Mc tiệc cưới, học làm mc đám cưới, video đám cưới hay nhất: ₪ Dân tộc La Chí
Showing posts with label ₪ Dân tộc La Chí. Show all posts
Showing posts with label ₪ Dân tộc La Chí. Show all posts

Wednesday, April 5, 2017

Bản sắc văn hóa của dân tộc La Chí ở Hà Giang (Nông Trọng Bình)

Người La Chí ở Hà Giang có khoảng trên 8 nghìn người, cư trú tập trung ở các xã Bản Phùng, Bản Díu và Bản Máy của các huyện Xín Mần, Hoàng Su Phì... Người La Chí có nhiều tên gọi khác nhau như: Thổ đen, Mán, Xá... nhưng phổ biến nhất là La Chí, còn Cù Tê là tên gọi của dân tộc.

Theo người La Chí: Cù là chỉ người, còn Tê là tên dân tộc, ở mỗi địa phương, người La Chí còn còn gọi tộc mình bằng từ địa phương như Y Pí là người La Chí ở Bản Phùng, Ỳ Mía ở Bản Máy... Người La Chí gọi người Kinh là Kon Ti, người Tày là U ké, người Nùng là Ka rế, người Mông là Mì Phư, người Dao là Nhà Nhí...

Dân tộc La chí không có nhiều loại nhạc cụ phong phú như những dân tộc anh em láng giềng. Do quá trình cộng cư lâu dài, ngày nay dân tộc La Chí cũng sử dụng đàn (tính tẩu ba dây) của người Tày – Nùng để chơi trong những dịp lễ tết và hội hè. Ngoài ra những chàng trai dân tộc La Chí còn biết sử dụng đàn lá. Người con trai La Chí dùng một chiếc lá mỏng ngậm vào môi rồi thổi thành tiếng để hẹn hò với những cô gái trong bản. Đàn lá được coi như là công cụ để những chàng trai bày tỏ tình cảm với người con gái mình yêu. Trống tiếng La Chí gọi là thằng khuy, chiêng gọi là nhe poong. Đây là bộ nhạc cụ cổ truyền chỉ dùng trong các nghi thức lễ tết như tế cầu mùa tháng 7 và trong những nghi lễ tang ma.


Trống của người La Chí được làm bằng da bò, có đường kính khoảng 50 đến 60 cm, xung quanh được chèn nêm đối xứng, được chằng bằng những sợi dây da bò. Chiêng được làm bằng đồng nguyên chất, có đường kính khoảng 35 – 40 cm. Trong những ngày lễ tết, các dòng họ trong bản thay phiên nhau mang chiêng, trống về nhà mình để làm lễ cúng, còn những ngày thường chiêng, trống được cất trong ngôi nhà khu ca tê của bản. Trong tang lễ người ta thường đánh chiêng và trống theo hai giai thoại vây và dồn. Khi quan tài mang đi chôn, chiêng trống đi trước đánh theo điệu vây để cho linh hồn người quá cố yên nghỉ, còn khi những người trong gia đình nộp lễ vật, hay khi ăn uống thì người ta lại phải đánh chiêng trống theo điệu dồn để đánh thức linh hồn người chết dậy nhận lễ vật và ăn uống cùng con cháu. Trên đường đưa linh cữu đến nơi yên nghỉ cuối cùng, chiêng, trống phải được đánh liên tục không ngừng nghỉ để tiễn biệt linh hồn về với thế giới của họ. Chiêng, trống của người La Chí không chỉ là những nhạc cụ thông thường mà nó còn là những nhạc cụ nghi lễ gắn liền với đời sống tín ngưỡng tâm linh của cả cộng đồng của  Hà Giang vốn văn học dân gian của người La Chí rất phong phú, đồng bào có những truyền cổ tích, thần thoại lý giải về nguồn gốc người, nguồn gốc dân tộc, những chuyện về nguồn gốc mặt trời, mặt trăng, cây lúa, củ gừng đến sự tích các ngày lễ tết hội hè... những người già thường kể cho con cháu nghe, những câu chuyện kể dân gian có thể được kể bên bếp lửa vào những buổi chiều, rồi ngay trong khi lao động những lời ca tiếng hát lại được cất lên. Các hình thức diễn xướng dân gian, trình độ nghệ thuật còn thô sơ, sự phối hợp giữa lời nói, điệu nhạc và động tác còn khá đơn giản. Do nảy sinh từ cuộc sống cho nên dẫu có đơn giản đến đâu đi chăng nữa thì những hiện tượng văn hóa dân gian ấy vẫn là những chính thể nguyên hợp của nó. Như nhiều dân tộc khác, điệu ru của đồng bào La Chí chính là lời của ông bà, lời của cha mẹ, lời của anh chị dành cho cháu, cho con, cho em. Hát ru của đồng bào La Chí có cấu trúc giai điệu nhạc đơn giản, mang đậm chất ngâm ngợi. Thanh niên La Chí rất thích truyện của dân tộc mình. 

Có thể nói, mặc dù dân số không đông, nhưng người La Chí ở Hà Giang luôn cùng kề vai sát cánh với các dân tộc khác trong lao động xây dựng và bảo vệ quê hương. Trong sự phát triển của mình, người La Chí giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, một số phong tục tập quán tốt đẹp tiếp tục được phát huy, một số hủ tục đang dần được uốn nắn để nhanh chóng hòa đồng với các dân tộc khác trong vùng,để thích ứng với sự phát triển chung của đất nước hiện nay...

Nông Trọng Bình

Tuesday, March 7, 2017

Bảo tồn và phát triển bản sắc văn hóa của dân tộc La Chí (Triệu A Lầy)

Người La Chí ở Hà Giang có khoảng trên 8 nghìn người, cư trú tập trung ở các xã Bản Phùng, Bản Díu và Bản Máy của các huyện Xín Mần, Hoàng Su Phì... Người La Chí có nhiều tên gọi khác nhau như: Thổ đen, Mán, Xá... nhưng phổ biến nhất là La Chí, còn Cù Tê là tên gọi của dân tộc.

Theo người La Chí: Cù là chỉ người, còn Tê là tên dân tộc, ở mỗi địa phương, người La Chí còn còn gọi tộc mình bằng từ địa phương như Y Pí là người La Chí ở Bản Phùng, Ỳ Mía ở Bản Máy... Người La Chí gọi người Kinh là Kon Ti, người Tày là U ké, người Nùng là Ka rế, người Mông là Mì Phư, người Dao là Nhà Nhí...

