Mc tiệc cưới, học làm mc đám cưới, video đám cưới hay nhất: ₪ Dân tộc H'Mông Trắng
Showing posts with label ₪ Dân tộc H'Mông Trắng. Show all posts
Showing posts with label ₪ Dân tộc H'Mông Trắng. Show all posts

Tuesday, March 7, 2017

Qua Dốc Xín Cái - Hà Giang (Triệu Sính Lầy)

Dốc Xín Cái nằm trên con đường ngoằn ngoèo đi xuống dòng nho quế rồi lai lên những đỉnh núi trùng điệp ở mảnh đất vùng sâu và xa nhất của tỉnh Hà Giang.
 Xín Cái cũng là tên một xã thuộc huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang, có vị trí:
Xã Xín Cái được hình thành theo quyết định số 91/QĐ-CP ngày 05 tháng 7 năm 1961 trên cơ sở xã Sơn Vĩ. Xín Cái có diện tích 34,77 km² với dân số năm 1999 là 3065 người, mật độ dân số đạt 88 người/km².

Dốc Xín Cái và xã cùng tên có một phần diện tích thuộc Đèo Mã Pì Lèng nằm trên đỉnh núi cao 1.500m so với mặt nước biển, với diện tích được khoanh vùng bảo vệ là 796,25ha, được coi là khu vực di sản đặc sắc về địa chất và cảnh quan.


Khu vực đỉnh đèo được đánh giá là một trong những điểm quan sát toàn cảnh vào loại đẹp nhất ở nước; hẻm vực sông Nho Quế là một trong những thung lũng kiến tạo độc nhất vô nhị ở Việt Nam.
Xã được chia thành thôn bản: Bờ Sông, Bản Chuối, Xín Chải, Lùng Thúng, Làng Vần Chỉ, Sả Nhé Lử, Xủa Nhà Lử, Lùng Thàng, Mờ Nắng, Páo Sảng, Cờ Lảng, Ngoài Chờ, Bản Trang, Tờ Kính, Khai Hoang II, Khai Hoang III, Tuồng Luồng, Cờ Tảng, Tìa Chờ Chứ, Xín Cái.



Đường lên Xín Cái như một khoảng thời gian ngưng đọng với những cú nhảy chạm trần xe, những khúc cua tay áo giữa một bên là vách núi dựng đứng, một bên là vực sâu thăm thẳm, khiến chúng tôi ngỡ 40 km đường từ thị trấn Mèo Vạc vào tới Xín Cái dài tới 400km.

Ngược miền đá núi Hà Giang (Mạc Quang Khải)


Hà Giang là tỉnh vùng cao biên giới, nằm ở cực Bắc của Tổ quốc. Mảnh đất này mang trong mình vẻ đẹp hoang sơ, kì vĩ với những dãy núi đá tai mèo lởm chởm, những cung đường đèo quanh co uốn lượn giữa lưng trời, những thửa ruộng bậc thang vàng óng ả khi sắp vào mùa gặt và cả những điều bí ẩn chưa từng khám phá hết về đời sống văn hóa của cộng đồng hơn 20 dân tộc như Mông, Tày, Dao, Nùng, Giáy...

Hà Giang là vùng đất cổ, nơi sinh sống của cộng đồng hơn 20 dân tộc ít người với nhiều phong tục, tập quán, văn hoá truyền thống và những lễ hội sinh động, hấp dẫn du khách đến tham quan, tìm hiểu.

Nơi đây có nhiều di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh nổi tiếng như: Cổng Trời, núi đôi Quản Bạ (huyện Quản Bạ); dinh thự nhà Vương, cột cờ Quốc gia Lũng Cú (huyện Đồng Văn); đèo Mã Pì Lèng (huyện Mèo Vạc); thác Tiên - đèo Gió, bãi đá cổ Nấm Dẩn (huyện Xín Mần); suối khoáng Quảng Ngần (huyện Vị Xuyên)... rất hấp dẫn du khách đến tham quan, nghiên cứu tìm hiểu.

Dốc Chín Khoanh ở Phố Cáo, Đồng Văn với những cung đường đèo núi quanh co, hiểm trở. 

Du khách ngắm cảnh đèo Mã Pì Lèng, một trong “tứ đại đỉnh đèo” của vùng núi phía Bắc,
nằm ở độ cao 1.600m đến 1.800m so với mực nước biển. 

