Tổng Quan Dân Tộc Brâu (Bắc Duy) - Mc tiệc cưới, học làm mc đám cưới, video đám cưới hay nhất

Monday, July 4, 2016

Tổng Quan Dân Tộc Brâu (Bắc Duy)

1. Vài Nét về Dân Tộc Brâu
Dân số : 322 (2009)
Ngôn Ngữ: hệ ngôn ngữ Nam Á, nhóm ngôn ngữ Môn – Khmer.
Tên gọi khác: người Brạo
Nhóm địa phương:
Địa bàn cư trú: Kon Tum, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Lai Châu, Bình Phước
Địa bàn cư trú:

Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Brâu ở Việt Nam có dân số 397 người, cư trú tại 7 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Người Brâu cư trú tập trung tại các tỉnh: Kon Tum (379 người, chiếm 95,5% tổng số người Brâu tại Việt Nam), thành phố Hồ Chí Minh (12 người, chiếm 3,0% tổng số người Brâu tại Việt Nam)
2. Kinh Tế Truyền Thống
2.1. Trồng Trọt
Phương thức trồng trọt là phát rừng, đốt rẫy, chọc lỗ tra hạt. Đàn ông hai tay cầm hai gậy đi trước chọc lỗ, đàn bà đi sau dùng tay tra hạt giống xuống lỗ và dùng chân gạt đất lấp hạt. Mùa trồng trọt kết thúc, cả làng tổ chức cúng thần Brabun – một loại củ, mà đồng bào tin là có tinh linh làm cho cây lúa phát triển. Công cụ sản xuất gồm có rìu (chung), dao rựa (agắc) và chiếc gậy chọc lỗ dài khoảng 2,5 – 3m. Cây trồng chính là lúa nếp, lúa tẻ, ngoài ra có ngô và sắn, xen các loại đậu, dưa, bầu bí…
2.2.  Chăn Nuôi
Chăn nuôi gia súc, gia cầm của dân tộc Brâu giữ vai trò quan trọng trong cuộc sống của đồng bào. Đồng bào Brâu nuôi trâu, bò, lợn, gà… Nuôi gia súc, gia cầm nhằm hai nhu cầu: phục vụ các nghi lễ tôn giáo, cúng bái thần linh và ăn thịt. Do nhu cầu rất thiết thực như vậy, cho nên nhà nào cũng chăn nuôi, tuy nhiên số lượng vật nuôi trong từng gia đình thường ít.
Phương thức chăn nuôi chủ yếu là chăn thả. Ngày thả chúng vào rừng tự kiếm cỏ ăn, tối lùa chúng về nhà. Ban đêm trâu thường được buộc ở gốc cây gần nhà ở.
2.3. Khai thác tự nhiên
Sổng với rừng, đồng bào Brâu tận dụng khai thác rừng để phục vụ đời sống. Trước tiên đồng bào khai thác gồ rừng để làm nhà sàn, nhà rông, rào làng, sau đó là dùng gỗ làm củi đun, làm công cụ sản xuất. Đồng bào còn vào rừng khai thác lâm sản như: mật ong, măng tươi, nấm hương, mộc nhĩ. Các buổi chiều tối đi làm về, chị em phụ nữ Brâu luôn thu hái được từ rừng mang về nhà góp phần cho bữa ăn. Người Brâu cũng hay săn bắn. Săn bắn là công việc của nam giới. Người Brâu săn băn muông thú vừa để bảo vệ mùa màng, vừa lấy thịt ăn cải thiện đời sống. Đồng bào có nhiều cách săn, nhưng phổ biến nhất là săn rình và đánh bẫy xung quanh rẫy của mình. Vào mùa lúa chín, thu hoạch, người ta làm chòi canh ngay tại rẫy để bảo vệ mùa màng. Khi có thú đến phá hại rẫy thì dùng nỏ hạ thủ con thú. Đánh cá kiếm thức ăn hàng ngày trên sông nước cũng được đồng bào quan tâm. Đồng bào trước đây hay duốc cá bằng thuốc lá cây ở những con suối nhỏ.