Người La Chí đến Hà Giang từ lâu đời rồi, họ có bản địa, chỉ có họ Lùng vốn là gốc người Nùng di cư từ Trung Quốc sang cách đây ngót trăm năm hoặc người họ Vương gốc Hoa di cư gần đây. Người La Chí nhận mình là con cháu của Hoàng Dìn Thùng, tức Hoàng Văn Đồng, một thổ tù ở xã Tú Long xưa kia. Cuối thế kỷ thứ XVIII, Hoàng Văn Đồng lãnh đạo dân chúng chống phong kiến vùng này, nay dân địa phương có miếu thờ. Cùng với các phong tục về làm ruộng, làm nhà ở, cưới xin, ma chay, trang phục... ông Lù còn cho biết thêm: Dân tộc La chí không có nhiều loại nhạc cụ phong phú như những dân tộc anh em láng giềng. Do quá trình cộng cư lâu dài, ngày nay dân tộc La Chí cũng sử dụng đàn (tính tẩu ba dây) của người Tày – Nùng để chơi trong những dịp lễ tết và hội hè. Ngoài ra những chàng trai dân tộc La Chí còn biết sử dụng đàn lá. Người con trai La Chí dùng một chiếc lá mỏng ngậm vào môi rồi thổi thành tiếng để hẹn hò với những cô gái trong bản. Đàn lá được coi như là công cụ để những chàng trai bày tỏ tình cảm với người con gái mình yêu. Trống tiếng La Chí gọi là thằng khuy, chiêng gọi là nhe poong. Đây là bộ nhạc cụ cổ truyền chỉ dùng trong các nghi thức lễ tết như tế cầu mùa tháng 7 và trong những nghi lễ tang ma.


Trống của người La Chí được làm bằng da bò, có đường kính khoảng 50 đến 60 cm, xung quanh được chèn nêm đối xứng, được chằng bằng những sợi dây da bò. Chiêng được làm bằng đồng nguyên chất, có đường kính khoảng 35 – 40 cm. Trong những ngày lễ tết, các dòng họ trong bản thay phiên nhau mang chiêng, trống về nhà mình để làm lễ cúng, còn những ngày thường chiêng, trống được cất trong ngôi nhà khu ca tê của bản. Trong tang lễ người ta thường đánh chiêng và trống theo hai giai thoại vây và dồn. Khi quan tài mang đi chôn, chiêng trống đi trước đánh theo điệu vây để cho linh hồn người quá cố yên nghỉ, còn khi những người trong gia đình nộp lễ vật, hay khi ăn uống thì người ta lại phải đánh chiêng trống theo điệu dồn để đánh thức linh hồn người chết dậy nhận lễ vật và ăn uống cùng con cháu. Trên đường đưa linh cữu đến nơi yên nghỉ cuối cùng, chiêng, trống phải được đánh liên tục không ngừng nghỉ để tiễn biệt linh hồn về với thế giới của họ. Chiêng, trống của người La Chí không chỉ là những nhạc cụ thông thường mà nó còn là những nhạc cụ nghi lễ gắn liền với đời sống tín ngưỡng tâm linh của cả cộng đồng.

Vốn văn học dân gian của người La Chí rất phong phú, đồng bào có những truyền cổ tích, thần thoại lý giải về nguồn gốc người, nguồn gốc dân tộc, những chuyện về nguồn gốc mặt trời, mặt trăng, cây lúa, củ gừng đến sự tích các ngày lễ tết hội hè... những người già thường kể cho con cháu nghe, những câu chuyện kể dân gian có thể được kể bên bếp lửa vào những buổi chiều, rồi ngay trong khi lao động những lời ca tiếng hát lại được cất lên. Các hình thức diễn xướng dân gian, trình độ nghệ thuật còn thô sơ, sự phối hợp giữa lời nói, điệu nhạc và động tác còn khá đơn giản. Do nảy sinh từ cuộc sống cho nên dẫu có đơn giản đến đâu đi chăng nữa thì những hiện tượng văn hóa dân gian ấy vẫn là những chính thể nguyên hợp của nó. Như nhiều dân tộc khác, điệu ru của đồng bào La Chí chính là lời của ông bà, lời của cha mẹ, lời của anh chị dành cho cháu, cho con, cho em. Hát ru của đồng bào La Chí có cấu trúc giai điệu nhạc đơn giản, mang đậm chất ngâm ngợi. Thanh niên La Chí rất thích truyện của dân tộc mình. Ngày lễ tết người La Chí có rất nhiều trò chơi giải trí như ném còn, đánh đu, đu thăng bằng, đu dây, trẻ em thích chơi ống phốc, trai gái thích hát ní ca, chơi đàn tính, đánh trống, chiêng.
Có thể nói, mặc dù dân số không đông, nhưng người La Chí ở Hà Giang luôn cùng kề vai sát cánh với các dân tộc khác trong lao động xây dựng và bảo vệ quê hương. Trong sự phát triển của mình, người La Chí giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, một số phong tục tập quán tốt đẹp tiếp tục được phát huy, một số hủ tục đang dần được uốn nắn để nhanh chóng hòa đồng với các dân tộc khác trong vùng,để thích ứng với sự phát triển chung của đất nước hiện nay.
Triệu A Lầy

Thursday, June 23, 2016

Tín ngưỡng thờ cúng của người La Chí ở Lào Cai (Mã Thạch Trong)

Thờ cúng tổ tiên "khu" là hình thức con cháu thờ cúng ông bà, cha mẹ và những người đồng tộc đã mất. Trước hết là các hình thức gia đình - thị tộc của sự thờ cúng đó… Họ tin rằng, sau khi tổ tiên "khu" đã mất, tổ tiên sẽ phù hộ, che chở cho cuộc sống con cháu nơi trần thế…
Thờ cúng tổ tiên "khu" là hình thức con cháu thờ cúng ông bà, cha mẹ và những người đồng tộc đã mất. Trước hết là các hình thức gia đình - thị tộc của sự thờ cúng đó… Họ tin rằng, sau khi tổ tiên "khu" đã mất, tổ tiên sẽ phù hộ, che chở cho cuộc sống con cháu nơi trần thế…

