Mc tiệc cưới, học làm mc đám cưới, video đám cưới hay nhất: ₪ Dân tộc Hoa
Showing posts with label ₪ Dân tộc Hoa. Show all posts
Showing posts with label ₪ Dân tộc Hoa. Show all posts

Sunday, September 11, 2016

Khau Nhục - Món đặc sản của dân tộc Hoa Kiều ở Bắc Giang (Triệu Thị Bắc)

Khau nhục là món ăn phổ biến của dân tộc Hoa, món ăn có xuất xứ từ Trung Hoa, được chế biến từ thịt lợn. Để chế biến món khau nhục phải qua nhiều công đoạn cầu kỳ.
Nguyên liệu để làm món khau nhục gồm có: thịt lợn ba chỉ, húng lìu, ngũ vị hương, địa liền, tỏi, ớt, rượu, dấm, bột ngọt, hạt tiêu…
Khi chế biến món này, phải dùng thịt lợn ba chỉ tươi ngon, cắt thành miếng vuông, khổ 16x16cm (dành cho 6 người ăn), rửa sạch cho vào nồi luộc kỹ. Thịt chín vớt ra để nguội. Cạo sạch phần bì của miếng thịt, dùng vật nhọn châm vào bì thật kỹ, khi thấy bì chảy mỡ ra thì lau sạch, lấy rượu hoặc dấm bôi vào lớp da bì đó cho thấm đều. Tiếp theo cho thịt vào chảo mỡ nóng chao (rán) sao cho vàng đều mới vớt ra.
 Miếng thịt vừa vớt ra khỏi chảo được ngâm ngay vào nước lạnh, cho vào nồi luộc cho thịt săn lại, vớt ra để nguội. Mỗi miếng cắt khoảng 2cm rồi tẩm các loại gia vị cho thật đều. Sau đó xếp các miếng thịt vào bát tô đặt phần bì xuống dưới đáy bát, phần thịt quay lên phía trên để tiện cho việc rắc gia vị được ngấm đều rồi đưa vào nồi hấp cách thuỷ một lần nữa đến khi thịt mềm nhũn thì bỏ ra ăn. Bên dưới bát khau nhục  bày các loại gia vị như: rau xanh, mộc nhĩ, ớt.
Khi chín khau nhục có màu vàng đều, hấp dẫn, mùi thơm đặc trưng lôi cuốn người ăn và ăn khi còn nóng.
 Ai đã từng một lần thưởng thức món khau nhục thì không thể quên hương vị độc đáo của nó, mùi thơm của gia vị, béo ngậy của thịt sẽ đánh thức giác quan của bạn.

Triệu Thị Bắc (sưu tầm)

Những phong tục, tập quán kỳ lạ của dân tộc Hoa (Nông Gia Cát)

Dân tộc Hoa có dân số hơn 1 triệu người, sinh sống tại hầu khắp các tỉnh thành trên cả nước. Người Hoa có tính tương trợ lẫn nhau trong cộng đồng, trong địa phương và gia đình. Họ ra sức bảo tồn, gìn giữ và phát huy những bản sắc văn hóa truyền thống vốn có của dân tộc mình.

Người Hoa thường dựng vợ, gả chồng cho con cái trong cùng tộc người hay trong nhóm địa phương. Theo phong tục của người Hoa, cô dâu và chú rể phải cùng nhau ăn 100 miếng trầu, có như vậy vợ chồng mới sống chung thủy với nhau đến đầu bạc răng long.

Đám cưới người trung hoa

Nhà cửa người Hoa thường gồm 3 loại: nhà 3 gian, 2 chái, nhà chữ môn và nhà chữ khẩu. Khi chuẩn bị xây nhà, người Hoa xem kỹ các sách vở, phong tục tập quán, mời thầy phong thủy đến xem ngày giờ khởi công. Người Hoa cho rằng không nên cất nhà trên đường nước chảy như cống, rãnh… vì sợ sẽ lâm vào cảnh nghèo khó, làm ăn thất bại hoặc nếu phát đạt thì cũng không giữ được tiền vì sẽ trôi theo dòng nước.
Trang phục của phụ nữ người Hoa là chiếc áo năm thân, dài qua mông, không có túi, cài khuy nút vải ở nách phải. Họ còn mặc áo cộc tay may như áo năm thân, nhưng lại có 2 túi ghép thêm 1 miếng vải màu. Hiện nay, có nhiều phụ nữ người Hoa mặc áo cánh và áo sơ mi.
Trang phục của người làm nghề tôn giáo là chiếc áo cà sa, cũng giống như áo năm thân nhưng dài qua gối, ống tay áo dài và rộng, chỉ dùng khi hành lễ.
Xã hội người Hoa mang tính phụ quyền cao. Trong gia đình, người cha hay người chồng là chủ gia đình. Khi chia tài sản cho con cái ra ở riêng thì người con trai cả bao giờ cũng được phần nhiều hơn. Ngược lại, người con gái không được chia tài sản, chỉ lo cặm cụi làm lụng cho đến khi lấy chồng. Người phụ nữ trong xã hội người Hoa ít được học hành và không được tham gia vào các công việc xã hội. Theo quan niệm của người Hoa, người con gái mà chết trước khi lấy chồng, hồn sẽ không được nhập với tổ tiên, phải ở ngoài giữ cửa và biến thành người giữ cửa.
Việc thờ cúng tổ tiên và các loại ma quỷ rất được người Hoa coi trọng. Cùng với quan niệm “vạn vật hữu linh” (mọi thứ đều có linh hồn), họ còn chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi Đạo giáo, Phật giáo và Khổng giáo… Trong thôn làng có các đền, chùa, miếu thờ thành hoàng, miếu thờ thần sông, thần núi, thần đá, các vị thần bảo hộ cho dân làng và những người có công khai hoang đất đai.

Lễ hội người hoa

Nền văn học dân gian của dân tộc Hoa khá đa dạng, phong phú, đáng nói nhất là các làn điệu dân ca. Trong đó, hát “sơn ca” (sán cô) là hình thức sinh hoạt nghệ thuật được nhiều người ưa chuộng. Sơn ca gồm những bài hát ví, hát ghẹo của nam nữ, những bài hát nói lên tinh thần đấu tranh kiên cường chống phong kiến, chống lại những tập quán cổ hủ, lạc hậu của xã hội cũ…
Người Hoa có tinh thần đoàn kết cộng đồng, tương thân tương ái, đùm bọc lẫn nhau. Họ sẵn sàng giúp đỡ cho những người có hoàn cảnh khó khăn. Tuy nhiên khi đang ăn cơm thì không bao giờ bố thí cho người hành khất. Bởi vì bữa cơm là quan trọng, là lúc đang hưởng thành quả lao động của mình nên không bố thí cho ai cả.
Khi giao tiếp với người Hoa, nên lưu ý một số điểm: không nên bắt tay quá chặt, không dùng ngón tay trỏ để chỉ về người mình muốn giới thiệu, nên chào hỏi người có chức quyền cao nhất trước. Có thể hỏi về các vấn đề riêng tư khi mới làm quen, nhưng đừng nên đề cập đến các vấn đề chính trị và cũng đừng nên có những lời lẽ phê phán.
Trong sự giao lưu văn hóa với các dân tộc Việt, Khmer ở Nam Bộ, đồng bào người Hoa đã lưu giữ được nhiều nét văn hóa riêng cho ình, giúp làm phong phú và đa dạng cho nền văn hóa Việt Nam giàu bản sắc.

 Nông Gia Cát (sưu tầm)

Dân tộc Hoa (Hoàng Ngọc Lê)

Người Hoa có nhiều tên gọi như Ngái, Hoa, Hán...là những người có nguồn gốc Hán hay bị Hán hóa, nói tiếng Quảng Đông (pạc và). Người Hoa nhập quốc tịch Việt Nam, song còn giữ được nhiều nét đặc trưng của văn hóa Trung Hoa. So với các dân tộc thiểu số khác sinh sống trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, người Hoa là một cộng đồng dân cư có nguồn gốc Trung Hoa ít bị đồng hóa.

