Mc tiệc cưới, học làm mc đám cưới, video đám cưới hay nhất: ₪ Dân tộc Hoa
Showing posts with label ₪ Dân tộc Hoa. Show all posts
Showing posts with label ₪ Dân tộc Hoa. Show all posts

Sunday, September 11, 2016

Khau Nhục - Món đặc sản của dân tộc Hoa Kiều ở Bắc Giang (Triệu Thị Bắc)

Khau nhục là món ăn phổ biến của dân tộc Hoa, món ăn có xuất xứ từ Trung Hoa, được chế biến từ thịt lợn. Để chế biến món khau nhục phải qua nhiều công đoạn cầu kỳ.
Nguyên liệu để làm món khau nhục gồm có: thịt lợn ba chỉ, húng lìu, ngũ vị hương, địa liền, tỏi, ớt, rượu, dấm, bột ngọt, hạt tiêu…
Khi chế biến món này, phải dùng thịt lợn ba chỉ tươi ngon, cắt thành miếng vuông, khổ 16x16cm (dành cho 6 người ăn), rửa sạch cho vào nồi luộc kỹ. Thịt chín vớt ra để nguội. Cạo sạch phần bì của miếng thịt, dùng vật nhọn châm vào bì thật kỹ, khi thấy bì chảy mỡ ra thì lau sạch, lấy rượu hoặc dấm bôi vào lớp da bì đó cho thấm đều. Tiếp theo cho thịt vào chảo mỡ nóng chao (rán) sao cho vàng đều mới vớt ra.
 Miếng thịt vừa vớt ra khỏi chảo được ngâm ngay vào nước lạnh, cho vào nồi luộc cho thịt săn lại, vớt ra để nguội. Mỗi miếng cắt khoảng 2cm rồi tẩm các loại gia vị cho thật đều. Sau đó xếp các miếng thịt vào bát tô đặt phần bì xuống dưới đáy bát, phần thịt quay lên phía trên để tiện cho việc rắc gia vị được ngấm đều rồi đưa vào nồi hấp cách thuỷ một lần nữa đến khi thịt mềm nhũn thì bỏ ra ăn. Bên dưới bát khau nhục  bày các loại gia vị như: rau xanh, mộc nhĩ, ớt.
Khi chín khau nhục có màu vàng đều, hấp dẫn, mùi thơm đặc trưng lôi cuốn người ăn và ăn khi còn nóng.
 Ai đã từng một lần thưởng thức món khau nhục thì không thể quên hương vị độc đáo của nó, mùi thơm của gia vị, béo ngậy của thịt sẽ đánh thức giác quan của bạn.

Triệu Thị Bắc (sưu tầm)

Những phong tục, tập quán kỳ lạ của dân tộc Hoa (Nông Gia Cát)

Dân tộc Hoa có dân số hơn 1 triệu người, sinh sống tại hầu khắp các tỉnh thành trên cả nước. Người Hoa có tính tương trợ lẫn nhau trong cộng đồng, trong địa phương và gia đình. Họ ra sức bảo tồn, gìn giữ và phát huy những bản sắc văn hóa truyền thống vốn có của dân tộc mình.

Người Hoa thường dựng vợ, gả chồng cho con cái trong cùng tộc người hay trong nhóm địa phương. Theo phong tục của người Hoa, cô dâu và chú rể phải cùng nhau ăn 100 miếng trầu, có như vậy vợ chồng mới sống chung thủy với nhau đến đầu bạc răng long.