            Khác với người La Hả, Phù Lá, Kháng chỉ thờ duy nhất một đời (cha/mẹ), người Tày thờ 4 đời (cha - ông - cụ - kỵ) đối với người đang thờ phụng thì người La Chí thờ 3 đời tổ tiên "khu" tức cha - ông - cụ (đối với tổ tiên nam) và 2 đời đối với tổ tiên nữ (mẹ - bà). Người dân cúng tổ tiên to nhất vào tết tháng 7 “lễ cúng mừng việc cấy xong và xin tổ tiên "khu" bảo vệ ruộng nương” lễ cúng khởi đầu từ ngày 1/7 - 13/7, con cháu làm lễ đưa tổ tiên "khu" trở về…
Bàn thờ tổ tiên.
Bàn thờ tổ tiên của người La Chí được lập lại tại vách tiền, đối diện khu đặt bếp khách của ngôi nhà. Bàn thờ được lập theo thứ bậc, người đứng đầu sẽ cao hơn những người kế tiếp sau đó. Bàn thờ lập tương đối đơn giản. Trước tiên, họ kiếm hai thanh tre, đặt song song và đóng thanh ngang giống dáng chiếc thang rồi đặt dựng vào vách tiền (vách trước). Tuỳ theo thứ bậc sẽ quy định then ngang cao - thấp. Từ điểm then ngang, người dân đan một miếng phên nhỏ hình chữ nhật đặt ngang thanh nối vuông góc vách tiền làm điểm đặt lễ… dâng cúng, các điểm tiếp xúc sàn (chân thang) và vách được buộc cẩn thận, tạo sự vững chắc cho nơi thờ tự thiêng nhất của ngôi nhà. Trên bàn thờ thường ngày không đặt gì, vào những ngày lễ (tết) có đặt 12 chiếc bánh trưng rồi đặt mâm cúng tại phía dưới. Tuy nhiên, để hoàn thiện, mỗi bàn thờ tổ tiên (tương đương một đời người) bắt buộc phải trải qua 3 lần dâng cúng:
Lần thứ nhất: lập bàn thờ lễ vật gồm có: 4 con gà "là ca", 4 gói thịt (trâu hoặc chuột…), 4 chiếc sừng trâu + rượu, Củ gừng (hỏi gọi hồn). Trong nghi lễ gồm có 4 thầy cúng “pù mê”. Sau khi các vật dâng chuẩn bị đầy đủ, thầy cúng “pù mê” ngồi vào điểm cúng, lưng hơi tựa vào phía bàn thờ, đầu hướng phía đặt mâm cúng gọi hồn tổ tiên về, để biết được tổ tiên về đến đâu, Thầy cúng dùng củ gừng, có sợi dây dọi buộc dài khoảng 25 - 30 cm, tay giữ chắc và cầm đầu sợi dây hỏi, gọi… nếu củ gừng lắc đi lắc lại theo lời hỏi của thầy là đã về. Thầy cúng “pù mê” vừa đọc bài cúng và uống rượu.
Lần cúng thứ hai: lễ vật bao gồm: 4 gói thịt (trâu, chuột hoặc lợn), 3 con gà, 12 chén rượu, 1 con dê, 4 sừng trâu (để uống rượu), 4 miếng vải thô màu trắng, Bạc trắng hoặc vòng tay. Thầy cúng “pù mê” mặc trang phục: 1 chiếc áo dài màu đen), thắt lưng, 1 chiếc mũ rộng có quai dây dài xuống phái dưới, một chiếc da trâu khổ 15x30cm (nay thay vào một miếng vải dày, chuông, que bói bằng sừng trâu, 1 củ gừng có dây dọi dùng để bói, hỏi ma (tổ tiên).
 “Pù mê” ngồi tựa lưng về phía bàn thờ, các thành viên trong gia đình có thể ngồi phía bên hoặc ngồi gần đó. Khởi đầu lễ cúng, thầy rót rượu từ 12 chén mời các thành viên trong nhà, họ nhận rượu uống rồi lạy thầy 3 lần… Trong quá trình diễn ra lễ cúng, “pù mê” cầm củ gừng hỏi, vừa cúng vừa ăn và uống rượu bằng sừng trâu (mời tổ tiên "khu"), thỉnh thoảng véo một miếng từ củ gừng vứt ra đằng sau. Mâm cúng lần 2 gồm: 7 miếng da trâu "nhúm", 3 con gà, thịt dê, thịt chua (lợn hoặc trâu), thịt (trâu hoặc lợn), một gói cơm nếp… Thầy cúng cầu cho làm ăn, chăn nuôi được phát triển; mời tổ tiên "khu" về ăn, điểm mời đầu tiên từ mộ về… cho gặp con cháu, báo con cháu với tổ tiên biết và nhận lễ.
Lần cúng thứ ba: lễ vật dâng cúng bao gồm: 1 con trâu buộc tại cây tre chôn phía ngoài nhà (đối diện giáp bàn thờ tổ tiên), 1 con lợn, 2 con …Thầy cúng mặc trang phục tương tự lần hai. Thầy phá bàn thờ cũ, lập bàn thờ mới, các nghi lễ thịt, mổ trâu được làm tại gốc cây tre bên ngoài và cúng trong nhà. Theo quan niệm của người dân, có làm cả 3 lần thờ thì sau khi linh hồn rời khỏi thể xác trở về thế giới bên kia, hai vợ chồng "chiều"  mới được gặp nhau…
Các nghi lễ thờ cúng: theo chu trình các lễ - tết - nghi lễ nông nghiệp, tiêu biểu là tết tháng 7 và những nghi lễ liên quan đến chu kỳ đời người (sinh đẻ, cưới xin, tang ma, làm nhà),  cúng chữa bệnh…con cháu sẽ mời tổ tiên về dự và phù trợ cho cuộc sống của họ nơi trần thế.
Đối với người La Chí cư trú tại Nàn Sán - Si Ma Cai: Bàn thờ có sự khác nhau ở mỗi dòng họ. Họ Giàng, Vàng: có bàn thờ tổ tiên, lập tại gian chính diện, giáp vách hậu của ngôi nhà. Họ Lù, Phần: không có bàn thờ tổ tiên, khi cúng phải bày trên giường tiếp giáp vế trái gian giữa của ngôi nhà. Theo lời kể của ông Giàng A Chến (63 tuổi), Giàng Lồ Sùng (46 tuổi) cư trú tại thôn Hó Chu Phùng  thì nguồn gốc sự khác nhau về vị trí thờ tự xuất phát từ câu truyện như sau:
Ngày xưa, người La Chí sống tập trung tại một nơi, cuộc sống ổn định, ấm no. Vào một năm do chiến tranh, loạn lạc, dân làng phải chạy đi nhiều nơi tìm chốn yên thân, họ tập trung thành các đoàn cùng đi. Khi đi, người đi trước cầm dao chặt cây làm hiệu đã qua nhằm báo hướng đi cho những đoàn kế tiếp. Một buổi, đoàn người chạy qua khu rừng chuối, họ dùng dao chém như đã qua những nơi từng đi. Nhưng! vốn là loài cây thân lá, sau khi phát thân mọc nhanh… Đoàn đi đến nơi, thấy cây đã nhô cao, tưởng rằng đoàn trước đã đi xa, nếu có đuổi theo cũng khó gặp, không biết lối nào…Do vậy, họ bàn nhau ở lại, lập nghiệp tại vùng đất đó. Theo thời gian, họ phải làm lễ cúng tổ tiên cùng những nghi lễ liên quan đến chu kỳ đời người… Những người chạy trước đến một nơi xác định, họ làm nhà, phát nương, trồng trọt, chăn nuôi… cuộc sống ổn định hơn, làm nhà, có bàn thờ… Đoàn chạy sau phải đó hang núi vách đá làm nhà tạm… nên không có bàn thờ (họ Lù, Phần).
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người La Chí ở Lào Cai có nhiều sự khác biệt so với các dân tộc khác, linh hồn tổ tiên, hồn lúa, thần rắn (phù trợ cho sản xuất nông nghiệp) được thể hiện rõ nét ở các  nghi lễ trong chu kỳ đời người. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của quá trình di cư, điều kiện nơi cư trú, tiếp biến văn hoá, người La Chí ở Bắc Hà và Si Ma Cai có nhiều sự khác biệt về ngôn ngữ và các sắc thái văn hoá truyền thống của tộc

Mã Thạch Trong (sưu tầm)

Tục nhận cha mẹ nuôi của người La Chí (Cao Thực)

Gia đình sẽ chọn một ngày tốt, sau đó bện một sợi chỉ màu rồi người bố địu con trên lưng đi theo lời chỉ dẫn của thầy cúng. Người bố địu con đến một đoạn đường nơi có nhiều người qua lại rồi đứng ở đó chờ khi nào gặp được người đầu tiên thì bố mẹ đứa trẻ sẽ nhận người đó làm cha, mẹ nuôi. Nếu là nam thì nhận làm bố, còn là nữ thì nhận làm mẹ. Rồi nhờ người đó buộc sợi chỉ vào tay cho đứa bé và đặt tên mới theo dòng họ của cha mẹ nuôi.

