Nhà dài Ê Đê tại bảo tàng dân tộc học
Những tên gọi khác: Anak Ê Đê hay Anak Đê-Gar
Tổng số dân: khoảng gần một nửa triệu ~(490.000 người) trên thế giới
Khu vực có số dân đáng kể: Việt Nam, Campuchia, Hoa Kỳ, Canada và các nước Bắc Âu theo đạo Tin Lành
Campuchia 120.000, Việt Nam 330.348, Thái Lan ? Hoa Kỳ 30.000, Pháp 1.000
Ngôn ngữ: Ê Đê, Việt, Khmer, Lào, Thái Lan, Pháp
Tôn giáo :Tin Lành chiếm hơn 90% dân số Ê Đê, thuyết vật linh, Công giáo, Phật giáo
Sắc tộc có liên quan: Utsul, Gia Rai, Chăm, Ra Glai, Chu Ru, Mã Lai,Indonesia, Philippines, Brunei, Hồi giáo miền Nam Thái Lan
Người Ê Đê tiếng Ê Đê:Anak Đê hay Anak Đê-Gar là một dân tộc trong số 54 dân tộc tại Việt Nam. Người Ê Đê nói tiếng Ê Đêmột ngôn ngữ thuộc phân nhóm ngôn ngữ Chăm là ngôn ngữ thuộc Ngữ chi Malay-Polynesia của hệ ngôn ngữ Nam Đảo. Người Ê Đê thuộc nhóm chủng tộc Austronesia. Trước năm 1975, tại miền nam Việt Nam, trong văn bản hành chính của Việt Nam Cộng Hoà, người Ê Đê được gọi là người Rađê (Rhade). Theo tài liệu của Ủy ban Dân tộc Chính phủ Việt Nam dân số người Ê Đê thống kê ngày 01/04/2009 là khoảng 331.194 người, xếp thứ 11 về số lượng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.[4] Người Ê Đê hiện nay khá đặc trưng nổi bật là một cộng đồng có xu hướng tương đối thống nhất ý thức tộc người, cũng là một cộng đồng dân tộc-tôn giáo khá rõ nét với hơn 90 % dân số ảnh hưởng của đạo Tin Lành.
Lịch sử và tên gọi
Truyền thuyết của người Êđê kể lại rằng: Một người thủ lĩnh (Krung) từ Ấn Độ tên là Kudaya (Đê) đến xứ sở của công chúa mẹ Xứ Sở tên là Nagar (Gar). Kudaya đã chinh phuc đươc xứ sở của Nagar sau đó kết hôn với công Chúa mẹ Xứ sở Nagar đựoc phong làm Krung. Con cháu hâu duệ của họ đựơc gọi là Anak Kudaya Nagar sau này rút gọn âm lại thành Anak Đê-Gar có nghia là con cháu của thủ lĩnh Ấn Độ Kudaya(Đê) với Công Chúa xứ sở Nagar ( Gar). Đây là truyền thuyết khá phổ biến ở cư dân bản địa Đông Nam Á để giải thích nguồn gốc cội nguồn.
Yang Prong hay Yang Ya H'leo tại Ea Sup- Đăk Lăk trong bia kí Champalà Ya Hliêv, Ngôi tháp được xây dựng dưới Triều Đại Pô Đê wađa Swor- Pô Đê -Jaya Simhavarman III tức Chế Mân (R'čăm Mâl hay Êčăm mâl,ngôi tháp được xây dựng để dâng cúng Thần Vĩ Đại của người Rang Đê cổ, trong thời kì kháng chiến chống Mông- Nguyên cuối thế kỉ XIII
Phù điêu mô tả thủy binh người Rang Đêy trong đoàn quân Champa, quân lính thủy binh mặc trang phục khá đặc trưng:Đầu quấn khăn đỏ, thả hai đuôi khăn về phía trước trán, mặc áo hở ngực, đóng khố kơtel, tay trái cầm Khiêl, tay phải cầm gươm, giáo đang vượt hồTonlé Sap viễn chinh Campuchia cuối năm 1177 tại đền Bayon -Siêm Riệp. Ngay này, Điệu múa Khiêl (múa võ) vẫn được người Ê Đê duy trì trong các nghi lễ:Cúng bến nước, lễ rước ghế Kpan (thuyền)...Để tưởng nhớ tổ tiên ra trận,trong các bài cúng Bến nước Eđê luôn có câu:(Cầu xin dòng nước... Chúng tôi hiến tế cho Ông Bà tổ tiên xưa mới đây,cho tổ tiên xưa cho các chiến binh của chúng tôi...)
