Mc tiệc cưới, học làm mc đám cưới, video đám cưới hay nhất: ₪ Dân tộc Chu Ru
Showing posts with label ₪ Dân tộc Chu Ru. Show all posts
Showing posts with label ₪ Dân tộc Chu Ru. Show all posts

Friday, August 26, 2016

"Bảo tàng thu nhỏ" của dân tộc Chu Ru (Hoàng Hồng Hải)

(Mỗi nền văn hóa đều có một nét đẹp, một sức hút riêng biệt. Văn hóa của cộng đồng người dân tộc Chu Ru cũng không ngoại lệ. Những nét đẹp, nét độc đáo ấy không chỉ khiến cho nhiều nhà nghiên cứu, nhiều hậu duệ của người Chu Ru mà đến những người không mang trong mình dòng máu Chu Ru cũng mong muốn được góp sức mình vào việc lưu giữ những giá trị văn hóa vô giá. Đó là câu chuyện về nhóm sưu tầm cổ vật tại xã Ka Đơn, huyện Đơn Dương. Bằng tình yêu của mình, họ đã và đang bảo tồn những “báu vật” của cộng đồng người Chu Ru trên mảnh đất cao nguyên Lâm Đồng.

Được dành một vị trí trang trọng trong khuôn viên của nhà thờ gỗ Ka Đơn tại xã Ka Đơn, huyện Đơn Dương, phòng trưng bày cổ vật của người Chu Ru được hình thành từ năm 1998 do linh mục Nguyễn Đức Ngọc – quản xứ Ka Đơn khởi xướng. Với diện tích hơn 50 m2, phòng trưng bày như một bảo tàng thu nhỏ, tập hợp những đồ dùng của đồng bào dân tộc Chu Ru cách đây hàng trăm năm. Trong bảo tàng ấy, cùng với những văn bản giới thiệu đầy đủ về lịch sử và văn hóa Chu Ru thì những hiện vật có giá trị như cồng, chiêng, gùi, những chóe rượu cần, trang phục truyền thống hay cây nêu, đàn đá, kèn môi, kèn bầu…như tái hiện lại cuộc sống của cộng đồng người Chu Ru xưa. Mỗi góc nhỏ trong phòng trưng bày là một câu chuyện về văn hóa và về đời sống sinh hoạt hằng ngày của người Chu Ru.

Đồng hành cùng với linh mục Nguyễn Đức Ngọc trên con đường đi tìm những cổ vật của người Chu Ru còn có 12 thành viên trong nhóm sưu tầm. Trong số các thành viên, dù là người Kinh hay người Chu Ru thì điểm chung lớn nhất giữa họ chính là tình yêu với những giá trị văn hóa truyền thống. Không chỉ dày công tìm kiếm những cổ vật, mỗi thành viên trong nhóm sưu tầm còn là một dịch giả trong nhóm dịch thuật do linh mục Nguyễn Đức Ngọc thành lập. Với quan niệm “ngôn ngữ là thành trì văn hóa đầu tiên và cũng là thành trì cuối cùng của mỗi dân tộc”, trong suốt 16 năm qua, nhóm dịch thuật đã cùng nhau chuyển ngữ rất nhiều câu chuyện dân gian, ca dao, tục ngữ và cả những bài dân ca sang tiếng Chu Ru. Trong nhóm, có thành viên tuổi đã quá thất tuần nhưng hằng ngày vẫn miệt mài với từng con chữ với mong muốn bảo vệ vững chắc thành trì văn hóa của người Chu Ru.

Nhà thờ Ka Đơn còn là nơi nhận nuôi hơn 20 em nhỏ người Chu Ru. Để các em không quên đi tiếng nói của dân tộc mình, bên cạnh việc sử dụng tiếng Kinh, các thành viên trong nhóm dịch thuật thường trò chuyện với các em bằng tiếng Chu Ru. Những câu chuyện, bài hát sau khi được dịch xong cũng được truyền dạy cho những hậu duệ này của người Chu Ru. Bảo tàng thu nhỏ của người Chu Ru tại nhà thờ Ka Đơn, xã Ka Đơn huyện Đơn Dương là thành quả của hành trình kéo dài suốt 16 năm của nhóm sưu tầm. Thế nhưng hành trình này vẫn chưa kết thúc vì việc bảo vệ một nền văn hóa khỏi nguy cơ mai một đều được các thành viên trong nhóm sưu tầm và cả giới chuyên môn đánh giá đó là một chặng đường dài.

Phòng trưng bày những cổ vật của người Chu Ru tại nhà thờ gỗ Ka Đơn sẽ ngày một phong phú hơn, mục đích chính không phải để thu hút khách du lịch mà quan trọng hơn hết là để những người con mang trong mình dòng máu Chu Ru nhận ra được những nét đẹp, nét đặc sắc trong văn hóa của dân tộc họ. Để rồi mỗi hậu duệ của người Chu Ru tự hình thành ý thức bảo vệ những giá trị văn hóa mà họ đang có./

Hoàng Hồng Hải (sưu tầm).