2.4.    Ngành nghề thủ công
Ngành nghề thủ công ở đồng bào có nghề rèn và đan lát. Họ tự đan những chiếc gùi để dùng hàng ngày; còn nghề rèn thì không có cơ hội phát triển, vỉ bên cạnh họ, nghề rèn của người Xơ Đăns có quy mô phát triển mạnh hơn. Điều đáng lưu ý là ở đồng bào Brâu không phát triển nghề dệt như nhiều dân tộc khác trên đất Tây Nguyên. Để có vải mặc, họ thường lấy mật ong, lợn, gà đi sang Lào, Căm – pu -chia đôi lấy vải, hoặc tìm đến neười Xơ Đăng (nhóm Cà Dong) đổi lấy quần áo mặc.

3.  Văn hoá truyền thống
3.1.  Làng
Làng của dân tộc Brâu (làng Đắc Mê) được xây dựng trên bãi đất bằng. Làng được cấu trúc theo kiểu hình tròn, giữa làng là nhà rông, xung quanh là nhà ở. Tất cả nhà ở trong làng đều được dựng theo quy định là quay đầu hồi có hướng cửa chính về phía nhà rông. Ngoài cùng là hàng rào kín bằng tre, gỗ, có cổng cho dân làng và gia súc đi lại, bên cạnh công thường cắm chông để phòng kẻ gian và bên trong làng dựng các cây soóc roỏc – cây cúng thần và trừ ma quỷ
Dân tộc Brâu có dân số ít ở nước ta, số đông lại ở hai nước bạn (nước Lào và nước Căm – pu – chia). Tuy nhiên ở nước ta đồng bào cỏ cơ chế tố chức xã hội riêng: có già làng, có thầy cúng. Già làng, thầy cúng điều hành công việc làng theo luật tục của làng.
3.2.  Nhà ở
Nhà ở của dân tộc Brâu là nhà sàn với đặc điểm là gầm sàn không cao (chi khoảng 1 m) và mái nhà có độ dốc lớn. Dọc theo đòn nóc là những phiến tre đan cài hình trang trí. Hai đầu hồi nhà là những hình đầu chim, hom giỏ, mặt trời, nan quạt. Là nhà ở nhưng có hai ngôi riêng biệt: ngôi nhà chính và ngôi nhà phụ. Hai ngôi nhà này thông với nhau bởi một nhịp cầu bắc ngang. Nuôi nhà chính là nơi để cối giã gạo để chị em ngồi khâu vá, nghỉ ngơi, đặt bếp lửa; nhà phụ là nơi ngủ của người già và nơi cất chứa lương thực

3.3.  Gia Đình
Gia đình dàn tộc Brâu là gia đình nhỏ phụ hệ. Trong gia đình con cái sinh ra được tính theo dòng cha. Mọi của cải trong nhà thuộc quyền sở hữu chung, các thành viên trong gia đình cùng lao động, cùng hưởng thụ. Con trai, con gái được đối xử bình đẳng. Con gái di lấy chồng được chia của hồi môn khá hậu.
Gia đình dân tộc Brâu là gia đình phụ quyền. Người cha, người chồng có quyền hành lớn trong xử lý mọi việc của gia đình như: sản xuất, cưới xin, làm nhà mới. Tuy nhiên có nhiều trường hợp, ý kiến riêng của người mẹ hay người vợ cũng được xem trọng.
Gia đình người Brâu còn là một đơn vị kinh tế. Những của cải thể hiện sự giàu có trong một gia đình thường là: chiêng, cồng, nồi đồng, ché, vòng cô, vòng tay, quân áo.
Quan hệ dòng họ của dân tộc Brâu có quan hệ ba họ: họ nội – họ của cha, họ ngoại – họ của mẹ và họ hàng thông gia. Quan hệ giữa ba dòng họ là quan hệ thường ngày, quan hệ cả đòi thường và cuộc sống tậm linh.