Vào đầu công nguyên, xuất hiện hai vương quốc của người Malayo - Polynesia lớn trên bán đảo Ðông Dương: Phù Nam và Chiêm Thành. Lãnh thổ Phù Nam rộng từ Vịnh Thái Lan đến Biển Hồ nhưng ảnh hưởng tỏa lên Thượng Lào và Bắc Miến Ðiện. Chiêm Thành gồm nhiều vương quốc nhỏ sinh hoạt độc lập với nhau dọc các đồng bằng eo hẹp miền Trung đến chân dãy Trường Sơn về phía Tây: Lâm Ấp hay Indrapura (Bình Trị Thiên), Amaravati (Quảng Nam), Vijaya (Bình Định),Aryaru (Phú Yên), Kauthara (Khánh Hòa) và Panduranga (Phan Rang). Sinh hoạt chính của người Malayo - Polynesia là trồng lúa nước và buôn bán. Ðể tìm thêm nguồn hàng quí hiếm trao đổi với các thuyền buôn, người Malayo - Polynesia mở rộng tầm kiểm soát lên các vùng rừng núi đồng thời khuất phục luôn các nhóm dân cư bản địa đã có mặt từ trước, điển hình điển hình nhóm Bih ven krong A-na mà ngày nay được gọi là Ê Đê Bih với kỹ năng dệt, trang sức, làm gốm, trồng lúa nước. Nhóm Bih là nhóm Malayo - Polynesia định cư và chạy nạn sớm vào sâu nhất trong lục địa, họ đem theo kỹ thuật trồng lúa nước ven sông,dệt vải thô, trang sức hạt, và kỹ nghệ làm gốm thô. Theo chiều lịch sử, danh tự Ê Đê có nguồn gốc từ cách đọc âm của người Champa, bia kýChampa cổ nhất tại tháp Po Nagar vào khoảng thế kỷ VIII đã ghi chép về tộc danh Rang Đê vùng sông Nha Trang, sông Jing, sông Hing. Những bia ký sớm nhất của Champa thế kỷ VIII - đã có nhắc đến nhóm Rangde ven sông Ea trang (Nha Trang). Trong Bia Po Nagar được dựng năm 965 tại tháp Po Nagar (Nha Trang, Khánh Hòa): Nội dung bia như sau:Vào khoảng năm 703 - 706 lịch saka (781 - 784 Công lịch), vua Satyavarman cho dựng một linga (linh vật) thờ thần Siva và lập cháu mình lên làm vua Vikrantavarman(vì theo chế độ mẫu hệ nên cậu truyền ngôi cho cháu theo dòng mẹ)... và đức Vua có thu phục được người Randaya (Rang Đê).Rất có thể từ Rang Đê sau này bị biến âm thành Ra đê, Rađêy hay Ê đê. Ngoài ra, người Ê đê còn tự nhận là nhóm tộc Đêgar, Êđê Êga Anak Đêgar - người trên Cao Nguyên. Đêgar là từ tiếng Ấn Độ srakrit Deccan, và bản thân nó lại có nguồn gốc từ tiếng Phạn दक्षिण, Đêkṣarṇa, nghĩa là "cao nguyên phía nam".[5]
Đế quốc hằng hải Srivijaya (Indonesia) tấn công Eatrang Nha Trang vào năm 774, và cư dân Chiêm Thành lên Cao nguyên M'Drăk (cao nguyên Đông Đăk Lăk) tị nạn đa số là các bộ lạc người Rang Đê
Bia ký Tháp Pô Nagar dưới đời Vua Satyavarman vị vua đổi tên nứớc từ Lâm Ấp Hoàn Vương thành Campa'degar - Campa'nagar (Chiêm Thành) sau khi thống nhất các bộ lạc Nam Đảo ở miền trung Việt Nam ngày nay. Bia chữ phạn dựng Vào khoảng năm 703 - 706 lịch saka Ấn-Độ (781 - 784 Công lịch) có nhắc đến công lao của Đức Vua có công chinh phục các bộ lạc Rang Đê ven sông Nha Trang (Ea Trang), Sông Jing(Krông Jing), Sông Hinh (Krông Hing). Hiện đang lưu giữ tại bảo tàng lịch sử Việt Nam.