Nhận cha mẹ nuôi là một nét văn hóa truyền thống có ở nhiều đồng bào dân tộc vùng cao, thể hiện tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, giúp đỡ nhau trong việc nuôi dạy con cái.

Nhận cha mẹ là phong tục có ở nhiều đồng bào dân tộc, nhưng mỗi dân tộc lại có quan niệm, cách thức và những nghi lễ nhận con nuôi một cách khác nhau. Với người La Chí, tục nhận cha mẹ nuôi cho trẻ xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng chủ yếu rơi vào những đứa trẻ hay ốm đau, chậm lớn, còi cọc, hay hờn dỗi thì họ cho rằng đứa trẻ có số mệnh không hợp bố mẹ đẻ. Do vậy, bố mẹ đẻ phải tìm cho đứa trẻ một người làm bố mẹ nuôi thì sau này đứa trẻ mới mau lớn, khỏe mạnh, không bị ốm đau...

Để tìm người làm bố mẹ nuôi cho đứa trẻ, bố mẹ đứa trẻ nhờ một thầy cúng "pô mè nhù" là người đại diện cho người trần liên hệ với giới thần linh trong cộng đồng sẽ mách bảo cho bố mẹ đến một gia đình nào đó trong dòng họ, trong làng xin một bát gạo mang về nấu cháo cho đứa trẻ ăn. Sau khi ăn cháo, đứa trẻ không còn hờn dỗi, khóc lóc hay đau ốm như trước thì bố mẹ đứa trẻ sẽ chọn một ngày tốt địu đứa trẻ, đồng thời mang một con gà, một bộ quần áo, một sợi chỉ màu để nhận gia đình nhà đó làm thông gia.

Khi đến gia đình, bố mẹ đứa trẻ trình bày lý do từ khi gia đình xin bát gạo về nấu cháo cho con, thấy hợp với cơm gạo nhà mình, không còn khóc, ốm đau như trước, hôm nay sang nhận làm bố mẹ nuôi cho cháu. Sau đó chủ nhà mang gà đi mổ, luộc chín đặt lên mâm cúng báo cáo tổ tiên là từ nay gia đình có thêm một thành viên mới. Rồi bố mẹ nuôi đứa trẻ lấy sợi chỉ màu buộc vào cổ tay đứa trẻ với ý nghĩa để giữ hồn không cho đi lang thang và mọi người cùng ăn uống vui vẻ.

Một số gia đình lại chọn bố mẹ nuôi cho đưa trẻ bằng cách vào buổi sáng sớm, bố đứa trẻ sẽ mang bát múc đầy một bát nước đặt lên bàn thờ tổ tiên. Lấy các sợi chỉ màu vê thành một sợi dây đặt lên miệng bát nước. Sau đó người chủ gia đình ngồi uống nước, hút thuốc đợi xem ai là người đầu tiên bước lên trên sàn nhà (trừ những người trong gia đình), thì chủ nhà sẽ mời người đó vào nhà uống nước, rồi thưa chuyện với người khách. Nếu họ đồng ý thì hai gia đình nhận làm thông gia.

Bố mẹ đứa trẻ sẽ mổ gà, mời người đó ở lại ăn cơm với gia đình. Đồng thời, buộc dây chỉ vào cổ đứa trẻ, với ý nghĩa để giữ hồn, nhờ vía của người đó mà đứa trẻ sẽ hay ăn, trong lớn, không bị ốm đau, bệnh tật. Rồi gia đình hẹn ngày đưa con, cùng lễ vật sang gia đình vái nhận làm cha mẹ nuôi cho con mình.

Ngoài ra, bố mẹ đứa trẻ có thể chọn cha mẹ nuôi cho đứa trẻ bằng cách khác. Gia đình sẽ chọn một ngày tốt, sau đó bện một sợi chỉ màu rồi người bố địu con trên lưng đi theo lời chỉ dẫn của thầy cúng. Người bố địu con đến một đoạn đường nơi có nhiều người qua lại rồi đứng ở đó chờ khi nào gặp được người đầu tiên thì bố mẹ đứa trẻ sẽ nhận người đó làm cha, mẹ nuôi. Nếu là nam thì nhận làm bố, còn là nữ thì nhận làm mẹ. Rồi nhờ người đó buộc sợi chỉ vào tay cho đứa bé và đặt tên mới theo dòng họ của cha mẹ nuôi. Trong trường hợp, nhiều người gặp đầu tiên mà còn nhỏ tuổi, thì người bố sẽ nhờ bố mẹ đứa trẻ đó làm cha mẹ nuôi cho đứa trẻ.

Cũng có những trường hợp, họ đợi mãi mà vẫn không gặp được người qua lại thì người bố sẽ nhìn ra xung quanh, nếu thấy có một hòn đá, một gốc cây to, hay có một con trâu, một con ngựa đi qua thì họ sẽ lấy tên của hòn đá, cái cây, con vật đó để đặt cho đứa trẻ. Rồi sau đó người bố cõng đứa trẻ về nhà nhờ thầy cúng buộc dây cho đứa trẻ với ý nghĩa cầu cho đứa trẻ sẽ trở thành một người khác, không còn đau ốm, hờn dỗi như trước.

Sau khi nhận được cha mẹ nuôi, hai gia đình nhận làm thông gia thường xuyên qua lại, thăm hỏi lẫn nhau. Khi hai gia đình có công việc lớn, hay vào các dịp lễ tết, họ đều mời nhau đến nhà chơi, ăn cơm, uống rượu thể hiện tình cảm gắn bó, đoàn kết giữa hai gia đình. Còn theo lệ, trong ba năm đầu, vào ngày tết, bố mẹ đứa trẻ phải mang một con gà, một chai rượu, cặp bánh chưng sang nhà cha mẹ nuôi để cảm ơn. Còn sau ba năm, cha mẹ đứa trẻ không phải mang lễ vật sang cảm ơn cha mẹ nuôi, nhưng giữa họ vẫn có mối quan hệ khăng khít. Phần lớn các đứa trẻ sau khi nhận cha mẹ nuôi đều giữ nguyên họ, không sang ở nhà bố mẹ nuôi, mà chỉ thỉnh thoảng sang thăm.

Ngày nay, tục nhận cha mẹ nuôi cho trẻ của người La Chí vẫn giữ được những nét văn hóa truyền thống đặc trưng, mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, thể hiện tinh thần đoàn kết, góp phần gìn giữ, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng.

Cao Thực (sưu tầm)

Ngây ngất những thửa ruộng bậc thang của dân tộc La Chí ở Hoàng Su Phì (Mã Thạch Trong)

Vào mùa lúa chín, trên những thửa ruộng bậc thang ánh lên sắc vàng trong nắng làm mê mẩn bước chân khách du lịch mỗi khi tới Hoàng Su Phì, Hà Giang.
Hoàng Su Phì là một huyện biên giới vùng cao của tỉnh Hà Giang. Phía bắc giáp Trung Quốc, phía tây giáp huyện Xín Mần, phía đông giáp huyện Vị Xuyên, phía đông nam và nam giáp các huyện Bắc Quang, Quang Bình cùng tỉnh.