Những cánh đồng hoa tam giác mạch trồng xen kẽ giữa những triền núi đá tai mèo của huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Ảnh: Tất Sơn

Đường giao thông ở vùng cao Hà Giang đã được xây dựng hoàn thiện giúp cho du khách di chuyển thuận tiện khi đến với Cao nguyên đá Đồng Văn. 

Đặc biệt, năm 2010, Công viên địa chất Cao nguyên đá Đồng Văn chính thức được UNESCO công nhận là Công viên địa chất toàn cầu, trở thành công viên địa chất đầu tiên của Việt Nam và thứ hai ở Đông Nam Á, sau công viên Langkawi của Malaysia. Năm 2012, ruộng bậc thang huyện Hoàng Su Phì được công nhận là Di tích cấp Quốc gia, tiếp đến năm 2015 lại được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia. Có thể nói, Hà Giang đang sở hữu những tài nguyên du lịch rất có giá trị.
Đến với Hà Giang, du khách sẽ được đắm mình trong một không gian miền núi hoang sơ, hùng vĩ và thơ mộng với những dãy núi đá tai mèo lởm chởm, trập trùng, trải dài mênh mang đến hút tầm mắt; những thửa ruộng bậc thang đẹp như bức họa của thiên nhiên giữa núi rừng với sắc vàng óng ả khi vào mùa gặt và lung linh phản chiếu mây trời vào mùa đổ nước; hay những cánh đồng hoa tam giác mạch tím hồng chạy len lỏi giữa những triền núi đá nhấp nhô; và thấp thoáng đó đây là những nếp nhà sàn của đồng bào dân tộc vùng cao nằm lặng lẽ bình yên trong bóng khói lam chiều của miền sơn cước...

Vào miền đá núi
Cao nguyên đá Đồng Văn nằm ở độ cao trung bình 1.000 - 1.600m so với mực nước biển, trải dài qua địa bàn 4 huyện Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn và Mèo Vạc của tỉnh Hà Giang với tổng diện tích hơn 2.300km². Theo các nhà nghiên cứu, đây là một trong những vùng núi đá vôi đặc biệt của cả nước, chứa đựng những dấu ấn tiêu biểu về lịch sử phát triển kéo dài hàng triệu năm của vỏ Trái Đất.
Để ngắm vẻ đẹp hùng vĩ của Cao nguyên đá Đồng Văn, từ trung tâm thành phố Hà Giang, du khách đi theo Quốc lộ 4C một quãng đường dài chừng hơn 40 cây số thì tới huyện Quản Bạ, rồi từ đó lần lượt đi tiếp lên các huyện Yên Minh, Đồng Văn và Mèo Vạc. Tổng chiều dài chặng đường phải vượt qua khoảng chừng hơn 150 cây số, đường đèo núi quanh co, khúc khuỷu đầy thử thách nhưng thú vị vô cùng.
Dọc đường đi, du khách không chỉ được thả hồn mình vào cảnh núi non trùng điệp với những dãy núi đá tai mèo sắc nhọn chĩa tua tủa lên trời xanh như muốn thi gan cùng tuế nguyệt, mà còn được khám phá nhiều cảnh đẹp mê hồn khác như Cổng trời Quản Bạ cao 1.500m so với mực nước biển, đèo Cán Tỷ hiểm trở, quanh co, đèo Mã Pì Lèng một trong “tứ đại đỉnh đèo” của vùng núi phía Bắc, và cả những cánh rừng thông đại ngàn vi vu gió núi...



Di tích kiến trúc nghệ thuật Nhà Vương thuộc xã Sà Phìn, huyện Đồng Vănlà một dinh thự kiêm pháo đài của dòng họ Vương ở Đồng Văn, có diện tích 1.120m2.

Người Mông canh tác trên những dãy đá tai mèo trên Cao nguyên đá Đồng Văn. 

Người phụ nữ Mông gùi đậu tương vừa thu hoạch được trên nương về nhà. 

Nghệ nhân dệt lanh người dân tộc Mông Giàng Thị Có đang dệt những mảnh vải lanh bằng phương pháp cổ truyềntại xã Lùng Tám, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang. 