Người Hoa di cư vào Việt Nam từ nhiều địa phương, bằng nhiều con đường, trong những thời gian khác nhau, lúc ồ ạt, khi lẻ tẻ và kéo dài suốt từ thời kỳ Bắc thuộc cho đến năm 1954. Từ cuối những năm 50, đầu những năm 60 của thế kỷ XX, tộc danh người Hoa đã được sử dụng rộng rãi trong các văn bản pháp quy, các phương tiện thông tin đại chúng và các diễn đàn khoa học ở nước ta.
Ở Bắc Giang, các làng người Hoa đã và đang đóng vai trò quan trọng trong việc bảo tồn bản sắc văn hóa tộc người, làm tăng khả năng sinh tồn và phát triển của cộng đồng người Hoa ở Việt Nam. Sự tập trung người Hoa thành từng quần thể dân cư đã giúp họ tái tạo lại lối sống và văn hóa Trung Hoa. Mặt khác, họ ngày càng tiếp thu nhiều yếu tố sinh hoạt văn hóa cộng đồng của các dân tộc anh em sống bên cạnh.
Theo thống kê năm 2014, Dân tộc Hoa ở Bắc Giang có khoảng 19 nghìn người, sinh sống chủ yếu ở các huyện Lục Ngạn, Lục Nam, Sơn Động và rải rác ở một số huyện, thị xã,thị trấn khác trong tỉnh.
Người Hoa làm nhiều nghề khác nhau: nông nghiệp, thủ công nghiệp, công nhân, viên chức, buôn bán, trong đó kinh tế nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi) vẫn là nguồn sinh sống chủ yếu của họ.
Trang phục phụ nữ dân tộc Hoa ở Bắc Giang là chiếc áo 5 thân được may dài quá mông bằng vải in hoa không có túi, khuy áo được tết bằng vải cùng màu với màu áo và được cài bên nách phải, từ gấu lên thân áo ở hai bên xườn xẻ tà dài 15 cm, may lượn hình vòng cung cao dần lên hai bên xườn. Đàn ông người Hoa mặc quần áo giống như các dân tộc thiểu số ở vùng biên giới Việt – Trung. Ngày nay nhiều người Hoa đã chuyển sang mặc âu phục.
Các món ăn phổ biến của đồng bảo dân tộc Hoa như: khâu nhục, vỏong mún, xá xíu, bánh bìa...

 Hoàng Ngọc Lê (sưu tầm)

Dân tộc Hoa (Đàm Kim Phượng)

Tên tự gọi: Hoa
Tên gọi khác: Khách, Hán, Tàu
Nhóm địa phương: Quảng Đông, Quảng Tây, Hải Nam, Triều Châu, Phúc Kiến, Sang Phang, Xa Phống, Thồng Nhằn, Minh Hương, Hẹ...
Dân số: 862.371 người (Tổng cục Thống kê năm 2009)
Ngôn ngữ và chữ viết: Tiếng nói của người Hoa thuộc nhóm ngôn ngữ Hán, ngữ hệ Hán - Tạng. Sử dụng chữ Hán.

Nguồn gốc lịch sử: Người Hoa di cư đến Việt Nam vào những thời điểm khác nhau từ thế kỉ XVI kéo dài cho đến nửa đầu thế kỉ XX.
Đặc điểm kinh tế: Tại các thành phố, thị trấn, thị xã, người Hoa chủ yếu sống bằng nghề kinh doanh, buôn bán hoặc sản xuất hàng tiểu thủ công nghiệp (làm đồ gốm, làm giấy súc, làm nhang). Ở nông thôn người Hoa trồng lúa nước. Bộ phận người Hoa ở ven biển làm muối và đánh cá.
Phong tục tập quán:
Ăn: Người Hoa ăn cơm, nấu ăn rất giỏi. Nhiều loại trà là những đồ uống thông dụng trong mọi gia đình. Người Hoa cũng uống rượu trong ngày tết, lễ hội.

Trang phục truyền thống trong lễ cưới của người Hoa

Ở: Nhà ở có 3 loại: nhà 3 gian hai chái, xếp kiểu chữ Môn hay chữ Khẩu. Nhà thường xây bằng đá, gạch mộc hay trình tường đất, lợp ngói hay phên nứa... Ở thành thị, thường sống trong những khu phố riêng.
Hôn nhân: Đám cưới của người Hoa gồm nhiều lễ: lễ dạm, lễ hỏi, lễ cưới, lễ lại mặt. Trong hôn lễ, màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn, tốt đẹp. Có nhiều lễ vật tượng trưng cho hạnh phúc gia đình.
Tín ngưỡng: Nổi bật trong các tín ngưỡng dân gian là thờ cúng tổ tiên, gia tộc và dòng họ, thờ cúng các vị thần bảo hộ và các vị thánh linh. Hệ thống chùa, miếu khá phát triển, là nơi sinh hoạt văn hóa cộng đồng, nơi diễn ra các hội lễ.
Trang phục: Trang phục truyền thống của người Hoa hiện chỉ còn thấy ở một số người có tuổi hoặc trong các nghi lễ cưới xin, tang ma. Phụ nữ thường mặc áo cổ viền cao, cài khuy một bên, xẻ tà cao hoặc một chiếc áo "sường xám" may dài, ôm ngang hông, xẻ tà phần dười đùi. Đàn ông mặc áo màu đen hay xanh đậm, cài khuy vải một bên, vai liền cổ đứng, xẻ tà hoặc kiểu áo tứ thân, xẻ giữa, cổ đứng,vai liền có túi. Người Hoa thường đội mũ, nón hoặc mang ô.
Đời sống văn hóa: Trong sinh hoạt, văn hóa truyền thống của người Hoa có nhiều thể loại như: hát, múa, hài kịch… với nhiều loại nhạc cụ như tiêu, sáo các loại đàn. Hát "sơn ca" (sán co) là loại hình được nhiều người ưa chuộng. Trong những ngày lễ lớn và lễ hội thường có múa lân.

Đàm Kim Phượng (sưu tầm)

Dân tộc Hoa – Tìm hiểu nét văn hóa người Hoa Việt Nam (Đàm Minh Phiếu)

Trang phục người dân tộc Hoa

Dân tộc Hoa là một thành phần dân tộc trong cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam. Người hoa ở nước ta tuy chiếm một tỷ lệ dân số không nhiều, xong lại có sự phân bố trên địa bàn khá rộng trong cả nước.

Ở các tỉnh phía Bắc, người Hoa cư trú hầu khắp dọc các tỉnh theo biên giới Việt – Trung và các tỉnh trung du Bắc bộ. Ở miền Nam hiện nay, người Hoa sống chủ yếu ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và thành phố Hồ Chí Minh. Tùy theo địa bàn cư trú mà người Hoa sống bằng những nghề khác nhau.

Người Hoa ở trung du Bắc bộ và những vùng đồng bằng, thướng lấy sản xuất nông nghiệp làm những nguồn sống chính. Là cư dân có truyền thống canh tác ruộng nước, người Hoa làm ruộng trồng lúa, thâm canh các loại hoa màu, trồng các loại rau, hành tỏi, trồng một số cây dược liệu như sa nhân , quế trên những vườn rừng. Một số nghề thủ công người Hoa thường làm như nghề gốm, làm đồ thủ công mỹ nghệ. Ở những vùng ven biển, người Hoa sống bằng nghề đánh bắt cá và nuôi hải sản làm muối. Trong các thành phố, thị  xã người Hoa làm nghề dịch vụ buôn bán hàng  tạp hóa, sản xuất tiểu thủ công nghiệp. Có thể nói buôn bán là đặc điểm kinh tế chủ yếu của người Hoa. Người Hoa ở những vùng nông thôn thường sống thành từng làng và thường là ở chân núi trong các cánh đồng ven biển nơi giao thông thuận tiện. Mỗi làng của người Hoa có từ 20 – 70 hộ. Khu vực cư trú của người Hoa tường là những gia đình có quan hệ huyết thống hoặc hôn nhân.

Nhà ở của người hoa phổ biến với nhà nền đất 3 gian 2 trái. Tường xây bằng đá, gạch mộc hoặc tường trình bằng đất. Hoặc nhà được xây theo kiểu hình chữ môn hay hình chữ khẩu.

Trước kia trang phục của người dân tộc Hoa tương tự như một số dân tộc vùng biên giới Việt Trung. Đàn ông mặc áo vải sợi bông có hàng khuy trước ngực tết bằng vải. Quần vải rộng ống, đi giày vải. Phụ nữ hoa mặc áo năm thân dài quá mông, không có túi, cài khuy tết bằng vải hay bằng đồng ở nách phải.  Ngoài ra phụ nữ hoa còn có loại áo cộc tay năm thân có hai tui với các mảnh vải màu trang trí ở mép túi. Trong các ngày lễ hội hay đi xe họ thường che ô. Phụ nữ thích tết tóc và cuốn khăn đầu.

Người dân tộc Hoa có nhiều nét truyền thống cổ truyền, mà vẫn được gìn giữ cho đến ngày nay. Nếu người kinh xem mâm ngũ quả trên mâm cỗ, thì đối với người dân tộc hoa 3 món không thể thiếu là quả quýt, chè và bánh.
 Đàm Minh Phiếu (sưu tầm)   

Dân tộc Hoa (Hoàng Minh Thắng)

Tên gọi khác: Khách, Hán, Tàu.
Nhóm địa phương: Quảng Ðông, Quảng Tây, Hải Nam, Triều Châu, Phúc Kiến, Sang Phang, Xìa Phống, Thoòng Nhằn, Minh Hương, Hẹ...
Dân số: 823.071 người (theo kết quả điều tra dân số năm 2009 của Tổng cục thống kê)
Ngôn ngữ: Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Hán (Ngữ hệ Hán - Tạng).