Vũ điệu độc đáo của người Chu Ru, Lâm Đồng (Lý Thị Minh)

Vũ điệu Tamya của người Chu Ru.

Trong những năm qua, các điệu múa của người Chu Ru đã không ngừng lan tỏa, góp phần gắn kết cộng đồng các dân tộc trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
Mọi người Chu Ru ở Lâm Đồng đều biết Tamya. Tamya có nghĩa là múa. Người Chu Ru gọi các điệu múa là Gram-ptơ-rô-pô, gồm ba vũ điệu chính, mà người Chu Ru ở mọi lứa tuổi đều có thể tham gia.
Vũ điệu chính đầu tiên Aria, xuất hiện từ các lễ hội cúng bái trong đền, về sau nó trở thành điệu múa dân gian mở đầu cho hội thi múa, lễ cắm nêu, lễ xây mộ, lễ cầu mưa…
Âm thanh của đồng la và trống làm nền cho vũ điệu này tiết tấu chậm, dứt ra từng tiếng một… dưới ánh trăng các cô gái hóa thân vào vũ điệu và âm thanh tạo cho người xem một niềm tôn kính thiêng liêng với quá khứ, hiện tại, tương lai… Các cô gái giải thích Aria có nghĩa là múa cho vui, các chàng trai lại gọi đó là điệu múa mời uống rượu. Còn già làng bảo rằng Aria có nghĩa là múa cung đình.
Trong văn hóa của người Chu Ru, có những vũ điệu Tamya khác nhau nhưng điệu Arya mang tính cộng đồng cao hơn cả. Arya là một điệu múa cơ bản, thể hiện tình đoàn kết dân tộc và thường được sử dụng trong các lễ hội, gặp mặt cộng đồng bởi nó đơn giản, dễ thực hiện. Tamya Arya không mạnh mẽ, nóng bỏng mà nhẹ nhàng, uyển chuyển, quyến rũ đến nao lòng.
Tuy là điệu múa truyền thống nhưng suốt một thời gian dài, Arya đã bị lãng quên. Vài năm trở lại đây, điệu dân vũ này được hồi sinh và trở thành điệu múa không thể thiếu trong các dịp lễ hội, tết đến của người Chu Ru trong vùng.
Nếu Aria là điệu múa của các vũ nữ thì Đăm Tơ-ra là vũ điệu “trai gái kết lại”. Đăm có nghĩa là thanh niên, Tơ-ra là thanh nữ. Người Chu Ru cứ lớn lên là biết múa Đăm Tơ-ra. Động tác múa là giống nhau, nhưng nam đi nhanh hơn, nữ đi chậm hơn. Khi bắt đầu vào điệu múa, chủ lễ dành hai ché rượu quý, một ché choàng sợi dây cườm, ché kia để chiếc nhẫn bạc. Sau điệu múa dân làng bình chọn một chàng trai múa giỏi nhất và một cô gái múa đẹp nhất, cặp đôi trong điệu múa Đăm Tơ-ra dị bản. Họ có quyền được “chế” thêm những động tác trong một nhịp của tiết tấu và vũ điệu cổ truyền. Ché rượu quý được thưởng cho thiếu nữ múa đẹp cùng với sợi dây cườm. Sau điệu múa Đăm Tơ-ra, các chàng trai múa giỏi phải thi đấu vật, đấu sĩ nào giỏi nhất, thông minh nhất sẽ được tặng ché rượu và chiếc nhẫn bạc từ tay chủ lễ.
Còn Paki Năng là vũ điệu mà xưa kia dùng để chào mừng các quý tộc đến dự lễ cầu mưa, lễ cắm cây nêu, lễ xây mộ, hội đấu vật… Ngày nay, người Chu Ru múa điệu Paki Năng chào mừng những người khách quý, người khác tộc… Nếu vũ điệu Aria và Đăm Tơ-ra điệu múa đi theo vòng tròn nhịp nhàng, uyển chuyển - thì ở điệu múa Paki Năng người Chu Ru dàn thành hàng ngang, nhún chân, đưa hai tay về phía trước, tiến và lùi rất đều đặn, trịnh trọng. Lúc này, tiếng chiêng, trống trở về nốt trầm làm đệm cho bè của tiếng khèn bầu nổi lên dìu dặt, quyến rũ, đầy ma lực…
Những điệu múa của người Chu Ru luôn có một sức hấp dẫn, độc đáo riêng, khiến những ai lên với vùng đất cao nguyên đều yêu mến và say mê.
 Lý Thị Ninh (sưu tầm)

Làm nhẫn cưới của người Chu ru (Hoàng Thị Vinh)

Trong ngôn ngữ của dân tộc Churu ở Nam Tây Nguyên, từ “srí”(nhẫn mái) có nghĩa là chiếc nhẫn dành cho nữ giới và sră là chiếc nhẫn dành cho nam giới (nhẫn trống). Đối với những cô gái, chàng trai trẻ Churu sinh sống trong các plêi dọc triền thung lũng phì nhiêu bên dòng Đa Nhim,
chiếc nhẫn bạc khi họ được sở hữu không chỉ là đồ trang sức, là của hồi môn quý giá mà còn là một tín vật thiêng liêng trong hôn ước của ngày đôi lứa nên duyên cầm sắt. Khi trai gái trao nhau chiếc srí, sră được chạm khắc tinh vi bằng bạc, không bao giờ họ nghĩ đến một ngày chia xa...

