Dân tộc Cao Lan (còn gọi là Sán Chay) ở Tuyên Quang có khoảng 60.000 người sống rải rác ở một số thôn bản của 3 huyện Sơn Dương, Yên Sơn, Hàm Yên.
Cộng đồng người
nơi đây còn lưu giữ nhiều giá trị văn hoá truyền thống đặc sắc như các lễ hội, hát sình ca và phong tục cúng cơm mới (còn gọi là Tết cơm mới), được tổ chức vào tháng 8 hoặc tháng 9 Âm lịch khi thu hoạch vụ mùa đầu tiên trong năm. Lúc ấy người bắt đầu chọn ngày tốt và chuẩn bị các nhu yếu phẩm cho ngày này. Trước khi cả làng ăn cơm mới, ông trùm làng làm một lễ cúng Thành hoàng ở đình làng, xin Thành hoàng đồng ý cho bách tính được ăn cơm mới, phù hộ cho dân làng. Lễ vật dâng cúng gồm có xôi làm từ gạo mới, gà luộc, rượu, hương. Cũng vào thời gian này, nhà nào tiến hành ăn cơm mới thì làm cây nêu bằng ngọn tre, hoặc ngọn lau cắm ngoài cổng để báo hiệu khách lạ không được vào nhà.
Hiện nay
vẫn được bà con duy trì và thực hành theo nghi lễ truyền thống. có vai trò không thể thiếu trong đời sống của người ở Tuyên Quang. Vào ngày Tết là dịp để các gia đình làm lễ tạ ơn tổ tiên, đất trời đã phù hộ cho một mùa bội thu. Nhân dịp này, các thế hệ con cháu càng biết ơn công ơn tổ tiên cha ông, trân trọng hơn thành quả lao động một năm của dân tộc mình.Vi Đức Hồi (sưu tầm)