Đám cưới người trung hoa

Nhà cửa người Hoa thường gồm 3 loại: nhà 3 gian, 2 chái, nhà chữ môn và nhà chữ khẩu. Khi chuẩn bị xây nhà, người Hoa xem kỹ các sách vở, phong tục tập quán, mời thầy phong thủy đến xem ngày giờ khởi công. Người Hoa cho rằng không nên cất nhà trên đường nước chảy như cống, rãnh… vì sợ sẽ lâm vào cảnh nghèo khó, làm ăn thất bại hoặc nếu phát đạt thì cũng không giữ được tiền vì sẽ trôi theo dòng nước.
Trang phục của phụ nữ người Hoa là chiếc áo năm thân, dài qua mông, không có túi, cài khuy nút vải ở nách phải. Họ còn mặc áo cộc tay may như áo năm thân, nhưng lại có 2 túi ghép thêm 1 miếng vải màu. Hiện nay, có nhiều phụ nữ người Hoa mặc áo cánh và áo sơ mi.
Trang phục của người làm nghề tôn giáo là chiếc áo cà sa, cũng giống như áo năm thân nhưng dài qua gối, ống tay áo dài và rộng, chỉ dùng khi hành lễ.
Xã hội người Hoa mang tính phụ quyền cao. Trong gia đình, người cha hay người chồng là chủ gia đình. Khi chia tài sản cho con cái ra ở riêng thì người con trai cả bao giờ cũng được phần nhiều hơn. Ngược lại, người con gái không được chia tài sản, chỉ lo cặm cụi làm lụng cho đến khi lấy chồng. Người phụ nữ trong xã hội người Hoa ít được học hành và không được tham gia vào các công việc xã hội. Theo quan niệm của người Hoa, người con gái mà chết trước khi lấy chồng, hồn sẽ không được nhập với tổ tiên, phải ở ngoài giữ cửa và biến thành người giữ cửa.
Việc thờ cúng tổ tiên và các loại ma quỷ rất được người Hoa coi trọng. Cùng với quan niệm “vạn vật hữu linh” (mọi thứ đều có linh hồn), họ còn chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi Đạo giáo, Phật giáo và Khổng giáo… Trong thôn làng có các đền, chùa, miếu thờ thành hoàng, miếu thờ thần sông, thần núi, thần đá, các vị thần bảo hộ cho dân làng và những người có công khai hoang đất đai.

Lễ hội người hoa

Nền văn học dân gian của dân tộc Hoa khá đa dạng, phong phú, đáng nói nhất là các làn điệu dân ca. Trong đó, hát “sơn ca” (sán cô) là hình thức sinh hoạt nghệ thuật được nhiều người ưa chuộng. Sơn ca gồm những bài hát ví, hát ghẹo của nam nữ, những bài hát nói lên tinh thần đấu tranh kiên cường chống phong kiến, chống lại những tập quán cổ hủ, lạc hậu của xã hội cũ…
Người Hoa có tinh thần đoàn kết cộng đồng, tương thân tương ái, đùm bọc lẫn nhau. Họ sẵn sàng giúp đỡ cho những người có hoàn cảnh khó khăn. Tuy nhiên khi đang ăn cơm thì không bao giờ bố thí cho người hành khất. Bởi vì bữa cơm là quan trọng, là lúc đang hưởng thành quả lao động của mình nên không bố thí cho ai cả.
Khi giao tiếp với người Hoa, nên lưu ý một số điểm: không nên bắt tay quá chặt, không dùng ngón tay trỏ để chỉ về người mình muốn giới thiệu, nên chào hỏi người có chức quyền cao nhất trước. Có thể hỏi về các vấn đề riêng tư khi mới làm quen, nhưng đừng nên đề cập đến các vấn đề chính trị và cũng đừng nên có những lời lẽ phê phán.
Trong sự giao lưu văn hóa với các dân tộc Việt, Khmer ở Nam Bộ, đồng bào người Hoa đã lưu giữ được nhiều nét văn hóa riêng cho ình, giúp làm phong phú và đa dạng cho nền văn hóa Việt Nam giàu bản sắc.

 Nông Gia Cát (sưu tầm)

Dân tộc Hoa (Hoàng Ngọc Lê)

Người Hoa có nhiều tên gọi như Ngái, Hoa, Hán...là những người có nguồn gốc Hán hay bị Hán hóa, nói tiếng Quảng Đông (pạc và). Người Hoa nhập quốc tịch Việt Nam, song còn giữ được nhiều nét đặc trưng của văn hóa Trung Hoa. So với các dân tộc thiểu số khác sinh sống trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, người Hoa là một cộng đồng dân cư có nguồn gốc Trung Hoa ít bị đồng hóa.

