Mc tiệc cưới, học làm mc đám cưới, video đám cưới hay nhất: ₪ Ẩm thực dân tộc Thái
Showing posts with label ₪ Ẩm thực dân tộc Thái. Show all posts
Showing posts with label ₪ Ẩm thực dân tộc Thái. Show all posts

Tuesday, February 21, 2017

Thịt trâu sấy

Thịt trâu gác bếp là món ăn đặc sản vùng Tây Bắc. Món này thường được làm từ thịt bắp của những chú trâu thả rông trên các vùng núi, đồi. Thịt trâu sấy vừa tới, không cứng, ăn còn nguyên vị ngọt của thịt tươi. Từng thanh được tẩm gia vị đặc biệt dậy mùi hạt dổi, ớt khô, hạt mắc khén….
Thịt trâu sấy tại Lai Châu sẽ góp phần làm bạn cùng gia đình cảm nhận vị ngon của đặc sản núi rừng Tây Bắc.

Nếu bạn ghé thăm Lai Châu mà chưa được nếm món thịt trâu sấy thì quả thật là một thiệt thòi to lớn. Cái cảm giác dai dai, bùi bùi của thịt xen lẫn vị ngọt, thơm, cay cay của gia vị sẽ “ám ảnh” mãi nếu một lần được thưởng thức. 

Thịt lợn cắp nách

Nếu lần đầu nghe thấy cái tên “Lợn cắp nách”, chắc nhiều người miền xuôi sẽ không hiểu, nhưng với người dân vùng Tây Bắc, đặc biệt là đối với người Lai Châu đều biết đó là tên một loại đặc sản tạo nên hương vị đặc trưng không thể quên với ai đã từng một lần được thưởng thức.
Lợn cắp nách hay một số vùng gọi là lợn lửng là loại lợn đặc sản có nhiều ở vùng cao, đặc biệt là Lai Châu.
Loại lợn này được ra đời do thói quen chăn nuôi lạc hậu của người dân tộc thiểu số vùng cao như: H’Mông, Thái, Dao... Hình thức nuôi chủ yếu của đồng bào là chăn thả tự nhiên, vì thế lợn rất chậm lớn, trung bình chỉ từ 10 đến 15 kg, con to cũng chỉ tầm 20kg. Vì lợn không quá nặng nên người dân đi chợ phiên thường cho vào gùi, xách tay, cắp vào nách vì thế mới có cái tên “lợn cắp nách”.

Cắp lợn đi chợ (Ảnh: nguồn internet)


Muốn làm thịt lợn cắp nách ngon thì phải thui mà đã thui là phải đủ 2 lửa mới đạt yêu cầu. Thui xong, được cạo sạch, xẻ ra từng phần để chế biến thành món ăn. Có thể chế biến được nhiều món ngon từ thịt lợn cắp nách như: thịt ba chỉ, thịt mông được dùng để hấp, thịt từ vai trở lên được dùng để nướng, thịt phần thủ, bụng được dùng để nấu giả cầy, bộ lòng được làm sạch để luộc, xương lọc rồi để chế biến thành các món canh. Ăn thịt lợn cắp nách chẳng khác gì ăn thịt lợn rừng vì thịt chúng rất thơm ngon, hầu như không có mỡ, miếng nào có mỡ thì cũng không ngấy.

Cá suối nướng

Nếu có dịp ghé thăm Mường So - Phong Thổ - Lai Châu, mà không được thưởng thức món Pa pỉnh tọp hay chính là món cá suối nướng thì quả thật là một thiếu sót.
Từ xa xưa người Thái thường định cư ở các thung lũng, ven con sông, con suối nên cá và các loại thủy sản khác luôn là nguồn thực phẩm quan trọng không thể thiếu với đời sống hàng ngày.
Chính vì vậy tục ngữ Thái đã có câu: “Cáy măn mọk má ha, Báu to pa pỉnh tộp ma sú'' nghĩa là: '' Gà tơ tần đem đến, không bằng cá Pỉnh Tộp đem cho''. Bởi đối với đồng bào dân tộc Thái thì cá không chỉ đơn thuần mang lại giá trị dinh dưỡng mà còn là  biểu tượng của sự no đủ, sung túc và hạnh phúc.

Bắt cá từ suối về


Để làm được món Pá pỉnh tọp ngon, phải chọn loại cá suối tươi, béo nếu là cá chép thì càng tốt. Cá được cạo sạch vảy, không mổ đường bụng mà phải mổ sống lưng để khi nướng, úp cá lên sẽ mềm, dễ gắp. Sau khi lấy mật thì rửa sạch rồi ướp, nhồi gia vị.

