Văn hoá ẩm thực người Cơ tu
Đồng bào dân tộc Cơ tu là một bộ phận trong cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam. Người Cơ tu sinh sống tập trung ở vùng núi phía Tây tỉnh Quảng Nam, Thừa Thiên Huế và TP Đà Nẵng, một số ít sinh sống ở vùng Tây Trường Sơn thuộc nước bạn Lào. Xét về địa bàn cư trú, người Cơ tu chia thành hai nhóm: Nhóm người Cơ tu ở vùng cao và người Cơ tu sinh sống ở vùng thấp. Đồng bào Cơ tu ở Đà Nẵng hiện nay thuộc nhóm Cơ tu vùng thấp, sinh sống tại hai xã Hòa Phú và Hòa Bắc (huyện Hòa Vang). Cộng đồng người Cơ tu đã sáng tạo và bảo tồn những giá trị văn hóa độc đáo, riêng có của dân tộc mình về mặt trang phục, âm nhạc, lễ hội, phong tục tập quán. Những nét văn hóa ấy đã góp phần tạo nên sự đa dạng cho nền văn hóa Việt Nam.
Nghề dệt vải của người Cơ tu
Với chủ đề “Văn hóa dân tộc Cơ tu - Nơi lưu giữ bản sắc cộng đồng”, Giới thiệu và trình diễn các nghề truyền thống của đồng bào Cơ Tu gồm: Nghề dệt thổ cẩm, nghề đan mây tre và điêu khắc gỗ do các nghệ nhân đến từ xã Tà Lu và xã Ba, huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam; giới thiệu sản phẩm rượu cần Phú Túc của xã Hòa Phú, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng.
Trang phục của người Cơ tu
Về lễ hội văn hóa: Lễ hội đâm trâu là lễ hội quan trọng nhất của đồng bào Cơ tu. Lễ hội luôn gắn với nhạc và điệu múa truyền thống của người Cơ tu là Tungtung Yayá.
Mặt nạ trong văn hóa của người Cơ tu là một yếu tố văn hóa đặc sắc, được sử dụng trong các điệu múa mừng chiến thắng, trong lễ cải mả hay các nghi lễ cầu mùa, cầu may…
Trình diễn văn hoá Cơ tu
Về nghề thủ công truyền thống: Trong quá trình hình thành và phát triển, đồng bào Cơ tu đã sáng tạo, gìn giữ và lưu truyền những nghề thủ công truyền thống độc đáo của dân tộc mình, trưng bày giới thiệu 3 nghề thủ công tiêu biểu của đồng bào Cơ tu bao gồm: Nghề dệt, nghề đan mây tre và nghề điêu khắc gỗ.
Lan Anh (sưu tầm)