3.4.  Y phục
Trang phục của dân tộc Brâu tương tự như trang phục của dân tộc Xơ Đăng (nhóm Ca Dong) cư trú ở các làng gần đó. Phụ nữ ở trần, mặc váy quấn (chơ đang) buông xuống ngang bắp chân. Váy có màu đen hay nâu xám. Nam giới đóng khố, ở trần, về trang sức, phụ nữ thích căng tai, đeo vòng tay, vòng cổ bàng đồng, bạc hay nhôm. Cả nam, nừ dân tộc Brâu đến tuổi 15-16 đều cà răng cửa hàm trên và xăm mặt, xăm mình. Hình xăm có thể là hoa văn hình học, hình con thú, con cá, chuỗi quả trám. Trong mỗi làng đều có người chuyên nghề xăm. Ngày nay văn hóa cà răng, xăm mình không còn mang tính phổ biến nữa.
3.5. Ẩm thực
Ẩm thực của dân tộc Brâu phần lớn có nguồn gốc từ các loại cây trồng và thu hái từ tự nhiên. Đồng bào ăn cơm tẻ rau xanh, thi thoảng có thịt thú rừng do săn bắn được. Những ngày lễ tiết, hội hè, cưới xin, làm nhà mới thường có cơm nếp và nhiều thịt gà, thịt lợn
3.6.  Phương tiện vận chuyển
Phương tiện vận chuyển của dân tộc Brâu chủ yếu là chiếc gùi nan tre. Dùng gùi để chuyên chở lúa thu hoạch được từ trên nương về nhà; chở các thứ thu hái được ở
trên rừng như măng tươi, mộc nhĩ… thu hái được khi trên đường từ nương về nhà. Mỗi người lớn lên, bắt đầu tham gia lao động thường có hai, ba chiếc gùi: có gùi cũ, có gùi mới. Tùy từng lúc, dùng loại gùi chọ thích hợp.
3.7.  Ngôn ngữ
Tiếng nói của dân tộc Brâu được xếp vào nhóm ngôn ngữ Môn – Khmer. Do dân tộc Brâu ít người, tiếng Brâu chỉ dùng trong nội bộ dân tộc. Do sống xen kẽ với người Xơ Đăng, cho nên đồng bào thường dùng tiếng Xơ Đăng làm phương tiện giao tiếp xã hội. Ở chừng mực nhất định, một số người Brâu, nhất là nam giới, còn có thể giao tiếp được bằng cả tiếng Lào và tiếng Căm – pu – chia. Ngày nay do kinh tế xã hội phát triển nhiều người
Brâu nói thành thạo tiếng Việt trong giao tiếp. Chữ viết. Đồng bào Brâu chưa có chữ viết riêng của dân tộc mình.
3.8. Tín ngưỡng tôn giáo
Dân tộc Brâu quan niệm vạn vật hữu linh, mọi vật đều có linh hồn. Pa Xây là vị thần sáng tạo ra vũ trụ, sáng tạo ra mưa gió và muôn loài, sáng tạo ra cả sự sống và cái chết. Trong mỗi làng của dân tộc Brâu thường có những cây cúng thần – soóc roóc. Đó là những cột lồ ô cao khoảng 0,8 đến 1 m. Đầu chỉ lên trời của cột lồ ô được chẻ ra, đan thành hình cái hom giỏ ngửa lên trời. Một cầu thang nhỏ xíu bắc dẫn lên cái hom giỏ đó. Trên cái hom giỏ, người ta đặt ống gạo, gan lợn, trứng, lông, chân và cánh gà. Tất cả những lễ vật đó là để cúng các loại thần linh: thần núi, thần sông, thần đất, thần mặt trời, thổ công của làng.
Đồng bào Brâu tin người có hai phần là phần xác và phần hồn. Người sống thì hồn nhập vào xác, khi chết hồn lìa khỏi xác bay vào không trung và biến thành ma.
3.9. Lễ hội
Dân tộc Brâu có lễ hội riêng của dân tộc mình, tuy nhiên, một mặt do cộng đồng người Brâu sinh sống ở nước ta với số lượng ít, mặt khác đồng bào thường xuyên quan hệ đồng tộc và thân tộc với người Brâu ở nước Lào và Căm – pu – chia, cho nên họ ít tổ chức lễ hội tại các làng Bràu ở nước ta.
