1. Vài Nét Về Dân Tộc La Ha
Dân số: 8.177 người (2009)
Ngôn Ngữ: thuộc nhóm ngôn ngữ Ka Ðai, (ngữ hệ Thái – Ka Ðai)
Tên gọi khác: Xá Cha, Xá Bung, Xá Khao, Xá Táu Nhạ, Xá Poọng, Xá Uống, Bủ Hà, Pụa.
Nhóm địa phương: La Ha cạn (Khlá Phlao), La Ha nước (La Ha củng).
Địa bàn cư trú: Sơn La, Hà Nội, Đắk Nông
Địa bàn cư trú
Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người La Ha ở Việt Nam có dân số 8.177 người, cư trú tại 20 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Tuyệt đại đa số người La Ha cư trú tập trung tại tỉnh Sơn La (8.107 người, chiếm 99,14% tổng số người La Ha tại Việt Nam). Ngoài ra người La Ha còn sinh sống tại Hà Nội (thống kê được 13 người), Đắk Nông (12 người).
2. Kinh Tế Truyền Thống
2.1. Trồng trọt
Người La Ha vừa làm nương, vừa làm ruộng. Đại bộ phận sống bằng nghề nương rẫy; số khác làm ruộng kết hợp với nương rẫy… Từ góc độ canh tác có thể chia làm ba loại: Du canh, du cư hoàn toàn sống bằng nghề nương rẫy; bán định canh hay du canh, bán định cư, làm nương rẫy kết hợp với làm ít ruộng nước; định canh, định cư, làm ruộng nước kết hợp với làm ít nương rẫy. Hiện nay, xu hướng canh tác theo hướng định canh được đồng bào chú ý phát triển… Cây lương thực chính là lúa nếp. Ngoài ra, đồng bào còn trồng ngô, khoai, sắn… Cây công nghiệp có cây bông.Kỹ thuật canh tác chủ yếu dùng gậy chọc lỗ đối với nương du canh du cư; dùng cuốc, cày đối với nương bằng và ruộng nước.
2.2. Chăn nuôi
Người La Ha chăn nuôi gia súc, gia cầm.Gia súc có trâu, bò, ngựa, lợn, chó, mèo; gia cầm nuôi nhiều nhất là gà, vịt. Con trâu được sử dụng vào việc cày ruộng nước, kéo gỗ; ngựa để thồ hàng. Các loại gia súc, gia cầm khác được đồng bào nuôi chủ yếu nhằm phục vụ cho nhu cầu cúng bái, kết hợp ăn thịt; cũng có thể làm vật trao đổi, mua bán.
2.3. Khai thác tự nhiên
Sinh sống ở vùng núi rừng Tây Bắc, người La Ha cũng như nhiều dân tộc khác, rất chú ý khai thác những sản vật quý trong tự nhiên để phục vụ cho đời sống của mình. Đồng bào thu hái lâm thổ sản như măng rừng, nấm hương, mộc nhĩ, các loại hoa quả dại, rau rừng để ăn; thu hái sa nhân, thảo quả dùng làm thuốc hoặc gia vị; thu hái các cây gỗ tốt trên rừng để làm nhà, làm công cụ sản xuất, lấy gỗ thường để làm củi. Đồng bào La Ha tổ chức săn bắn thú rừng vừa nhằm mục đích bảo vệ mùa màng, vừa kiếm thịt ăn. Người La Ha sinh sống ở lưu vực sông Đà thường hay đánh bắt cá sông. Phương tiện đánh bắt cá chủ yếu là chài, lưới; dùng thuyền đi theo dòng sông tổ chức quây bắt cá. Đồng bào cũng dùng câu, mò bắt cá bằng tay. Có thể nói rằng, việc khai thác tự nhiên thật sự có giá trị đối với người La Ha khi đời sống sản xuất tự túc, tự cấp của họ còn nhiều khó khăn. Những sản vật thu hái từ tự nhiên đã thật sự tham gia vào bữa ăn hàng ngày của đồng bào, chí ít cũng là củi đun và nước uống, nước sinh hoạt hàng ngày.