Nghệ nhân Ya Tuất và sản phẩm của mình

Nhiều người dân Churu khi được hỏi đã thừa nhận rằng, họ có nguồn gốc tộc người là một bộ phận của đồng bào Chăm ở vùng đồng bằng ven biển lưu lạc lên cao nguyên miền Thượng. Huyền thoại Churu kể: Ngày xưa, vua Chăm bắt mọi người lên rừng, lên suối tìm của cải dâng vua. Ông quan chịu trách nhiệm thu của cải không giao nộp cho nhà vua.Người Churu bị bắt phải đi làm mãi. Vì vậy, họ chạy trốn lên tận miền núi cao, sống chung với người Châu Mạ, Cơ Ho cho tới tận ngày nay. Trong ngôn ngữ Malayo-polynésian, “Churu” có nghĩa là “chiếm đất”. Điều nói trên chỉ là một giả thiết và chưa có những cứ liệu khoa học xác đáng để chứng minh.

 Cho tới nay, dân tộc Churu trên cả nước có khoảng 15.000 người, trong đó riêng địa bàn Lâm Đồng có 14.585 đồng bào Churu sinh sống. Gần gũi và sẻ chia với các dân tộc anh em và trải qua bao chặng đường lịch sử và quá trình giao lưu, tiếp biến văn hóa, đồng bào Churu vẫn giữ được những nét bản sắc riêng. Trong kho tàng giá trị văn hóa vật chất và tinh thần phong phú, người Churu có một nghề thủ công truyền thống lâu đời và nổi tiếng, đó là nghề chạm trổ kim hoàn...
  
Nhẫn bạc do nghệ nhân Ya Tuất làm ra.

Nếu ở miền duyên hải, đồng bào Chăm nổi tiếng với nghề làm gốm, trên cao nguyên có người Châu Mạ, Cơ Ho, Êđê khéo tay với nghề dệt thổ cẩm, thì những tiền nhân Churu đã truyền lại cho con cháu của họ nghề kim hoàn bằng nguyên liệu bạc. Chuyện về những chiếc nhẫn srí, sra là một trong những ấn tượng của nghề đúc bạc Churu. Để có được một cặp nhẫn cưới, người nghệ nhân phải thực hiện nhiều thao tác, nhiều cung đoạn tỉ mẩn mà không phải ai cũng có thể làm được. Trong cả hàng chục ngàn người dân Churu hiện nay duy nhất chỉ còn lại một nghệ nhân chế tác nhẫn cưới, đó là anh Ya Tuất ở plêi (làng) Ma Đanh, xã Tu Tra, huyện Đơn Dương, Lâm Đồng.

Với sự hướng dẫn của nghệ nhân Ya Tuất, chúng tôi tham gia vào một cuộc tìm hiểu “công nghệ” đúc nhẫn. Thứ nguyên liệu chính để tạo khuôn đúc là loại sáp ong tốt. Người nghệ nhân dùng sáp ong nấu chảy và lấy dùi gỗ nhúng vào sáp nóng sau đó để nguội sẽ cho ra một ống sáp tròn như hình bánh cuốn. Tùy theo kích thước của ngón tay, nghệ nhân sẽ cắt thành những chiếc khoen tròn lớn nhỏ để tạo khuôn. Phần hoa văn trên nhẫn, được cán thành những sợi nhỏ như sợi chỉ khâu rất mảnh, cứ ba sợi sáp bện chân rếp thành một viền hoa văn. Cuống nhẫn được làm bằng sáp như đầu chiếc đũa con, dài khoảng 2cm. Lấy lá dứa làm thành chiếc phễu cuốn lấy cuống nhẫn, bên trên cắm que tre để giữ khuôn. Mỗi khuôn bao giờ cũng đúc một lần hai chiếc nhẫn, một chiếc nhẫn mái và một chiếc nhẫn trống. Sau khi tạo dáng xong, người nghệ nhân mang nhẫn sáp nhúng đều vào dung dịch phân trâu hòa lẫn với đất, sau đó đưa đi phơi nắng chừng từ nửa ngày đến cả ngày cho khô hoàn toàn. Tiếp theo, khuôn sáp ấy sẽ được mang đốt trên than lửa, sáp bên trong sẽ nóng chảy, phần dung dịch phân trâu còn lại sẽ tạo thành một khuôn âm bản. Sau đó, mang bạc nấu chảy đổ vào khuôn. Lúc khuôn nguội, một đôi nhẫn bạc màu đen xin xỉn sẽ hiện ra. Mang cặp nhẫn ấy bỏ vào nồi bồ kết rừng đang đun sôi để nấu thêm vài phút thì tự nhiên cặp nhẫn đã lên màu sáng bóng lấp lánh.