Đây là nơi tập trung nhiều lễ hội của các dân tộc như: lễ hội Khu cù tê của dân tộc La Chí, Cấp sắc, Nhảy lửa, Cầu mùa của dân tộc Dao đỏ, Lồng Tồng của dân tộc Tày, Cúng rừng của dân tộc Nùng…


Ruộng bậc thang
Ruộng bậc thang có hầu hết khắp các xã trên địa bàn huyện Hoàng Su Phì. Nhưng tập trung nhiều và đẹp nhất phải kể đến các Bản: Bản Luốc, Bản Phùng, Thông Nguyên, Hồ Thầu, Nậm Ty, Sán Sả Hồ với tổng diện tích gần 765ha.


Những thửa ruộng từ chân đến tận đỉnh thung lũng vàng ươm, tựa một vòng xoáy vàng rực rỡ tuyệt đẹp dưới chân Tây Côn Lĩnh. Du khách cũng có thể chinh phục đỉnh Tây Côn Lĩnh 1 và Tây Côn Lĩnh 2 để có những trải nghiệm thú vị.


Ẩm thực Hoàng Su Phì
Ẩm thực Hoàng Su Phì cũng giống như hầu hết các món ăn ngon Hà Giang. Tuy nhiên Hoàng Su Phì còn nổi tiếng có món ăn khá “rùng rợn”, đó chính là món ăn từ thịt chuột của người dân tộc La Chí.
Thịt chuột là món ăn không thể thiếu được trong cuộc sống của người dân La Chí Hà Giang. Chuột được chế biến thành nhiều món rất thơm ngon như chuột nướng, chuột xào, chuột treo gác bếp…
Mã Thạch Trong (sưu tầm)


Lễ mừng cơm mới của người dân tộc La Chí (Hà Phương)

Khi những ruộng lúa chín rộ, đồng bào La Chí tưng bừng làm lễ mừng cơm mới.

Lễ mừng cơm mới có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống sản xuất của người La Chí. Lễ được tổ chức để tạ ơn tổ tiên đã giúp đỡ gia đình có vụ mùa bội thu và cầu mong vụ mùa mới gặp nhiều may mắn, thuận lợi. Trải qua nhiều thế hệ, cho đến ngày nay, dù đời sống đã nhiều thay đổi, song người La Chí vẫn giữ nguyên tập tục này.

Hàng năm, khi những nương lúa hè thu bắt đầu chín rộ, đồng bào dân tộc La Chí ở thôn Na Léng, xã Bản Phùng, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang lại tưng bừng làm lễ ăn mừng cơm mới, cúng báo tổ tiên, tạ ơn trời đất…

Chủ nhà thực hiện nghi lễ trong lễ mừng cơm mới

Vào khoảng đầu tháng 9 âm lịch, khi những bông lúa ngoài đồng bắt đầu chín vàng, người cao tuổi và có uy tín nhất trong xã sẽ chọn một ngày tốt, rồi thông báo với bà con trong xã chuẩn bị sắm sửa lễ vật làm lễ cúng mừng cơm mới.

Theo quan niệm của đồng bào La Chí, trước mùa gặt, trước khi được ăn những hạt lúa mới, bà con phải làm lễ mừng cơm mới để cúng báo tổ tiên, tạ ơn trời đất, tạ ơn thần linh đã phù hộ một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, để đồng bào La Chí có được một vụ mùa bội thu.

Chủ nhà khấn mời thần linh, tổ tiên về dự lễ mừng cơm mới.

Để chuẩn bị cho lễ cúng mừng cơm mới, các gia đình chuẩn bị đầy đủ mâm lễ, là những sản vật mà bà con thường dùng hàng ngày như có thịt, cá, chim, chuột, nhộng ong, rượu, tiền, vàng mã… Đặc biệt, trong lễ mừng cơm mới phải có cơm nếp, cơm tẻ là cơm mới vừa được gặt ở ruộng, nương về. Bên cạnh đó, củ gừng cũng là một thứ không thể thiếu trong mâm lễ, bởi theo quan niệm của người La Chí, củ gừng được coi như là vật nối liền giữa âm và dương, nên nó là vật không thể thiếu được trong bất cứ lễ cúng nào của người La Chí.

Người dân đi chơi trong ngày hội.

Khi các món ăn chế biến xong, chủ nhà bày lễ vật lên một chiếc mâm, đặt trước bàn thờ tổ tiên, rót rượu và khấn mời thần linh, tổ tiên về ăn cơm mới, chứng kiến lòng thành, phù hộ cho gia đình mạnh khỏe, sản xuất được nhiều lúa gạo, con cháu được thóc đầy nhà, lợn bò đầy sân và mong muốn những mùa tới sẽ được nhiều may mắn, thuận lợi.

Trò chơi đu quay.

Sau khi các nghi lễ được cúng lễ xong, cả gia đình quây quần dọn cơm ăn, mỗi người trong gia đình nắm một nắm cơm nhỏ kèm một con cá vào và ăn để lấy lộc, rồi mời bà con hàng xóm cùng nếm cơm mới.

Một góc thôn Na Léng - xã Bản Phùng.

Trong ngày lễ mừng cơm mới, thanh niên nam nữ trong bản thường tổ chức ném còn, đu đôi nam nữ, thi hát giao duyên, hát đối đáp… các em nhỏ thì chơi các trò chơi bập bênh…

Hà Phương (sưu tầm)

Lễ hội tết “Khu Cù Tê” của đồng bào La Chí ở Hà Giang (Ngọc Văn)

Đến Hà Giang vào tháng Bảy Âm lịch hàng năm, du khách sẽ được hòa mình vào không khí của những lễ hội tâm linh đầy màu sắc, đặc biệt nhất phải kể đến lễ hội “Khu Cù Tê” đặc trưng của đồng bào dân tộc La Chí.

Được tổ chức vào tháng bảy âm lịch hàng năm, lễ hội Tết Khu Cù Tê của dân tộc La Chí là một trong những dịp thu hút đông đảo khách du lịch thập phương đến với vùng núi phía Bắc. Hòa mình vào không khí lễ hội tâm linh đặc biệt này du khách sẽ có những trải nghiệm thật thú vị và đáng nhớ cho hành trình xê dịch của mình.
Người La Chí cư trú chủ yếu ở các huyện Xín Mn, Hoàng Su Phì (tỉnh Hà Giang), huyện Mường Khương và Bắc Hà (tỉnh Lào Cai)… Lễ hội Tết Khu Cù Tê được xem là ngày tết có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của cộng đồng người La Chí, hơn cả Tết Nguyên Đán và Tết mừng cơm mới. Đây là dịp để người La Chí cầu cho dân bản có cuộc sống bình yên, ấm no, mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt…


Lễ hội Tết Khu Cù Tê là ngày tết có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của cộng đồng người La Chí.

Đồng bào người La Chí trong ngày Lễ Tết Khu Cù Tê.