2.4. Ngành nghề thủ công
Người La Ha có một số ngành nghề thủ công được cư dân địa phương đánh giá tốt như nghề đan lát và nghề dệt vải. Đồng bào La Ha đan gùi để đi nương, đi hái rau rừng, vận chuyển đồ tương đối nhẹ, đan những chiếc giỏ đi ra sông suối bắt cá, đan những chiếc “dậu” có nắp đậy để đựng những đồ gia dụng. Điều được đánh giá tốt là họ hay đan các hoa văn trên đồ đan làm thành đồ thủ công mỹ nghệ và được sử dụng rộng rãi trong đời sống thường ngày của đồng bào. Theo các tư liệu cổ viết, người La Ha trước đây không làm vải, không dệt vải, mà họ lấy bông, thóc hay đồ đan lát đổi lấy váy, áo, vải do người Thái dệt để làm y phục của dân tộc mình. Tuy nhiên trên thực tế những năm cuối thế kỷ XX, người La Ha có nghề dệt tương đối phát triển. Họ trồng bông, quay sa, kéo sợi, dệt vải, tự túc vải mặc cho nhu cầu gia đình. Kỹ thuật dệt cũng khá tinh xảo.
Nghề đan lát (Ảnh minh họa)
Người La Ha có nghề làm thuyền độc mộc khá độc đáo.Thời xưa, sống du canh, du cư, họ chưa biết làm thuyền.Sau cuộc vận động định canh, định cư, cuộc sống ổn định, người La Ha mới làm thuyền. Người La Ha có cách chọn cây làm thuyền độc đáo. Sau khi chọn được cây to ưng ý ở trong rừng, họ dán ba miếng cơm thành hàng dọc vào cây đã được chọn, rồi mới chặt hạ cây.Nếu cây đổ về phía không dán cơm là tốt, ngược lại là xấu. Họ quan niệm hàng cơm dán trên cây là biểu hiện cuộc sống con người, hàng cơm bị đè thì người chết, thuyền làm bằng cây đó sẽ bị lật. Những làng cư trú gần sông nước, mỗi làng có dăm bảy thuyền neo ở bờ sông, những người không phải chủ thuyền cũng có thể sử dụng để làm phương tiện qua sông, nhưng không được đưa thuyền đi xa, đi vài ngày phục vụ việc riêng của gia đình mình.
2.5. Trao đổi, mua bán
Trong vùng người La Ha cư trú, việc trao đổi buôn bán còn ít phát triển.Tuy nhiên việc trao đổi hàng mua bán hàng cũng có xuất hiện.
Đồng bào cần bán một số hàng lâm sản, đồ đan lát, bông, thóc để đổi với người Thái lấy vải, váy, áo, khăn phiêu, hoặc lấy tiền mua muối ăn, mua dầu thắp, mua kim khâu…
3. Văn hoá Truyền Thống
3.1. Làng
Làng của dân tộc La Ha được dựng ở chân núi, sườn đồi, nơi thuận lợi cho sản xuất và có nước cho sinh hoạt.Bản người La Ha có khoảng mười, mười lăm nhà. Bản làm ăn định canh, định cư thì tương đối ổn định, cố định một nơi; còn bản làm ăn lối du canh, du cư thì hay thay đổi. Nhiều nơi đồng bào La Ha sinh sống trong bản xen kẽ với dân tộc khác.Thường thường, các bản của người La Ha không có những sinh hoạt văn hoá riêng, mà họ tham gia sinh hoạt cùng dân tộc Thái.
Trước đây, người đứng đầu bản là Khun cai. Khun cai có hai người giúp việc là khun tang và khun téng. Những người này đều do dân cử ra.
3.2. Nhà ở
Dân tộc La Ha sinh sống ở nhà sàn. Nhà sàn được cấu trúc theo hai kiểu: kiểu nhà ở tạm và kiểu nhà ở lâu năm.