Có những điều thật lạ lùng và rất khó lý giải xung quanh chuyện những chiếc srí, sră. Ya Tuất nói đôi điều về bí quyết đúc nhẫn: Khi tạo khuôn, người nghệ nhân mang sáp ong nhúng vào dung dịch phân trâu, nhưng phải là phân trâu đực ba tuổi trộn với đất, cũng là loại đất lấy từ một nơi bí mật trong rừng chỉ có người làm nhẫn mới biết, sẽ cho ra một hỗn hợp không cháy trong độ nóng làm chảy bạc. Củi đốt là một loại cây rừng có tên kasiu, nếu đốt bằng các loại củi khác thì nhẫn sẽ bị nứt, gãy. Trước khi đúc nhẫn, đêm đó người nghệ nhân phải cách ly hoàn toàn với vợ; bốn giờ sáng bắt đầu nấu bạc, đúc nhẫn và tới tám giờ thì phải hoàn thành công đoạn cuối cùng.

Nếu như nghề làm gốm, nghề thổ cẩm có thể nhiều người học và làm được, thì đối với nghề đúc bạc làm nhẫn, chỉ có người Churu biết làm và trong cộng đồng Churu chỉ còn lại duy nhất nghệ nhân Ya Tuất. Chị Ma Wêl, vợ Ya Tuất kể rằng: “Nó (tức Ya Tuất – ngôi thứ hai, theo cách gọi của đồng bào) học được cái nghề này là do bố mẹ bắt học. Cùng học có nhiều người nhưng chỉ có nó được ông cậu là nghệ nhân Ya Grang thực sự truyền nghề cho. Lúc đã học thành nghề rồi nhưng về làm mãi mà cũng không được. Mãi tới khi ông cậu tặng cho bộ đồ nghề và ông qua đời rồi nó mới làm được”. Ya Tuất thừa nhận: “Học nghề này rất khó. Con mắt phải tinh, cái đầu phải sáng và cái tay phải lanh thì mới làm được”. Ông Ya Tiêng, cha của Ya Tuất, nói thêm: “Nghề làm nhẫn bạc tuy không phải là nghề làm ra nhiều tiền nhưng nó là cái nghề truyền thống của người Churu mình. Không thể bỏ nghề của ông bà được...”. Cũng bởi vì, trai gái của dân tộc này vẫn coi chiếc nhẫn bạc là vật trang sức ưa thích nhất, và trong lễ cầu hôn Churu, những chiếc srí, sră vẫn là tín vật mang ý nghĩa thiêng liêng...

Nghệ nhân Ya Tuất nổi lửa nấu bạc

Đám cưới được coi là một trong những nghi lễ đời người quan trọng nhất của người Churu. Theo chế độ mẫu hệ, con cái trong dân tộc này theo họ mẹ và hôn nhân là do phái nữ chủ động trước. Khi đến tuổi trưởng thành, các cô gái thường chọn cho mình một “ý trung nhân”, tự đi đặt nhẫn trước khi bắt chồng. Hôn nhân được đánh dấu bằng việc cô gái và gia đình chọn một ngày tốt lành sang nhà trai “chạm ngõ”. Thường thì cô gái không xuất hiện ngay mà tạm lánh vào nhà người quen gần nhà chàng trai nhất. Sau khi cha mẹ, người cậu bên nhà gái trình bày nguyện vọng muốn kết duyên của cô gái đối với chàng trai, nếu anh ta đồng ý thì sẽ có mặt để tiến hành nghi lễ đeo nhẫn. Khi trao nhẫn cho nhau, nữ trao cho nam trước, nam trao cho nữ sau. Gia đình nhà trai sẽ mang rượu uống với gia đình bên gái ngay sau khi lễ đeo nhẫn kết thúc. Lễ cưới của đôi trai gái Churu là dịp vui của cả cộng đồng. Ngay sau lễ cưới, đôi vợ chồng trẻ về ra mắt nhà trai, họ có thể lưu lại vài ngày và sau đó người con trai khăn gói về ở hẳn bên gia đình nhà vợ. Hôn nhân thủy chung một vợ, một chồng được người Churu đặc biệt coi trọng. Ly hôn được xem là một tội trọng khi srí, sra đã lồng ngón tay nhau...

Hoàng Thị Vinh (sưu tầm)

Rượu cần của người Chu Ru (Sầm Minh Phong)

Đồng bào Chu Ru ở Lâm Đồng thường tự làm rượu cần để uống trong dịp lễ tết hay đãi khách.Khác với các dân tộc khác, rượu cần của người Chu Ru được làm từ một loại men đặc biệt, đó là thứ men được chế biến từ các loại cây trong rừng, cách chế biến này tương đối phức tạp. Đầu tiên là phải vào sâu trong [ … ]

Đồng bào Chu Ru ở Lâm Đồng thường tự làm rượu cần để uống trong dịp lễ tết hay đãi khách.Khác với các dân tộc khác, rượu cần của người Chu Ru được làm từ một loại men đặc biệt, đó là thứ men được chế biến từ các loại cây trong rừng, cách chế biến này tương đối phức tạp. Đầu tiên là phải vào sâu trong rừng tìm được 5 loại cây đặc chế như:

- Dong Patơi: gọi là men rượu ngọt, loại cây này chỉ sử dụng phần rễ để làm men.
- Dông ơ mre: gọi là men cay vì là loại cây này có vị cay như ớt.
- Dông Wong: là loại cây này sử dụng cả thân lá và rễ.
- Dong dă: đây là loại cây không thể thiếu được vì nó tác dụng gây say cho người uống nên còn gọi là men say.
- Kzút: còn gọi là men "cái". Trong năm loại cây trên đây thì Dong Patơi, Dong dă, Dong mre, Dong Wong đựơc ví như men " đực" ,kết hợp với cây Kzut là men " cái", sẽ tạo lên một hợp chất ngọt ngào trong rượu, là sự giao hòa âm dương giúp cho người uống không bị phản ứng nào, như đau đầu, đau bụng.

Sau khi có đủ năm loại cây trên, người ta phơi bốn loại men " đực" cho héo, rồi đem băm nhỏ, bỏ vào cối giã cho đến khi thành bột. Sau đó bỏ vào nia đem phơi nắng cho khô.
Bây giờ người ta đem gạo ra ngâm nước một đem, vớt ra để cho ráo, rồi giã thành bột. Cây men " cái" Kzut bây giờ mới đem ra sử dụng bằng cách bỏ vào nồi nước đum thật sôi cho ra hết chất men trong cây. Cuối cùng trộn tất cả thành thứ hỗn hợp bột cây lẫn bột gạo, nhào cho dẻo và nặn thành từng nắm hay vo tròn như quả trứng. Đây là men để làm rượu. Đem men sắp vào chiếc rá hay thau nhựa, lấy lá Kzut đắp lên mặt để qua đêm. Hôm sau đem phơi nắng cho thật khô.

Có điều men này chỉ sử dụng sau một tháng, nếu đem dùng sớm quá rượu sẽ bị chua, còn nếu để lâu hơn 6 tháng thi men sẽ mất tác dụng. Trên đây là quá trình chế biến men.
Để làm ra được một ché rượu cần, người ta phải theo một quy trình như sau:
Nguyên liệu để làm rượu gồm gạo lức, men và vỗ trấu. Đầu tiên nấu gạo thành cơm, khi chín đổ ra nia rồi đánh cho tơi ra, nhất thiết không để bị đóng cục. Men giã nhỏ trộn đều với cơm. Sau đó trộn một ít vỏ trấu vào hỗn hợp cơm và men rồi ủ trong gùi độ 24 giờ, ủ xong đổ ra nia trộn lại một lần nữa cho thật đều mới cho vào chiếc ché. Cuối cùng lấy tro bếp nhồi với ít nước cho thật dẻo rồi đắp lên miệng làm nắp đậy.

Để rượu từ 10 hôm cho đến giáp một tháng là uống được, nhưng rượu ngon nhất vẫn là rượu để từ vài ba tháng. Rượu cần đối với đồng bào Chu Ru là một thức uống thiết yếu không thể thiếu trong dịp lễ hội, mặc dù hàng ngày vẫn có đôi ba ché rượu để sẵn trong nhà. Ngày nay, một số buôn làng người Chu Ru mua men của người Kinh để về làm rượu thay vì làm men theo kiểu truyền thống nhưng rượu mất ngon,.. không đậm đà như men rượu từ cây rừng.Nhưng có điều bỏ công lặn lội vào rừng sâu để tìm ra cây men không phải là dễ!

Sầm Minh Phong (sưu tầm)

Tìm Hiểu Về Nhẫn Cưới Của Người Dân Tộc Chu Ru Việt Nam (Triệu Minh Bắc)

Srí tiếng Chu Ru có nghĩa là chiếc nhẫn cưới. Đối với người Chu Ru ở Lâm Đồng, chiếc nhẫn bạc không chỉ là vật trang sức, là của hồi môn, mà còn là một “tín vật” không thể thiếu trong hôn ước.
Không phải ai cũng làm được những chiếc nhẫn bạc của người Chu Ru. Nếu như người thợ kim hoàn miền xuôi trong quá trình tạo ra các sản phẩm trang sức phải dùng nhiều loại đồ nghề để đập, gõ, cán, kéo, khò lửa, tiện, múc... thì người Chu Ru chỉ sử dụng duy nhất một thanh sắt nhỏ mài thật sắc để làm dao, còn toàn bộ đồ nghề đều bằng gỗ cây rừng.