Lịch sử: Người Hoa di cư đến Việt Nam vào những thời điểm khác nhau từ thế kỷ XVI, và sau này vào cuối thời Minh, đầu thời Thanh, kéo dài cho đến nửa đầu thế kỷ XX.

Sản phẩm của nghề điêu khắc đá của người Hoa ở thành phố Biên Hoà, tỉnh Ðồng Nai.

Hoạt động sản xuất: Người Hoa ở vùng nông thôn chủ yếu sống bằng nghề nông, coi lúa nước là đối tượng canh tác chính, ở các thành phố, thị xã, thị trấn họ làm nghề dịch vụ, buôn bán... Tiểu thủ công nghiệp khá phát triển như nghề gốm (Quảng Ninh, Sông Bé, Ðồng Nai), làm giấy súc, làm nhang (thành phố Hồ Chí Minh)... Một bộ phận người Hoa cư trú ở ven biển sống chủ yếu bằng nghề làm muối và đánh cá. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, người Hoa luôn coi trọng chữ "tín".

Ăn: Lương thực chính là gạo, nhưng trong bữa ăn thường có các loại như mì sào, hủ tiếu... Ở các gia đình bình dân, buổi sáng điểm tâm bằng cháo trắng với trứng vịt muối, còn những nhà khá giả hơn là hủ tiếu, bánh bao, xíu mại... Người Hoa có kỹ thuật nấu ăn giỏi, thích các món ăn xào mỡ với gia vị.
Thức uống của người Hoa ngoài tác dụng giải khát còn là loại thuốc mát, bồi dưỡng "lục phủ, ngũ tạng". Các loại trà sâm, hoa cúc... là những thứ thông dụng trong mọi gia đình. Những dịp hội hè, lễ, tết nam giới cũng quen dùng rượu. Thuốc lá được nhiều người hút, kể cả phụ nữ, nhất kà những người phụ nữ có tuổi.

Mặc: Những trang phục gọi là truyền thống của người Hoa hiện chỉ còn thấy ở một số người có tuổi hay trong các nghi lễ cưới xin, tang ma. Phụ nữ thường mặc áo cổ viền cao, cài khuy một bên, xẻ tà cao hoặc một chiếc áo "sườn xám" may dài, ôm ngang hông, xẻ tà dưới phần đùi. Màu sắc trang phục của họ, nhất là các thiếu nữ thích màu hồng hoặc màu đỏ, cùng với các sắc màu đậm. Ðàn ông mặc áo màu đen hay xanh đậm, cài khuy vải một bên, vai liền cổ đứng, xẻ tà hoặc kiểu áo tứ thân, xẻ giữa, cổ đứng, vai liền, có túi. Phụ nữ thích dùng đồ trang sức, đặc biệt là vòng tay (bằng đồng, vàng, đá, ngọc...), bông tai, dây chuyền... Ðàn ông thích bịt răng vàng và xem như một lối trang sức.

Múa Lân - Sư tử - Rồng là hình thức sinh hoạt văn nghệ truyền thống của người Hoa thường tổ chức từ ngày 23 tháng chạp (ngày ông Táo lên trời đến ngày 15 tháng giêng (tết Nguyên tiêu) tại các chùa. Người Hoa chuẩn bị kỹ càng trang phục trước khi múa Lân.

Ở: Những người làm nghề nông thường sống thành thôn xóm. Làng thường ở ven chân núi, trong cánh đồng, trải dài trên bờ biển, gần nguồn nước, giao thông thuận tiện. Trong làng, nhà ở bố trí sát nhau theo dòng họ. Ở thành thị họ thường sống tập trung trong các khu phố riêng.
Nhà cửa thường có 3 loại: nhà 3 gian hai chái, nhà chữ Môn và chữ Khẩu. Nhà thường xây bằng đá, gạch mộc hay trình đất, lợp ngói máng hay là quế, lá tre, phên lứa...
Nổi bật trong nhà ở là các bàn thờ tổ tiên, dòng họ, thờ Phật và các vị thần cùng các câu đối, liễn, các giấy hồng chữ Hán với nội dung cầu phúc, cầu lợi, cầu bình yên.

Quan hệ xã hội: Xã hội phân hoá giai cấp sâu sắc và mang tính phụ quyền cao.
Mối quan hệ với những người cùng họ được hết sức coi trọng. Mỗi một dòng họ có một từ đường để thờ cúng. Hàng năm vào một ngày nhất định, những người cùng họ tụ tập tại từ đường để làm lễ giỗ tộc họ. Những hoạt động kinh doanh, sản xuất thường có các hội nghề nghiệp tương ứng. Những hội này đều có một vị tổ và một ngày giỗ tổ trong năm.
Gia đình được xây dựng theo chế độ một vợ một chồng khá bền vững và mang tính phụ hệ. Người Hoa thường dựng vợ gả chồng cho con trong cùng một nhóm địa phương. Trưởng họ, ông mối, các chức dịch đóng vai trò khá quan trọng trong hôn nhân. Hiện nay, phụ nữ xây dựng gia đình khá muộn (tuổi cưới trung bình là 28, 30) và số con ít nhất (trung bình một phụ nữ sinh 2 hoặc 3 con).

Lễ tết: Trong một năm có nhiều ngày lễ tết: Nguyên đán, Nguyên tiêu, Thanh minh, Ðoan ngọ, Trung nguyên, Trung thu.
Tết Nguyên đán vào những năm cũ chuyển sang năm mới theo âm lịch và kéo dài tới ngày rằm tháng giêng (tết Nguyên tiêu). Lễ Nguyên tiêu là đặc trưng lễ tết của người Hoa, mọi hoạt động tập trung nhất của tín ngưỡng và văn hoá truyền thống đều được biểu hiện trong dịp này.
59f9430a-b90d-48db-b4b8-b4edd1c9aecb.jpg
Học chữ Hoa - một nhu cầu bức thiết của người Hoa ở Việt Nam đã được Ðảng và Nhà nước quan tâm và tạo điều kiện. Hiện nay học chữ hoa đang phổ biến rộng rãi trong cư dân người Hoa ở các địa phương.

Thờ cúng: Nổi bật trong các tín ngưỡng dân gian là thờ cúng tổ tiên, gia tộc, dòng họ, thờ cúng các vị thần phù hộ (thần bếp, thổ địa, thần tài...) và một số vị thánh và bồ tát (Quan Công, bà Thiên Hậu, ông Bổn, Nam Hải Quan Âm...)
Hệ thống chùa miếu khá phát triển. Chùa miếu của người Hoa thường gắn liền với các hội quán, trường học. Ðó cũng là nơi sinh hoạt văn hoá cộng đồng, nơi diễn ra các hội lễ.

Học: Chữ Hán được dạy và học trong các trường phổ thông.

Văn nghệ: Sinh hoạt văn hoá truyền thống của người Hoa có nhiều thể loại như hát, múa, hài kịch... với nhiều loại nhạc cụ: tiêu, sáo, các loại đàn (tỳ bà, nhị, nguyệt...), chập choã... Hát "sơn ca" (sán cố) là hình thức được nhiều người ưa chuộng, nhất là tầng lớp thanh niên. Tổ chức văn nghệ dân gian truyền thống mang tính nghiệp dư đã có từ lâu là các "nhạc xã".
Múa lân, sư tử, rồng... là những loại hình nghệ thuật mang tính quần chúng sâu rộng được trình diễn hàng năm, vào những ngày lễ lớn, ngày lễ tết.

 Hoàng Minh Thắng (sưu tầm)

Dân tộc Hoa - Hán (Hoàng Thị Lân)

Với dân số non l triệu người, người Hoa ở Việt Nam cư trú tại hầu khắp các tỉnh, thành phố trên địa bàn cả nước. Ở tỉnh Lâm Đồng theo tổng điều tra dân số 4-1989) có trên l l.180 người Hoa sinh sống. Hiện nay l0-1997) có 13.949 người. Phần lớn người Hoa ở Lâm Đồng là bộ phận người Hoa ở Quảng Ninh di cư vào đây từ năm 1955-1975.
Đây là bộ phận người Hoa làm nông nghiệp ở Quảng Ninh được đưa vào định cư lập nghiệp ở Lâm Đồng. Hiện nay, một số người Hoa ở Lâm Đồng sinh sống bằng nghề buôn bán ở Đà Lạt, Tùng Nghĩa, Bảo Lộc, Di Linh, Đơn Dương v.v... Một bộ phận người Hoa ở nông thôn vẫn sinh sống bằng nghề nông nghiệp.