Kiểu nhà ở tạm thời là kiểu nhà của cư dân làm nương rẫy, sống du canh, du cư. Họ dựng nhà sống tạm bợ từ một năm đến ba năm, sau đó bỏ nhà du cư theo nương. Loại nhà này thường làm đơn giản, dùng cột tre hoặc gỗ có sẵn ngoãm để đặt xà, quả giang; sàn nhà ở cũng làm bằng tre theo hình hàm lợn – khang mậu; cũng có loại dầu hồi lợp vuông góc như kiểu nhà người Kinh, gọi là thụp lặt. Nhà không cửa sổ, nơi dành cho thờ tổ tiên được quây kín, có buồng riêng dành cho vợ chồng chủ nhà.Kiểu nhà này thường tồn tại vài ba năm là bắt đầụ có hiện tượng hư hỏng, xiêu vẹo, phải chống thêm cột để giữ cho khỏi đổ. Người La Ha có phong tục, nếu chồng vắng nhà qua đêm, lúc đi ngủ vợ phải buộc cửa bên trong, đề phòng người đàn ông khác “nhầm” chỗ lẻn vào buồng.
Kiểu nhà ở lâu năm là của nhóm cư dân sống bán định cư hoặc định canh, định cư.Kiểu nhà này được dựng bằng gỗ tốt; khi làm nhà từ khâu chọn gỗ, dựng cột đến khâu làm mái đều được tính toán cẩn thận về mặt kỹ thuật và tính đến yếu tố tâm linh chặt chẽ.Kiểu nhà ở lâu năm thường phải gia công ở nhiều khâu như làm cột, làm sàn, đảm bảo cho kết cấu vững chãi, có thể tồn tại hàng chục năm.Kiểu nhà ở lâu năm của người La Ha ở Thuận Châu thường có kiểu mái hai đầu hồi trông như kiểu nhà người Thái Đen trong vùng cùng cư.
Bố trí trong nhà ở của người La Ha ở Than Uyên còn giữ được nhiều nét đặc sắc của dân tộc.Trong nhà thường chia làm hai phần. Một phần dành cho tiếp khách và phần kia dành cho chủ nhà. Phần dành cho khách chiếm từ 1/2 đến 2/3 diện tích của ngôi nhà ở. Giữa phần chủ và khách có ngăn vách hoặc chỉ có một cái cột, dưới chân cột buộc hũ rượu cần để cúng.
Lễ lên nhà mới của người La Ha: Nhà mới làm xong phải làm lễ lên nhà mới, xong mới được vào ở. Lễ lên nhà mới thường được tổ chức vào buối chiều tối. Ngày lên nhà mới đã được chọn sẵn, thông thường là ngày chẵn, không trùng với ngày mất của tổ tiên và ngày sinh của những thành viên trong gia đình. Nghi lễ vào nhà mới gồm: đuổi ma xấu, đặt hoóng, gọi ma bếp. Để thực hiện nghi lễ, chủ nhà bố trí bốn nam giới khoẻ mạnh đứng ở bốn góc nhà: một người giữ một con mèo trong tay, một người cầm một quả bí đao (bí xanh), một người cầm chiếc ninh đồng (mỏ nứng) và một chiếc chõ (hoỏng), một người cầm một cái chài (he). Ở cửa bên xịch – nơi đặt nước rửa chân, chủ nhà cầm một chiếc nỏ, dưới sân là ông cậu – lúng ta, cùng tất cả mọi người trong gia đình, mỗi người mang theo một thứ đồ đạc của gia đình chuẩn bị đưa lên nhà mới..Chủ nhà mổ gà, cắt tiết cho chảy xuống bốn góc nhà và bốn gốc bếp; đồng thời mở chum rượu cần khiêng đi bốn góc nhà, vừa đi vừa gụi rượu chảy xuống bốn góc nhà và bốn góc bếp. Kết thúc nghi lễ vào nhà mới, chủ nhà mời cơm thân mật mọi người tham gia nghi lễ và họ hàng, làng xóm cùng chung vui với gia đình.