Người Hoa di cư vào Việt Nam từ nhiều địa phương, bằng nhiều con đường, trong những thời gian khác nhau, lúc ồ ạt, khi lẻ tẻ và kéo dài suốt từ thời kỳ Bắc thuộc cho đến năm 1954. Từ cuối những năm 50, đầu những năm 60 của thế kỷ XX, tộc danh người Hoa đã được sử dụng rộng rãi trong các văn bản pháp quy, các phương tiện thông tin đại chúng và các diễn đàn khoa học ở nước ta.
Ở Bắc Giang, các làng người Hoa đã và đang đóng vai trò quan trọng trong việc bảo tồn bản sắc văn hóa tộc người, làm tăng khả năng sinh tồn và phát triển của cộng đồng người Hoa ở Việt Nam. Sự tập trung người Hoa thành từng quần thể dân cư đã giúp họ tái tạo lại lối sống và văn hóa Trung Hoa. Mặt khác, họ ngày càng tiếp thu nhiều yếu tố sinh hoạt văn hóa cộng đồng của các dân tộc anh em sống bên cạnh.
Theo thống kê năm 2014, Dân tộc Hoa ở Bắc Giang có khoảng 19 nghìn người, sinh sống chủ yếu ở các huyện Lục Ngạn, Lục Nam, Sơn Động và rải rác ở một số huyện, thị xã,thị trấn khác trong tỉnh.
Người Hoa làm nhiều nghề khác nhau: nông nghiệp, thủ công nghiệp, công nhân, viên chức, buôn bán, trong đó kinh tế nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi) vẫn là nguồn sinh sống chủ yếu của họ.
Trang phục phụ nữ dân tộc Hoa ở Bắc Giang là chiếc áo 5 thân được may dài quá mông bằng vải in hoa không có túi, khuy áo được tết bằng vải cùng màu với màu áo và được cài bên nách phải, từ gấu lên thân áo ở hai bên xườn xẻ tà dài 15 cm, may lượn hình vòng cung cao dần lên hai bên xườn. Đàn ông người Hoa mặc quần áo giống như các dân tộc thiểu số ở vùng biên giới Việt – Trung. Ngày nay nhiều người Hoa đã chuyển sang mặc âu phục.
Các món ăn phổ biến của đồng bảo dân tộc Hoa như: khâu nhục, vỏong mún, xá xíu, bánh bìa...

 Hoàng Ngọc Lê (sưu tầm)

Dân tộc Hoa (Đàm Kim Phượng)

Tên tự gọi: Hoa
Tên gọi khác: Khách, Hán, Tàu
Nhóm địa phương: Quảng Đông, Quảng Tây, Hải Nam, Triều Châu, Phúc Kiến, Sang Phang, Xa Phống, Thồng Nhằn, Minh Hương, Hẹ...
Dân số: 862.371 người (Tổng cục Thống kê năm 2009)
Ngôn ngữ và chữ viết: Tiếng nói của người Hoa thuộc nhóm ngôn ngữ Hán, ngữ hệ Hán - Tạng. Sử dụng chữ Hán.

Nguồn gốc lịch sử: Người Hoa di cư đến Việt Nam vào những thời điểm khác nhau từ thế kỉ XVI kéo dài cho đến nửa đầu thế kỉ XX.
Đặc điểm kinh tế: Tại các thành phố, thị trấn, thị xã, người Hoa chủ yếu sống bằng nghề kinh doanh, buôn bán hoặc sản xuất hàng tiểu thủ công nghiệp (làm đồ gốm, làm giấy súc, làm nhang). Ở nông thôn người Hoa trồng lúa nước. Bộ phận người Hoa ở ven biển làm muối và đánh cá.
Phong tục tập quán:
Ăn: Người Hoa ăn cơm, nấu ăn rất giỏi. Nhiều loại trà là những đồ uống thông dụng trong mọi gia đình. Người Hoa cũng uống rượu trong ngày tết, lễ hội.

