Dân tộc Phù Lá là một trong số những dân tộc ít người trên địa bàn tỉnh Hà Giang nói riêng cũng như nước ta nói chung. Theo điều tra của những nhà nghiên cứu cho thấy dân tộc Phù Lá mới chỉ xuất hiện khoảng trên 100 năm.
Dân tộc Phù Lá có hai nhóm là Lao Va Xơ (Xá Phó) và Pu La. Trong đó, tại địa bản tỉnh Hà Giang chủ yếu là nhóm dân tộc Pu La.
Về kinh tế:
Người dân Phù Lá sinh sống chủ yếu bằng công việc làm nương rẫy và trồng lúa. Chăn nuôi các loại gia súc lấy thịt gà lợn, sức kéo, cày như trâu, ngựa. Ngoài ra họ còn làm những sản phẩm thủ công như đan mây tre, gùi có nhiều hoa văn đẹp để mang đến những phiên chợ trao đổi buôn bán với các dân tộc khác hay bán cho du khách.
Thiếu nữ dân tộc Phù Lá
Về cộng đồng :
Dân tộc Phù Lá sinh sống tập trung thành các bản nhỏ trên núi cao, mỗi bản thường có 10-15 hộ, họ sống trong các ngôi nhà đắp đất xen kẽ với các dân tộc khác như Mông, Tày, Nùng, Dao,…Đứng đầu trong cộng đồng người Phù Lá là những già làng, họ sẽ điều hành những công việc quan trọng như các lễ lạt, hội hè.
Khi có lễ hội tất cả người dân Phù Lá sẽ đều tụ tập đầy đủ ở sân bản
Hôn nhân của người Phù Lá :
Thanh niên nam nữ được thoải mái tìm hiểu cho đến khi cho gia đình biết thì sẽ được tổ chức một bữa cơm thân mật như để đính ước. Sau một thời gian họ sẽ tổ chức đám cưới. Cô dâu sẽ theo chồng về nhà. Của hồi môn sẽ là những vật dụng gia đình cần thiết. Người Phù Lá chỉ sống một vợ một chồng.
Một cô dâu người Phà lá đội chiếc khăn thổ cẩm trên đầu trước khi bước theo chồng
Về văn hóa : Người Phù Lá cho đến nay vẫn giữ nguyên được những bản sắc văn hóa truyền thống tốt của dân tộc mình như các câu truyện cổ xưa ca ngợi tình yêu con người thiên nhiên đất nước, lành thắng ác. Trong đó điển hình là câu nói “Một giọt nước không thành dòng nước lũ” thể hiện tinh thần đoàn kết của dân tộc. Người Phù Lá có những nghi lễ quan trọng trong năm như Tết Nguyên Đán, cúng thần rừng, tết tháng Bảy, tết cơm mới đầu tháng 10, đặt tên con, tang ma,…
Lễ trao tơ hồng…
Nhà cửa :
Nhà đất có hai mái, tường trình chắc chắn kiên cố, hai hồi để trống. Bàn thờ tổ tiên đặt gian giữa, bên cạnh có cửa sổ giả, hay còn là cửa sổ ma, rộng 15- 20 cm sẽ mở khi cúng. Họ còn nhà phụ để chứa lương thực hay tránh hỏa hoạn vì kèo đơn giản chỉ có một bộ kèo tam giác gồm hai kèo và một quá giang gác lên dầu tường.
Còn nhà sàn có hai chai, gần giống với nhà của dân tộc Hà Nhì. Gian chính giữa giáp vách tiền là chạn bát, giữa là nhà bếp, giữa vách hậu là bàn thờ.
Nhà sàn điển hình của người Phù Lá
Đối với trang phục :
Trang phục Phù Lá độc đáo khác những dân tộc khác và đậm chất văn hóa cổ truyền. Trang phục nam giới Phù Lá là áo xẻ ngực, cổ thấp, may từ 6 miếng vải, không cài cúc nẹp ngực viền vải đỏ, ống tay hẹp, cổ tay có hoa văn. Đối với phụ nữ có đôi chút khác biệt giữa có chồng và chưa chồng. Phụ nữ chưa chồng để tóc dàu quấn quanh đầu, đầu có khăn vuông đen hoặc chàm, bốn góc và giữa có hạt cườm đính. Áo ngắn 5 thân, tay dài, cổ vuông thấp chui đầu. Trang trí giữa thân, vai, ống tay và gấu áo. Cổ áo vuông, mô típ hoa văn trang trí mang nét đặc trưng riêng của người Phù Lá. Váy màu chàm đen, đầu và chân váy được trang trí hoa văn đỏ trắng vàng. Đầu vấn khăn hay đội mũ thêu ghép hoa văn theo lối chữ nhất.
Hứa Ban Mai