3.3.Y phục, trang sức
Trước đây, đàn ông người La Ha búi tóc sau gáy, nhưng ngày nay chỉ còn vài cụ già và thầy cúng giữ cách búi tóc này.Đàn bà La Ha mặc giống người Thái Đen; một số nơi đeo thêm tạp dề để giữ váy khỏi bẩn, khoác lên lưng khi rét. Phụ nữ chưa chồng búi tóc sau gáy, có chồng thì búi tóc trên đỉnh đầu, đội khăn phiêu không có hoa văn, mặc áo hàng cúc bướm bằng bạc và váy ống mặc luồn qua đầu, cạp được túm lại và giắt phần thừa sang một bên. Có nơi từ em bé đến bà cụ già đều chỉ có một cách búi duy nhất là búi trên đỉnh đầu, hoặc do ảnh hưởng của người Thái Trắng chỉ vấn tóc trần, hoặc búi tóc sau gáy không phân biệt có chồng hay chưa có chồng. Phụ nữ La Ha đeo vòng cổ bằng bạc, khuyên tai và nhuộm răng đen như một hình thức trang điểm.
3.4. Ẩm thực
Người La Ha ăn cơm nếp nương là chính; chế biến cơm nếp. Thức ăn có rau xanh, thịt, cá. Có nhiều cách chế biến cá, thịt: nướng, làm chua, dùng gia vị lấy từ tự nhiên.Đồng bào cũng hay ăn món rau chấm muối, tỏi, ớt. Khi ăn, cả gia đình ngồi quanh mâm đan lũng tre.
Mâm cơm đạm bạc của người La Ha (Ảnh minh họa)
Nhìn chung, mới thoáng qua ta thấy cách chế biến cơm, thức ăn và thưởng thức bữa ăn có nhiều nét tương đồng với người Thái, nhưng quan sát kĩ thấy người La Ha có nét riêng của dân tộc mình. Đó là trong khi mọi người ăn, cần xin phép chủ nhà ra ngoài, họ gác hai chiếc đũa chéo nhau lên miệng bát.Nếu đã xin rồi mà chủ nhà vẫn cố nài thì đặt hai chiếc đũa so le nhau và lẳng lặng bỏ đi là được.
Người La Ha xưa có tục ăn trầu.
3.5. Phương tiện vận chuyển
Dùng ngựa để thồ hang (Ảnh sưu tầm)
Người La Ha có cách vận chuyển vật nặng nhẹ khác nhau.Thông thường hàng ngày chỉ vận chuyển các thứ đồ nhẹ như vận chuyển nương về nhà, đồng bào sử dụng chiếc gùi hai dây đeo qua vai; cần vận chuyển nhiều đồ với trọng lượng nặng, người La Ha dùng ngựa thồ.Khi vận chuyển gỗ làm nhà từ trong rừng về, họ thường dùng trâu kéo.Cũng có khi người La Ha sử dụng thuyền để vận chuyển hàng hoá.
3.6. Ngôn ngữ
Tiếng nói: Tiếng nói của dân tộc La Ha thuộc hệ ngôn ngữ Thá nhóm Thái phía tây… Người La Ha vẫn giữ được tiếng nói của dân tộc mình. Tuy nhiên do sống xen kẽ với dân tộc Thái đã lâu năm và tiếng Thái đã trở thành tiếng nói của vùng Tây Bắc, cho nên, người La Ha rất thông thạo tiếng nói của dân tộc Thái. Trong giao tiếp xã hội, với các dân tộc khác, người La Ha dùng tiếng Thái.
Chữ viết: Người La Ha có chữ viết riêng của dân tộc mình. Trước đây, họ học và sử dụng chữ Thái.Nay học sử dụng chữ Quốc ngữ.