Có lịch sử từ rất lâu đời, Lễ hội Tết Khu Cù Tê đã trở thành một nét văn hóa đặc trưng riêng biệt không thể thiếu của đồng bào La Chí. Lễ hội Tết Khu Cù Tê còn là dịp để những người La Chí nghỉ ngơi vui chơi và cùng nhau tổ chức ăn uống linh đình.

Lễ hội Tết Khu Cù Tê còn là dịp để những người La Chí nghỉ ngơi vui chơi và cùng nhau tổ chức ăn uống linh đình.

Lễ Tết Khu Cù Tê thường kéo dài từ những ngày đầu tháng Bảy đến giữa tháng Bảy mới kết thúc. Trong ngày tết tháng Bảy của người La Chí không bao giờ được thiếu thịt trâu vây nên ngay từ ngày mồng hai tháng Bảy, khắp các buôn làng nguời La Chí đã bắt đầu rộn ràng mổ trâu ăn tết.

Lễ Tết Khu Cù Tê thường kéo dài từ những ngày đầu tháng Bảy đến giữa tháng Bảy mới kết thúc.
Sau ngày lễ mổ trâu, các dòng họ đều tổ chức lễ ăn tết tại nhà tộc trưởng của dòng họ. Vào ngày Tết, các trưởng tộc đều phải làm một loại rượu rất đặc trưng của người La Chí đó là rượu “hoãng”, rượu này chỉ dùng trong các ngày lễ tết. Rượu hoẵng được lần lượt đổ vào các sừng trâu để trưởng họ làm lễ cúng.

Rượu “hoãng” là loại rượu đặc trưng của người La Chí chỉ dùng trong các ngày lễ tết.

Lễ cúng Tết Khu Cù Tê của người La Chí diễn ra rất trang trọng. Các cụ trong hội đồng già làng sẽ bày giỏ, mâm, rượu cúng trong tiếng trống tiếng chiêng rộn rã, tiễn đưa cụ tổ của người La Chí cùng các cụ tổ tiên ba đời về nơi ở làm ăn, cầu mong phù hộ cho dân làng có cuộc sống ấm no, yên ổn, mùa màng tốt tươi. Sau lễ cúng, mọi người cùng ăn uống vui vẻ.

Lễ cúng Tết Khu Cù Tê của người La Chí diễn ra rất trang trọng.

Trang phục của người La Chí trong ngày Lễ Tết Khu Cù Tê.

Lễ hội Tết Khu Cù Tê của đồng bào La Chí thể hiện đầy đủ những yếu tố văn hóa thờ cúng tổ tiên, tín ngưỡng nguyên thủy, coi vạn vật hữu linh, niềm tin vào thế giới thần linh và đặc trưng cho nền văn hoá sản xuất nông nghiệp… Lễ hội còn thể hiện tinh thần gắn kết cộng đồng, đồng thời cầu cho cuộc sống ấm no gia đình hạnh phúc… Chính vì vậy mà Lễ hội Tết Khu Cù Tê đã trở thành truyền thống không thể thiếu trong đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào dân tộc La Chí từ ngàn đời xưa đến nay.

Lễ hội diễn ra trong tiếng trống tiếng chiêng rộn rã.

Được tìm hiều về những câu chuyện mang mầu sắc tâm linh, bí ẩn trong đời sống văn hóa, tín ngưỡng của đồng bảo dân tộc Việt Nam quả là một điều thú vị và hấp dẫn du khách khi đến với cao nguyên đá Hà Giang. Tháng Bảy sắp đến rồi, còn chần chừ gì nữa, chúng ta hãy cùng lên kế hoạch cho một chuyến ngược dòng lên vùng núi phía Bắc Tổ quốc để được thưởng thức hương vị tết của đồng bào La Chí.
                                                                                                                   Ngọc Văn (sưu tầm)

Dân tộc La Chí (Bùi Quang Thận)

Tên tự gọi: La Chí
Tên gọi khác: Thổ Đen, Mán, Xá.
Dân số: 10.765 người (Tổng cục Thống kê năm 2009).
Ngôn ngữ và chữ viết: Tiếng nói của người La Chí thuộc nhóm ngôn ngữ Ka Đai, ngữ hệ Thái - Ka Đai. Người La Chí chưa có chữ viết riêng.

Địa bàn cư trú: Người La Chí sống tập trung ở hai tỉnh Hà Giang và Lào Cai.
Nguồn gốc lịch sử: Người La Chí sống lâu đời ở miền núi phía Bắc nước ta.
Đặc điểm kinh tế: Trồng lúa nước trên ruộng bậc thang, khi thu hoạch đập thóc tại ruộng, cũng làm nương rẫy và trồng màu. Công cụ sản xuất có cày bừa, cuốc, gậy chọc lỗ tra hạt. Săn bắn hái lượm có vai trò đáng kể. Nghề thủ công gồm có dệt vải bông, đan lát. Một số nơi có nghề rèn.


Phong tục tập quán:
Ăn: Người La Chí thích ăn cơm nếp, thịt khô, sấy, thịt chua. Món da trâu sấy khô rất được ưa chuộng.
Ở: Người La Chí sống thành làng phân tán, ở nhà sàn truyền thống. Nhà đất làm bếp.
Phương tiện vận chuyển: Địu bằng giang hoặc vải gùi có dây đeo qua trán, gánh là phương tiện vận chuyển, bên cạnh đó còn dùng ngựa thồ hàng.
Hôn nhân: Người La Chí có tục trong cưới xin nhà trai phải nộp khoản "tiền công nuôi con gái".
Tín ngưỡng: Dù ở nhà sàn hay nhà đất, mỗi gia đình đều giành nơi to đẹp nhất để lập bàn thờ tổ tiên. Cúng bái. lễ nghi đối với cả bản hàng năm là lễ liên quan đến gieo trồng, thu hoạch lúa trở thành tín ngưỡng của người La Chí.
Trang phục: Nam mặc áo dài năm thân, cài khuy nách phải, quần lá tọa và cũng quấn khăn trên đầu và đeo vòng tay. Nữ mặc quần đen, áo dài đen tứ thân xẻ giữa, yếm thêu, thắt lưng bằng dây vải, đội khăn đen dài 3 mét, đeo vòng tai, vòng tay.
Đời sống văn hóa: Người La Chí có đời sống tinh thần cũng phong phú. Những ngày tết, lễ trai gái thường hát đối đáp, chơi đàn tính 3 dây và thường sử dụng  lá cây làm đàn môi. Trống, chiêng được dùng phổ biến trong các nghi lễ cúng bái.

Bùi Quang Thận (sưu tầm)

Độc đáo Lễ hội Tết của đồng bào La Chí (Nông Văn Chấn)

 Họ hàng quây quần cùng gói bánh chưng đen.

Lễ hội Tết Khu Cù Tê được xem là ngày tết có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của cộng đồng người La Chí cư trú chủ yếu ở các huyện Xín Mần, Hoàng Su Phì (tỉnh Hà Giang), huyện Mường Khương và Bắc Hà (tỉnh Lào Cai)… Đồng bào La Chí coi Khu Cù Tê là ngày tết dân gian truyền thống lớn nhất của mình trong một năm, phải mổ trâu để uống rượu mừng mùa màng bội thu, cầu cho cuộc sống bình yên, ấm no…

Chính vì vậy mà Tết này được cộng đồng dân tộc La Chí lưu truyền từ đời này sang đời khác và đã trở thành món ăn không thể thiếu trong đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào dân tộc mình

Bánh chưng được gói bằng gạo nếp không ngâm nước trộn với bột than.