Trang phục truyền thống trong lễ cưới của người Hoa

Ở: Nhà ở có 3 loại: nhà 3 gian hai chái, xếp kiểu chữ Môn hay chữ Khẩu. Nhà thường xây bằng đá, gạch mộc hay trình tường đất, lợp ngói hay phên nứa... Ở thành thị, thường sống trong những khu phố riêng.
Hôn nhân: Đám cưới của người Hoa gồm nhiều lễ: lễ dạm, lễ hỏi, lễ cưới, lễ lại mặt. Trong hôn lễ, màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn, tốt đẹp. Có nhiều lễ vật tượng trưng cho hạnh phúc gia đình.
Tín ngưỡng: Nổi bật trong các tín ngưỡng dân gian là thờ cúng tổ tiên, gia tộc và dòng họ, thờ cúng các vị thần bảo hộ và các vị thánh linh. Hệ thống chùa, miếu khá phát triển, là nơi sinh hoạt văn hóa cộng đồng, nơi diễn ra các hội lễ.
Trang phục: Trang phục truyền thống của người Hoa hiện chỉ còn thấy ở một số người có tuổi hoặc trong các nghi lễ cưới xin, tang ma. Phụ nữ thường mặc áo cổ viền cao, cài khuy một bên, xẻ tà cao hoặc một chiếc áo "sường xám" may dài, ôm ngang hông, xẻ tà phần dười đùi. Đàn ông mặc áo màu đen hay xanh đậm, cài khuy vải một bên, vai liền cổ đứng, xẻ tà hoặc kiểu áo tứ thân, xẻ giữa, cổ đứng,vai liền có túi. Người Hoa thường đội mũ, nón hoặc mang ô.
Đời sống văn hóa: Trong sinh hoạt, văn hóa truyền thống của người Hoa có nhiều thể loại như: hát, múa, hài kịch… với nhiều loại nhạc cụ như tiêu, sáo các loại đàn. Hát "sơn ca" (sán co) là loại hình được nhiều người ưa chuộng. Trong những ngày lễ lớn và lễ hội thường có múa lân.

Đàm Kim Phượng (sưu tầm)

Dân tộc Hoa – Tìm hiểu nét văn hóa người Hoa Việt Nam (Đàm Minh Phiếu)

Trang phục người dân tộc Hoa

Dân tộc Hoa là một thành phần dân tộc trong cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam. Người hoa ở nước ta tuy chiếm một tỷ lệ dân số không nhiều, xong lại có sự phân bố trên địa bàn khá rộng trong cả nước.

Ở các tỉnh phía Bắc, người Hoa cư trú hầu khắp dọc các tỉnh theo biên giới Việt – Trung và các tỉnh trung du Bắc bộ. Ở miền Nam hiện nay, người Hoa sống chủ yếu ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và thành phố Hồ Chí Minh. Tùy theo địa bàn cư trú mà người Hoa sống bằng những nghề khác nhau.

Người Hoa ở trung du Bắc bộ và những vùng đồng bằng, thướng lấy sản xuất nông nghiệp làm những nguồn sống chính. Là cư dân có truyền thống canh tác ruộng nước, người Hoa làm ruộng trồng lúa, thâm canh các loại hoa màu, trồng các loại rau, hành tỏi, trồng một số cây dược liệu như sa nhân , quế trên những vườn rừng. Một số nghề thủ công người Hoa thường làm như nghề gốm, làm đồ thủ công mỹ nghệ. Ở những vùng ven biển, người Hoa sống bằng nghề đánh bắt cá và nuôi hải sản làm muối. Trong các thành phố, thị  xã người Hoa làm nghề dịch vụ buôn bán hàng  tạp hóa, sản xuất tiểu thủ công nghiệp. Có thể nói buôn bán là đặc điểm kinh tế chủ yếu của người Hoa. Người Hoa ở những vùng nông thôn thường sống thành từng làng và thường là ở chân núi trong các cánh đồng ven biển nơi giao thông thuận tiện. Mỗi làng của người Hoa có từ 20 – 70 hộ. Khu vực cư trú của người Hoa tường là những gia đình có quan hệ huyết thống hoặc hôn nhân.