3.7. Tín ngưỡng tôn giáo
Người La Ha tin vào “vạn vật hữu linh”. Mọi vật đều có linh hồn theo quan niệm của người La Ha, con người có tám linh hồn.Hồn chủ trên đỉnh đầu, các hồn khác ở mồm, mũi, cằm và tứ chi. Khi các hồn khỏi xác là người chết.Lúc đó hồn biến thành ma – kdạ. Người chết bình thường (chết già có con cháu chôn cất theo đúng thủ tục tang ma của người La Ha) thì hồn người chết biến thành ma nhà kdạ lổn, hoặc biến thành ma coi nương – kdạ bổng. Ngược lại, nếu chết không bình thường tuỳ từng trường hợp mà hồn biến thành nhiều loại ma khác nhau. Trẻ em chết hồn biến thành ma ranh – kdạ cởt, kẻ chết vì tình ái hồn biến thành kdạ plái, chết do bị đâm chém hồn biến thành kdạ Ikông. Người La Hể tin có ma rừng – kdạ pá, ma suối – kdạ ủng. Ma rừng và ma suối cũng có được cúng bái theo định kì, nếu không được cúng bái chúng cũng gây| khó khăn cho cuộc sống con người, gây hạn hán, hoặc lụt lội làm thiệt hại cho mùa màng, cho gia súc, gia cầm.
Người La Ha có tục thờ ma nhà hay còn gọi là tục thờ cha. Khi cha chết, con trai cả phá liếp thờ ma nhà, sau đó dựng lại liếp mới. Việc làn này có ý là động tác đuổi ma ông bà đi ra ở nương, rồi sau đó đón ma cha về thờ. Nếu mẹ chết trước cha, con trai cả đập vào vách trên đầu để báo hiệu cho tổ tiên biết đón sang “thế giới bên kia”. Khi cúng ma nương, người La Ha có tục kiêng nói tiếng Thái, vì xưa kia, tổ tiên người La Ha sử dụng rộng rãi tiếng nói này.Nhưng khi cúng ma nhà, thì có thể nói tiếng Thái như bình thường.
Lễ le đắm phịng man – tạ ơn cha mẹ nuôi nấng: Buổi sáng hôm tổ chức lễ, chủ nhà đồ một chõ xôi trắng và một chõ xôi cẩm; đồ các con vật đã sấy khô, khoai sọ, bầu bí và một vài thứ rau trồng trên nương. Sau đó bà chủ nhà gói các thứ đó bằng lá chuối tươi, đặt các gói lên đặt trên bàn thờ cúng cha. Với tư cách là nàng dâu hầu hạ cha, mẹ, bà chủ nhẹ nhàng lui lại vài bước, ngồi xổm cạnh đó một lúc, rồi mâm cúng ra bếp.Đồng bào gọi đây là lễ “tạ ơn cha mẹ”. Đến gần ra, chủ nhà bắt một con lợn to đến đặt trước nơi thờ cha mẹ. Người La Ha ủng dùng lợn nái, người La Ha Khlá Phlạo dùng lợn bột. Sau đó, người ta mổ lợn và luộc chín ngay cạnh gian thờ.Lúc này xôi cẩm đang được bà chủ nhà đồ. Khi xôi sắp chín, bà chủ đem hạt thóc, hạt bông vãi ra khắp nhà, tượng trưng cho việc gieo giống ở trên nương.Xôi cẩm được đổ ra mâm, mọi người xô lại tranh nhau lấy ăn, tỏ ý chúc cho vụ sản xuất năm mới của chủ nhà được kết quả.
3.8. Lễ Hội
Lễ hội pang a nun ban – cúng dâng hoa măng: Thực chất đây là lễ tạ ơn thầy cúng đã chữa khỏi bệnh cho bệnh nhân và theo phong tục của người La Ha thì bệnh nhân có bổn phận làm lễ tạ ơn, cho trọn tình trọn nghĩa. Lễ được tổ chức tại nhà thầy cúng vào mùa măng sắp nhú lên khỏi mặt đất.Lúc này măng rất đắng – ngon. Lễ vật cúng có: lợn, gà, vịt, sóc, lau má, măng các loại.