3.10.  Tục lệ cưới xin
Dân tộc Brâu thực hiện hôn nhân 1 vợ 1 chồng, ngoại hôn dòng tộc. Sau hôn nhân cô dâu, chú rể cư trú luân phiên bên gia đình vợ và bên gia đinh chồng.
Ở người Brâu, trai, gái được tự do tìm hiểu, yêu nhau. Nếu được cha mẹ ưng thuận sẽ tiến hành nghi lễ ăn hỏi và cưới. Khi ăn hỏi – được gia vư, nhà trai đem đến nhà gái lợn, gà, rượu cần; nhà trai nhờ ông mối – gia vư giao tiếp với nhà gái. Lễ cưới – hđông chỉ được tiến hành tại nhà gái, nhưng nhà trai chịu hoàn toàn tổn phí. Trong tiệc cưới, dân làng uống rượu, ca hát, đánh chiêng chúc mừng cô dâu, chú rể mới. Cô dâu, chú rể ngồi cùng mâm với ông bà mối. Đồng bào Brâu có tục, cô dâu, chú rể gắp đổi thức ăn cho nhau.
Sau khi cưới, dân tộc Brâu có tục ở rể từ 3 đến 5 năm. Sau mãn hạn ở rể, con rể xin cha mẹ vợ cho phép cúng tổ tiên nhà gái để người vợ được về nhà chồng và trở thành con dâu chính thức của họ hàng bên nhà chồng. Bắt đầu từ thời gian này về sau, đôi vợ chồng trẻ cư trú luân phiên vài ba năm bên bố mẹ chồng lại vài ba năm bên bổ mẹ vợ đê phụng dưỡng cha mẹ già. Việc cư trú luân phiên được chấm dứt khi cha mẹ qua đời hết, đôi vợ chồng trẻ không còn ở vị trí là dâu, rê nữa, mà đã trở thành chủ của một gia đình nhỏ riêng biệt. Khi cư trú luân phiên như vậy, có lúc
họ cư trú ở Việt Nam, có lúc (có thế) cư trú ở nước khác: nước Lào, Căm – pu – chia (trường hợp hai vợ chồng là công dân thuộc hai quốc gia khác nhau).
Trong hôn nhân của dân tộc Brâu. ông cậu (po) là người có quyền thay mặt bố mẹ cháu quyết định mọi việc. Tục cư trú luân phiên hiện vẫn tồn tại không chỉ trong dân tộc Brâu, mà còn tồn tại ở một số dân tộc khác ở Tây Nguyên. Đặc biệt là cách đây không lâu, xã hội Brâu thừa nhận phụ nữ có hai chồng cùng sinh sống với một vợ.
3.11. Tập quán sinh đẻ và nuôi con
Người phụ nữ Brâu trong thời kỳ mang thai vẫn đi làm trên nương rẫy bình thường. Lúc đẻ sản phụ năm ở góc nhà. Theo quan niệm của đồng bào tại, sản phụ được bà mụ vườn (dạ hơi) chăm sóc, giúp đỡ cho cả mẹ lẫn con. Khi bé được năm, bảy ngày tuổi người ta làm phù phép đặt tên cho bé. Bà mụ vườn nghĩ ra một cái tên, rồi khấn vái thần linh đê hỏi ý kiến thần linh về cái tên đó, rồi bà tự rót rượu uống. Nếu thấy rượu ngon miệng thì cái tên đó đã được thần linh chấp nhận. Nếu rượu không ngon miệng có nghĩa là thần linh chưa chấp nhận, vì vậy phải làm lại các thủ tục xin phép thần linh về cái tên cho bé. Được thần linh đồng ý tên của bé mới được công bố.
3.12. Tập quán tang ma
Dân tộc Brâu khi có người chết, chủ nhà nổi chiêng, trống báo cho dân làng biết. Người quá cố được tắm rửa, thay áo, khổ (váy) mới và đưa đến nhà táng – nam kđoóc để quàn. Nhà táng do dân làng dựng tạm. Thi thể đặt theo tư thế nằm, quay đầu về phía nhà tang chủ, rồi liệm vào quan tài. Theo tục lệ xưa, quan tài là một thân cây gỗ to, đục rỗng ở giữa. Người ta lấy chăn, áo đẳp lên tử thi, đậy nắp lại. Quan tài được buộc chặt sau đó lấy đất sét trát kín chồ hở.