Nhà ở của người hoa phổ biến với nhà nền đất 3 gian 2 trái. Tường xây bằng đá, gạch mộc hoặc tường trình bằng đất. Hoặc nhà được xây theo kiểu hình chữ môn hay hình chữ khẩu.

Trước kia trang phục của người dân tộc Hoa tương tự như một số dân tộc vùng biên giới Việt Trung. Đàn ông mặc áo vải sợi bông có hàng khuy trước ngực tết bằng vải. Quần vải rộng ống, đi giày vải. Phụ nữ hoa mặc áo năm thân dài quá mông, không có túi, cài khuy tết bằng vải hay bằng đồng ở nách phải.  Ngoài ra phụ nữ hoa còn có loại áo cộc tay năm thân có hai tui với các mảnh vải màu trang trí ở mép túi. Trong các ngày lễ hội hay đi xe họ thường che ô. Phụ nữ thích tết tóc và cuốn khăn đầu.

Người dân tộc Hoa có nhiều nét truyền thống cổ truyền, mà vẫn được gìn giữ cho đến ngày nay. Nếu người kinh xem mâm ngũ quả trên mâm cỗ, thì đối với người dân tộc hoa 3 món không thể thiếu là quả quýt, chè và bánh.
 Đàm Minh Phiếu (sưu tầm)   

Dân tộc Hoa (Hoàng Minh Thắng)

Tên gọi khác: Khách, Hán, Tàu.
Nhóm địa phương: Quảng Ðông, Quảng Tây, Hải Nam, Triều Châu, Phúc Kiến, Sang Phang, Xìa Phống, Thoòng Nhằn, Minh Hương, Hẹ...
Dân số: 823.071 người (theo kết quả điều tra dân số năm 2009 của Tổng cục thống kê)
Ngôn ngữ: Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Hán (Ngữ hệ Hán - Tạng).

Lịch sử: Người Hoa di cư đến Việt Nam vào những thời điểm khác nhau từ thế kỷ XVI, và sau này vào cuối thời Minh, đầu thời Thanh, kéo dài cho đến nửa đầu thế kỷ XX.

Sản phẩm của nghề điêu khắc đá của người Hoa ở thành phố Biên Hoà, tỉnh Ðồng Nai.

Hoạt động sản xuất: Người Hoa ở vùng nông thôn chủ yếu sống bằng nghề nông, coi lúa nước là đối tượng canh tác chính, ở các thành phố, thị xã, thị trấn họ làm nghề dịch vụ, buôn bán... Tiểu thủ công nghiệp khá phát triển như nghề gốm (Quảng Ninh, Sông Bé, Ðồng Nai), làm giấy súc, làm nhang (thành phố Hồ Chí Minh)... Một bộ phận người Hoa cư trú ở ven biển sống chủ yếu bằng nghề làm muối và đánh cá. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, người Hoa luôn coi trọng chữ "tín".

Ăn: Lương thực chính là gạo, nhưng trong bữa ăn thường có các loại như mì sào, hủ tiếu... Ở các gia đình bình dân, buổi sáng điểm tâm bằng cháo trắng với trứng vịt muối, còn những nhà khá giả hơn là hủ tiếu, bánh bao, xíu mại... Người Hoa có kỹ thuật nấu ăn giỏi, thích các món ăn xào mỡ với gia vị.
Thức uống của người Hoa ngoài tác dụng giải khát còn là loại thuốc mát, bồi dưỡng "lục phủ, ngũ tạng". Các loại trà sâm, hoa cúc... là những thứ thông dụng trong mọi gia đình. Những dịp hội hè, lễ, tết nam giới cũng quen dùng rượu. Thuốc lá được nhiều người hút, kể cả phụ nữ, nhất kà những người phụ nữ có tuổi.