Bánh chưng bánh phải luộc sau 12 tiếng mới chín.

Đồng bào các dân tộc trong xã Bản Díu, huyện Xín Mần, Hà Giang đổ về xem lễ tế và chơi hội.

Phụ nữ mặc những bộ váy áo truyền thống đẹp nhất được trang sức bởi các loại vòng bạc

Các em nhỏ cũng háo hức đến lễ hội.

Các trưởng họ đánh chiêng trống treo ở giữa sân, Mổ Cóc (chủ tế lễ cúng năm mới của người La Chí) mặc áo chủ tế nhảy múa chung quanh thực hiện bài cúng mời tổ tiên người La Chí về ăn Tết cùng dân bản. Sau mỗi màn đánh chiêng trống của Mổ Cóc lại được mời rượu “hoẵng” bằng sừng trâu, uống cùng tổ tiên để chứng giám cho lòng thành của con cháu.

Sau các nghi lễ quan trọng, trai gái tụ tập hát đối với nhau.

Trò chơi ném còn tìm người thương của trai gái trong bản.

Dân bản vui cười sảng khoái cổ vũ các đội thi tài ở trong lễ hội.

Thi kéo co trong ngày Tết.

Dán giấy đỏ đón chào năm mới.

Sau khi kết thúc lễ tế, các trưởng tộc lại tập trung tại nhà già làng để tổ chức lễ cúng chung và cùng nhau ăn bữa cơm đầu năm mới.

Nông Văn Chấn (sưu tầm)

Wednesday, June 22, 2016

Làng dân tộc La Chí (Nông Văn Chấn)

Làng dân tộc La Chí tại Khu các làng dân tộc I.

Nhà ở người dân tộc La Chí là nhà sàn hoặc nhà nửa sàn nửa đất, trình tường dày, cao và sát mái. Nhà gồm ba gian và một chái nhỏ. Gian thờ tổ tiên thường to nhất. Gian đầu phía trên đặt bàn thờ, phía dưới là nơi ngủ của bố mẹ. Nửa dưới gian đầu là bếp duy nhất. Dưới gầm nhà sàn là chuồng nhốt gia súc, gầm nhà sàn thấp.

Nông Văn Chấn (sưu tầm)

Tết tháng Bảy của người La Chí, Lào Cai (Bùi Quang Thận)

Tết tháng Bảy "cu cù tê" hay còn được gọi là tết uống rượu tháng Bảy của người La Chí. Đây là ngày tết có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của cộng đồng người La Chí để cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, dân bản có cuộc sống bình yên.

Theo phong tục truyền thống, gần đến ngày tết tháng Bảy, những người đứng đầu trong các làng bản, hội đồng già làng gồm các tộc trưởng của các dòng họ Vương, Long, Lù, Nông tập trung tại nhà già làng (mủ cốc) để chọn ngày tốt, ngày đẹp thông qua cách tính mười hai con giáp và bằng hình thức xem chân gà để làng tổ chức ăn tết. Sau khi đã chọn được ngày tốt, già làng sẽ giao nhiệm vụ cho "sú vé" là người giúp việc cho hội đồng già làng đi thông báo cho các gia đình trong bản biết là năm nay làng sẽ ăn tết vào ngày này và kết thúc vào ngày này.
Người La Chí thường ăn tết kéo dài từ ngày 01/7 - 15/7 mới kết thúc. Ngày mồng hai tháng Bảy, các dòng họ trong làng bắt đầu rộn ràng không khí mổ trâu ăn tết. Đây là phong tục truyền thống có từ rất lâu đời, bởi trong ngày tết tháng Bảy của người La Chí không bao giờ được thiếu thịt trâu. Trước đây, trâu mổ trong tết tháng Bảy thường là trâu của làng, do các hộ gia đình trong làng góp tiền vào mua, sau đó giao cho một - vài gia đình trong làng có trách nhiệm nuôi trâu, đến ngày tết tháng Bảy thì mổ. Sau ngày lễ mổ trâu, các dòng họ đều tổ chức lễ ăn tết tại nhà tộc trưởng của dòng họ. Sau khi con cháu trong gia đình đến đông đủ, trưởng họ tháo trống, tháo chiêng treo gần nơi bàn thờ tổ tiên, rồi lấy chiếc giỏ tre treo trên bàn thờ tổ tiên xuống, dùng lá chuối lót bên dưới cho mấy miếng thịt trâu đặt vào trong, lấy một miếng lá chuối khác đặt úp lên trên. Ngày tết, các trưởng tộc đều phải làm rượu "hoẵng", đây là loại rượu rất đặc trưng của người La Chí chỉ dùng trong các ngày lễ tết. Rượu hoẵng được lần lượt đổ vào các sừng trâu để trưởng họ làm lễ cúng. Sau khi chuẩn bị xong, trưởng tộc mặc quần áo theo phong tục truyền thống, lưng đeo một miếng da trâu, một tay cầm sừng trâu, một tay cầm một sợi dây treo củ gừng rồi miệng lẩm nhẩm cúng gọi ba đời tổ tiên về ăn tết tháng Bảy với con cháu. Mời xong, ông cầm chén uống hết rượu để làm lý rồi lại tiếp tục gọi người khác. Sau lễ cúng, trống, chiêng nổi lên rộn rã trong suốt những ngày dân làng ăn tết.
.
Ngày tiễn các cụ đi thường được tổ chức vào ngày "Dậu" của tháng, con cháu của người La Chí tập trung đông đủ về khu nhà "cu cù tê" được dân làng dựng lên ở giữa làng làm nơi tổ chức lễ cúng và vui chơi của cộng đồng. Ngôi nhà "cu cù tê" được làm theo kiểu nhà sàn, đây là ngôi nhà có ý nghĩa rất linh thiêng đối với cộng đồng, ví như là nơi hội họp của các vị thần linh, các cụ tổ tiên trong các dịp lễ tết. Lễ cúng diễn ra trang trọng, đúng theo phong tục truyền thống, có trống, có chiêng nổi lên từng hồi. Các cụ trong hội đồng già làng sẽ ngồi trên ngôi nhà "cu cù tê" bày giỏ, mâm, rượu cúng tiễn đưa cụ tổ của người La Chí cùng các cụ tổ tiên ba đời về nơi ở làm ăn, rồi phù hộ cho dân làng có cuộc sống ấm no, yên ổn, mùa màng tốt tươi.

Bùi Cao Thượng (sưu tầm)

Du lịch Hà Giang tìm hiểu phong tục tập quán người dân tộc La Chí (Phương Hằng)

Du lịch Hà Giang tìm hiểu phong tục tập quán người dân tộc La Chí, là một dân tộc sinh sống lâu đời ở Hà Giang với tên gọi khác là Cù tê hay Thổ Đen, Mán và Xá. Người La Chí có những đặc điểm văn hóa cũng như sinh hoạt hàng ngày mang nét độc đáo riêng mà du khách có thể khám phá và tìm hiểu nhiều điều thú vị ở đây.

