Tên tự gọi: La Ha
Tên gọ khác: Klá phlạo, Xá Bung, Pụa, Xá Cha.
Nhóm địa phương: La Ha Cạn, La Ha Nước
Dân số: 5.686 người (Tổng cục Thống kê năm 2009)
Ngôn ngữ và chữ viết: Tếng nói của người La Ha thuộc nhóm ngôn ngữ Ka Đai, ngữ hệ Thái - Ka Đai.
Địa bàn cư trú: Người La Ha sống chủ yếu ở hai huyện Mường La và Thuận Châu tỉnh Sơn La. Một số người sống ở Lào Cai
Nguồn gốc lịch sử: Là cư dân có mặt rất sớm và lập nghiệp ở miền Tây Bắc từ khoảng thế kỉ XI - XII.
Đặc điểm kinh tế: Canh tác nương rẫy và cũng trồng lúa nước, làm vườn. Hái lượm, săn bắt và đánh bắt cá giừ vai trò quan trọng trong đời sống. Đồng bào chăn nuôi trâu, bò làm sức kéo, ngoài ra còn nuôi dê, lợn, gà. Người La Ha trồng bông, kéo sợi đem trao đổi, mua đồ mặc của đồng bào Thái.
Phong tục tập quán:
Ăn: Người La Ha quen ăn nếp đồ, nay đã ăn cơm tẻ, ngô, sắn. Các món ăn thường chế biến như người Thái. Ngày lễ thường uống rượu cần.
Ở: Người La Ha sống thành từng bản hoặc ở xen kẽ với người Khơ mú, người Thái, ở nhà sàn lợp gianh, dưới sàn vẫn còn nhốt trâu, bò.
Phương tiện vận chuyển: Gùi và gánh là phương tiện vận chuyển chủ yếu.
Hôn nhân: Trai gái La Ha được tự do tìm hiểu nhau, không bị cha mẹ ép buộc cưới gả. Trai gái tìm hiểu nhau thông qua lời hát, sáo, nhị. Sau lễ dạm hỏi, nếu nhà gái không trả lại trầu do bà mối của nhà trai đưa tới thì chàng trai tổ chức lễ xin ở rể. Có tục ở rể 4 - 8 năm mới làm lễ cưới chính thức.
Tang ma: Người La Ha thường liệm tử thi bằng vải hay chiếu nan rổi đem chôn. Trên mộ đặt nhà mồ đơn sơ.
Tín ngưỡng: Người La Ha đểu lập bàn thờ nhỏ trong nhà, thường sùng bái thờ cúng ông bố. Hàng năm, đến mùa xuân mọi gia đình làm lễ tạ ơn tổ tiên. Ở một vài bản xuất hiện lễ cúng "ma cái" làm người ta bị bệnh. Trong lễ nghi có múa hình nộm dương vật và kiếm.
Trang phục: Nam nữ mặc gần giống cách mặc của người Thái Đen (nữ mặc áo ngắn với hai hàng khuy bạc hình bướm, váy đen, đội khăn trên đầu)
Đời sống văn hóa: Người La Ha có nhiều truyện kể dân gian về các anh hùng. Họ ca hát, làm thơ bằng tiếng Thái khá thạo.
Thụy Khê (sưu tầm)