Dệt vải truyền thống là một trong những nghề rất phát triển và đem lại nguồn thu đáng kể cho dân Bản Hon
Với lợi thế nằm trên tuyến du lịch "Vòng cung Tây Bắc", đồng thời mang đậm bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc Lự, Bản Hon (huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu) đang trở thành điểm đến du lịch cộng đồng hấp dẫn nhiều du khách trong nước và quốc tế.
Từ thị xã Lai Châu, theo quốc lộ 4D về phía đông nam khoảng 20km, du khách sẽ đến xã Bản Hon. Nằm trải rộng trên diện tích 53,99 km², xã Bản Hon là nơi cư trú của cộng đồng dân tộc Lự và Mông, trong đó, dân tộc Lự hay còn gọi là dân tộc Lào, Lữ, Nhuôn, Duôn chiếm 90%.
Người Lự định cư ở gần sông, suối và sinh sống bằng nghề trồng lúa nước; chăn nuôi; đan lát; dệt, thêu vải... Cuộc sống của người Lự giản dị nhưng luôn ẩn chứa sự tinh tế, thể hiện rõ nét qua kiến trúc nhà sàn, nghề thủ công, trang phục truyền thống và tục nhuộm răng đen…
Nhà sàn của người Lự luôn quay về hướng bắc, được làm bằng gỗ, mái lợp cỏ gianh, gồm hai tầng. Tầng trên là nơi sinh hoạt của gia đình, tầng dưới để gỗ, củi và các nông cụ sản xuất… Trong nhà có hai bếp lửa, một bếp để nấu ăn cho gia đình, một bếp dùng để đun nước tiếp khách.
Trồng dâu nuôi tằm, dệt, thêu vải và đan lát là những nghề thủ công rất phát triển ở Bản Hon. Mỗi gia đình người Lự trong xã đều có vài bộ khung cửi. Phụ nữ Lự rất thành thạo việc tằm tang, canh cửi, làm ra các sản phẩm thủ công tinh xảo như: váy, áo, khăn bằng vải chàm có thêu hoa văn bằng chỉ thổ cẩm; các loại giỏ đựng...
Người Lự định cư ở gần sông, suối và sinh sống bằng nghề trồng lúa nước; chăn nuôi; đan lát; dệt, thêu vải... Cuộc sống của người Lự giản dị nhưng luôn ẩn chứa sự tinh tế, thể hiện rõ nét qua kiến trúc nhà sàn, nghề thủ công, trang phục truyền thống và tục nhuộm răng đen…
Nhà sàn của người Lự luôn quay về hướng bắc, được làm bằng gỗ, mái lợp cỏ gianh, gồm hai tầng. Tầng trên là nơi sinh hoạt của gia đình, tầng dưới để gỗ, củi và các nông cụ sản xuất… Trong nhà có hai bếp lửa, một bếp để nấu ăn cho gia đình, một bếp dùng để đun nước tiếp khách.
Trồng dâu nuôi tằm, dệt, thêu vải và đan lát là những nghề thủ công rất phát triển ở Bản Hon. Mỗi gia đình người Lự trong xã đều có vài bộ khung cửi. Phụ nữ Lự rất thành thạo việc tằm tang, canh cửi, làm ra các sản phẩm thủ công tinh xảo như: váy, áo, khăn bằng vải chàm có thêu hoa văn bằng chỉ thổ cẩm; các loại giỏ đựng...
Trang phục của người Lự rất độc đáo, trang trí nhiều hoa văn sinh động. Phụ nữ thường đội khăn đen hơi lệch về bên trái, mặc áo chàm và váy chàm đen nhiều lớp, lớp ngoài ngắn hơn lớp trong. Để làm đẹp, phụ nữ Lự còn kết hợp đeo vòng cổ bằng bạc, cài lá thơm và hoa trên tóc, nhuộm răng đen. Nét độc đáo của tục lệ nhuộm răng đen là có điểm xuyết một hoặc 2 chiếc răng bằng vàng giả. Để có bộ răng đen bóng, người Lự phải lên rừng lấy cây mẹt, cây xuyến về phơi khô rồi đốt. Sau đó, lấy ống tre thủng hai đầu chụp làn khói rồi hơ răng vào đầu ống tre phía trên. Khác với phụ nữ Lự, nam giới thường mặc áo chàm đen xẻ ngực, cài cúc tết dây vải, có hai túi ở hai vạt áo và một túi ở ngực trái; quần màu chàm đen.
Cùng với những nét văn hóa đặc trưng nêu trên, văn hóa ẩm thực, lễ hội truyền thống, các làn điệu dân ca, nhạc cụ, trò chơi dân gian… của người Lự đã tạo nên một kho tàng văn hóa đặc sắc, thể hiện rõ sự tài hoa và cảm nhận cuộc sống rất tinh tế của họ.
Những năm gần đây, tỉnh Lai Châu đã kết hợp với người dân địa phương lập kế hoạch xây dựng chương trình du lịch cộng đồng tại Bản Hon; đồng thời liên kết hợp tác, đầu tư du lịch với nhiều địa phương, công ty lữ hành trong cả nước, Tổ chức Phát triển Hà Lan xuất bản ấn phẩm du lịch, website du lịch và xây dựng chương trình du lịch hấp dẫn nhằm thu hút khách đến Bản Hon. Đến nay, dân bản đã thuần thục trong việc đón, tiếp khách; bố trí chỗ ăn, ngủ cho khách; chế biến các món ăn đảm bảo vệ sinh, phù hợp với khẩu vị của khách; biểu diễn các tiết mục văn hóa văn nghệ dân gian phục vụ du khách như: hát khắp, thổi sáo, thổi khèn, chơi đàn nhị, chơi trống,ném én, kéo co…
Với sự phát triển du lịch cộng đồng tại Bản Hon nhưng không làm mất đi nét đẹp văn hóa bản làng truyền thống, Bản Hon đã trở thành một trong những điểm đến lý tưởng của du khách trên hành trình khám phá "Vòng cung Tây Bắc".
Hải Thanh (sưu tầm)