Mặc: Những trang phục gọi là truyền thống của người Hoa hiện chỉ còn thấy ở một số người có tuổi hay trong các nghi lễ cưới xin, tang ma. Phụ nữ thường mặc áo cổ viền cao, cài khuy một bên, xẻ tà cao hoặc một chiếc áo "sườn xám" may dài, ôm ngang hông, xẻ tà dưới phần đùi. Màu sắc trang phục của họ, nhất là các thiếu nữ thích màu hồng hoặc màu đỏ, cùng với các sắc màu đậm. Ðàn ông mặc áo màu đen hay xanh đậm, cài khuy vải một bên, vai liền cổ đứng, xẻ tà hoặc kiểu áo tứ thân, xẻ giữa, cổ đứng, vai liền, có túi. Phụ nữ thích dùng đồ trang sức, đặc biệt là vòng tay (bằng đồng, vàng, đá, ngọc...), bông tai, dây chuyền... Ðàn ông thích bịt răng vàng và xem như một lối trang sức.

Múa Lân - Sư tử - Rồng là hình thức sinh hoạt văn nghệ truyền thống của người Hoa thường tổ chức từ ngày 23 tháng chạp (ngày ông Táo lên trời đến ngày 15 tháng giêng (tết Nguyên tiêu) tại các chùa. Người Hoa chuẩn bị kỹ càng trang phục trước khi múa Lân.

Ở: Những người làm nghề nông thường sống thành thôn xóm. Làng thường ở ven chân núi, trong cánh đồng, trải dài trên bờ biển, gần nguồn nước, giao thông thuận tiện. Trong làng, nhà ở bố trí sát nhau theo dòng họ. Ở thành thị họ thường sống tập trung trong các khu phố riêng.
Nhà cửa thường có 3 loại: nhà 3 gian hai chái, nhà chữ Môn và chữ Khẩu. Nhà thường xây bằng đá, gạch mộc hay trình đất, lợp ngói máng hay là quế, lá tre, phên lứa...
Nổi bật trong nhà ở là các bàn thờ tổ tiên, dòng họ, thờ Phật và các vị thần cùng các câu đối, liễn, các giấy hồng chữ Hán với nội dung cầu phúc, cầu lợi, cầu bình yên.

Quan hệ xã hội: Xã hội phân hoá giai cấp sâu sắc và mang tính phụ quyền cao.
Mối quan hệ với những người cùng họ được hết sức coi trọng. Mỗi một dòng họ có một từ đường để thờ cúng. Hàng năm vào một ngày nhất định, những người cùng họ tụ tập tại từ đường để làm lễ giỗ tộc họ. Những hoạt động kinh doanh, sản xuất thường có các hội nghề nghiệp tương ứng. Những hội này đều có một vị tổ và một ngày giỗ tổ trong năm.
Gia đình được xây dựng theo chế độ một vợ một chồng khá bền vững và mang tính phụ hệ. Người Hoa thường dựng vợ gả chồng cho con trong cùng một nhóm địa phương. Trưởng họ, ông mối, các chức dịch đóng vai trò khá quan trọng trong hôn nhân. Hiện nay, phụ nữ xây dựng gia đình khá muộn (tuổi cưới trung bình là 28, 30) và số con ít nhất (trung bình một phụ nữ sinh 2 hoặc 3 con).

Lễ tết: Trong một năm có nhiều ngày lễ tết: Nguyên đán, Nguyên tiêu, Thanh minh, Ðoan ngọ, Trung nguyên, Trung thu.
Tết Nguyên đán vào những năm cũ chuyển sang năm mới theo âm lịch và kéo dài tới ngày rằm tháng giêng (tết Nguyên tiêu). Lễ Nguyên tiêu là đặc trưng lễ tết của người Hoa, mọi hoạt động tập trung nhất của tín ngưỡng và văn hoá truyền thống đều được biểu hiện trong dịp này.
59f9430a-b90d-48db-b4b8-b4edd1c9aecb.jpg
Học chữ Hoa - một nhu cầu bức thiết của người Hoa ở Việt Nam đã được Ðảng và Nhà nước quan tâm và tạo điều kiện. Hiện nay học chữ hoa đang phổ biến rộng rãi trong cư dân người Hoa ở các địa phương.