Với dân số non l triệu người, người Hoa ở Việt Nam cư trú tại hầu khắp các tỉnh, thành phố trên địa bàn cả nước. Ở tỉnh Lâm Đồng theo tổng điều tra dân số 4-1989) có trên l l.180 người Hoa sinh sống. Hiện nay l0-1997) có 13.949 người. Phần lớn người Hoa ở Lâm Đồng là bộ phận người Hoa ở Quảng Ninh di cư vào đây từ năm 1955-1975. Đây là bộ phận người Hoa làm nông nghiệp ở Quảng Ninh được đưa vào định cư lập nghiệp ở Lâm Đồng. Hiện nay, một số người Hoa ở Lâm Đồng sinh sống bằng nghề buôn bán ở Đà Lạt, Tùng Nghĩa, Bảo Lộc, Di Linh, Đơn Dương v.v... Một bộ phận người Hoa ở nông thôn vẫn sinh sống bằng nghề nông nghiệp.
Một đặc điểm nồi bật của người Hoa là tính cố kết, tương đỡ lẫn nhau trong cộng đồng tộc người, trong nhóm địa phương và dòng họ rất cao và khá bền chặt. Họ ra sức bảo tồn, gìn giữ những bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc mình.
Họ thường dựng vợ, gả chồng cho con cái ngay trong tộc người, trong nhóm địa phương. Thí dụ con trai người Hoa Triều Châu ít khi cưới con gái người Hoa Phúc Kiến, Người trưởng họ đóng một vai trò khá quan trọng trong việc dựng vợ, gả chồng cho các thành viên của dòng họ mình...
Theo phong tục cổ truyền của người Hoa, cô dâu và chú rể phải cùng ăn một trăm miếng trầu, có như vậy đôi vợ chồng mới sống chung thủy với nhau cho đến bách niên giai lão.
Nhà cửa người Hoa thường có ba loại: nhà ba gian, hai chái, nhà chữ môn và nhà chữ khẩu...
Bộ y phục của nữ giới người Hoa còn bảo lưu nhiều sắc thái văn hóa truyền thống của dân tộc. Đó là chiếc áo năm thân, dài quá mông, không có túi cài khuy tết bằng nút vải ở nách bên phải. Họ còn mặc áo cộc tay cắt may như áo năm thân, nhưng lại có hai túi ghép thêm một miếng vải màu.
Hiện nay, nhiều phụ nữ người Hoa đã mặc áo cánh và áo sơ mi.
Y phục của người làm nghề tôn giáo là áo cà sa (ca slam), cúng giống như áo năm thân, nhưng dài quá đầu gối, ống tay áo dài rộng, áo này chỉ dùng trong khi hành lễ.
Xã hội người Hoa đã phân hóa giai cấp sâu sắc và mang tính phụ quyền cao. Trong nhân dân lao động tinh thần cố kết tộc người vẫn được bảo lưu khá trọn vẹn. Trong gia đình người Hoa, người cha hay người chồng, là'chủ Sia đình. Khi chia tài sản cho các con cái ra ở riêng, bao giờ người con trai cả, cũng được phần nhiều hơn. Ngược lại, theo tập tục cổ truyền, người con gái không được chia tài sản, chỉ biết cặm cụi làm ăn cho đến khi đi lấy chồng. Cũng theo phong tục cổ truyền, người phụ nữ ít được học hành và không được tham gia các công việc xã hội. Theo quan niệm của đồng bào Hoa, người con gái chết trước khi đi lấy chồng, hồn không được nhập với tổ tiên, mà phải ở ngoài cửa, biến thành người giữ cửa.
Đối với người chết dưới 14 tuổi không được làm chay. Trong trường hợp chết ''bất đắc kỳ tử'', thân nhân của người chết phải ''phá ngục giải oan'', đưa hồn qua lò than, vạc dầu để hồn người chết được trở về với tổ tiên. Nếu người chết bị mất xác, người ta thường lấy cây dâu, tượng trưng cho xương  cốt để làm lễ chôn cất. Trẻ sơ sinh chết, mẹ bôi vôi trát chàm lên trán con để loại trừ ''ngũ quỷ'' khỏi nhập vào đứa trẻ, lộn kiếp đầu thai vào lần khác.
Đối với người Hoa, việc thờ cúng tổ tiên và các loại ma nhà rất được coi trọng. Cùng với quan niệm vạn vật hữu linh trước đây với những nét riêng ở từng địa phương, từng nhóm người, họ chịu ảnh hưởng sâu sắc của những quan niệm Đạo giáo, Phật giáo và Khổng giáo...
Trong thôn xóm có các đền chùa, miếu thờ thành hoàng, miếu thờ thần đá, thần núi, thần sông, các vị  thần  bảo hộ cho cộng đồng, và thờ những người có công khai phá đất đai.
Người Hoa vốn có một nền văn học nghệ thuật dân gian cổ truyền phong phú, đáng kể nhất là các làn điệu dân ca. Hát ''sơn ca'' (sán cô), là một hình thức sinh hoạt nghệ thuật truyền thống được mọi người ưa chuộng... Sơn ca không chỉ gồm những bài hát ghẹo, hát ví của trai gái, mà còn nói lên tinh thần đấu tranh chống phong kiến, chống các lề thói lạc hậu của xã hội cũ, và đấu tranh nhằm thích ứng với thiên nhiên để sinh tồn và phát triển bền vững giống nòi.
Là một dân tộc ít người ở Việt Nam, quyền lợi sống còn của người Hoa gắn liền với các dân tộc anh em khác ở địa phương và trong cả nước.

 Hoàng Thị Lân (sưu tầm)

Người dân tộc Hoa tại Việt Nam (Lý Thị Ninh)

Người dân tộc Hoa tại Việt Nam là những người gốc Trung Quốc định cư ở Việt Nam và đa số có quốc tịch Việt Nam. Họ còn có các tên gọi khác là Khách, Hán, Tàu và có các nhóm dân khác nhau như Quảng Ðông, Quảng Tây, Hải Nam, Triều Châu, Phúc Kiến, Sang Phang, Xìa Phống, Thoòng Nhằn, Minh Hương, Hẹ... Dân tộc Hoa sử dụng tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Hán, ngữ hệ Hán-Tạng. Nếu xếp theo phân loại của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thì họ được gọi là dân tộc Hán. Đây là một trong hai dân tộc duy nhất tại Việt Nam có dân số giảm trong vòng 10 năm, từ năm 1999 đến năm 2009 theo số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam.

