca của người Cao Lan chính là làn điệu vừa chứa đựng chất thơ, vừa phản ánh giá trị nhân văn sâu sắc của con người.
Nói cách khác, Sịnh ca không chỉ là những câu thơ có vần có điệu mà còn là một hình thức dân ca thể hiện sâu sắc trí tuệ và xúc cảm về nhân sinh quan, thế giới quan của người Cao Lan.
Qua Sịnh ca, người nghe có thể nhận thấy vẻ đẹp tâm hồn của người Cao Lan bình dị mà tinh tế, mộc mạc mà chân thành.
Chỉ những người biết chữ Hán và có tuổi mới đọc, hiểu, dịch những bài Sịnh ca. Lớp người trung niên và mới lớn không biết chữ Hán thì không đọc được nên rất khó hiểu nội dung của các câu hát mặc dù có học thuộc lòng đi chăng nữa.
Với giá trị độc đáo và giàu bản sắc dân ca, Sịnh ca ở Đèo Gia . Đây vừa là niềm tự hào vừa là trách nhiệm lớn lao của dân tộc Cao Lan ở Đèo Gia nói riêng, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc giang nói chung trong việc giữ gìn và phát huy giá trị của làn điệu Sịnh ca.
Vi Đức Hồi (sưu tầm)