Thờ cúng: Nổi bật trong các tín ngưỡng dân gian là thờ cúng tổ tiên, gia tộc, dòng họ, thờ cúng các vị thần phù hộ (thần bếp, thổ địa, thần tài...) và một số vị thánh và bồ tát (Quan Công, bà Thiên Hậu, ông Bổn, Nam Hải Quan Âm...)
Hệ thống chùa miếu khá phát triển. Chùa miếu của người Hoa thường gắn liền với các hội quán, trường học. Ðó cũng là nơi sinh hoạt văn hoá cộng đồng, nơi diễn ra các hội lễ.

Học: Chữ Hán được dạy và học trong các trường phổ thông.

Văn nghệ: Sinh hoạt văn hoá truyền thống của người Hoa có nhiều thể loại như hát, múa, hài kịch... với nhiều loại nhạc cụ: tiêu, sáo, các loại đàn (tỳ bà, nhị, nguyệt...), chập choã... Hát "sơn ca" (sán cố) là hình thức được nhiều người ưa chuộng, nhất là tầng lớp thanh niên. Tổ chức văn nghệ dân gian truyền thống mang tính nghiệp dư đã có từ lâu là các "nhạc xã".
Múa lân, sư tử, rồng... là những loại hình nghệ thuật mang tính quần chúng sâu rộng được trình diễn hàng năm, vào những ngày lễ lớn, ngày lễ tết.

 Hoàng Minh Thắng (sưu tầm)

Dân tộc Hoa - Hán (Hoàng Thị Lân)

Với dân số non l triệu người, người Hoa ở Việt Nam cư trú tại hầu khắp các tỉnh, thành phố trên địa bàn cả nước. Ở tỉnh Lâm Đồng theo tổng điều tra dân số 4-1989) có trên l l.180 người Hoa sinh sống. Hiện nay l0-1997) có 13.949 người. Phần lớn người Hoa ở Lâm Đồng là bộ phận người Hoa ở Quảng Ninh di cư vào đây từ năm 1955-1975.
Đây là bộ phận người Hoa làm nông nghiệp ở Quảng Ninh được đưa vào định cư lập nghiệp ở Lâm Đồng. Hiện nay, một số người Hoa ở Lâm Đồng sinh sống bằng nghề buôn bán ở Đà Lạt, Tùng Nghĩa, Bảo Lộc, Di Linh, Đơn Dương v.v... Một bộ phận người Hoa ở nông thôn vẫn sinh sống bằng nghề nông nghiệp.

