Y Tý mùa nước đổ
Y Tý, Lào Cai được những người sành ví như một nơi đắc địa nhất để ”săn mây” mà hiếm nơi nào có được. Nơi đây thu hút khách du lịch bởi nét hoang sơ với văn hóa tộc người đặc trưng, bởi cảnh đẹp thiên nhiên hùng vĩ mà tạo hóa ban tặng. Hãy cùng Vntrip.vn trải nghiệm kinh nghiệm du lịch Y Tý Lào Cai nhé.
1.Thời gian du lịch Y Tý
Cuối tháng 8 đến giữa tháng 9: Thời gian này là lúc những thửa ruộng bậc thang của Y Tý đi vào mùa thu hoạch, một màu vàng óng sẽ bao phủ toàn bộ Y Tý. Theo kinh nghiệm du lịch Y Tý, việc du lịch Y Tý “săn lúa” cũng thú vị không kém gì “săn mây”.
Săn mây tại Y Tý,
Tháng 9 đến tháng 4 năm sau: Đây là thời điểm săn mây Y Tý tuyệt nhất. Khỏi phải nói về sức hút của cụm từ “săn mây”, tại thời gian này, bạn sẽ có cơ hội đùa giỡn thỏa thích với những chùm mây bao quanh.
Đặc biêt, theo kinh nghiệm phượt Y Tý, bạn nên đi vào tháng 9 là đẹp nhất và an toàn nhất.
Y Tý – nơi săn lúa chín “hot” của giới trẻ (Ảnh: ST)
2.Phương tiện đến Y Tý
Y Tý cách thành phố Lào Cai khoảng 100km. Tùy theo điều kiện kinh tế, sức khỏe, bạn có thể chọn một trong số các phương tiện sau để đi phượt Y Tý:
– Tàu hỏa: Mua vé tàu chuyến Hà Nội – Lào Cai khoảng 160-200k/người/lượt.
– Xe khách giường nằm từ Mỹ Đình lên Lào Cai (hoặc Sa Pa). Từ Lào Cai bạn đi xe máy vào Y Tý. Có thể thuê xe máy tại Sa Pa hoặc lựa chọn mang xe máy theo từ Hà Nội đều được. Chi phí mang xe theo tàu hoặc theo xe ô tô khoảng 150-200k/xe.
Bạn hoàn toàn có thể đi được bằng xe máy, những phượt thủ có kinh nghiệm cho rằng quãng đường Hà Nội – Y Tý thực sự là một trong những quãng đường đẹp nhất Việt Nam. Nếu đi xe máy từ Lào Cai hay Sa pa, các bạn có thể tham khảo các cách sau:
– Cách 1: Cung đường đi từ Lào Cai: Lào Cai – Bát Xát -> Trình Tường -> Lũng Pô (cột mốc 92) nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt -> A Mú Sung -> A Lù – Y Tý.
– Cách 2: Nếu xuất phát từ Sa Pa thì nên chạy: Sa Pa -> Ô Quy Hồ -> Tả Giàng Phình -> Mường Hum -> Dền Thàng -> Y Tý – cánh đồng A Lù – Dền Sáng và quay về Sa Pa.
Nghỉ ngơi tại đâu ở Y Tý?
Điều khó khăn nhưng cũng là trải nghiệm khá thú vị cho du khách khi du lịch Y Tý, Lào Cai ở chỗ tại nơi đây dịch vụ nhà nghỉ, khách sạn chưa phát triển. Du khách chỉ có thể thuê nhà sàn của dân hoặc homestay để trải nghiệm cuộc sống của đồng bào. Đặc biệt, vào mùa cao điểm bạn cũng có thể đến xin ở nhờ tại đồn biên phòng Y Tý.
Homestay nhà nấm là trải nghiệm thú vị khi du khách đến với Y Tý (Ảnh: ST)
Ăn gì ở Y Tý?
