Trong nhà người Nùng bàn thờ tổ tiên thường để ở gian bên trái. Bàn thờ là nơi tôn nghiêm được trang trí những bức hoành phi và câu đối viết bằng chữ Hán trên nền giấy đỏ. Nhiều nơi còn có bức phùng Slăn đề tên dòng họ.
Người Nùng có những bản sắc riêng mà dân tộc khác không có. Người Nùng không mấy khi thắp hương bàn thờ tổ tiên. Người đã được cấp sắc làm thầy, mồng 1 hôm rằm cũng thắp hương nhưng không cần đặt hoa quả, bánh trái, đơn giản chỉ dâng chén nước là được,
chỉ khi đi cúng bái, trước khi đi thắp hương báo cáo tổ tiên, xin phép thầy và khi về mang đồ lễ đi làm về đặt bàn, thắp hương, báo cáo. Người không làm thầy khi nhà có việc mới thắp hương, chẳng hạn gia đình thịt lợn, mua trâu bò, hoặc mua bàn ghế, tủ...những thứ đó đem vào nhà thì phải thắp hương báo cáo tổ tiên.
chỉ khi đi cúng bái, trước khi đi thắp hương báo cáo tổ tiên, xin phép thầy và khi về mang đồ lễ đi làm về đặt bàn, thắp hương, báo cáo. Người không làm thầy khi nhà có việc mới thắp hương, chẳng hạn gia đình thịt lợn, mua trâu bò, hoặc mua bàn ghế, tủ...những thứ đó đem vào nhà thì phải thắp hương báo cáo tổ tiên.
Bàn thờ tổ tiên người Nùng không đặt ở chính giữa nhà như người kinh, người tày, mà đặt riêng ở một vị trí thích hợp trong nhà, có thể gọi đó là phòng thờ hoặc nơi thờ tự. Thường thì che, chắn, hoặc dùng liếp quây kín, để một lối ra vào. Trước bàn thờ kê phản (ván) để ngồi cúng, hoặc ăn cơm khi có việc, gọi là (sòong cai) phòng thờ chỉ khi nào có việc lớn mới dọn ngồi, người được ngồi vào đó phải là người đã đứng tuổi, có họ hàng trong gia đình. Phụ nữ, không bao giờ ngồi vào đó, con gái trong nhà đi lấy chồng, con dâu không vào đó ngồi hoặc chơi.
Người Nùng, quan hệ họ hàng, nội tộc khác người kinh, người tày, bậc cha chú, cô, gì thì luôn duy trì theo thứ bậc, riêng con anh, con em, người nào sinh trước làm anh, chị, người sinh sau làm em. Bố chồng, chú, bác chồng, anh trai chồng không ngồi cùng mâm ăn cơm với con dâu, cháu dâu, em dâu. Không đưa trực tiếp, trao tay cho bố chồng, chú bác, anh chồng. Chẳng hạn con dâu muốn đưa cháu cho ông nội bế, phải đặt xuống giường hoặc võng, sau đó ông mới bế cháu, và ngược lại. Người đạo cha, chú, anh không bao giờ vào buồng người dâu trong gia đình và ngươc lại người dâu không bao giờ ngồi vào giường bố chồng, chú, bác, anh chồng. Tục truyền xưa đã có câu chuyện đáng tiếc xẩy ra trong quan hệ người dâu với người trong gia đình người chồng, từ đó người Nùng thề không tiếp xúc với dâu trong gia đình, từ đó người Nùng duy trì tục này cho đến nay. Có những nhà ông bố thường hay đuổi đánh vợ, các con, cháu khi nổi nóng, không có chỗ ẩn náu an toàn bằng chui vào buồng dâu là ông ta chịu.
Người con trai đặc biệt là người con cả không được cắt tóc cho bố, tục quy định rằng đến khi bố chết, người con trai cả phải cắt tóc cho bố trước khi vào áo quan, vì thế lúc bố còn sống không được cắt.
Người Nùng rất coi trọng dòng tộc, nếu cùng họ cho dù đã cách nhau 10 đời cũng không thể lấy nhau, người cùng họ (nhưng không phải anh em), khi đã nhận họ, đi lại với nhau thì cũng không được phá lệ (lấy nhau). Người cùng nội tộc có thể chết ở nhà nhau.
Người cùng dòng tộc không gọi dâu bằng tên con, cháu dâu... mà phải gọi con dâu, cháu dâu, hoặc em dâu, các em bên chồng gọi bằng chị dâu. Khi đã có con tất cả nội tộc, kể cả làng xóm láng giềng gọi theo tên con, không ai gọi tên tục của nhau.
Vi Đức Hồi