Với dân số non l triệu người, người Hoa ở Việt Nam cư trú tại hầu khắp các tỉnh, thành phố trên địa bàn cả nước. Ở tỉnh Lâm Đồng theo tổng điều tra dân số 4-1989) có trên l l.180 người Hoa sinh sống. Hiện nay l0-1997) có 13.949 người. Phần lớn người Hoa ở Lâm Đồng là bộ phận người Hoa ở Quảng Ninh di cư vào đây từ năm 1955-1975. Đây là bộ phận người Hoa làm nông nghiệp ở Quảng Ninh được đưa vào định cư lập nghiệp ở Lâm Đồng. Hiện nay, một số người Hoa ở Lâm Đồng sinh sống bằng nghề buôn bán ở Đà Lạt, Tùng Nghĩa, Bảo Lộc, Di Linh, Đơn Dương v.v... Một bộ phận người Hoa ở nông thôn vẫn sinh sống bằng nghề nông nghiệp.
Một đặc điểm nồi bật của người Hoa là tính cố kết, tương đỡ lẫn nhau trong cộng đồng tộc người, trong nhóm địa phương và dòng họ rất cao và khá bền chặt. Họ ra sức bảo tồn, gìn giữ những bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc mình.
Họ thường dựng vợ, gả chồng cho con cái ngay trong tộc người, trong nhóm địa phương. Thí dụ con trai người Hoa Triều Châu ít khi cưới con gái người Hoa Phúc Kiến, Người trưởng họ đóng một vai trò khá quan trọng trong việc dựng vợ, gả chồng cho các thành viên của dòng họ mình...
Theo phong tục cổ truyền của người Hoa, cô dâu và chú rể phải cùng ăn một trăm miếng trầu, có như vậy đôi vợ chồng mới sống chung thủy với nhau cho đến bách niên giai lão.
Nhà cửa người Hoa thường có ba loại: nhà ba gian, hai chái, nhà chữ môn và nhà chữ khẩu...
Bộ y phục của nữ giới người Hoa còn bảo lưu nhiều sắc thái văn hóa truyền thống của dân tộc. Đó là chiếc áo năm thân, dài quá mông, không có túi cài khuy tết bằng nút vải ở nách bên phải. Họ còn mặc áo cộc tay cắt may như áo năm thân, nhưng lại có hai túi ghép thêm một miếng vải màu.
Hiện nay, nhiều phụ nữ người Hoa đã mặc áo cánh và áo sơ mi.
Y phục của người làm nghề tôn giáo là áo cà sa (ca slam), cúng giống như áo năm thân, nhưng dài quá đầu gối, ống tay áo dài rộng, áo này chỉ dùng trong khi hành lễ.
Xã hội người Hoa đã phân hóa giai cấp sâu sắc và mang tính phụ quyền cao. Trong nhân dân lao động tinh thần cố kết tộc người vẫn được bảo lưu khá trọn vẹn. Trong gia đình người Hoa, người cha hay người chồng, là'chủ Sia đình. Khi chia tài sản cho các con cái ra ở riêng, bao giờ người con trai cả, cũng được phần nhiều hơn. Ngược lại, theo tập tục cổ truyền, người con gái không được chia tài sản, chỉ biết cặm cụi làm ăn cho đến khi đi lấy chồng. Cũng theo phong tục cổ truyền, người phụ nữ ít được học hành và không được tham gia các công việc xã hội. Theo quan niệm của đồng bào Hoa, người con gái chết trước khi đi lấy chồng, hồn không được nhập với tổ tiên, mà phải ở ngoài cửa, biến thành người giữ cửa.
Đối với người chết dưới 14 tuổi không được làm chay. Trong trường hợp chết ''bất đắc kỳ tử'', thân nhân của người chết phải ''phá ngục giải oan'', đưa hồn qua lò than, vạc dầu để hồn người chết được trở về với tổ tiên. Nếu người chết bị mất xác, người ta thường lấy cây dâu, tượng trưng cho xương  cốt để làm lễ chôn cất. Trẻ sơ sinh chết, mẹ bôi vôi trát chàm lên trán con để loại trừ ''ngũ quỷ'' khỏi nhập vào đứa trẻ, lộn kiếp đầu thai vào lần khác.
Đối với người Hoa, việc thờ cúng tổ tiên và các loại ma nhà rất được coi trọng. Cùng với quan niệm vạn vật hữu linh trước đây với những nét riêng ở từng địa phương, từng nhóm người, họ chịu ảnh hưởng sâu sắc của những quan niệm Đạo giáo, Phật giáo và Khổng giáo...
Trong thôn xóm có các đền chùa, miếu thờ thành hoàng, miếu thờ thần đá, thần núi, thần sông, các vị  thần  bảo hộ cho cộng đồng, và thờ những người có công khai phá đất đai.
Người Hoa vốn có một nền văn học nghệ thuật dân gian cổ truyền phong phú, đáng kể nhất là các làn điệu dân ca. Hát ''sơn ca'' (sán cô), là một hình thức sinh hoạt nghệ thuật truyền thống được mọi người ưa chuộng... Sơn ca không chỉ gồm những bài hát ghẹo, hát ví của trai gái, mà còn nói lên tinh thần đấu tranh chống phong kiến, chống các lề thói lạc hậu của xã hội cũ, và đấu tranh nhằm thích ứng với thiên nhiên để sinh tồn và phát triển bền vững giống nòi.
Là một dân tộc ít người ở Việt Nam, quyền lợi sống còn của người Hoa gắn liền với các dân tộc anh em khác ở địa phương và trong cả nước.

 Hoàng Thị Lân (sưu tầm)