Đặc biệt trong lễ này người La Ha dùng gỗ tươi tạc thành một số vật cúng mang tính biểu tượng. Người ta đẽo một con ngựa gỗ (chiều dài 80cm, cao 60cm), đặt ở cạnh cây móc và cây chuối. Người La Ha quan niệm sống đi bằng ngựa, chết cũng đi bằng ngựa.Có ngựa thì hồn từ đất mới lên trời được.Cây móc (lãm la) được lấy cả rễ, lá, cao khoảng 4m, tượng trưng cho con trâu đen. Đồng bào quan niệm, móc chết hoá thành trâu đen, phục vụ cày bừa ruộng, nương. Cây chuối rừng (lăm tốc) được đồng bào lấy đoạn giữa, bóc bớt bẹ ngoài. Đồng bào quan niệm cây chuối tượng trưng cho con trâu trắng. Trâu đen, trắng là bạn nhà nông. Ngoài những con vật tượng trưng nêu ở trên, đồng hào La Ha còn làm một số con vật mang tính biểu tượng khác.Đồng bào dùng nan tre tết thành con ve sầu. Con ve báo mùa làm lễ của thầy mo. Các con ve kết thành ba chùm, mỗi chùm chín con; dùng gỗ đổi thành hai con chim gáy. Hai con chim này là biểu tượng cho tình yêu nam nữ. Người ta dùng gỗ làm hai cày, hai bừa, hai khẩu súng (dài lm),hai gươm (dài 0,60m). Vũ khí là để bảo vệ bản làng; dùng gỗ làm hai cái dương vật dài 0,40m, bán kính 100mm cùng nhiều loại măng rừng khác.
3.9. Gia đình, dòng họ
Trong mỗi ngôi nhà ở là nơi sinh sống của một gia đình.Gia đình người La Ha là tiểu gia đình phụ hệ.Trong gia đình, con cái sinh ra lấy họ cha, thuộc về người của dòng họ cha. Người vợ trong gia đình hoàn toàn phụ thuộc vào chồng. Sau khi làm đầy đủ các nghi thức của hôn lễ người vợ phải đổi họ theo họ chồng. Chồng chết, người đàn bà góa không được trở lại nhà bố mẹ đẻ hoặc họ hàng của nhà mình, mà phải ở với con trai lớn hoặc họ hàng nhà chồng. Đàn bà góa có thể được tự do đi bước nữa, nhưng lúc đó chồng kế phải làm lễ thu cơipoọng báo cưới, nhà chồng đã chết hoặc họ hàng của nhà chồng cũ. Xong lễ thu cơi poọng, phụ nữ góa thuộc về người chồng kế. Đồng bào La Ha quan niệm rằng, đời người chỉ có một vợ (một chồng) chính thức. Sau khi chết về thế giới bên kia, vợ chồng lại tiếp tục đoàn tụ. Chính vì vậy, nếu chưa làm đủ các nghi thức hôn lễ với bữa cơm thu ma phu – bữa cơm lớn để thành vợ chồng chính thức, thì con trai phải làm tiếp để bố mẹ được đoàn tụ ở thế giới bên kia êm đẹp. Theo quan niệm của dân tộc, tài sản trong nhà là của chồng, người vợ không có quyền tự ý sử dụng. Khi chồng chết tài sản đó thuộc về quyền các con trai. Nếu không có con trai thừa kế, thì những người anh em chồng được toàn quyền xử lý.
3.10. Tục lệ cưới xin
Đám cưới người La Ha
Đã từ lâu, người La Ha theo chế độ hôn nhân ngoại hôn dòng tộc và hôn nhân một vợ, một chồng bền vững. Người cùng dòng tộc không được lấy nhau. Khi lớn lên, nam nữ được tự do tìm hiểu, chọn bạn đời. Nhưng muốn để thành vợ, thành chồng, phải tuân theo ý kiến của cha mẹ. Sau khi tìm hiểu, trai gái đồng ý làm vợ, làm chồng nhau, con trai về nhà thưa với bố mẹ. Nhà trai cử người đi dạm hỏi.Lễ vật dạm hỏi thường có trầu. Nhà gái nhận trầu và đưa áo cô gái cho nhà trai để xem bói. Nhà gái còn chia trầu cho họ hàng để hỏi ý kiến.Nếu họ hàng đồng ý thì nhận trầu, còn nếu không đồng ý thì trả lại trầu.Theo tục lệ, nếu trong 5 ngày nhà gái không trả lại trầu cho nhà trai là nhà gái đã chấp thuận.Sau 10 ngày được nhà gái chấp thuận, người con trai đến nhà gái, bắt đầu thời gian ở rể làm công cho bố mẹ vợ.Thời gian ở rể thường là từ 4 đến 8 năm. Ngoài ra, người con trai còn phải nộp ba lạng rưỡi bạc trắng, gọi là tiền. Hết hạn ở rể và nộp đủ số bạc trắng trên, mới được tổ chức lễ cưới chính thức. Sau lễ cưới này, cô dâu được đón về nhà chồng, đổi họ theo họ chồng và không được quay về ở nhà bố mẹ đẻ nữa, kể cả trường hợp chồng chết. Người vợ góa có thể đi bước nữa, nhưng phải làm lễ cơipoọng – báo cưới (xem thêm trong mục Gia đình, dòng họ).