Ðến cuối thế kỷ 7, quân Java của Indonesia từ Biển Ðông lại tràn vào đánh phá Ea ryu (Phú Yên) và Kauthara- Ea a Trang (Khánh Hòa), một phần lớn dân chúng Chiêm Thành đã chạy lên cao nguyên M'Đrak tị nạn mang theo những văn hóa tập tục mẫu hệ, kiến trúc, trồng trọt và ngôn ngữ Chiêm Thành giai đoạn sơ khai có yếu tố Ấn Độ hóa hơn mà tạo thành các nhóm Rhangdé. Người Rang Đê được cho là tổ tiên của người Eđê và Jarai,đã được ghi chép khá nhiều trong các bia ký Champa. Vào năm 1283, quân Mông Cổ tràn xuống xâm lăng Champa. Trước đoàn quân hùng mạnh của Mông Cổ, vua Champa quyết định rút quân lên vùng Tây nguyên để ẩn náu. Theo ông Marco Polo, một nhà du hành Âu Châu, vua Champa chịu bỏ trống toàn bộ lãnh thổ đồng bằng cho quân Mông Cổ chiếm đóng. Trong suốt hai năm chờ đợi không giao chiến, vì thiếu lương thực, quân Mông Cổ tự rút lui ra khỏiChampa.Rất có thể là trước sự xâm lược của đế quốc Mông Cổ, sau này là cuộc Nam Tiến của người Việt xuống đất Champa tạo ra các làn sóng người Champa vùng ven biển Trung, Nam Trung Bộ liên tục chuyển cư lên vùng bình nguyên Cheo Reo hỗn dung với cộng đồng Ê đê có trước, từ đó tạo ra nhóm tộc người mới Anak Jarai lấy từ tên Pô Kurung Garai với hàm ý là những người Rang Đê theo Vua Chế Mân chống xâm lược Mông Cổ. Trích diễn biến lịch sử như sau: Tại Đại Việt, sau khi ổn định triều chính, năm 1252 Trần Thái Tông dẫn đại quân đi đánh Chiêm Thành. Cuộc tiến công kéo dài gần một năm, thành Vijaya thắt thủ, vương phi Bố Gia La cùng nhiều cung phi, tù binh và quan chức triều đình Champa bị bắt mang về Đại Việt. Jaya Paramesvaravarman II bị tử trận năm 1254, em là hoàng tử Sakan Vijaya lên thay, hiệu Jaya Indravarman VI. Jaya Indravarman VI duy trì giao hảo với Đại Việt, triều cống đều đặn. Năm 1257, nhà Trần rút quân về nước, lúc đó đang bị quân Nguyên (Mông Cổ) đe dọa. Năm 1257, Jaya Indravarman VI bị ám sát, hoàng tử Pulyan Sri Yuvaraja, con người chị (công chúa Suryadevi) lên thay, hiệu Jaya Sinhavarman VI. Năm 1266, hoàng tử ChayNuk, con Jaya Paramesvaravarman II, lên kế vị, hiệu Indravarman V. Indravarman V tiếp tục giao hảo tốt với Đại Việt. Năm 1278, Indravarman V sai hai sứ giả (Bồ Tinh và Bồ Đột) sang Đại Việt xin bảo hộ và thành lập một liên minh chống lại quân Mông Cổ. Hay tin này, năm 1281, vua Nguyên (Hốt Tất Liệt) cử hữu thống chế Toa Đô (Sogatu) và tả thống chế Lưu Thâm cùng tham chính A Lý và Ô Mã Nhi mang 10 vạn thủy binh từ Quảng Châu sang Chiêm Thành buộc Indravarman V phải đích thân về Trung Quốc triều cống. Không chống nổi quân Mông Cổ, Indravarman V chịu đặt Chiêm Thành dưới sự bảo hộ của nhà Nguyên (Trung Quốc) năm 1282. Toa Đô được nhà Nguyên phong làm thống đốc toàn quyền cai trị xứ Chiêm Thành, tiểu vương Champa nào chịu theo quân Nguyên đều được phong làm phó vương. Hoàng tử Harijit Pô Đêwađa