Lịch sử người dân tộc Hoa tại Việt Nam
Người Trung Quốc bắt đầu di cư vào Việt Nam kể từ thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên. Trong 2 thiên niên kỷ kể từ đó, nhiều làn sóng người Trung Quốc gồm lính, quan, dân... đã đến định cư tại Việt Nam. Nhiều người Hoa kết hôn với người Việt và con cháu họ trở thành người Việt Nam. Nói chung người dân tộc Hoa di cư đến Việt Nam vào những thời điểm khác nhau từ thế kỷ 16 và sau này vào cuối thời Minh, đầu thời Thanh, kéo dài cho đến nửa đầu thế kỷ 20.
Dân số, địa bàn cư trú và ngôn ngữ
Dân tộc Hoa tại Việt Nam sinh sống ở nhiều nơi từ Bắc đến Nam, ở cả nông thôn lẫn thành thịTheo thống kê điều tra dân số năm 1999, tổng số dân tộc Hoa tạiViệt Nam là 862.371 người, chiếm tỷ lệ 1,13% dân số ở Việt Nam. Dân tộc Hoa được xếp hàng thứ tư, trong đó có khoảng 50% người Hoa sinh sống tại vùng Chợ Lớn của Thành phố Hồ Chí Minh. Họ tập trung đông nhất ở các khu thương mại trong Quận 5, Quận 11 với khoảng45% dân số của mỗi quận; ngoài ra còn có một số người sống ở tại các Quận 6, Quận 8, Quận 10. Người dân tộc Hoa có 5 nhóm ngôn ngữ chính là Quảng Đông, Triều Châu, Phúc Kiến, Hải Nam và tiếng Khách Gia (Hakka, đôi khi còn gọi là tiếng Hẹ). Số người Hoa còn lại sinh sống ở các tỉnh khác trên toàn quốc nhưng hầu hết là ở nhiều tỉnh của miền Tây Việt Nam. Năm 2003, dân tộc Hoa ước tính có khoảng 913.250 người. Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, dân tộc Hoa ở Việt Nam có dân số 823.071 người, có mặt tại tất cả 63 tỉnh, thành phố. Họ cư trú tập trung tại Thành phố Hồ Chí Minh 414.045 người, chiếm tỷ lệ 50,3% tổng số người Hoa tại Việt Nam, tỉnh Đồng Nai 95.162 người, tỉnh Sóc Trăng 64.910 người, tỉnh Kiên Giang 29.850 người, tỉnh Bạc Liêu 20.082 người, tỉnh Bình Dương 18.783 người, tỉnh Bắc Giang 18.539 người... Như vậy, người Hoa là một trong hai dân tộc duy nhất tại Việt Nam có dân số giảm trong vòng 10 năm, từ năm 1999 đến năm 2009; dân tộc còn lại là người dân tộc Ngái, một cộng đồng nói tiếng Hoa được chính phủ Việt Nam tách ra từ người Hoa vào thập niên 1970.
Các tên gọi của người dân tộc Hoa
              Người Trung Quốc đã qua lại làm ăn, sinh sống và chung đụng với người Việt đã từ lâu đời. Tùy theo từng thời kỳ lịch sử, hoàn cảnh tiếp xúc hoặc nguyên nhân di cư mà người Trung Quốc đã tự xưng về tên dân tộc của mình khác nhau cũng như người Việt đã gọi họ theo các tên khác nhau. Thường người Trung quốc tự gọi mình là dân các triều đại mà họ cho rằng văn minh, tự hào hoặc cho rằng nó phổ biến và được người bản xứ biết rõ, hoặc đã biết từ lâu như "người Đường" (Thoòng Dành), "người Thanh", "người Bắc" (Quốc). Người Hoa còn tự gọi họ theo quê quán như "người Quảng" (Quảng Đông), "người Tiều" (Tiều Châu/Triều Châu), "người Hẹ", "người Khách", "người Hải Nam"... Người Việt còn có lệ gọi người Hoa là "người Ngô". Lệ này bắt nguồn từ lịch sử thời Xuân Thu có "nước Ngô" và "nước Việt". Điển hình là bản Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi vào thế kỷ 15 sau khi Bình Định Vương Lê Lợi đuổi được giặc nhà Minh.
Từ phổ thông người Việt hay dùng là "người Tàu"; còn từ "chệt" hàm ý miệt thị; từ "các chú" nay không thông dụng nữa và được đọc trại từ chữ "khách trú" vì người Hoa không được nhìn nhận là cư dân mà chỉ là dân ở trú mà thôi. Nếu xếp theo phân loại của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thì họ được gọi là dân tộc Hán.
Về đặc điểm kinh tế, tổ chức cộng đồng
Người dân tộc Hoa ở vùng nông thôn chủ yếu sống bằng nghề nông, xem lúa nước là đối tượng canh tác chính. Ở các thành phố, thị xã, thị trấn họ làm nghề dịch vụ, buôn bán... Tiểu thủ công nghiệp khá phát triển như nghề gốm (Quảng Ninh, Sông Bé, Ðồng Nai); làm giấy súc, làm nhang (Thành phố Hồ Chí Minh)... Một bộ phận người dân tộc Hoa cư trú ở ven biển sống chủ yếu bằng nghề làm muối và đánh cá. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, người Hoa luôn coi trọng chữ "tín".
Người dân tộc Hoa thường cư trú tập trung thành làng xóm hoặc đường phố, tạo thành khu vực đông đúc và gắn bó với nhau. Trong đó các gia đình cùng dòng họ thường ở quây quần bên nhau. Xã hội phân hoá giai cấp sâu sắc và mang tính phụ quyền cao. Mối quan hệ với những người cùng họ được hết sức coi trọng. Mỗi một dòng họ có một từ đường để thờ cúng. Hàng năm vào một ngày nhất định, những người cùng họ tụ tập tại từ đường để làm lễ giỗ tộc họ. Những hoạt động kinh doanh, sản xuất thường có các hội nghề nghiệp tương ứng. Những hội này đều có một vị tổ và một ngày giỗ tổ trong năm. Gia đình được xây dựng theo chế độ một vợ một chồng khá bền vững và mang tính phụ hệ. Người dân tộc Hoa thường dựng vợ gả chồng cho con trong cùng một nhóm địa phương. Trưởng họ, ông mối, các chức dịch đóng vai trò khá quan trọng trong hôn nhân. Hiện nay, phụ nữ người dân tộc Hoa xây dựng gia đình khá muộn, tuổi cưới trung bình từ 28 đến 30 và có số con ít nhất, trung bình một phụ nữ sinh từ 2 đến 3 con.
Về hôn nhân gia đình, tục lệ ma chay, thờ cúng
Trong gia đình người Hoa, người chồng hoặc người cha là chủ hộ; chỉ con trai được thừa kế gia tài và con trai cả luôn được phần hơn. Cách đây khoảng 40-50 năm vẫn còn những gia đình lớn có tới 4-5 đời, đông tới vài chục người. Nay họ sống theo từng gia đình nhỏ. Hôn nhân của người dân tộc Hoa do cha mẹ quyết định, nạn tảo hôn thường xảy ra. Khi tìm vợ cho con, người Hoa chú trọng đến sự "môn đăng, hộ đối" giữa hai gia đình và sự tương đồng về hoàn cảnh kinh tế cũng như về địa vị xã hội.
Việc ma chay theo phong tục người Hoa phải trải qua lần lượt các bước như lễ báo tang, lễ phát tang, lễ khâm liệm, lễ mở đường cho hồn người chết, lễ chôn cất, lễ đưa hồn người chết đến cõi "Tây thiên Phật quốc", lễ đoạn tang... 
Trong thờ cúng, nổi bật ở tín ngưỡng dân gian là thờ cúng tổ tiên, gia tộc, dòng họ, thờ cúng các vị thần phù hộ như thần bếp, thổ địa, thần tài... và một số vị thánh, bồ tátnhư Quan Công, Bà Thiên Hậu, Ông Bổn, Nam Hải Quan Âm... Hệ thống chùa miếu khá phát triển. Chùa miếu của người dân tộc Hoa thường gắn liền với các hội quán, trường học. Ðó cũng là nơi sinh hoạt văn hoá cộng đồng, nơi diễn ra các lễ hội.
Về văn hóa, phong tục tập quán
Người dân tộc Hoa thích hát "sơn ca" (san cưa), gồm các chủ đề khá phong phú như tình yêu trai gái, cuộc sống, quê hương, tinh thần đấu tranh... Ca kịch cũng là một hình thức sinh hoạt nghệ thuật mà đồng bào người dân tộc Hoa ưa chuộng. Nhạc cụ có kèn, sáo, nhị, hồ, trống, thanh la, não bạt, đàn tỳ bà, tam thập lục... Ngày tết thường biểu diễn múa sư tử, múa quyền thuật. Lễ hội cũng là dịp tổ chức chơi đu, đua thuyền, vật, đánh cờ...  
Đối với nhà cửa, những người làm nghề nông thường sống thành thôn xóm. Làng thường ở ven chân núi, trong cánh đồng, trải dài trên bờ biển, gần nguồn nước, giao thông thuận tiện. Trong làng, nhà ở bố trí sát nhau theo dòng họ. Ở thành thị họ thường sống tập trung trong các khu phố riêng. Nhà ở cổ truyền của người dân tộc Hoa có những đặc trưng mang dấu ấn của người phương Bắc rất rõ. Kiểu nhà "hình cái ấn" là rất điển hình. Nhà thường có năm gian đứng không có chái. Bộ khung với vì kèo đơn giản, tường xây gạch một rất dày. Mái lợp ngói âm dương. Mặt bằng sinh hoạt với nhà chính bao giờ cũng thụt vào một chút tạo thành một cái hiên hẹp. Gian chính giữa là nơi đặt bàn thờ tổ tiên, đồng thời còn là nơi tiếp khách. Các gian bên đều có tường ngăn cách với nhau. Đến nay nhà của người dân tộc Hoa đã có nhiều thay đổi như có một số kiểu nhà là biến dạng của nhà cổ truyền. Cũng có những kiểu nhà người Hoa tiếp thu của người dân tộc Tày hay người Việt. Nhà cửa thường có 3 loại như nhà 3 gian hai chái, nhà chữ Môn và chữ Khẩu. Nhà thường xây bằng đá, gạch mộc hay trình đất, lợp ngói máng hay lá quế, lá tre, phên lứa... Nổi bật trong nhà ở là các bàn thờ tổ tiên, dòng họ, thờ Phật và các vị thần cùng các câu đối, liễn, các giấy hồng chữ Hán với nội dung cầu phúc, cầu lợi, cầu bình yên
Trong trang phục, cách ăn mặc của đàn ông thường dùng quần áo như đàn ông các dân tộc Nùng, Giáy, Mông, Dao... Đàn bà mặc quần, áo 5 thân cài cúc vải ở bên nách phải, dài trùm mông, áo cộc tay cũng 5 thân. Các thầy cúng có y phục riêng khi làm lễ. Nón, mũ, ô là các đồ đội trên đầu thông dụng của người Hoa. Những trang phục gọi là truyền thống của người Hoa dan tộc hiện nay chỉ còn thấy ở một số người có tuổi hay trong các nghi lễ cưới xin, tang ma. Phụ nữ thường mặc áo cổ viền cao, cài khuy một bên, xẻ tà cao hoặc một chiếc áo "sườn xám" may dài, ôm ngang hông, xẻ tà dưới phần đùi. Màu sắc trang phục của các thiếu nữ thường thích màu hồng hoặc màu đỏ, cùng với các sắc màu đậm. Ðàn ông mặc áo màu đen hay xanh đậm, cài khuy vải một bên, vai liền cổ đứng, xẻ tà hoặc kiểu áo tứ thân, xẻ giữa, cổ đứng, vai liền, có túi. Phụ nữ thích dùng đồ trang sức, đặc biệt là vòng tay bằng đồng, vàng, đá, ngọc...; bông tai, dây chuyền... Ðàn ông thích bịt răng vàng và xem như một lối trang sức.
Về ăn uống, lương thực chính của người dân tộc Hoa là gạo nhưng trong bữa ăn thường có các loại như mì xào, hủ tiếu... Ở các gia đình bình dân, buổi sáng điểm tâm bằng cháo trắng với trứng vịt muối, còn những nhà khá giả hơn là hủ tiếu, bánh bao, xíu mại... Người dân tộc Hoa có kỹ thuật nấu ăn giỏi, thích các món ăn xào mỡ với gia vị. Thức uống của người dân tộc Hoa ngoài tác dụng giải khát còn là loại thuốc mát, bồi dưỡng "lục phủ, ngũ tạng". Các loại trà sâm, hoa cúc... là những thứ thông dụng trong mọi gia đình. Những dịp hội hè, lễ, tết nam giới cũng quen dùng rượu. Thuốc lá được nhiều người hút, kể cả phụ nữ, nhất là những người phụ nữ có tuổi.
Đối với lễ, tết; trong một năm có nhiều ngày lễ tết khác nhau như tết Nguyên đán, Nguyên tiêu, Thanh minh, Ðoan ngọ, Trung nguyên, Trung thu. Tết Nguyên đán được tổ chức vào những ngày của năm cũ chuyển sang năm mới theo âm lịch và kéo dài tới ngày rằm tháng giêng (tết Nguyên tiêu). Lễ Nguyên tiêu là loại lễ đặc trưng trong các loại lễ tết của người dân tộc Hoa; mọi hoạt động tập trung của tín ngưỡng và văn hoá truyền thống đều được biểu hiện trong dịp này.
Trong học tập, chữ Hán được dạy và học trong các trường phổ thông.
Văn nghệ của người dân tộc Hoa thường có sinh hoạt văn hoá truyền thống với nhiều thể loại như hát, múa, hài kịch... Họ sử dụng nhiều loại nhạc cụ như tiêu, sáo, các đàn tỳ bà, đàn nhị, đàn nguyệt, chập choã... Hát "sơn ca" (sán cố) là hình thức được nhiều người ưa chuộng, nhất là tầng lớp thanh niên. Tổ chức văn nghệ dân gian truyền thống mang tính nghiệp dư đã có từ lâu là các "nhạc xã". Hoạt động múa lân, sư tử, rồng... là những loại hình nghệ thuật mang tính quần chúng sâu rộng được trình diễn hàng năm vào những ngày lễ lớn, ngày lễ tết.
Lý Thị Ninh (sưu tầm)

