Chúng ta cùng tìm hiểu một số ngày tết của dân tộc Khmer. Đây đều là những lễ tết lớn, người Khơ me rất coi trọng những dịp lễ tết này, bởi nó mang nhiều ý nghĩa văn hóa nhân văn sâu sắc của dân tộc.
Diễn ra vào trung tuần tháng 4 hàng năm tết Chol Chnam Thmay mang đậm nét văn hóa của nguời Khơ me với nhiều ý nghĩa linh thiêng. Với ước vọng năm mới nhiều may mắn và tốt lành. Cùng với đó là nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật phong phú. Hát dặm mang đặc trưng của dân tộc mang hướng phật giáo tiểu thừa. Cũng như tết cổ truyền của những dân tộc khác, tết chol Chnam thmay của đồng bào Khơ me Nam bộ tuy có cùng ý nghĩa nhưng được tổ chức với nhiều tập tục khác biệt. Người dân tộc Khmer không cố định ngày giờ chính xác đón năm mới bằng lễ giao thừa như những dân dộc khác. Mà thay đổi giờ phút thiêng liêng này theo lịch riêng. Giờ khắc thiêng liêng trong đêm giao thừa, gia đình người Khmer nào cũng làm cỗ, thắp hương, đốt đèn, làm lễ tiễn đưa các vị thần tiên năm cũ đi và đón các vị thần tiên năm mới. Cả gia đình ngồi trước bàn thờ tổ tiên cầu mong được ban phước lành.
Tết thường kéo dài từ 3-4 ngày, trong những ngày đó mọi công việc ruộng rẫy được dừng lại, để mọi người được nghỉ ngơi vui chơi thỏa thích. Vào dịp này con cháu ở xa xôi đến đâu cũng trở về xum họp cùng gia đình, thể hiện sự cung kính với ông bà cha mẹ trong 3 ngày tết.
Ngày tết đầu gọi là Maha Songkran, ngày thứ 2 gọi là Virak Wanabat, ngày thứ ba gọi là Tngay Leang Saka. Mọi người tắ rửa sạch sẽ, nấu nướng thức ăn, đi chùa. Tết Chol chnam thmay không chỉ thể hiện quan niệm của người khơ me về chu kỳ vận động của năm, lấy mùa mưa làm mốc để đánh dấu thời gian. Mà còn giáo dục con người về tấm lòng hiếu thảo, lòng biết ơn đối với tổ tiên ông bà cha mẹ, đoàn kết gắn bó chặt chẽ với cộng đồng.
Dân tộc Khmer - Tìm hiểu các lễ hội người Khmer
Cuối tháng 8 đầu tháng 9 âm lịch, lúc mùa nước nổi tràn về thì bà con Khmer nam bộ lại cùng nhau bước vào ngày tết Đôn ta. Nếu như lễ Chol chnam thmay, diễn ra với những nghi thức truyền thống, để cũng rước các vị thần, cầu mong bình an cho thôn sóc thì lễ Đôn ta thì là ngày tết để cúng ông bà tổ tiên. Đây là lễ lớn thứ 2 của người Khơ me. Được tổ chức trong 3 ngày từ ngày 20-9 đến 1-9 âm lịch để tụng kinh , cầu siêu , cầu phước cho linh hồn thân nhân đang sống bơ vơ trên cõi trần, hay còn nơi địa ngục, để sớm được lên cõi Phật.