Svor (hay Pô Đêpitathôr) hay còn gọi là Pô Đê con Indravarman V, cùng mẹ là hoàng hậu Gaurendraksmi, không chấp nhận sự đô hộ của Mông Cổ rút vào rừng núi về Ea Hleo theo đoàn quân hộ tống Rang Đê, tổ chức kháng chiến. Harijit mộ được khoảng 20.000 người Rang Đê sinh sống trên cao nguyên Ya Heou (Eâ Hleo), tấn công quân Nguyên trên khắp lãnh thổ Bắc ChiêmThành. Năm 1283, Toa Đô dẫn đầu một đoàn quân gồm 5.000 người, 100 tàu và 250 thuyền đi dọc theo bờ biển Ea ryu (Tuy Hòa-Phú Yên ngày nay) và vào cửa sông Krông Ea Drăng (Sông Đà Rằng,Sông Ba,Iapa, Ea Pa, Krong Pa) đổ bộ lên cao nguyên Madrak, Ea H'Leo (Tây Nguyên) nhưng bị đánh bại. Quân Mông Cổ - một phần bị bệnh tật, không chịu đựng nổi khí hậu nóng nực của miền nhiệt đới, một phần vì đói kém, thiếu tiếp liệu từ lục địa - phải rút về trấn giữ đồng bằng.Năm 1288 Indravarman V mất, hoàng tử Harijit lên ngôi, hiệu Jaya Sinhavarman III (Chế Mân), đặt kinh đô tại Vijaya. Mặc dù không triều cống nhà Trần, bang giao giữa Đại Việt và Chiêm Thành rất là thắm thiết. Chỉ một thời gian ngắn sau Chiêm Thành hùng mạnh trở lại, các vương quốc lân bang, trong có Đại Việt cử người sang thông hiếu đều đặn. Nhiều đền đài được xây cất cả tại đồng bằng lẫn trên cao nguyên. Chế Mân cho xây một tháp trên đồi Chư Hala, gọi là đồi Trầu, để dân chúng đến tế lễ, sau này là tháp Pô Kurung Garai (Tháp Chàm Phan Rang). Chế Mân cho xây một đền thờ tại Yang Prong gần sông Êâ H'leo (Eâ sup- Tây Bắc Đăk Lăk ngày này) để đón nhận phẩm vật dâng cúng vua của người Rang Đê trên Tây Nguyên. Vào năm 1471 Đại Việt sử ký toàn thư có ghi chép về sự kiện người Chămpa đầu hàng quân Đại Việt của Vua Lê Thánh Tông như sau: Một lúc sau, đứng xa trông thấy toán quân đi trước đã trèo lên được chỗ tường thấp trên mặt thành, bèn bắn luôn ba tiếng pháo để tiếp ứng, lại hạ lệnh cho vệ quân thần võ phá cửa đông thành tiến vào. Thành Chà Bàn bị phá vỡ. Quân Đại Việt bắt được hơn ba vạn tù binh và chém được hơn bốn vạn thủ cấp. Ngô Nhạn dẫn tướng đầu hàng là bác ruột Trà Toàn tên là Bô Sản Ha Ma. Lê Thánh Tông sai trưng bày những thứ người Chiêm dùng làm lễ vật đem đến xin hàng mà ở Đại Việt không có, sai viên quan đô úy Đỗ Hoàn chỉ tên từng thứ một. Có cái hộp bạc, hình như thanh kiếm, vua hỏi vật gì. Hoàn trả lời rằng đó là đồ của nước Chiêm từ xưa, người làm quốc vương phải có vật đó để truyền cho con cháu. Quân Thuận Hóa bắt sống Trà Toàn dẫn đến trước vua Lê Thánh Tông, nhà vua cho Trà Toàn được sống. Hôm ấy là ngày mồng 1 tháng 3 âm Lịch (1471).cuộc Nam Tiến của người Việt xuống đất Champa tạo ra các làn sóng người Champa vùng ven biển Trung, Nam Trung Bộ liên tục chuyển cư lên vùng bình nguyên Cheo Reo hỗn dung với cộng đồng Rang đê có trước, từ đó hình thành ra nhóm tộc người mới Anak Jarai.Nhóm Rang Đê vùng thung lũng sông Ba tự gọi mình là