Vùng cao hẻo lánh còn nhiều khó khăn trong cuộc sống nên không có nhiều món đặc sản để bạn thưởng thức, nhưng bù lại với một chuyến đi như thế này, bạn sẽ có dịp trổ tài với những món đồ mang theo đơn giản. Vntrip.vn khuyên bạn nên thử tham gia vào phiên chợ ngày thứ 7, đừng quên nếm thử món thắng cố trứ danh được làm từ nội tạng ngựa.
Món thắng cố là món nhất định phải thử khi du lịch Y Tý (Ảnh: ST)
Thông thường những nghà nghỉ mà bạn ở sẽ phục vụ ăn uống, và những món ăn đặc sản ở đây cũng giống như những điểm du lịch vùng cao khác, cũng lợn cắp nách, gà chạy bộ, rau rừng,…và một số món đặc trưng khác như nhộng ong và chè san tuyết. Một mâm cơm đầy đủ, no nê cho cả đoàn là 400.000VNĐ, còn cho một người là 60.000VNĐ/suất ăn.
Nên đi đâu ở Y Tý, Lào Cai?
Mốc 92 – Ngã 3 Lũng Pô
Đây là ngã 3 nơi sông
Dòng Nguyên Giang (Trung Quốc) gặp dòng Lũng Pô trên đất Việt Nam, hòa mình vào nhau và chảy vào đất Việt với tên gọi Sông Hồng. Đây cũng là nơi có mốc 92 biên giới Việt Nam Trung Quốc. Có 3 mốc 92. Mốc đặt phía Việt Nam là mốc 92(1), mốc 92(2) và 92(3) đặt trên bờ sông phía Trung Quốc
Mốc 92
Mốc biên giới Việt Nam – Trung Quốc
Dọc tuyến đường từ Bát Xát đến Y Tý bạn có thể gặp khá nhiều mốc trên tuyến biên giới đất liền Việt Nam – Trung Quốc (đoạn qua tỉnh Lào Cai). Nếu là một người ưa thích các mốc biên giới, các bạn có thể xem thông tin về tọa độ các cột mốc trong bài viết Mốc biên giới Việt Nam – Trung Quốc ở Lào Cai để có thêm thông tin cho hành trình phượt Y Tý của mình.
Cầu Thiên Sinh
Cầu Thiên Sinh nằm ở cuối thôn Lao Chải, cách trung tâm xã Ý Tý gần 10km. Theo tiếng dân tộc Hà Nhì, cầu có tên là Thiên Sân Shù, dịch nghĩa là “trời sinh”. Sở dĩ gọi vậy là vì đây là cây cầu rất đặc biệt. Cầu chỉ ngắn chừng 1m, trước đây là một tảng đá tự nhiên bắc qua khe sâu hun hút dưới là dòng suối Lũng Pô gầm gào tung bọt trắng xóa. Từ hàng trăm, hàng ngàn năm trước, qua sự vận động kiến tạo địa chất, khối đá khổng lồ đã bị nứt ra tạo thành khe đá này.
Cầu Thiên Sinh (Ảnh: ST)
Thôn Hồng Ngài
Cuộc sống thôn Hồng Ngài (Ảnh: ST)
Hồng Ngài là thôn xa nhất của xã Y Tý nằm sát với biên giới Trung Quốc. Nhiều người hiểu nhầm bản Hồng Ngài này là bản Hồng Ngài trong “Vợ Chồng A Phủ” của nhà văn Tô Hoài nhưng thực ra không phải, Hồng Ngài trong “Vợ chồng A Phủ” là ở huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La. Tuy là thôn xa nhất của xã Y Tý nhưng người dân Hồng Ngài có cuộc sống cũng tương đối ổn bởi đây là thôn trồng khá nhiều thảo quả, một loại nông sản mang lại giá trị cao.
Y Tý đẹp trong mây sớm
Trải nghiệm với chuyến du lịch Y Tý, Lào Cai chắc chắn sẽ là một trải nghiệm đáng nhớ trong cuộc đời của bạn. Săn mây Y Tý, săn lúa chín, thử tài đổ đèo, thưởng thức món ăn dân tộc và thả hồn vào cuộc sống của các bản làng,… Y Tý Lào Cai sẽ không khiến những người “sành” cái đẹp phải thất
Minh Thắng