Tên tự gọi: Cống
Tên gọi khác: Xắm khống, Phuy A.
Dân số: 2.029 người (2009)
Ngôn ngữ và chữ viết: Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Tạng - Miến (ngữ hệ Hán - Tạng). Họ quen sử dụng tiếng Thái trong giao dịch hàng ngày.
Nguồn gốc lịch sử: Người Cống có nguồn gốc di cư trực tiếp từ Lào sang.
Đặc điểm kinh tế: Nguồn sống chính là làm nương, đang chuyển sang làm nương cuốc, ruộng. Hái lượm còn giữ vai trò quan trọng. Người Cống không quen dệt vải, chỉ trồng bông để đổi lấy vải của các dân tộc khác. Họ giỏi đan chiếu mây nhuộm đỏ, các đồ đựng bằng tre nứa như gùi đeo, giỏ đựng cơm, rương hòm... Chuyển xuống định cư ven sông Ðà, nên người Cống quen dần với việc sử dụng thuyền trên sông.
Phong tục tập quán
Ăn: Người Cống ăn cơm nếp và cơm tẻ.
Ở: Nhà sàn ba hay bốn gian, chỉ có một cửa ra vào, một cửa sổ ở gian giữa, chạy dọc theo vách mặt chính của nhà có thêm một chiếc sàn nhỏ. Người Cống ở khá tập trung trong các làng bản có quy mô vừa và lớn. Tính cộng đồng làng bản cao. Phụ nữ có vai trò quan trọng trong gia đình cũng như xã hội.
Phương tiện vận chuyển: Người Cống quen sử dụng thuyền đi lại trên sông Ðà và gùi đeo qua trán khi đi nương, đi rẫy.
Hôn nhân: một vợ một chồng chặt chẽ. Không có đa thê, ly dị trong xã hội truyền thống. Hôn lễ được tổ chức sau nhiều năm chung sống, vào lúc nông nhàn.
Tang ma: Khi nhà có người chết, phải mời thầy mo tới làm lễ cúng đưa hồn về với tổ tiên. Sau khi táng có làm nhà mồ đơn giản. Mười hai ngày sau khi chôn người chết, con cháu mới lập bàn thờ trong nhà. Con cái để tang cha mẹ bằng cách cạo trọc đầu (con trai), cắt tóc mai (con gái) và đội khăn tang cho tới khi cúng cơm mới, mới được bỏ.
Lễ hội: Người Cống có lễ cúng tập thể mở đầu vụ gieo trồng lúa và một số lễ thức khác nữa nhằm cầu mong mùa màng tươi tốt, nhà nhà no đủ.
Tín ngưỡng: Cùng với việc cúng tổ tiên 2, 3 đời theo phụ hệ là việc cúng ma bố mẹ vợ vào dịp tết; thờ cúng liên quan đến sản xuất nông nghiệp.
Trang phục: Y phục của người Cống giống người Thái. Một ít gia đình còn giữ lại vài bộ y phục truyền thống bằng vải dệt của người Lào.
Đời sống văn hóa: Người Cống thường hát múa vào dịp lễ tết, nhất là trong đám cưới. Họ có kho tàng văn học truyền miệng phong phú (thần thoại, ngụ ngôn, tục ngữ, ca dao)
Hoàng Sa Vẳn (sưu tầm).