Dân tộc Hoa tại Việt Nam (Hoàng Hải)

Một gia đình người Hoa tại Lào Cai, thế kỷ 18

Tổng số dân:
862.371(1999 theo TCTKVN), 823.071 (2009 theo TCTKVN), 947.000 (2008 theo CIA), 1.200.000 (2005 theo OCAC).
Khu vực có số dân đáng kể: Việt Nam: Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Sóc Trăng, Kiên Giang, Quảng Ninh

Ngôn ngữ: Tiếng Việt, tiếng Quảng Đông, tiếng Triều Châu,tiếng Khách Gia, tiếng Phúc Kiến
Tôn giáo:
Chủ yếu là Phật giáo Đại thừa, Đạo giáo và Khổng giáo, thờ cúng tổ tiên. Một lượng nhỏ theo Công giáo và đạo Tin Lành.
Dân tộc Hoa (Trung văn giản thể: ; Trung văn phồn thể: ) là những người gốc Trung Quốc định cư ở Việt Nam và đa số có quốc tịch Việt Nam. Các tên gọi khác: Khách Trú, người Hán, người Tàu, Ba Tàu[a]. Nếu xếp theo phân loại của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thì họ là dân tộc Hán. Đây là một trong các dân tộc tại Việt Nam có dân số giảm trong 10 năm (1999-2009) theo số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam.

Tên gọi
Bài viết này không được chú giải bất kỳ nguồn tham khảo nào. Mời bạn giúp hoàn thiện bài viết nàybằng cách bổ sung chú thích tới các nguồn đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ.

Hội quán Triều Châu, Hội An.

Người Trung Quốc đã qua lại làm ăn, sinh sống và chung đụng với người Việt đã từ lâu đời, tùy theo từng thời kỳ lịch sử, hoàn cảnh tiếp xúc hoặc nguyên nhân di cư mà người Trung Quốc đã tự xưng về tên dân tộc của mình khác nhau, cũng như người Việt đã gọi họ theo các tên khác nhau. Thường người Trung Quốc tự gọi mình là dân các triều đại mà họ cho rằng văn minh, tự hào hoặc cho rằng nó phổ biến và được người bản xứ biết rõ, hoặc đã biết từ lâu như "người Đường" (Thoòng dành), "người Thanh", "người Bắc" (quốc). Người Hoa còn tự gọi họ theo quê quán: "người Quảng" (Quảng Đông), "người Tiều" (Tiều Châu/Triều Châu), "người Hẹ", "người Khách", "người Hải Nam"... Người Việt còn có lệ gọi người Hoa là "người Ngô". Lệ này bắt nguồn từ lịch sử thời Xuân Thu có "nước Ngô" và "nước Việt". Điển hình là bản Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi vào thế kỷ 15 sau khi Bình Định Vương Lê Lợi đuổi được giặc nhà Minh.

Từ phổ thông người Việt hay dùng là "người Tàu"; từ "chệt" hàm ý miệt thị; từ "cắc chú" nay là đọc trại từ chữ "khách trú" vì người Hoa không được nhìn nhận là cư dân mà chỉ là dân ở trú mà thôi. Bản báo sau đây đưa ra nguồn gốc khác cho "các chú" nhưng không có cơ sở.

Theo Gia Định báo, đăng trong số 5, năm thứ 6, phát hành ngày 16 tháng 2 năm 1870: phần tạp vụ (một bài thuộc vào loại phiếm luận ngày nay)

Người bên Tàu thường gọi là người Trung-Quốc nghĩa là nước ở giữa vì thuở xưa bên ấy có 18 nước chư hầu; chỗ Kinh thành Hoàng-đế ở lại vô ở giữa các nước chư hầu nên gọi là Trung Quốc. Người bên Tàu thường kêu mình là Đường-nhơn hay Thanh-nhơn, nghĩa là người nhà Đường nhà Thanh. An-nam ta kêu là Tàu, người bên Tàu, là vì khách thường đi tàu qua đây, lại dùng tàu chở đồ hàng hóa qua đây buôn bán; nên kêu là Tàu, hàng Tàu, đồ Tàu v.v... Từ Ba Tàu có cách giải thích như sau: Ba có nghĩa là ba vùng đất mà chúa Nguyễn cho phép người Hoa làm ăn và sinh sống: vùng Cù Lao Phố (Đồng Nai), Sài Gòn Chợ Lớn,Hà Tiên, từ Tàu bắt nguồn từ phương tiện đi lại của người Hoa khi sang An Nam,nhưng dần từ Ba Tàu lại mang nghĩa miệt thị. Còn có cách giải thích khác: Người Việt thường xưng hô theo thứ tự như anh Hai (con cả) anh Ba (con thứ)... Vì lý do đó mà người Tàu thường lễ phép gọi thân mật người Việt đang làm ở các cơ quan Pháp thời đó là anh Hai (cậu Hai) và xem mình là em (anh Ba). Từ đó người Việt mới gọi anh Ba (Tàu) là vậy.

Người Bắc thì kêu là Ngô, nghĩa là nước Ngô, có kẻ lại cắt nghĩa rằng vì bởi nó hay xưng mình là Ngô nghĩa là tôi. Từ này không còn còn phổ biến nữa.
Kêu Các-chú là bởi người Minh-hương mà ra; mẹ An-nam cha Khách nên nhìn người Tàu là anh em, bằng không thì cũng là người đồng châu với cha mình, nên mới kêu là Các-chú nghĩa là anh em với cha mình. Sau lần lần người ta bắt chước mà kêu bậy theo làm vậy.