Trong dịp này, bên cạnh niềm vui chung là đón tết Đôn ta, thì với bà con dân tộc Khơ me vùng An Giang thì lại có thêm niềm háo hức nữa. Đó là chờ đợi lễ hội đua bò. Đâu là một lễ hội mang đậm nét văn hóa truyền thống của bà con Khmer. Không chỉ riêng đồng bào Khmer và trong dân Việt nói chung. Từ xa xưa trong suy nghĩ của nhà nông, con trâu con bò được xem là đầu cơ nghiệp, là một trong những tài sản lớn nhất của mỗi gia đình. Sự giàu có của mỗi hộ thường được đo đếm bằng số trâu, bò đo đếm được trong chuồng. Bởi vậy, con trâu con bò giữ một vị trí, vai trò quan trọng không chỉ trong đời sống vật chất, mà cả trong đời sống tinh thần của người dân. Đồng bào Khơ me đã thể hiện sự coi trọng đối với những “đầu cơ nghiệp” của mình bằng cách tổ chức lễ hội đua bò hàng năm vào mùa nước nổi, thời điểm chuyển giao một mùa mới ở vùng đất phương Nam này.Theo quan niệm của đồng bào Khmer, đua bò có một ý nghĩa hết sức đặc biệt. Trong năm, tham gia vào hội đua giành được giải cao, không những mang lại cho chủ nhân của đôi bò niềm kiêu hãnh mà còn mang đến cho cả thôn sóc một niềm vui. Sang một mùa vụ mới, bò của thôn khỏe mạnh, có sức dẻo dai, cày bừa tốt. Giúp cho người dân, gieo trồng dễ dàng đem lại vụ mùa bội thu, dân làng no ấm. Do đó, để có những cặp bò tham gia vào ngày hội này, các gia đình đã phải lựa chọn một cặp bò giống tốt, và huấn luyện kỹ càng vào đầu năm. Cuộc đua được tổ chức trên nền đất ruộng ngập nước, hình chữ nhật dài 160m, rộng 60m. Trong đó đường đua chính khoảng 8m, xung quanh là bờ mẫu cao 1m để tránh cho bò chạy sai đường đua. Các đôi bò sẽ đua theo thể thức loại trực tiếp.
Đến nay, trong Lễ Đôn ta , đua bò không chỉ còn là một lễ hội thể thao truyền thống riêng của đồng bào Khmer vùng An Giang mà đã trở thành một nét đẹp văn hóa truyền thống của người dân tộc Khmer nói chung.
Sau 3 ngày lễ Đôn ta kết thúc, bà con dân tộc Khơ me Nam bộ lại cùng nhau bước vào một mùa sản xuất mới. Những cách đồng, thửa ruộng, khu vườn đã được dòng sông cửu long vun đắp phù xa màu mỡ, hứa hẹn một mùa mang bội thu. Để rồi lúc thời tiết bắt đầu sang mùa khô, lúa ngoài đồng chớm chín người Khơ me lại nhộn nhịp bước vào lễ lội Oc om boc.
Lễ Oc om boc là lễ tết của người Khmer thường được tổ chức vào đêm 14 hoặc 15 của tháng 10 âm lịch. Đây là 1 trong 3 lễ hội lớn nhất và cũng là lễ hội cuối cùng trong năm của người Khơ me ở Nam bộ. Trong lễ hội Óc om boc cũng trăng rằm tháng 10, đồ cùng ngoài các loại trái cây dừa chuối thì cốm dẹp là một trong những lễ vật không thể thiếu trong mâm lễ dâng lên thần linh. Khi mua vừa dứt hạt, gió hiu hiu làm căng sữa những hạt lúa đầu mùa. Người Khơ me cùng nhau hái lúa nếp làm cốm dâng cúng ông bà và làm món quà ra mắt đầu năm. Thóc để làm cốm sau khi phơi khô, sẽ mang rang chín và bắt buộc phải rang trong nồi đất. Đây là một công đoạn quan trọng quyết định sự thành công của mẻ cốm.Loại cối giống như cối giã gạo nhưng lòng cối hẹp vào sâu hơn. Chày giã làm bằng gỗ, dài độ 1 thước rưỡi. Tay cầm được vót tròn nhỏ cho vừa nắm tay. Tham gia giã cốm là 1 nam, 1 nữ. Khi giã đứng đối diện nhau bên cối, mỗi người 1 tay cầm chày 1 tay cần cây gạt , vừa giã vừa gạt cho đến khi hạt nếm dính chày xuống cối. Họ luân phiên giã nhờ thế mà cảm thấy vui và hứng thú trong công việc. Khi những hạt nếp đã dẹp lại, người phụ nữ sẽ đảm tiếp công việc là cho cốm vào nia. Xàng xẩy cho hết trấu, sạch bụi cho cốm ngon. Cốm mới giã xong rất giòn và dẻo, ăn không cũng cảm nhận được hương vị đặc trưng của nó. Xưa kia người Khmer ăn cốm với tép rang hoặc ăn với chuối cho chắc bụng. Ngày nay, cốm dẹp được trộn với dừa, đường thốt nốt hoặc đường cát thành một món ăn chơi. Theo kinh nghiệm dân gian, 1 kg cốm dẹp thì dùng 1 trái dừa rám vỏ đã nạo cùng nửa ký đường cát hoặc đường thốt nốt, trộn đều để khoảng 1 nửa ngày cho những hạt cốm thấm đường, dừa trở nên mềm dẻo thơm ngon hơn. Cốm dẹp trong lễ Óc om bóc còn mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Cốm dẹp để cúng trăng, để tạ ơn thiên nhiên trời đất ban tặng cho họ một mùa lúa bội thu. Mọi người có hạt lúa hạt nếp thơm lừng, nuôi cái bụng. Và cũng từ hạt nếp ấy người Khmer đã làm ra món cốm thơm mùi nếp mới mang tặng cho đời.
