Dân tộc Chơ Ro (Hoàng Thị Hải) - Mc tiệc cưới, học làm mc đám cưới, video đám cưới hay nhất

Tuesday, July 5, 2016

Dân tộc Chơ Ro (Hoàng Thị Hải)

Người Chơ Ro sống tập trung ở vùng núi thấp thuộc tây nam và đông nam tỉnh Ðồng Nai (56,5%), rải rác tại các tỉnh Bình Dương, Bình Phước và Bà Rịa Vũng Tàu.
Tên tự gọi: Chơ-ro
Tên gọi khác: Châu Ro, Dơ Ro, Chro, Thượng
Nhóm địa phương:
Dân số: 26.855 người, cư trú tại 36 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố.
Ngôn ngữ: Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Môn – Khơ Me (ngữ hệ Nam Á).

Địa bàn cư trú: Sống tập trung ở vùng núi thấp thuộc tây nam và đông nam tỉnh Ðồng Nai (56,5%), rải rác tại các tỉnh Bình Dương, Bình Phước và Bà Rịa Vũng Tàu.
Tết: Tết lớn của người Chơ Ro là lễ cúng thần rừng và lễ cúng thần lúa vào khoảng tháng ba âm lịch. Ngày cúng thần lúa cũng là lúc các cô gái trình cho buôn làng các loại bánh ngon như bánh tét, bánh ống, bánh dầy… Sau lễ cúng thần lúa tại nhà là bữa ăn tập thể do gia chủ đứng ra khoản đãi tại nơi hành lễ. Thường thường nơi cúng lễ là gốc cây cổ thụ trong buôn làng. Họ quan niệm thần lúa thường đến nghỉ ngơi ở đó.
Lịch sử: Họ là lớp cư dân cư trú từ xa xưa ở miền núi Nam Ðông Dương.
Văn hóa:  Người Chơ Ro có quan hệ khá mật thiết với các dân tộc Mạ, Xtiêng… do cùng địa bàn cư trú và mối quan tâm về nguồn lợi kinh tế. Mối quan hệ này hình thành từ rất lâu đời thể hiện qua khía cạnh lịch sử và văn hóa quan hệ này được hình thành lâu đời, thể hiện trên nhiều mặt lịch sử và văn hoá. Vốn văn nghệ dân gian chỉ còn một vài điệu hát đối đáp trong những dịp lễ hội, họ cất lên lời khẩn cầu Thần lúa và hiện nay rất ít người biết đến. Nhạc cụ đáng lưu ý đến là bộ chiêng đồng 7 chiếc gồm 4 chiếc nhỏ và 3 chiếc lớn. Ngoài ra, đàn ống tre, sáo dọc còn thường thấy ở vùng núi Châu Thành.
Hoạt động sản xuất: Người Chơ-ro chủ yếu làm rẫy, canh tác theo lối phát đốt rồi chọc lỗ tra hạt. Hiện nay, ngoài lúa rẫy, một số nơi phát triển làm ruộng nước. Thời gian nông nhàn, vào khoảng tháng 6, 7 âm lịch người Chơ Ro thường vào rừng hái lượm, săn bắn, bắt cá… hay khai thác lâm thổ sản như mộc nhĩ, nấm hương, măng tre, mật ong… Người Chơ Ro có phương pháp bẫy cá rất đặc biệt, đó là làm ruốc bằng lá độc cho cá say nổi lên mật nước rồi vớt. Việc chăn nuôi gia súc, gia cầm ở đây còn kém phát triển, số lượng chăn nuôi tại mỗi gia đình chỉ dùng trong dịp hiến sinh, ma chay, cưới hỏi… nghề thủ công đan lát, làm các đồ dùng bằng tre, gỗ chủ yếu phục vụ công việc, sinh hoạt hàng ngày.

Hoàng Thị Hải (sưu tầm)

Share with your friends