Còn kêu là Chệc là tại tiếng Triều Châu kêu tâng Chệc nghĩa là chú. Người bên Tàu hay giữ phép, cũng như An-nam ta, thấy người ta tuổi đáng cậu, cô, chú, bác thì kêu tâng là chú là cậu vân vân. Người An-nam ta nghe vậy vịn theo mà kêu các ảnh là Chệc.. Nay không còn phổ biến nữa.
Nếu xếp theo phân loại của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thì họ là dân tộc Hán

Một người Hoa ở Hà Nội năm 1885

Lịch sử
Người Trung Quốc bắt đầu di cư vào Việt Nam kể từ thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên, từ đầu thời kỳ Bắc thuộc. Trong 2 thiên niên kỷ kể từ đó, nhiều làn sóng người Trung Quốc, gồm lính, quan, dân, tội phạm... đã đến định cư tại Việt Nam. Nhiều thế hệ người Trung Quốc định cư tại Việt Nam đã có quan hệ hợp hôn với người Việt bản xứ và con cháu họ dần trở thành người Việt Nam.

Vào thế kỷ 17 tại Trung Quốc, sự sụp đổ của nhà Minh dẫn đến làn sóng người Hoa trung thành với nhà Minh và không thần phục nhà Thanh bỏ quê hương di dân sang vùng Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.

Năm 1671, Mạc Cửu và gia đình đến vùng đất Mang Khảm (nay là Hà Tiên), khi đó vẫn thuộc quyền kiểm soát của vương quốc Khmer. Mạc Cửu đã mở rộng quyền kiểm soát ra các vùng lân cận, và quy thuận chúa Nguyễn.

Năm Kỷ Mùi 1679, Tổng binh thành Long Môn tỉnh Quảng Tây tên là Dương Ngạn Địch, Phó tướng Huỳnh Tấn (Hoàng Tiến) và Tổng binh châu Cao, châu Lôi và châu Liêm tỉnh Quảng Đông là Trần Thượng Xuyên, Phó tướng Trần An Bình cử binh chống đánh nhà Thanhnhằm khôi phục nhà Minh (bị nhà Thanh tiêu diệt hoàn toàn vào năm 1766) không địch nổi, hai Tổng binh đem tướng sỹ xuống thuyền chạy sang hải phận nước Nam, ban đầu cầu cứu Chúa Trịnh, sau đó dẫn tuỳ tùng quân lính theo đường thuỷ đến Đà Nẵng đầu hàngChúa Nguyễn và xin Chúa Nguyễn nhận làm dân Việt (đúng hơn là xin giúp Chúa Nguyễn khai hoang vùng đất phía Nam, vì thời đó dân số Việt Nam còn ít. Hơn nửa dãi đất phía nam cũng còn thuộc quản lý của người khơme. Chúa Hiền Vương Nguyễn Phúc Tần cho họ vào miền Nam khai khẩn đất hoang Dương Ngạn Địch và Huỳnh Tấn theo dòng sông Cửu Long cắm trại ở Định Tường (Mỹ Tho tỉnh Tiền Giang), Trần Thượng Xuyên vào cửa Cần Giờ ngược dòng sông Đồng Nai cắm trại ở đất Ban Lân Cù Lao Phố (Biên Hòa), và Đông Phố (Gia Định) chuyên lo việc thương mãi và canh nông. Những cộng đồng người Hoa này được gọi là người Minh Hương. Chữ "hương" ban đầu dùng chữ có nghĩa là "thơm" khi kết hợp với chữ Minh có nghĩa là hương hỏa nhà Minh (明香), đến năm 1827 thì vua Minh Mạng cho đổi chữ Hương sang chữ Hương nghĩa là "làng" để tránh đụng chạm với nhà Thanh,[6] từ đó Minh Hương (明鄉) có thể hiểu là "làng của người Minh" và cũng có thể hiểu là "làng sáng sủa".

Đình Minh Hương Gia Thạnh, quận 5, TP. HCM

Năm 1698, ở vùng Phiên Trấn - Bến Nghé - Sài Gòn đã hình thành nên làng Minh Hương ở Gia Thạnh, Chợ Lớn cũ. Từng có câu ca dao nói về phong hóa làng Minh Hương:
"Gỏi chi ngon bằng gỏi tôm càng
Đố ai lịch sự bằng làng Minh Hương."
Đến thế kỷ 19, người Pháp tạo điều kiện cho người Hoa vào định cư ở Sài Gòn, Chợ Lớn. Thời kì này người Hoa sang Việt Nam theo các đợt tuyển mộ phu đồn điền của người Pháp. Năm 1949, một số người Hoa chạy sang Việt Nam khi Trung Quốc Quốc dân Đảngthua ở lục địa.

Tuy thu lợi từ những người Hoa định cư tại Việt Nam, nhưng các vị vua chúa Việt Nam chưa bao giờ cảm thấy yên tâm về lòng trung thành của họ. Tại thời điểm xấu nhất của quan hệ giữa hai bên, 10 ngàn người Hoa vùng cù lao Phố đã bị quân Tây Sơn tàn sát vàothế kỷ 18. Những khi khác, người Hoa làm ăn rất có khiếu và hưởng tự do và sự giàu có. Nhưng họ luôn bị phân biệt bởi người Việt trong đối xử.

Thế kỉ 20
Trước 1945, tại Việt Nam, chính quyền thuộc địa Pháp giảnh độc quyền buôn bán 3 mặt hàng quan trọng nhất là gạo, muối và rượu. Đặc biệt là thuốc phiện được Pháp công khai buôn bán, khuyến khích người Việt sử dụng chứ không bị cấm như ở chính quốc. Lợi nhuận từ thuốc phiện đã đóng góp tới 25% vào ngân sách của Pháp Đông Dương. Tổng ngân sách năm 1905 là 32 triệu đồng Đông Dương, trong số này nguồn thu từ độc quyền bán thuốc phiện là 8,1 triệu. Tính đến năm 1900 thì lợi nhuận Pháp thu được từ thuốc phiện đạt hơn phân nửa số tiền thu nhập của toàn Liên bang Đông Dương. Việc phân phối bán lẻ thuốc phiện được Pháp dành cho tư nhân, đa số là người Hoa. Người Hoa thu được những món lợi lớn từ việc buôn thuốc phiện cho Pháp trong thời kỳ này, từ đó tạo nguồn lực cho việc họ khống chế kinh tế miền Nam cho tới thập niên 1980.

Từ trước năm 1949, người Hoa ở Việt Nam vẫn giữ quốc tịch Trung Quốc, chính phủ Trung Hoa Dân quốc tuyên bố rằng tất cả người Hoa ở nước ngoài đều là công dân Trung Quốc, rằng Trung Quốc có quyền ngoài-lãnh thổ: quyền can thiệp vào các quốc gia khác để bảo vệ công dân của mình. Đến thập kỉ 1950, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa mới chính thức thu hồi lời tuyên bố trên.

Ở miền Bắc, năm 1955, hai chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thống nhất rằng người Hoa ở Việt Nam do chính quyền Việt Nam quản lý và được hưởng đầy đủ quyền lợi của công dân Việt Nam, quá trình bỏ dần quốc tịch Trung Quốc để thành công dân chính thức của Việt Nam sẽ kéo dài nhiều năm. Trong thời gian Chiến tranh Việt Nam, người Hoa ở miền Bắc được hưởng tất cả các quyền của công dân Việt Nam, kể cả quyền bầu cử, nhưng lại không phải chịu nghĩa vụ quân sự. Thập kỉ 1960, do ảnh hưởng của Cách mạng Văn hóa ở Trung Quốc khi một số người Hoa bắt đầu các hoạt động "Hồng Vệ binh" của mình và tố cáo Đảng Cộng sản Việt Nam theochủ nghĩa xét lại, áp lực của chính quyền tăng lên đối với việc chuyển đổi quốc tịch của người Hoa sang quốc tịch Việt Nam. Năm 1970, để giảm khả năng thao túng tiềm tàng của Trung Quốc đối với người Hoa, chính phủ bắt đầu giảm các bài học lịch sử và ngôn ngữ tại các trường học của người Hoa. Từ vài năm trước đó, các biển hiệu bằng tiếng Trung bắt đầu biến mất tại các thành phố Hà Nội và Hải Phòng.