: Người La Chí sống từng làng ở các vùng núi thuộc huyện Hoàng Su Phì, Xín Mần( Hà Giang). Những ngôi nhà sàn, nhà trệt mang kiểu kiến trúc độc đáo riêng của người dân tộc.
Trang phục: Đàn ông mặc áo dài năm thân, tóc dài qua vai, đội khăn và đeo túi vải. Phụ nữ mặc quần hoặc váy với y phục truyền thống là áo dài tứ thân.
Ăn: Người dân tộc La Chí có cách nấu cơm độc đáo. Cơm được nấu ở chảo to rồi khi sôi thì vớt lên cho vào chõ để đồ như đồ xôi và cách làm này cơm hoàn toàn không bị nát mà vô cùng dẻo ngon. Ngoài ra, cách bảo quản thực phẩm của người dân tộc ở đây là sấy khô, làm thịt chua. Và món da trâu, thng dn, thịt nướng là món ăn phổ biến được ưa chuộng.
photo
Học: Các kiến thức và kinh nghiệm dân gian được trao truyền giữa các thế hệ bằng miệng. Thần thoại, cổ tích đặc biệt phong phú giải thích cho thế hệ trẻ nhiều hiện tượng thiên nhiên và xã hội theo quan niệm dân gian.
Chơi: Họ tổ chức lễ tết vào tháng tám và Tết Nguyên đán cùng nhiều các hoạt động lễ hội diễn ra trong năm. Vào những ngày này, lễ hội có nhiều hoạt động hấp dẫn.
Văn nghệ: Ngày tết, lễ trai gái thường hát đối đáp, chơi đàn tính 3 dây, đàn môi. Trống, chiêng được dùng phổ biến.

Lễ hội đặc sắc của người La Chí ở Hà giang

Thờ cúng: Người dân ở đây cúng tổ tiên vào các dịp lễ tết. Tổ tiên được cúng ba đời đối với nam, hai đời đối với nữ. Và theo phong tục thì bố mẹ chôn ngày nào thì con cái phải ghi nhớ và không được gieo giống hay cho vay, mượn vào ngày đó. Mỗi nhà có nhiều bàn thờ cho mỗi người đàn ông.
Các quan hệ xã hội: Họ sống chung với nhau theo các thế hệ gồm 3 thế hệ và các cặp vợ chồng. Người La Chí có cách gọi tên theo nguyên tắc phụ tử liên doanh với công thức là: họ – pô (bố) – tên con – tên riêng của người được gọi. Người phụ nữ có con được gọi theo công thức sau: Mìa (mẹ) – tên con cả – tên chồng.
Một đặc điểm thú vị và độc đáo mà du khách có thể thấy ở người La Chí khi tới du lịch Hà Giang đó là họ thích để răng đen, càng đen càng đẹp.

Phương Hằng (sưu tầm)

Tết sớm của người La Chí ở vùng cao (Cao Văn)



Khác với Tết truyền thống vào đầu năm, Tết Khu Cù Tê của người La Chí thường diễn ra trước đó vài tháng. Đồng bào La Chí coi đây là ngày Tết dân gian lớn nhất của mình trong năm, nhà mổ trâu, nhà quay lợn để uống rượu mừng năm mới.
Người La Chí ở Hà Giang ăn Tết trước năm mới vài tháng với phong tục gói bánh chưng đen cùng nhiều trò chơi sôi động như kéo co, ném còn.

Chị em trong họ quây quần bên bếp lửa nhà sàn cùng gói bánh chưng đen.

Bánh chưng đen có cách làm không khác nhiều so với bánh chưng của người Kinh gồm nhân đỗ xanh và thịt, gói bằng lá dong, chỉ khác là gạo nếp của họ có trộn than gio, đó là một loại cây rừng có hương vị rất thơm, thanh mát và giữ được lâu ngày.

Công việc gói bánh chưng thường diễn ra trước Tết khoảng hai đến ba ngày và chỉ có con dâu con gái trong nhà mới được cùng mẹ gói, luộc bánh và giữ lửa qua đêm. Do gạo nếp không ngâm nước, để khô trộn với bột than nên bánh phải luộc sau 12 tiếng mới chín.

Sáng mùng một Tết, các chị em phụ nữ dậy thật sớm chuẩn bị cỗ, ăn diện và đeo cho mình những vòng bạc đẹp nhất, quý nhất để đi chơi hội. Với người La Chí thì vòng bạc càng cũ, càng lâu, truyền qua càng nhiều đời trong nhà thì càng quý và có giá trị. Ai đeo càng nhiều thì chứng tỏ người đó cực kỳ ăn diện và sung túc. 

Các em nhỏ được diện áo ấm mới vừa để đón Tết, vừa để chào đón năm học mới. Trên hình ảnh là một hoạt động trao quà trong chuỗi chương trình "Ấm tình mùa đông" của LienViet PostBank hỗ trợ kinh tế tặng quà dân bản của huyện nghèo Xín Mần suốt 3 năm qua để phát triển về văn hoá, giáo dục, y tế...

Từ sáng sớm, sân bóng thôn Díu Thượng nằm trên quả đồi cao nhất trong huyện đã chật kín đồng bào các dân tộc đổ về chờ xem lễ tế và chơi hội.

Chủ tế trong lễ cúng năm mới của người La Chí gọi là Mổ Cóc. Ông cùng các tộc trưởng  ngồi trang trọng giữa sân tế để làm lễ trước dân bản.

Các trưởng họ lần lượt đánh chiêng trống treo ở giữa sân, Mổ Cóc mặc áo chủ tế nhảy múa xung quanh thực hiện bài cúng mời tổ tiên người La Chí về ăn Tết cùng dân bản.

Sau mỗi màn đánh chiêng trống của các trưởng họ hay của Mổ Cóc (cuối cùng), họ lại được mời rượu bằng sừng trâu, uống cùng tổ tiên để chứng giám cho lòng thành của con cháu.. Đây như là một nghi lễ mời rượu không thể thiếu trong lễ tế của người La Chí.

Sau khi kết thúc lễ tế, các trưởng tộc lại tập trung tại nhà già làng để tổ chức lễ cúng chung. Họ ngồi trước giỏ có miếng thịt trâu, tay cầm sừng trâu, tay cầm sợi dây treo củ gừng, những người khác cắt tiết gà để hành lễ.

Ngoài sân hội, trai gái trong bản vẫn tiếp tục với màn hát giao duyên đối đáp với nhau

Trai chưa vợ và các thiếu nữ chưa chồng chung vui trong trò chơi ném còn tìm người thương.

Trò chơi kéo co thu hút được đông đảo người tham gia nhất, sân hội đã thực sự trở nên vui hơn bao giờ hết

Trò chơi này không phân biệt trai gái, ai cũng được tham gia chung sức, mang ý nghĩa thể hiện tình đoàn kết trong dân tộc, trong làng bản và trong mỗi gia đình người La Chí.

Dân bản đổ về xem hội vui cười sảng khoái. Lễ đón năm mới cũng là lễ mừng mùa màng được thu hoạch.

Cao Văn (sưu tầm)