Sau lễ cúng trăng, sáng hôm sau , hội đua ghe Ngo sẽ được diễn ra. Đua ghe Ngo là lễ hội có nguồn gốc từ rất xa xưa của người dân tộc Khmer. Trong dân gian đến nay có truyền lại rằng: vào thời xưa các tính thuộc đồng bằng sông Cửu Long người dân sử dụng ghe để đi lại trên các sông kênh rạch. Khi có chiến tranh họ lại nghĩ chế tạo ra những chiếc ghe nhẹ và chạy được với tốc độ nhanh. Đó chính là tiền thân của chiếc ghe Ngo bây giờ. Ghe Ngo theo tiếng Khơ me là loại thuyền độc mộc. Bằng thân cây gỗ tốt, ra đời từ nhiều thế kỷ trước. Đây là một loại ghe đua đặc trưng của người Khmer . Trong văn hóa của người Khmer họ coi ghe đua không giống như các loại ghe thông thường mà là một vật thiêng.
Nhừng người tham gia đội bơi đua được chọn lựa gồm những trang trai khỏe mạnh, có kinh nghiệm, biết phối hợp động tác chặt chẽ. Người ngồi đầu chỉ huy được chọn là những người có uy tín và thông thạo đường nước. Trước khi đến hội thì các thanh niên trai tráng tham gia đội đua phải trải qua quá trình tập luyện và chuyển bị kỹ càng. Ghe Ngo dài hay ngắn không quan trọng, mỗi ghe có từ 40 – 60 người chèo, trong đó có 1 đội trưởng, 1 dầm chính và 2 dầm phụ. Họ sẽ là những người có vai trò chủ đạo, điều khiển những hoạt động của toàn đội đua, sao cho nhịp nhàng, đạt được tốc độ cao nhất trong quá trình đua. Cuộc đua diễn ẩ nghiêm trang và đầy hào hứng, có sức cuốn hút hàng chục vạn người xem. Trên chặng đường đua kéo dài tới mấy cây số người xem đứng đông kín cả 2 bên bờ, có nhiều người còn lội xuống nước hoặc bơi ghe nhỏ ra để xem cho gần, cho rõ.
Được duy trì và tổ chức liên tục, đến nay lễ hội đua ghe Ngo đã trở thành một lễ hội thể thao truyền thống, và cũng là dịp vui chơi giải trí mang tính cộng đồng rộng lớn của đồng bào dân tộc Khmer và của đồng bào sông nước vùng tây nam bộ. Trong những năm trở lại đây, thậm chí có năm còn có những đội ghe từ nước bạn Campuchia đến tham gia. Điều này chứng tỏ, lễ hội gắn với môn thể thao truyền thống này đang phát triển mạnh mẽ, trở thành một sự kiện văn hóa lớn ở Việt Nam.
Diến ra trong năm du lịch Mê Kong Cần Thơ ngày hội văn hóa thể thao Khmer nam bộ lần 4 đã không chỉ mang ý nghĩa đơn thuần để người Khmer khắp các tỉnh Nam bộ có dịp để gặp gỡ giao lưu. Mà đây còn là cơ hội bà con Khơ me giới thiệu đến bà con cả nước những đặc sắc văn hóa của dân tộc mình. Đồng thời đây còn là hoạt động ý nghĩa, góp phần vào bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của người Khmer nói riêng và của các dân tộc Việt Nam nói chung trong thời kỳ hội nhập.
Những lễ hội truyền thống là nét đặc sắc văn hóa tiêu biểu cho văn hóa của người Khme sẽ còn được công chúng nhớ, và nhắc đến mãi mãi.
Hoàng Thị Lê (sưu tầm)