3.11. Tập quán tang ma
Đồng bào La Ha đem chôn người chết chứ không hoả táng như người Thái Đen. Để cho người chết có thể “sống” ở thế giới bên kia, người La Ha chôn thóc và tiền theo thi hài. Tiền và thóc được rải lót từ phần đầu, hai cánh tay và hai gót chân – nơi hồn trú ngụ khi người còn sống, khi liệm. Liệm xong, thi hài được đặt lên chõng – soóng và khiêng ra đến huyệt mới bỏ vào quan tài. Quan tài là một thân gỗ to được đục lồng ở giữa rồi cho thi hài vào.Hạ huyệt xong, mỗi người đã đưa ra bỏ vội nắm đất xuống mặt quan tài rồi lấp.Mộ người chết được đắp hình vuông, cao ngang đầu gói, xung quanh đào rãnh để thoát nước.Ở phía đầu và phía chân mộ có đường ra vào qua rãnh.Người La Ha dựng nhà mồ ngay sau khi chôn. Những của cải chia cho người chết: giỏ xôi, mâm cơm, điếu cày, hòm đựng quần áo, chăn và đệm… được đặt cạnh nhà mồ, Bốn góc nhà mồ được cắm bốn lá cờ là những vuông vải trắng, vàng, Xung quanh mộ được rào lại, chỉ mở một lối vào ở phía chân người chết.
Khi người đưa tang trở về đến sân nhà, phải khua cối giã gạo để đuổi ma, rồi mới được bước lên thang vào nhà. Người La Ha đưa hồn người chết theo dọc sông Đà về Hát Lảng ở phía nam thị xã Lai Châu. Từ Hát Lảng, người La Ha cũng đưa hồn người chết xuôi theo sông Đà, còn người La Ha Phlạo đưa hồn người chết lên rừng.
3.12. Văn nghệ dân gian
Điệu múa Cánh còn mùa xuân ( Ảnh sưu tầm)
Từ thực tế cộng cư lâu đời với người Thái, người La Ha, người không chỉ sử dụng thành thạo tiếng Thái, mà còn hiểu biết và thành thạo ca, múa, nhạc dân gian Thái.Đó là các điệu múa xoè, làn điệu khắp các nhạc cụ khác.Hiện nay trong dân tộc La Ha chỉ còn một sô các cụ già biết hát các làn điệu dân ca La Ha bằng tiếng Thái hoặc tiếng La Ha.
Xưa kia, người La Ha có lịch khắc trên xương sườn trâu. Tương truyền rằng, thời xa xưa người La Ha có quyển sách lịch để xem ngày, nhưng vô tình bị một con trâu ăn mất. Người La Ha quyết định mổ con trâu kia để lấy lại quyển sách trên, nhưng không thấy sách trong bụng trâu, nên đã quyết định lấy xương sườn nó để khắc lịch.
Người La Ha khắc trên xương sườn trâu 30 vạch, mỗi vạch tương ứng với một ngày trong tháng.Trên lịch đó còn khắc những ngày tốt, xấu khác nhau. Nhí có lịch khắc trên xương sườn trâu, đồng bào La Ha tính được các ngày tốt, xấu để tính ngày tiến hành các việc hệ trọng và dự đoán thời tiết.
Ví Đức Hồi (sưu tầm)