Độc đáo lễ hội cầu mùa của người dân tộc Dao ở Hà Giang (Đàm Minh Phượng) - Mc tiệc cưới, học làm mc đám cưới, video đám cưới hay nhất

Wednesday, April 5, 2017

Độc đáo lễ hội cầu mùa của người dân tộc Dao ở Hà Giang (Đàm Minh Phượng)

Lễ hội cầu mùa là một nét văn hóa đặc sắc của người dân tộc Dao. Đây là lễ hội được người Dao duy trì bao đời nay và trở thàng bản sắc văn hóa của mình, cầu mùa với mong muốn có những vụ mùa tốt tươi, mang lại nguồn thực phẩm lớn giúp cuộc sống của họ ổn định và đi lên.
Lễ hội cầu mùa của người Dao ở Hà Giang thường được tổ chức vào dịp đầu xuân, khi mà họ vừa ăn tết xong và chuẩn bị cho vụ mùa mới . Người dân tộc Dao thường chọn ngày Tỵ của tháng Giêng âm lịch hàng năm tổ chức, mọi người làm ghi lễ cầu mùa để mong một năm mới mưa thuận, gió hòa, mùa mang tốt tươi và bội thu.

Mỗi gia đình người Dao sẽ cử đại diện một người tham gia lễ hội cầu mùa để mang máy mắn về cho gia đình. Lễ vật để dâng lên thần núi thần rừng và trời là cây mía tượng trưng cho cây lúa lớn nhất trong bản, những bông lúa chín sớm ở những nơi tốt nhất trong ruộng, nương và những vật dụng vốn rất thân thuộc đã theo bà con trong suốt quá trình sản xuất. Các lễ vật dâng cúng như xôi, gà, rượu… được các hộ đóng góp từ trước. Niêu cơm mới được những người phụ nữ khéo tay nhất chuẩn bị, đảm bảo vừa dẻo, vừa thơm. Rồi mang đến một gia đình là hộ thu hoạch được nhiều thóc, nhiều ngô nhất năm qua đã được lựa chọn từ trước.

 

Thầy cúng là người đầu tiên đến hộ gia đình từ sáng sớm. Sau đó đông đảo thanh niên, người trong bản kéo đến cùng làm lễ cầu mùa. Đến giờ làm lễ, bốn thanh niên mặc trang phục chỉnh tề đội lễ từ bốn hướng đi về nơi được chọn làm lễ. Những thanh niên tham dự là người dân tộc Dao và thường là những người trai tráng, khỏe khoắn.
Linh vật để làm lễ hội cầu mùa của người Dao phải có gà luộc, bánh chưng, bánh mật và tiền vàng mã, chúng cũng là những vật gắn với sinh hoạt và ăn uống hằng ngày của họ. Và việc lựa chọn con gà trên mâm cúng là rất quan trọng, phải có cả gà trống và gà mái, chọn con đẹp nhất để tượng trưng cho sự hài hòa nam, nữ. Khi linh vật và mọi thứ đã chuẩn bị xong, thầy mo của bản đọc bài cầu khấn trời đất cho mưa thuận gió hoà, mùa màng tốt tươi, bội thu, không bị sâu bệnh phá hoại; con cháu học hành thành đạt, nhà nhà no đủ, mọi sự bình yên. Một điều quan trọng trong bài khấn phải có lời hứa của dân bản với thần núi, thần rừng, thần đất và trời về việc tất cả dân làng sẽ bảo vệ rừng, phát triển sản xuất, xây dựng cuộc sống ấm no, yên bình, loại bỏ dần những tập tục lạc hậu làm cho người Dao đói nghèo.
Người dân tộc Dao luôn tin rằng với sự thành kính của mình, trời và thần lính sẽ luôn ban cho họ những vụ mùa tươi tốt, mưa thuận gió hòa. Đối với họ, niềm tin luôn đặt ở thần linh, thần rừng và ông trời, nếu họ thành kính, luôn dâng lễ vật cúng và cầu xin thì mọi điều họ muốn sẽ thành thực.


Trong lễ cầu mùa của người Dao cũng có những hoạt động văn hóa văn nghệ được xen kẽ để không khí vui nhộn hơn. Các trò chơi dân gian đặc sắc như kéo co, đẩy gậy, ném còn. Khi các thầy cúng đang làm nhiệm vụ của mình thì mọi người phải ăn chay. Sau khi các thầy cúng xong thì hạ lễ và tổ chức ăn mặn.
Lễ hội cầu mùa không chỉ có ý nghĩa cầu may mắn, mưa thuận gió hòa cho vụ mùa mới mà còn là điều kiện để mọi người trong bản đoàn kết, gắn bó và giao lưu với nhau.

Đàm Minh Phượng

Share with your friends