Người Mông ở huyện Đồng Văn sử dụng chày gỗvà các tấm ván trình tường để làm ngôi nhà của mình. 

Những người phụ nữ dân tộc Mông ở Đồng Văn vận chuyển gạch lên bản xây nhà mới.  

Du khách đắm mình với mùa “Cao nguyên đá nở hoa” vào dịp cuối năm. 

Cao nguyên đá Đồng Văn có địa hình hiểm trở, khí hậu mang nhiều sắc thái ôn đới và chia làm 2 mùa rõ rệt, đó là mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 24-28ºC, mùa đông nhiệt độ có khi xuống tới -5ºC, khí trời buốt giá như ở phương Tây.

Cao nguyên đá Đồng Văn mùa nào cũng đẹp, nhưng đẹp nhất là vào mùa hoa tam giác mạch, mùa hoa cải vàng và mùa hoa đào nhuộm thắm núi rừng. Theo kinh nghiệm của những người từng đi khám phá Hà Giang thì mùa hoa tam giác mạch đẹp nhất là vào độ tháng 10 và tháng 11. Lúc đó, những cánh đồng ở Phố Là, Sủng Là, Lũng Táo, Ma Lé... ngợp một sắc tím hồng của loài hoa dân dã nhưng có sức hút đến mê hồn người. Mùa xuân sang, khi những cánh đồng hoa cải nở vàng ven triền núi và những gốc đào rừng bung nụ đỏ hồng e ấp trên các mái ngói rêu phong, phố núi Đồng Văn lại mang trên mình một vẻ đẹp mê hoặc đến lạ kì.

Đến với Cao nguyên đá Đồng Văn, du khách còn được chiêm ngưỡng dinh thự nhà Vương cổ kính được bảo tồn nguyên vẹn sau bao thăng trầm của lịch sử; được lướt đi trên con đường Hạnh Phúc, một kì tích sáng tạo thấm đẫm mồ hôi, nước mắt và cả máu của tuổi trẻ vùng cao ngày trước; được ngập chìm trong cảm giác tự hào trước Cột cờ Lũng Cú uy nghi với lá cờ Tổ quốc tung bay nơi địa đầu đất nước; và đặc biệt là được khám phá những phong tục tập quán và đời sống văn hóa vô cùng độc đáo của đồng bào các dân tộc vùng cao.

Cuộc sống nơi cực Bắc của Tổ quốc
Cùng với vẻ đẹp kì vĩ của Cao nguyên đá Đồng Văn, Hà Giang còn có di sản ruộng bậc thang Hoàng Su Phì. Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì có lịch sử hình thành từ 3 - 4 thế kỉ trước, nằm trên địa bàn các xã Bản Luốc, Sán Sả Hồ, Bản Phùng, Hồ Thầu, Nậm Ty, Thông Nguyên. Đây là một cảnh đẹp nổi tiếng của Việt Nam, đã được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia.
Hàng năm, vào khoảng cuối tháng 9 đến đầu tháng 10, những thửa ruộng bậc thang ở Hoàng Su Phì bắt đầu chín vàng rực. Men theo các triền núi, những thửa ruộng bậc thang nhấp nhô lượn sóng vàng ươm như những tấm thảm vàng khổng lồ vắt ngang lưng chừng núi. Thấp thoáng xa xa giữa mùa vàng là bóng đồng bào Mông lom khom gặt lúa làm cho khung cảnh của miền sơn cước vốn yên bình càng thêm phần thơ mộng. Khác với mùa lúa chín, vào độ tháng 5, tháng 6, những khu ruộng bậc thang vào mùa nước đổ lại trở nên lóng lánh như những chiếc gương khổng lồ soi bóng mây bay. Cảnh sắc trời nước vùng cao lúc này trông vô cùng ảo diệu, khiến cho lòng người chẳng muốn rời xa.

Hà Giang là địa phương có lợi thế phát triển loại hình du lịch homestay để du khách khám phá phong tục tập quánvà đời sống văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc Mông, Dao, Tày, Pà Thẻn... 

Bà con dân tộc Mông chuẩn bị mạ non cho vụ cấy mới trên những thửa ruộng bậc thang. 


Mâm cơm và lễ cúng thần lúa của bà con dân tộc Dao, huyện Hoàng Su Phì. 

Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì vào mùa đổ nước. Ảnh: Phạm Lự


Phố cổ Đồng Văn.

Hội chọi dê được tổ chức hàng năm tại huyện Hoàng Su Phì. 

Trò chơi đu quay của trẻ em  dân tộc La Chí, xã Bản Phùng, huyện Hoàng Su Phì.

Các em bé dân tộc Mông xúng xính trong các bộ trang phục truyền thống dạo chơi trên đèo Mã Pì Lèng trong dịp tết Nguyên Đán.

Với những lợi thế trên, từ nhiều năm nay, Hà Giang đã chú trọng phát triển nhiều loại hình du lịch để thu hút du khách, trong có có việc thành lập các Làng văn hóa du lịch cộng đồng, đẩy mạnh phát triển loài hình du lịch homestay.  Đến nay, trên địa bàn toàn tỉnh Hà Giang đã có 46 Làng văn hóa du lịch cộng đồng, trong đó có 29 làng đã chính thức đi vào hoạt động, 17 làng đang được đầu tư xây dựng. Đa số các làng đã đi và hoạt động là các làng của đồng bào dân tộc Mông, Dao, Tày, Pà Thẻn... và một số làng của các dân tộc ít người khác.

Với những tiềm năng, thế mạnh sẵn có như trên, tin tưởng rằng du lịch Hà Giang sẽ cất cánh trong tương lai gần, đưa Hà Giang trở thành một trong những địa bàn trọng điểm về du lịch và là điểm đến hấp dẫn nơi địa đầu cực Bắc của Tổ quốc.
 Mạc Quang Khải

Saturday, February 25, 2017

Trang phục phụ nữ H'Mông Trắng (Ra Điô)

Theo các cụ kể người H'Mông Trắng có nguồn gốc từ phía Bắc Việt Nam, trước năm 1975 họ sống tại tỉnh Cao Bằng là chủ yếu. Đến ngày 17 tháng 2 năm 1979 Trung Quốc sang xâm chiến Việt Nam, sau đó người H'Mông di cư xuống các tỉnh phía Nam như Thái Nguyên, Tuyên Quang, Bắc Kan, Đăx Lăk và Lâm Đồng ...

Người dân tộc H'Mông Trắng có những phong tục tập quán và những nét đặc trưng văn hóa như về phong tục tập quán của người H'Mông Trắng sinh sống trên miền núi cao làm nương rẫy trồng ngô là chủ yếu ...


Về văn hóa của người H'Mông Trắng có nhiều nét đặc thù như hát dao duyên, thổi kèn, thổi sáo ... và không thể không nhắc đến trang phục truyền thống của người H'Mông Trắng rất đẹp đường chỉ mũi kim, muốn thành một trang phục mất nhiều thời gian và rất kỳ công về mặt thẩm mỹ.
Thân áo sau lưng (Dab tshos) gắn liền với thân áo trước.
Trang phục của người H'Mông Trắng phải may thêu bằng tay có giá trị cao, tính theo giá thành 1 bộ trang phục nữ thẩm mỹ cao và giá trị trung bình chục triệu đồng VN. Trang phục này phải chia làm 3 phần, phần khăn quấn đầu, phần thân và phần váy.
Một (1) cái khăn quấn đầu ít nhất không cầu kỳ như những dân tộc khác, nhưng muốn mặc một (1) cái khăn đẹp cho đúng bộ trang phục thì phải quấn xếp từ dưới lên, theo từng vòng xoắn ốc đều nhau cho đến khi hết phần khăn rui, xếp tiếp đến khi hoàn chỉnh. Người xếp đẹp phải khéo tay và thường xuyên sử dụng.

Thân áo trước (Ntiag tshos)

Về thân áo, chia thành nhiều phần nhỏnhư dây đai lưng thêu khó nhất, bởi nó là một kỳ công mỹ thuật, nói lên giá trị bộ trang phục của người H'mông trắng. Ngày nay xã hôi tiến bộ không còn dệt bằng cây lanh như thi xưa, muốn có một cái áo chỉ cần ra ngoài chợ mua, tuy nhiên nếu người H'mông trắng muốn hoàn chỉnh một bộ trang phục phải tự tay thêu lấy.