Măng đắng

Cái vị đắng ấy, ăn vào một lần là nhớ mãi. Cái vị đắng ấy, bắt đầu nơi đầu lưỡi rồi chuyển thành vị ngòn ngọt lan tỏa khắp khoang miệng. Cái vị đắng ấy là hương vị đặc trưng của món măng đắng, một sản vật của núi rừng Tây Bắc.

Theo người già trong bản kể lại rằng:
“Thời xa xưa, khi cuộc sống đầy khó khăn, người dân bản phải vào rừng săn bắt hái lượm, lúc đó măng đắng chỉ xem như món ăn cứu đói. Vậy mà bây giờ đời sống đó đây đã no đủ, măng đắng được tôn vinh thành ẩm thực có thương hiệu.” Bởi vậy cho nên, vào mỗi mùa măng đắng từ người già cho đến trẻ con lại bày bán măng khắp các chợ, thậm chí là ven các con đường. 

Ẩm thực Lai Châu

Lai Châu vùng đất nơi địa đầu tổ quốc với 20 dân tộc anh em cùng sinh sống như: Thái, Tày, Nùng, Lự, Mảng, Kháng, Kinh... Chính điều này đã mang lại cho Lai Châu sự phong phú đa dạng về văn hóa, bởi vậy đến với vùng đất này, bạn không chỉ được đắm chìm trong khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, mà còn được hòa mình vào các hoạt động văn hóa đa dạng đặc sắc của các dân tộc
và một điều đặc biệt là được thưởng thức các món ăn đặc sản là nét ẩm thực đặc trưng không thể tìm thấy ở bất kỳ vùng đất nào. Đó là hương cay nồng của chén rượu Mông Kê, mùi thơm lừng của thịt sấy treo gác bếp, vị giòn tan của miếng măng nộm, màu sắc tươi rói của mâm xôi ngũ sắc, hương vị lạ lùng của nộm rau rớn hay cái cảm giác mềm mềm mà lại dai dai của món rêu đá nướng…

Hãy tưởng tượng có một ngày bạn ghé thăm Lai Châu, bạn sẽ được thưởng thức những món ăn độc đáo, được tham gia vào các lễ hội, được khám phá thiên nhiên hoang sơ, được đắm mình trong làn nước suối nóng…Quả thật ! Còn gì thú vị hơn.

Rêu đá

(laichau.gov.vn) Người Thái ở Tây Bắc nói chung và Lai Châu nói riêng có nét văn hóa ẩm thực rất đặc sắc. Đó có thể là món măng đắng, là thịt treo gác bếp, là cá suối nướng… Nhưng có một món ăn ít được biết đến hơn, không phải vì nó kém ngon mà chính vì tính độc đáo do số lượng có hạn và thời gian bảo quản ngắn của nó, đó là món “rêu đá”.

Món rêu đá có sự tích khá ly kỳ, bắt nguồn từ một mối tình của đôi trai gái người Thái gặp phải sự ngăn trở của chúa đất trong vùng. Họ đã trầm mình xuống dòng nước chảy xiết để được ở bên nhau mãi mãi. Cơ thể của người con trai hoá thành những tảng đá, còn mái tóc dài của người con gái lại biến thành một loại rêu mọc trên những tảng đá ấy. Về sau người ta tìm thấy thứ rêu mọc trên đá đó, mang về chế biến thành món ăn ngon. Từ ấy, món Rêu đá hay gọi theo tiếng Thái là quẹ trở thành món rau đặc sản của người dân Tây Bắc.


Vớt rêu đá từ suối lên

Khâu nhục

(lichau.gov.vn) Nếu có cơ hội ghé thăm bản người Nùng ở Tam Đường - Lai Châu và được thưởng thức một bữa cơm với các món ăn truyền thống của dân tộc Nùng, chắc hẳn sẽ có món “khâu nhục”, một trong những món ăn hấp dẫn bậc nhất khiến bạn không thể quên lúc trở về.
Mặc dù có nguồn gốc từ Trung Hoa nhưng cùng với thời gian và đặc biệt là sự “Biến tấu” cho phù hợp với văn hóa ẩm thực của người Nùng, món khâu nhục đã mang được nét độc đáo rất riêng. Về cơ bản khâu nhục là hầm cách thủy thịt ba chỉ trong thời gian dài, nhưng cách chế biến khá phức tạp và nhiều công đoạn.