Ană Garai. Ană Pô Garai chính là cụm danh xưng Ană Pô Kurung Garai (Pô Krung Grai là cách gọi tôn xưng thái tử Champa là Harijit (Rochom Mal) lãnh đạo người Rang Đê đánh đuổi Mông Cổ. Kurung hay Krung trong ngôn ngữ Rang Đê và Malay cổ có nghĩa là thủ lĩnh. Dần dần, Pô Krung Garai hay Pô KLong Garai phiên âm thành Jarai. Jarai tách khỏi khối bộ tộc Rang Đê để tự nhận mình là Anăk Jarai với ý nghĩa là những đứa con của Vua Chế Mân (Pô Krung Grai, Pô Klong Grai hay anak Jarai,DRai) Tiểu quốc Jarai (tên gọi khác: Ala Car Pơtao Đêgar/ Dhung Vijaya/Nam Vijaya / Nam Bàn / Nam Phan / Nam Phiên/Chămpa Thượng) là một tiểu quốc cổ của các bộ tộc Nam Đảo ở Tây Nguyên, Việt Nam với bộ tộc nòng cốt là người Gia Rai và người Ê Đê hình thành từ khoảng cuối thế kỷ 15 và chấm dứt sự tồn tại sau khi phân rã ra thành các bộ tộc độc lập vào khoảng cuối thế kỷ 19.Tiểu quốc này được cai trị bởi các vị tiểu vương mà người Việt gọi là Thủy Xá - Hỏa Xá tức là Pơtao Apui - Pơtao Êa.Theo tương truyền các vị Vua là hiện thân của Thần Gươm Y Thih (nhân vật trong các truyền thuyết của người người Ê đê và Jarai. Một tài liệu khác ghi là 20 "đời vua" tiểu quốc Jrai, là người kế tục giữ gươm thần do chàng Y Thih để lại. Có kiến khác cho rằng gươm thần của các Pơ tao thực ra là các bảo vật truyền ngôi của hoàng gia Chăm Pă sau khi Lê Thánh Tông tiêu diệt thành Vijaya (Đồ bàn, Bình Định). Xét về hình thái tộc người Rhade (Ê Đê) lui về phía nam và cùng các nhóm Jarai thực ra la một dân tộc Rang Đê], hai nhóm tộc người này bị phân li do nguyên nhân lịch sử mà trong tiếng Jarai gọi là thời kỳ tiah Phara. Nghĩa là cuộc phân ly anh em.
Người Ê Đê Bih đánh bắt cá trên sông Krông Ana(Srepok)
Một loại thuyền độc mộc của người Ê Đê ở buôn Đôn
Hiện nay, các nhóm cư dân Ê đê nhận tự thân là Anak Aê diê, đọc chệch thành Anak Ê Đê - những người con do trời sinh ra, vì cho rằng vị thần tối cao của họ là A.Ê - D.I.Ê nghĩa là Thượng đế theo truyền thuyết của người Ê Đê được lưu truyền đến ngày nay.
Dân số và địa bàn cư trú
Dân tộc Ê Đê bao gồm khoảng gần một nửa triệu (~490.000 người) đang sinh sống ở các nước trên thế giới như Campuchia, Việt Nam, Thái Lan, Hoa Kỳ, Canada, Pháp, Phần Lan, Thụy Điển... Trong đó miền trung cao nguyên của Việt Nam là quê hương bản địa lâu đời của người Ê Đê. Đây là nhóm dân tộc có nguồn gốc từ nhóm tộc người nói tiếng Mã Lai từ các hải đảo Thái Bình Dương đã có mặt lâu đời ở Đông Dương; truyền thống dân tộc vẫn mang đậm nét mẫu hệ thể hiện dấu vết hải đảo của nhóm tộc người nói tiếng Malay-Polynesia. Các nhóm địa phương bao gồm các nhóm:
Ê đê Kpă (tự nhận là chính dòng Đê). Cư trú quanh thành phố Buôn Ma Thuột, Krong Ana, Krong Păc,Cư mgar. Ngôn Ngữ Ê-đê Kpă có thanh giọng ngôn ngữ người Chăm Campuchia và Bắc Malaysia. Là ngôn ngữ chuẩn có chữ viết của người Ê-đê.