Sản phẩm làm ra chủ yếu nhờ sự khéo tay của người thợ bạc kết hợp với những bí quyết gia truyền của dòng tộc. Ya Tiêng, một trong những người Chu Ru đã từng đi học nghề đúc nhẫn bạc nhưng không thành, cho biết: “Người làm nhẫn cái đầu phải sáng, con mắt phải tinh, cái tay phải dẻo và vững mới được... Con mắt của già đã yếu, cái tay của già đã run nên già không làm được”.
Để có được một đôi nhẫn cưới Chu Ru, người làm nhẫn phải trải qua nhiều công đoạn: lấy sáp ong, tạo khuôn, nấu bạc, đánh bóng nhẫn... Nhưng khâu khó nhất, theo nghệ nhân Ya Tuất - người Chu Ru duy nhất làm được nhẫn bạc, ở thôn Ma Đanh, xã Tu Tra, huyện Đơn Dương của Lâm Đồng, là lúc tạo khuôn.
Nguyên liệu chính để tạo khuôn là sáp ong. Khi sáp được nấu chảy, người thợ lấy dùi gỗ (giống như dùi trống, có đầu hơi vuốt) nhúng vào sáp nóng, sau đó làm nguội để có những ống sáp tròn, ruột rỗng. Tùy theo kích cỡ của ngón tay từng người đặt nhẫn, nghệ nhân cắt thành ống sáp những khoen tròn để tạo khuôn.
Kế tiếp, lấy sáp xe thành những sợi chỉ nhỏ, bện hình chân rết để tạo hoa văn cho hai mép nhẫn (ba sợi làm thành một hoa văn). 12 vòng tròn trang trí trên mặt nhẫn cũng được làm bằng sáp, cả cuống nhẫn cũng vậy. Người thợ lấy lá dứa cuốn thành phễu bao lấy cuống nhẫn và mang nhúng đều vào phân trâu hòa với đất, sau đó phơi nắng từ 1,5 - 2 ngày cho khô hoàn toàn.
Khi đem khuôn đốt trên lửa than, sáp bên trong sẽ nóng chảy, phần phân trâu hòa đất tạo thành một khuôn âm bản (khuôn bao giờ cũng là hai chiếc nhẫn, một chiếc nhỏ cho nữ gọi là nhẫn mái, nhẫn nam là nhẫn trống). Cuối cùng, nghệ nhân lấy bạc nấu chảy đổ vào khuôn để cho ra đôi nhẫn bạc có màu xỉn đen. Dùng nước bồ kết rừng đun sôi để đánh bóng trong vài phút sẽ có một cặp nhẫn hoàn chỉnh lấp lánh ánh bạc.


Trong quá trình chế tác nhẫn, đi cùng với những bí quyết truyền đời, người Chu Ru còn tin vào những thế lực siêu nhiên đã tạo nên sự huyền diệu cho chiếc nhẫn cưới đẹp . Nghệ nhân Ya Tuất bật mí: chất liệu để tạo khuôn âm bản là hỗn hợp phân trâu (con vật linh thiêng theo quan niệm của người Chu Ru), nhưng phải là phân trâu đực ba tuổi, trộn với đất lấy tại một nơi bí mật trong rừng (chỉ có người làm nhẫn mới biết).
Hợp chất này không cháy ngay trong độ nóng làm chảy bạc. Than củi dùng nấu bạc phải lấy từ cây ka siu (một loại cây rừng) vì các loại củi khác sẽ làm cho nhẫn bị nứt, gãy. Đêm trước khi đúc nhẫn, nghệ nhân phải tắm rửa sạch sẽ và cách ly với vợ - phụ nữ không được tham gia công việc đúc nhẫn cho dù người Chu Ru theo chế độ mẫu hệ như nhiều dân tộc thiểu số khác ở Tây nguyên. Khoảng 4g sáng, người thợ thức dậy để nấu bạc, đúc nhẫn và công việc này chỉ được kéo dài cho tới 8g sáng cùng ngày.
Chỉ có trong khoảng thời gian đó mới làm được những cặp nhẫn hoàn hảo, nếu không nhẫn sẽ bị gãy hoặc nứt. Điều rất khó giải thích này tạo nên sự huyền diệu cho chiếc nhẫn cưới của người Chu Ru và làm cho những đôi trai gái lấy nhau tin tưởng, gắn kết với nhau bền chặt hơn trong cuộc sống hôn nhân.
Sống theo chế độ mẫu hệ, đến tuổi trưởng thành các cô gái Chu Ru chủ động đi “bắt” chồng. Khi thích một chàng trai giỏi giang nào đó, cô gái về báo cho gia đình và dòng họ biết, gia đình sẽ đến nhà trai để dạm hỏi và chấp nhận sự thách cưới của nhà trai.
Nếu cả hai dòng họ đồng ý cuộc hôn nhân, cô gái sẽ đến đeo nhẫn cho người con trai (nhẫn do người con gái đặt làm và quí nhất, giá trị nhất vẫn là chiếc nhẫn mắt sâu có đính hạt cây rừng); trường hợp người con trai không thích cô gái, ngày hôm sau anh ta có thể tháo nhẫn để trả lại cho gia đình cô. Nhưng cô gái đâu dễ buông tha như vậy: bảy ngày sau cô lại tiếp tục đến đeo nhẫn cho người con trai mình muốn “bắt”, và cứ lặp đi lặp lại chuyện ấy cho đến khi nào người con trai chấp nhận thì đám cưới diễn ra!
Trong ngày cưới, chàng trai và cô gái lại làm thủ tục đổi và đeo nhẫn cho nhau. Sau đám cưới bảy ngày, cô dâu cởi nhẫn của mình trao cho mẹ chồng cất giữ và ngược lại nhẫn của chú rể do mẹ cô dâu cất. Nếu cuộc sống vợ chồng không hợp, ai đòi ly hôn trước người đó phải đền bên kia một con trâu (và phải là con trâu đực ba tuổi trở lên). Trường hợp vợ hoặc chồng ngoại tình thì kẻ phản bội phải đền ba con trâu, con cái càng đông số trâu cũng sẽ tăng theo cấp số nhân.
Ngày nay, tuy người Chu Ru sống và làm việc tuân theo luật pháp nhà nước nhưng họ vẫn còn bảo lưu những luật tục riêng của mình. Người Chu Ru cho rằng chuyện lấy nhau cũng như ly hôn chính là danh dự của hai dòng tộc chứ không phải hai gia đình, và chiếc nhẫn chính là một “tín vật” mang danh dự của hai dòng tộc. Nó như một sợi dây tơ hồng buộc chặt hôn nhân, không thể nào dứt bỏ được.

