Phong tục đón tết có một không hai của các dân tộc Tây Nguyên (Lý Thào) - Mc tiệc cưới, học làm mc đám cưới, video đám cưới hay nhất

Tuesday, July 12, 2016

Phong tục đón tết có một không hai của các dân tộc Tây Nguyên (Lý Thào)

Người Giẻ Triêng trong phong tục truyền thống.

Không chỉ các dân tộc ở vùng núi phía Bắc, mà những dân tộc ở khu vực miền Trung - Tây Nguyên cũng có phong tục riêng để đón Tết cổ truyền.
Ăn than cầu may của người Giẻ Triêng
Người Giẻ Triêng (sống chủ yếu ở Quảng Nam và Kon Tum), đón Tết cổ truyền với tên gọi là Cha Chả, nghĩa là ăn than. Gọi là ăn than bởi theo quan niệm của người Giẻ Triêng thì trong ngày Tết, ai dính nhiều tro đốt từ than nhất sẽ may mắn, thu hoạch mùa màng tươi tốt.

Để có thể dính tro than, trước Tết 3 ngày, các chàng trai cao to sẽ được cử lên rừng đốt củi thành những đống than lớn và mang về làng. Ngoài ra, người làng cũng nấu xôi, vuốt lên cây giẻ khô rồi đốt lên thành tro. Hai loại tro này sẽ được hất tung lên cao và ai dính được nhiều tro nhất sẽ là người may mắn nhất.
Người Giẻ Triêng cũng sẽ cầm một nắm xôi ném lên mái nhà, nắm xôi của ai dính lên đó sẽ năm mới người ấy sẽ có 100 gùi lúa.
Lễ hội bắt chồng ở Tây Nguyên
Mỗi năm, mùa bắt chồng các đồng bào Chu Ru, Cil, Cơ Ho... ở Lâm Đồng nói riêng, Tây Nguyên nói chung được bắt đầu từ mùng một Tết âm lịch cho đến hết tháng ba. Lễ bắt chồng phải diễn ra ban đêm. Khi thích một chàng trai nào đó, cô gái về thông báo cho gia đình và dòng họ biết. Gia đình sẽ đến nhà trai hỏi dạm. Nếu cả hai dòng họ đồng ý, cô gái sẽ đến đeo nhẫn vào tay người con trai vào một đêm đẹp trời. Trường hợp người con trai không thích có thể trả lại nhưng đến 7 ngày sau, cô gái lại chọn một đêm đẹp trời đến đeo nhẫn cho chàng trai và cứ thế lặp đi lặp lại cho đến khi chàng trai chấp nhận.

lễ hội bắt chồng của người Chu Ru.

Trước khi cưới một ngày, buôn làng tổ chức một đêm hội gọi là "Đêm hội bắt chồng". Trong đêm hội này, chàng trai và cô gái phải đọc một số câu luật tục riêng của đồng bào mình, có một số câu luật độc đáo như: "Tìm vợ, tìm chồng phải hỏi mẹ cha; ăn ruộng, ăn rẫy phải hỏi tai con trâu, con bò; làm bẫy phải hỏi thần núi; về với vợ như về với nước...". Ngày cưới chàng trai và cô gái rút nhẫn ra hôn nhẫn và đeo lại cho nhau. Sau lễ cưới 7 ngày, cô gái tháo nhẫn đưa mẹ chồng cất giữ và ngược lại nhẫn chàng trai do mẹ cô gái cất giữ.
Một phong tục độc đáo của đồng bào Tây Nguyên, khi vợ chồng xảy ra mâu thuẫn nếu ai đề nghị ly hôn trước thì người đó phải "đền" một con trâu đực. Đồng thời sau lễ bắt chồng ai chung chạ, ngoại tình với người khác thì kẻ phản bội phải đền ba con trâu đực và số trâu sẽ tăng lên nếu ngoại tình nhiều lần.
Đây cũng được xem như một luật tục riêng làm tăng tính gắn kết trong cuộc sống vợ chồng. Bởi lễ bắt chồng còn được các đồng bào xem là việc đại sự và Srí là tín vật chung cho hai dòng họ.
Tục cúng trâu của người H’rê
Dân tộc Hrê cư trú tập trung ở các huyện Sơn Hà, Ba Tơ, Minh Long của tỉnh Quảng Ngãi.
Theo phong tục, Tết của đồng bào Hrê kéo dài vài tháng liền. Bởi vậy mỗi gia đình phải lo nấu thật nhiều bánh tét, ủ thật nhiều rượu và chuẩn bị vài con trâu để đãi buôn làng.

Phong tục cúng trâu của người H'Rê.

Trong ngày Tết, tất cả mọi người đều tập trung về nhà chủ làng để chúc tụng, ăn mừng, sau đó mới lần lượt đến nhà khác.
Vào ngày Tết thứ hai, khi tiếng gà rừng cất tiếng gáy, Người dân H’Rê phải dậy để làm lễ cúng trâu.
Đối với họ, con trâu là cánh tay đắc lực, giúp kéo cày, bừa, giải quyết lúc gia đình khó khăn... Vì thế, lễ cúng trâu đặc biệt quan trọng. Trong lễ cúng trâu, họ chuẩn bị một nghi lễ tươm tất: Con gà sống, rượu, trầu cau... Họ trải chiếu hoa trước cổng chuồng trâu để làm lễ, khấn vái cầu mong cho con trâu khỏe mạnh, mập tròn như trái sim, để kéo cày, bừa tốt, đẻ được nhiều con.

 Lý Thào (sưu tầm)

Share with your friends