Ê đê Adham xuất phát từ chữ Ân-Độ là Adaham có nghĩa là vùng trũng đệm, pha tạp.Êđê Adham cư trú tại huyện Krong Buk, Cu Mgar, Thị xã Buôn Hồ, Krong Năng và một phần Êa Hleo của tỉnh Đak Lak
Ê đê Mdhur xuất phát từ chữ Ân-Đô là Madahura có nghĩa là vùng cằn cỗi, vùng đất thấp. Ê đê Mdhur cư trú tại huyện Mdrak của phía đông tỉnh Đak Lak, Sông Hinh của tỉnh Phú Yên.
Ê đê Bih là nhóm Rang Đê cổ nhất bảo lưu nhiều dấu vết cổ qua ngôn ngữ, Ê Đê Bih có truyền thống làm gốm, dệt chiếu, trồng lúa nước. Họ Cư trú ven sông Krong Ana, sông Krong Kno của tỉnh Đak Nông.
Ê đê Krung xuất phát từ chữ Kurung trong ngôn ngữ Rang Đê cổ, Khi vua Chế Mân, Chế Bồng Nga mộ lính đi đánh giặc họ tự gọi các thủ lĩnh đó là Kurung hay Krung. Cư trú chủ yếu tại huyện Êa Hleo, Krong Buk của tỉnh Đăk Lak.
Ngoài ra còn có các nhóm địa phương nhỏ khác: Blo, Dongmak,Hwing...Nhưng hầu như người Ê đê không có sự khác biết lớn giữa các nhóm địa phương. Người Ê Đê là nhóm dân tộc có xu hướng thống nhất ý thức tộc người, biểu hiện rõ nét nhất là ranh giới khác biệt giữa các nhóm địa phương tồn tại trước kia thì ngày nay đã hoàn toàn bị xóa bỏ bằng việc thống nhất tôn giáo, ngôn ngữ và chữ viết và người Ê Đê tự gọi họ là Anak Đê đọc tránh từ Anak Aê-Diê, nghĩa là những đứa con của Yàng (Thần Linh). Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Ê Đê ở Việt Nam có dân số 331.194 người, cư trú tại 59 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Người Ê Đê cư trú tập trung tại tỉnh:
Đăk Lăk (298.534 người, chiếm 17,2% dân số toàn tỉnh và 90,1% tổng số người Ê Đê tại Việt Nam),
Phú Yên (20.905 người),
Đăk Nông (5.271 người),
Khánh Hòa (3.396 người).[4].Tại một số quốc gia khác, như Campuchia, Hoa Kỳ, Canada và các nước Bắc Âu cũng có một ít người Ê Đê sinh sống, song chưa có số liệu chính thức.
Đặc điểm kinh tế
Người Ê Đê làm rẫy là chính, riêng nhóm Bíh làm ruộng nước theo lối cổ sơ, dùng trâu dẫm đất thay việc cày, cuốc đất. Ngoài trồng trọt còn chăn nuôi, săn bắn, hái lượm, đánh cá, đan lát, dệt vải. Trên nương rẫy, ngoài cây chính là lúa còn có ngô, khoai, bầu, thuốc lá, bí, hành, ớt, bông. Đặc điểm làm rẫy của người Ê Đê là chế độ luân khoảnh, tức là bên cạnh những khu đất đang canh tác còn có những khu đất để hoang để phục hồi sự màu mỡ. Ngày nay người Ê Đê gắn mình với sản xuất nông sản cây công nghiệp: cà phê, cao su, hồ tiêu, ca cao,... Nghề trồng trọt ở đây có nuôi trâu, bò, voi. Người dân ở đây còn tự làm ra được đồ đan lát, bát đồng, đồ gỗ, đồ trang sức, đồ gốm.