Người duy nhất giữ lửa của nghề:( Nghệ nhân Ya Tuất đang làm khuôn nhẫn)


Hiện nay, tộc người Chu Ru ở Lâm Đồng (chủ yếu ở Đơn Dương) có đến 15.000 người nhưng chỉ có mỗi một nghệ nhân Ya Tuất còn giữ được nghề làm nhẫn truyền thống. Ya Tuất không những làm được 12 loại nhẫn khác nhau như nhẫn có mặt đính hạt ka réh màu đỏ như đá hồng ngọc lấy từ cây rừng (tiếng Chu Ru gọi là srí lơ hây), nhẫn vòng thường (srí căr), nhẫn mắt sâu (srí mata hơlă)... mà còn làm được cả vòng tay bạc, bông tai bạc.
Tuy không thể sánh bằng những sản phẩm kim hoàn của người Kinh, nhưng những chiếc nhẫn do Ya Tuất làm ra cũng thật sắc sảo, đồng thời mang những dấu ấn riêng của nghề kim hoàn dân tộc Chu Ru.
Để đạt được độ sắc sảo của chiếc nhẫn như hiện nay, Ya Tuất đã phải trải qua hơn 15 năm học nghề. Ma Wêl, vợ của Ya Tuất, kể: “Nó (Ya Tuất - người Chu Ru thường sử dụng ngôi thứ hai số ít là nó) học được cái nghề này là do mẹ nó bắt học... Làm nhẫn khó lắm, nhiều người cùng học nhưng chỉ mình nó được ông cậu (nghệ nhân Ya Grang - NV) truyền cho nghề. Lúc thành nghề rồi nhưng về làm cũng không được, đến khi ông cậu tặng cho bộ đồ nghề và lúc cậu chết đi nó mới làm được...”.
Ya Tuất cũng gật đầu thừa nhận: “Lúc lên năm tuổi bị ông bà già bắt mình đi học thì mình phải học thôi... Đến bây giờ vì danh dự nên không thể bỏ được nữa rồi, không bỏ vì đây còn là cái nghề của ông bà để lại...”. Ya Tiêng, cha của Ya Tuất, nói thêm: “Cái nghề làm nhẫn bạc tuy không làm ra nhiều tiền nhưng là nghề truyền thống của người Chu Ru nên không thể bỏ được”.
Chính vì vậy, gần 20 năm nay bếp lửa của nghệ nhân Ya Tuất bao giờ cũng đỏ. Ya Tuất cũng không nhớ rõ là mình đã làm được bao nhiêu đôi nhẫn và đã giúp cho bao nhiêu đôi trai gái nên vợ nên chồng. Chỉ biết rằng nhiều người ở Proh, Cam Butta, K’ Đơn, M’ Krăng Gõ... (Đơn Dương); Tà Năng (Đức Trọng); xã Lát (Lạc Dương), cả người Chăm ở Ninh Thuận, người Kinh ở Đồng Nai, Vũng Tàu cũng đã đến đặt Ya Tuất làm nhẫn.
Nét văn hóa độc đáo riêng từ chiếc nhan cuoi của người Chu Ru, do nghệ nhân Ya Tuất tạo tác, sẽ góp phần tạo thêm sắc màu cho lễ hội hoa Đà Lạt năm nay..

Triệu Minh Bắc (sưu tầm).

Trang phục truyền thống dân tộc Chu Ru (Lê Trần)

Dân tộc Chu Ru mặc đồ giống các dân tộc Mạ, Cơ Ho và Chăm.
Bộ trang phục truyền thống của người đàn ông Chu Ru có nền trắng, kể cả tấm choàng buộc chéo từ nách bên này sang nách bên kia,quần dài, tấm khăn quấn trên đầu cũng màu trắng.Trang phục này chỉ mặc vào các dịp cưới xin, lễ hội, hay đi đám ma...Còn ngày thường họ ăn mặc đơn giản hơn,quần trắng,áo dài trắng.