Ở miền Nam, từ năm 1956, chính phủ Ngô Đình Diệm đã buộc tất cả người Hoa phải nhập quốc tịch Việt Nam hoặc bị trục xuất. Tháng 5 năm 1957, Bắc Kinh phản đối rằng đây là "sự xâm phạm tàn nhẫn các quyền hợp pháp của người Hoa". Trong khi ở miền Bắc, Hoa kiều không đóng vai trò đặc biệt trong nền kinh tế nhà nước quản lý tập trung, thì ở miền Nam, Hoa kiều kiểm soát gần như toàn bộ các vị trí kinh tế quan trọng, và đặc biệt nắm chắc 3 lĩnh vực quan trọng: sản xuất, phân phối, và tín dụng. Đến cuối năm 1974, họ kiểm soát hơn 80% các cơ sở sản xuất của các ngành công nghiệp thực phẩm, dệt may, hóa chất, luyện kim, điện...và gần như đạt được độc quyền thương mại: 100% bán buôn, hơn 50% bán lẻ, và 90% xuất nhập khẩu. Hoa kiều ở miền Nam gần như hoàn toàn kiểm soát giá cả thị trường.

Sau năm 1975
Sau khi Việt Nam thống nhất vào năm 1975, khoảng 4% dân số Việt Nam là người Việt gốc Hoa, trong đó có hơn 1,5 triệu Hoa kiều sinh sống chủ yếu ở khu vực Chợ Lớn, Sài Gòn, và chỉ có khoảng 300.000 người Việt gốc Hoa sống ở miền Bắc.

Vấn đề về người Hoa càng thêm phần trầm trọng khi họ treo quốc kỳ Trung Quốc và ảnh Mao Trạch Đông trong vùng Chợ Lớn, làm chính phủ Việt Nam nghi ngờ lòng trung thành của họ. Tháng 1 năm 1976, chính phủ lệnh cho người Hoa ở miền Nam đăng ký quốc tịch. Đa số đăng ký là quốc tịch Trung Quốc mặc dù họ đã chuyển sang quốc tịch Việt Nam từ những năm 1956-1957. Tháng 2 năm đó, người Hoa được lệnh đăng kí lại theo quốc tịch đã nhận thời Việt Nam Cộng hòa. Những người vẫn tiếp tục đăng kí là quốc tịch Trung Quốc sau đó bị mất việc và giảm tiêu chuẩn lương thực. Cuối năm đó, tất cả các tờ báo tiếng Trung bị đóng cửa, tiếp theo là các trường học của người Hoa. Với những hành động này, chính phủ Việt Nam đã lờ đi thỏa thuận rằng sau khi thống nhất sẽ tham khảo ý kiến của Trung Quốc về vấn đề người Hoa ở Việt Nam. Chính sách của Việt Nam năm 1976 (đánh tư sản những người Hoa và tịch thu tài sản của họ) đã bị ảnh hưởng bởi thay đổi nhanh chóng của mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc, với nỗi e ngại rằng Trung Quốc có thể sử dụng Hoa kiều để ép Việt Nam theo các chính sách của mình. Vấn đề Hoa kiều được chính phủ Việt Nam xem là một thử thách đối với chủ quyền quốc gia hơn là một vấn đề nội bộ đơn giản.

Năm 1977, lạm phát 80% cùng với vấn đề tiếp diễn của sự thiếu thốn và nạn đầu cơ lương thực, Chính phủ Việt Nam sợ rằng Hoa kiều có thể bị lôi kéo theo các mục tiêu của Trung Quốc. Kèm theo đó là sự ngừng trệ nghiêm trọng của các vùng kinh tế phía Tây Nam do các xung đột tại biên giới với Campuchia. Người Hoa ở Chợ Lớn tổ chức biểu tình đòi giữ quốc tịch Trung Quốc. Những điều này làm cho chính phủ Việt Nam lo lắng về nguy cơ đất nước bị rối loạn cả từ bên trong lẫn từ bên ngoài và coi người Hoa kiều là một tổ chức bí mật hoạt động ở Việt Nam và sẵn sàng tiếp tay với Trung Quốc để phá hoại. Mặc dù không có bằng chứng cụ thể về các hoạt động phá hoại, nhưng sự giàu có của cộng đồng Hoa kiều đã trở thành mối đe dọa đối với chính quyền Việt Nam. Trong các tháng 3, 4 năm 1978, khoảng 30.000 doanh nghiệp lớn nhỏ của Hoa kiều bị quốc hữu hóa. Vị thế kinh tế của đa số tư sản Hoa kiều bị hủy bỏ, nhà nước thắt chặt kiểm soát nền kinh tế.

Quan hệ ngày càng xấu đi giữa Việt Nam và Trung Quốc cũng làm tăng thêm số người Hoa rời Việt Nam. Phía Trung Quốc tố cáo Việt Nam đã xua đuổi người Hoa sống ở phía Bắc về Trung Quốc. Đầu tiên là những vụ di cư nhỏ lẻ, sau đó là trào lưu ồ ạt người di tản đi đến những bờ biển của các nước láng giềng. Kết quả là số người di tản từ Việt Nam tăng gấp đôi trong 6 tháng đầu năm 1979, trong những người di tản trong những năm 1978-1979, Hoa kiều chiếm số lượng rất lớn. Cộng thêm vào đó là khoảng 250.000 Hoa kiều sang Trung Quốc qua biên giới phía Bắc từ tháng 4 năm 1978 đến mùa hè năm 1979. Trung Quốc đã gọi đây là vấn đề "nạn kiều". Đến năm 1982, do khó khăn kinh tế và quan hệ chính trị thù địch giữa Việt Nam với Trung Quốc, người Hoa ở miền Nam đã vượt biên qua đường biển, đường bộ để trốn qua nước thứ ba. Khoảng 2/3 trong số nửa triệu người vượt biên từ Việt Nam là người gốc Hoa.

Đến năm 1989, số người gốc Hoa tại Việt Nam đã giảm từ 1,8 triệu năm 1975 xuống còn 900.000. Người gốc Hoa không còn kiểm soát nền kinh tế Việt Nam như trước nữa, và các phong tục, ngôn ngữ gốc Hoa của họ đã mất đi phần lớn. Đây là một ngoại lệ hiếm hoi so với những nước khác: người gốc Hoa đã gần như bị đồng hóa bởi người Việt Nam. Mặc dù đám đông người Việt có thể phản đối hành vi của Trung Quốc ở Biển Đông, nhưng không ai nghĩ đến việc trả thù gia đình thương gia gốc Hoa.

Dân số, nơi cư trú và ngôn ngữ
Theo thống kê của cuộc điều tra dân số năm 1999, tổng số người Hoa ở Việt Nam là 862.371 (1,13% dân số ở Việt Nam), được xếp hạng thứ sáu, trong đó có khoảng 50% người Hoa sinh sống tại vùng Chợ Lớn của Thành phố Hồ Chí Minh. Họ tập trung đông nhất ở các khu thương mại trong Quận 5, 11 (khoảng 45% dân số mỗi quận), 6, 8, 10 với 5 nhóm ngôn ngữ chính: Quảng Đông, Triều Châu, Phúc Kiến, Hải Nam và tiếng Khách Gia (Hakka, đôi khi còn gọi là tiếng Hẹ). Số người Hoa còn lại sinh sống ở các tỉnh toàn quốc, mà hầu hết là ở nhiều tỉnh miền Tây Việt Nam. Nhiều ngôi đền và nhà cửa của người Hoa ở khu Chợ Lớn và cảng thương mại Hội An từ thế kỷ 17 đã được khôi phục và xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia và quốc tế, giờ đây mỗi năm đón hàng triệu lượt khách du lịch. Kể từ năm 2007, chính quyền Tp. Hồ Chí Minh đã cho tổ chức Lễ hội Văn hóa Người Hoa định kỳ hàng năm.

Tuy nhiên, đây là những ngoại lệ, hầu hết đời sống văn hóa Trung Quốc đã ăn sâu. Đa số các cửa tiệm kinh doanh vàng ở miền Nam là người gốc Hoa đã bị đồng hóa. Con cái của những người này ít biết tiếng Quan thoại.

Trong những khía cạnh quan trọng, người Việt gốc Hoa đã trở nên không thể phân biệt được khi sinh sống trong cộng đồng, và họ đã thành công đến mức, mặc dù các đám đông có thể phản đối những hành động của Trung Quốc ở Biển Đông, nhưng không ai nghĩ đến việc trả thù nhằm vào các gia đình người gốc Hoa sống cạnh nhà mình.

Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Hoa ở Việt Nam có dân số 823.071 người, có mặt tại tất cả 63 tỉnh, thành phố. Người Hoa cư trú tập trung tại: thành phố Hồ Chí Minh (414.045 người, chiếm 50,3% tổng số người Hoa tại Việt Nam), Đồng Nai (95.162 người), Sóc Trăng (64.910 người), Kiên Giang (29.850 người), Bạc Liêu (20.082 người), Bình Dương (18.783 người), Bắc Giang (18.539 người).
Hoàng Hải (sưu tầm)