Đám cưới là một trong những nét văn hóa độc đáo, đặc sắc của dân tộc Mảng ở tỉnh Lai Châu. (Giang Minh) - Mc tiệc cưới, học làm mc đám cưới, video đám cưới hay nhất

Saturday, July 23, 2016

Đám cưới là một trong những nét văn hóa độc đáo, đặc sắc của dân tộc Mảng ở tỉnh Lai Châu. (Giang Minh)

Niềm vui của những người trong đoàn đưa, đón dâu sau khi bị người khác hất nước, bôi nhọ và chát bùn lên người mình.
Trước khi đưa cô dâu ra khỏi nhà, đại diện nhà gái sẽ tìm mọi cách bôi nhọ vào mặt ông mối và những người trong đoàn đón dâu. Người Mảng quan niệm đưa dâu ra khỏi nhà phải đánh dấu  để ông trời không nhìn thấy. Vì vậy bôi được càng nhiều nhọ lên mặt những người đi đưa, đón dâu càng tốt.
  

Người con trai khi đến tuổi trưởng thành cùng ông mối mang theo lễ vật đi hỏi vợ. Lễ vật gồm: 15 đồng bạc trắng hoặc nhiều hơn tuỳ theo nhà gái thách cưới (nếu không có số bạc trên, người con trai phải ở rể, làm để trừ nợ dần khi nào hết số bạc mới được cưới); lợn khoảng 2 tạ, gà từ 9-11 con, rượu cần 1 chum, gạo nếp từ 15 bát (khoảng 15 kg); cá suối sấy khô 1 bó từ 15 con trở lên, 4 sải vải.

Đoàn nhà trai dắt lợn và mang lễ vật sang nhà gái để tổ chức đám cưới.

Quan trọng nhất trong số lễ vật là 2 bó thịt sóc hoặc chuột đã sấy khô (khoảng 15 hoặc 30 con sóc, chuột trở lên). Mỗi bó sẽ được buộc bằng chỉ đỏ và chỉ đen kết lại với nhau, trong đó sợi chỉ đỏ tượng trưng cho người con trai và sợi chỉ đen tượng trưng cho người con gái.
Người Mảng thường tổ chức cưới vào lúc mùa màng đã được thu hoạch xong. Ngày cưới, nhà trai mang lễ vật sang nhà gái và tổ chức cưới tại nhà gái. Đám cưới diễn ra trong 4 ngày, 2 ngày tại nhà gái và 2 ngày tại nhà trai.

Trong ngày cưới đầu tiên, dân làng ngoài việc được ăn uống còn được gia đình nhà gái chia cho một miếng thịt mang về.

Trước khi mọi người ăn uống, ông mối, chú rể và đại diện nhà trai sẽ phải quỳ lạy để cảm ơn mọi người đến dự đám cưới.

Khi mới đến nhà gái, chú rể phải ngồi gọn ở một góc để ông mối và đại diện nhà trai quỳ lạy đại diện nhà gái, sau đó mới thưa chuyện và bàn giao lễ vật. Việc quỳ lạy là để tỏ rõ sự tôn trọng và thiện chí của gia đình nhà trai đối với gia đình nhà gái.
Những lễ vật nhà trai mang sang nhà gái chỉ để một phần mời dân làng ăn uống trong đám cưới. Còn lại đem chia cho mọi người để cảm ơn sự giúp đỡ và đến dự đám cưới.

Lễ vật không thể thiếu là sóc hoặc chuột sấy khô.

Cảnh những người đón dâu trong đám cưới của chú rể ở bản Nậm Sập, xã Nậm Pì với cô dâu Lò Thị Kem,
Giang Minh (sưu tầm) 

Share with your friends