Phụ nữ Chu Ru thường mặc áo sơ mi khoác bên ngoài một tấm choàng, Tấm choàng màu trắng được mặc trong các dịp lễ.Tấm choàng màu đen sử dụng hàng ngày. Váy thường có màu xanh đen.
Điểm dễ nhận ra trong trang phục của dân tộc Chu Ru là đàn ông và phụ nữ đều sử dụng khăn đội đầu./.

 Lê Trần (sưu tầm)

Đặc sản Lâm Đồng: Rượu cần Chu Ru cho ngày tết (Hoàng Thị Khuyên)

Khác với các dân tộc khác, rượu cần của người Chu Ru được làm từ một loại men đặc biệt, đó là thứ men được chế biến từ các loại cây trong rừng, cách chế biến này tương đối phức tạp.
 Thú chơi rượu dân tộc của các đấng mày râu thị thành Cách phân biệt các loại rượu vang Cách ngâm các loại rượu sâm Các Loại Rượu vang trên thị trường Các loại rượu Ta Các loại rượu mạnh
Rượu cần của người Chu Ru: Đồng bào Chu Ru ở Lâm Đồng thường tự làm rượu cần để uống trong dịp lễ tết hay đãi khách.

Khác với các dân tộc khác, rượu cần của người Chu Ru được làm từ một loại men đặc biệt, đó là thứ men được chế biến từ các loại cây trong rừng, cách chế biến này tương đối phức tạp. Đầu tiên là phải vào sâu trong rừng tìm được 5 loại cây đặc chế như:

Dong Patơi: gọi là men rượu ngọt, loại cây này chỉ sử dụng phần rễ để làm men.
Dông ơ mre: gọi là men cay vì là loại cây này có vị cay như ớt.
Dông Wong: là loại cây này sử dụng cả thân lá và rễ.
Dong dă: đây là loại cây không thể thiếu được vì nó tác dụng gây say cho người uống nên còn gọi là men say.
Kzút: còn gọi là men "cái".
Trong năm loại cây trên đây thì Dong Patơi, Dong dă, Dong mre, Dong Wong đựơc ví như men "đực" ,kết hợp với cây Kzut là men "cái", sẽ tạo lên một hợp chất ngọt ngào trong rượu, là sự giao hòa âm dương giúp cho người uống không bị phản ứng nào, như đau đầu, đau bụng.

Sau khi có đủ năm loại cây trên, người ta phơi bốn loại men " đực" cho héo, rồi đem băm nhỏ, bỏ vào cối giã cho đến khi thành bột. Sau đó bỏ vào nia đem phơi nắng cho khô.

Bây giờ người ta đem gạo ra ngâm nước một đem, vớt ra để cho ráo, rồi giã thành bột. Cây men " cái" Kzut bây giờ mới đem ra sử dụng bằng cách bỏ vào nồi nước đum thật sôi cho ra hết chất men trong cây. Cuối cùng trộn tất cả thành thứ hỗn hợp bột cây lẫn bột gạo, nhào cho dẻo và nặn thành từng nắm hay vo tròn như quả trứng. Đây là men để làm rượu. Đem men sắp vào chiếc rá hay thau nhựa, lấy lá Kzut đắp lên mặt để qua đêm. Hôm sau đem phơi nắng cho thật khô.

Có điều men này chỉ sử dụng sau một tháng, nếu đem dùng sớm quá rượu sẽ bị chua, còn nếu để lâu hơn 6 tháng thi men sẽ mất tác dụng. Trên đây là quá trình chế biến men.
Nguyên liệu để làm rượu gồm gạo lức, men và vỗ trấu. Đầu tiên nấu gạo thành cơm, khi chín đổ ra nia rồi đánh cho tơi ra, nhất thiết không để bị đóng cục. Men giã nhỏ trộn đều với cơm. Sau đó trộn một ít vỏ trấu vào hỗn hợp cơm và men rồi ủ trong gùi độ 24 giờ, ủ xong đổ ra nia trộn lại một lần nữa cho thật đều mới cho vào chiếc ché. Cuối cùng lấy tro bếp nhồi với ít nước cho thật dẻo rồi đắp lên miệng làm nắp đậy.

Để rượu từ 10 hôm cho đến giáp một tháng là uống được, nhưng rượu ngon nhất vẫn là rượu để từ vài ba tháng. Rượu cần đối với đồng bào Chu Ru là một thức uống thiết yếu không thể thiếu trong dịp lễ hội, mặc dù hàng ngày vẫn có đôi ba ché rượu để sẵn trong nhà. Ngày nay, một số buôn làng người Chu Ru mua men của người Kinh để về làm rượu thay vì làm men theo kiểu truyền thống nhưng rượu mất ngon,.. không đậm đà như men rượu từ cây rừng.Nhưng có điều bỏ công lặn lội vào rừng sâu để tìm ra cây men không phải là dễ!
 Hoàng Thị Khuyên (sưu tầm)