Một cô gái Ê Đê K'pă tại Buôn Ma Thuột phải đội nón Aduôn-Bai trong lễ đi ở dâu nhà chồng 3 năm-Ảnh của tạp chí Life 1960
Hôn nhân gia đình
Trong gia đình người Ê Đê, chủ nhà là phụ nữ theo đó của cải và đất đai sẽ được truyền từ mẹ sang con gái, theo chế độ mẫu hệ có đặc điểm rất khá tương đồng với chế độ mẫu hệ của người Minangkabau ở đảo Sumatra của Indonesia, con cái mang họ mẹ,trước đây con trai không được hưởng thừa kế,bây giờ có sự bình đẳng trong nhà. Phụ nữ chịu trách nhiệm trong quản lý gia đình,chăm sóc con cái, mồ mả tổ tiên,của cải thừa kế cho con cái... Đàn ông chịu trách nhiệm trong việc ngoại giao, giao lưu buôn bán với cộng đồng bên ngoài đồng thời các vấn đề tôn giáo và chính trị cũng là trách nhiệm của người đàn ông. Cho nên vai trò và địa vị của đàn ông Ê đê bên ngoài xã hội là rất lớn. Đàn ông cư trú trong nhà vợ. Nếu vợ chết và bên nhà vợ không còn ai thay thế theo tục nối dây thì người chồng phải về với chị em gái mình. Khi chết, được đưa về chôn cất bên người thân của gia đình mẹ đẻ.Chỉ con gái được thừa kế tài sản, người con gái út được thừa kế nhà tự ông bà và phải nuôi dưỡng cha mẹ già. Đây là nét ảnh hưởng từ quy định của xã hội từ thời phong kiến Chămpa mà người Ê đê chịu ảnh hưởng trong suốt thế kỷ dài trong lịch sử.
Văn hóa
Người Ê Đê có kho tàng văn học truyền miệng phong phú: thần thoại, cổ tích, ca dao, tục ngữ, đặc biệt là các Khan (trường ca, sử thi) nổi tiếng với Khan Đam San, Khan Đam Kteh M'lan,... Người Ê Đê yêu ca hát, thích tấu nhạc và thường rất có năng khiếu về lĩnh vực này. Nhạc cụ có cồng chiêng, trống, sáo, khèn, Gôc, Kni, đàn, Đinh Năm, Đinh Tuốc là các loại nhạc cụ phổ biến của người Ê Đê và được nhiều người yêu thích.
các chàng trai và cô gái Ê Đê té nước và tắm nhằm cầu mong điều tốt lành sau nghi lễ cúng bến nước, tết chuyển mùa tháng 3 âm lịch
Người Ê Đê chèo thuyền độc mộc trên sông Krông Ana
Đặc tính tâm lý trong văn hóa
Người Ê Đê có lòng trung thực, kiên nhẫn với sự khó khăn, chịu đựng nhọc nhằn trong lao động, Chăm chỉ, nhiệt tình trong công việc, nhưng dễ nổi loạn chống lại khi bị chèn ép và áp bức. Điều này đã minh chứng trong suốt ngàn năm lịch sử đấu tranh bảo vệ cộng đồng của người Ê đê. Ai cũng muốn mình lịch thiệp trong xã hội. Các phụ lão thích kẻ khác kính nễ, phụ nữ thường hay e thẹn. Cả già lẫn trẻ đều có lòng hiền hòa, không thích người ta ba hoa, nói dối. Vì vậy nếu ai nói dối, lừa gạt một người Ê Đê, dù chỉ một lần thôi thì cũng đủ để mất hết lòng tin thậm chí dẫn đến hiềm khích kéo dài đến cả thế hệ sau.
ảnh màu 2 phụ nữ Ê Đê K'pă đội nón Aduôn-Bai tại Buôn Ma Thuột năm 1904. Ảnh của L'Indochine Francaise- Pháp
Đôi nét về nhân chủng
Người Ê Đê chiếm 17 % dân số tại tỉnh Đăk Lăk. Dân tộc này nằm trong nhóm các tộc người sử dụng ngôn ngữ Malay-Polynesia, sống trên khắp Đông Nam Á. Đa số người Ê Đê ngày nay là tín đồ Tin Lành - một tôn giáo du nhập hòa trộn nhiều thành phần tín ngưỡng dân gian bản địa, và người Ê Đê không có tục thờ cúng tổ tiên. Người Ê Đê thường có bề ngoài điển hình của người Đông Nam Á, trông gần giống người hải đảo Indonesia, Philippin và Malaysia. Tuy nhiên, người Ê Đê không thuần chủng, bề ngoài có nhiều nét khác nhau, đó là do kết quả của nhiều thế kỉ pha trộn với người Ấn Độ xa xưa, người M'nông thuộc ngôn ngữ Môn-Khmer, người Pháp thời thuộc địa, và người Việt.