Dây đai thắt lưng (Ib txws paj ntaub)

Phần thân áo sau lưng (Dab tshos) và hai bên bìa tà áo, được xem thực hiện khó nhất và rất đặc biệt phải thêu hai gốc vuông hai bên tà áo đều nhau. Đầu tiên là thêu thổ cẩm ở giữ rui, thêu xếp từng lớp vải trên cổ áo thật đều nhau, chủ yếu dùng nhu liệu vải xanh-trắng và ít vải vàng trang điểm cho màu sắc hài hoà. Ta cắt vải xanh-trắng đều nhau 3mm, dài 1m, rồi gấp đôi lại, bắt đầu dùng kim chỉ thêu xếp hàng lên nhau cho đều tay thật đẹp. Khó nhất là hai gốc của hai bên, thêu thật khéo tay và đều cây kim sợi chỉ, đừng để nó cong càng không để lệch và cứ thêu như vây đến khi cho là đẹp.

Phần thân áo trước (Ntiag tshos) cũng thêu xếp vải như (dab tshos) nhưng chỉ cần thêu thẳng dài khoảng 0,5m là chuẩn. Đến lược thêu xếp rui bên phải, và thêu xếp rui bên trái, thế là chúng ta thực hiện được thân áo trước.
Giai đoạn cuối để hoàn chỉnh một cái áo, ta phải ghép phần thân áo sau lưng (dab tshos) vào phần thân áo trước (Ntiag tshos), xem như chúng ta đã hoàn thành một cái áo.

Váy

Để có một bộ trang phục hoàn hảo, cần phải có dây đai thắt lưng (Ib txws paj ntaub) nối liền với ong eo và quấn, chính nơi nài biểu hiện sự đẹp của người phụ nữ H'Mông. Dây đai thắt lưng (Txws paj ntaub) cũng thêu xếp vải xanh và trắng như thân áo sau lưng (Dab tshos), điều khác biệt ở đây là chính giữa của rui thêu bằng thổ cẩm, sau đó mới thêu xếp bốn (4) bên vào cùng bốn (4) gốc vuông bằng nhau thành hình vuông khoảng 10cm rui, doạn cuối thêu xếp hai đầu dài, và ghép lại với nhau thành một đôi đai thắt lưng tuyệt mỹ.

Dây đằng sau lưng

Như thế chưa gọi một bộ trang phục truyền thống hoàn chỉnh đối với người phụ nữ H'mông trắng, vẫn còn thiếu một bộ Xà cạp chân (Nkawm nrhoob) nó được dệt bằng tay và tự nhuộm đen với cây rừng, Xà cạp quấn chân gấp nếp và xếp lên nhau như khăn quấn đầu (siv nceeb) được xếp đều vào chồng lên nhau cho đến khi hết vải khăn thì thôi và tiếp tục chân còn lại.

Yếm thân trước

Đó là toàn bộ trang phục truyền thống của phụ nữ người H'mông trắng.
Về trang điểm, trước tiên xếp khăn quấn đầu (Siv nceeb) rồi xếp quấn Xà cạp chân (Nkawm nrhoob) vì phần xếp khó và rất kỳ công cho nên phải xếp trước. Tiếp mặc áo (Lub tshos) vào rồi mặc váy (Hnav tiab) đến ong eo giữ áo chắc rui, tiếp tục mặc yếm (Daim sev) ở đằng trước và chỉnh cho ở chính giữa rui, cùng lúc quấn dây đai lưng (Paj ntaub) ở eo ong rui buộc chặt lại và cuối cùng là quấn dây sau lưng (Twb ncuam) một vòng từ bụng rui buộc ở đằng sau nữa là hoàn tất một công trình mỹ thuật trang phục của người H'mông trắng.

Xà cạp chân (Nkawm nrhoob)

Nữ giới H'Mông đoan trang và hiền thục đều thể hiện qua bộ trang phục, một biểu tượng sống của những nàng tiên hiện cõi trần, cũng để nói lên mỗi cá tính của người phụ nữ. Giới Nam nhi ngưỡng mộ và say đắm qua những trang phục hài hòa màu sắc với những đường kim mũi chỉ tài tình và kiên nhẫn của tính đức Nữ giới H'Mông, chính trang phục này gợi cảm lên tình yêu của đôi lứa, để rồi thành tục lễ thành hôn mái ấm gia đình hạnh phúc.
Ra Điô