Bên nhà táng, dân làng uống rượu, nhảy múa theo nhịp chiêng trống để tiễn biệt người quá cố. Thời gian đám tang có thế kéo dài 2 – 3 ngày. Cách chôn người chết của dân tộc Brâu cũng có nét riêng biệt. Hố huyệt rất nông, khi chôn quan tài nửa nổi nửa chìm trong đất. Quanh quan tài người ta đào bốn hố sâu với ý nghĩa là để ngăn cản linh hồn người chết khỏi về quấy phá người sống. Đồng bào dựng nhà mồ ngay trên nấm mồ. Phần tài sản được chia cho người chết: chiêng, ché, gùi, rìu được đặt trong nhà mồ. Phần lớn những tài sản chia cho người chết đều bị đập vỡ, bẻ gẫy. Nhũng người đi dự mai táng, trước khi ra về, lấy rượu hòa với tiết gà vây quanh mộ, vứt những miểng gan quanh đó, khóc than, van vái người quá cố phù hộ cho con cháu và dân làng.
3.13. Văn nghệ dân gian.
Văn học: Dân tộc Brâu có nhiều thể loại văn học như truyền thuyết, truyện cổ, các làn điệu dân ca, ca dao, tục ngừ, thành ngữ. Một truyền thuyết của dân tộc Brâu có tên “lửa cháy, nước ngập” – Uncha đắc lếp nói về sự xuất hiện của loài người. Ngày xưa có một thời rừng xanh bị cháy trụi, rồi nước dâng lên, muôn loài sinh vật đều bị tuyệt diệt, duy chỉ còn một người đàn bà và một con chó đực sống sót. Năm tháng trôi đi, sự chung đụng giữa người đàn bà và con chó đã sinh ra được một người con trai. Đứa con trai lớn lên, ăn ở với người mẹ, rồi sinh ra được một người con gái. Người mẹ già, chết đi, hai anh em lại chung sống với nhau và sinh ra được loài người như ngày nay.
Tại ngôi nhà rông, với tiếng hát – mát nuôi, các già làng kể chuyện thâu đem suốt sáng cho các chàng trai làng nghe. Những câu chuyện hay được kể như: truyền thuvết Un cha đắc lếp, vị thần sáng tạo Pa Xây. Dân tộc Brâu có nhiều truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn như các truyện: con thỏ nhanh nhẹn, con khỉ tinh ranh, con rùa khôn ngoan, con hổ độc ác. Ngoài truyền thuyết và truyện cố tích, đồng bào Brâu còn có nhiều làn điệu dân ca như dân ca đám cưới, bài hát ru…
Nhạc cụ của đồng bào có đàn klông pút và bộ cồng chiêng. Đàn klông pút là nhạc cụ phố biến ở bẳc Tây Nguyên và được người Brâu gọi là táp đinh bổ. Đàn được làm từ 5 – 7 ống lồ ô đã đục mấu thông lòng. Những ống lồ ô này có độ dài khác nhau để tạo thành những âm thanh khác nhau. Người nghệ sĩ chơi đàn này bằng cách vỗ tay trước miệng ổng lồ ô, hoi bật vào lòng ống và phát ra thành những âm thanh khác nhau. Đàn klông pút được các cô gái Brâu ưa thích. Bộ cồng chiêng được làm bằng chất liệu đồng. Đông bào Brâu phân chia cồng, chiêng thành ba loại có giá trị khác nhau là coong, mam và tha. Tha là loại chiêng có giá trị cao nhất vì nó được đúc bằng hợp kim loại quý. Người Brâu đánh chiêng bằng dùi với đầu dùi bịt giẻ. Ngày lễ, chiêng được treo lên cây sào dọc theo chiều dài nhà rông hoặc trước nhà ở của gia đình và sẵn sàng nổi tiếng cồng chiêng chia sẻ niềm vui chung cùng với dân làng..

Bắc Duy (sưu tầm)

Share with your friends