Nhà sàn của người Ê Đê
Một bến nước của người Ê Đê ở Cư Mgar
Nhà cửa
Phương tiện liên quan tới Nhà người Ê Đê tại Wikimedia Commons
Tộc người Ê Đê vốn thuộc nhóm cư dân ngôn ngữ Malay-Polynesia, có nguồn gốc lâu đời từ vùng biển. Mặc dù đã chuyển cư vào miền trung Việt Nam hàng ngàn năm trước, và di cư lên Tây Nguyên khoảng sớm nhất vào cuối thế kỷ 8 đến thế kỷ 15 nhưng trong sâu thẳm văn hóa của người Ê Đê, bến nước và con thuyền là những hình ảnh chưa hề phai nhạt. Nhà sàn Ê Đê có hình con thuyền dài, cửa chính mở phía trái nhà, cửa sổ mở ra phía hông. Bên trong nhà có trần gỗ hình vòm giống hệt mui thuyền. Có nhiều buôn Ê Đê trù phú với hàng trăm ngôi nhà dài trông như một hạm đội thuyền Nam Đảo đang rẽ sóng giữa thế giới biển đảo, đây là nét đặc trưng có hầu hết ở các tộc người nói tiếng Mã Lai. Nhà người Ê Đê thuộc loại hình nhà dài sàn thấp, thường dài từ 15 đến hơn 100 m tùy theo gia đình nhiều người hay ít người. Nhà Ê Đê có những đặc trưng riêng không giống nhà của các cư dân khác ở Tây Nguyên. Là nhà của gia đình lớn theo chế độ mẫu hệ. Bộ khung kết cấu đơn giản. Cái được coi là đặt trưng của nhà Ê Đê là: hình thức của cầu thang, cột sàn và cách bố trí trên mặt bằng sinh hoạt. Đặc biệt là ở hai phần. Nửa đằng cửa chính gọi là Gah là nơi tiếp khách, sinh hoạt chung của cả nhà dài, bếp chủ, ghế khách, ghế chủ, ghế dài (Kpan) (tới 20 m), chiêng ché,... nửa còn lại gọi là Ôk là bếp đặt chỗ nấu ăn chung và là chỗ ở của các đôi vợ chồng, chia đôi theo chiều dọc, phần về bên trái được coi là "trên" chia thành nhiều gian nhỏ. Phần về bên phải là hàng lang để đi lại, về phía cuối là nơi đặt bếp. Mỗi đầu nhà có một sân sàn. Sân sàn ở phía cửa chính được gọi là sân khách. Muốn vào nhà phải qua sân sàn. Nhà càng khá giả thì sân khách càng rộng, khang trang.
Thiếu nhi người Ê Đê
Thiếu nữ người Ê Đê Mdhur vào ngày lễ tuhkong (Trưởng thành)
Trang phục
Có đầy đủ các thành phần, chủng loại trang phục và phong cách thẩm mỹ khá tiêu biểu cho các dân tộc khu vực Tây Nguyên. Y phục cổ truyền của người Ê Đê là màu đen, có điểm những hoa văn sặc sỡ. Đàn bà mặc áo, quấn váy (Ieng). Đàn ông đóng khố (Kpin), mặc áo. Người Ê Đê ưa dùng các đồ trang sức bằng bạc, đồng, hạt cườm. Trước kia, tục cà răng quy định mọi người đều cắt cụt 6 chiếc răng cửa hàm trên, nhưng lớp trẻ ngày nay không cà răng nữa.
Trang phục nam
Nam để tóc ngắn quấn khăn màu đen nhiều vòng trên đầu. Y phục truyền thống gồm áo và khố.
Hoàng Minh Thắng