Tên tự gọi: Ê Đê
Tên gọi khác: Anăk Ea Ðê, Ra Ðê (hay Rhađê), Ê-đê, Êgar, Ðê.
Nhóm địa phương: Kpă, Adham, Krung, Mđhur, Ktul, Dliê, Hruê, Bih, Blô, Kah, Kdrao, Dong Kay, Dong Mak, Ening, Arul, Hwing, Ktlê.
Số dân: 331.1941 (Tổng cục Thống kê năm 2009)
Ngôn ngữ và chữ viết: Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Malayô-Pôlinêxia (ngữ hệ Nam Ðảo).
Nguồn gốc lịch sử: Người Ê-đê là cư dân đã có mặt lâu đời ở miền Trung Tây Nguyên.
Địa bàn cư trú: Chủ yếu tại tỉnh Ðắc Lắc, phía nam tỉnh Gia Lai và miền tây Phú Yên, Khánh Hoà.
Đặc điểm kinh tế: Canh tác lúa rẫy theo chế độ luân khoảnh là chủ yếu. Chăn nuôi (lợn, trâu, gà..) nhưng chủ yếu phục vụ cho tín ngưỡng. Nghề thủ công gia đình phổ biến (nghề đan lát mây tre, làm đồ gia dụng, trồng bông dệt vải..). Hiện nay đồng bào đã trồng nhiều loại cây công nghiệp có hiệu quả kinh tế cao (cà phê, hồ tiêu, đào lộn hột…)
Phong tục tập quán
Ăn: Ăn cơm tẻ bằng là chủ yếu. Muối ớt là thức ăn không thể thiếu. Đồng bào thích uống rượu cần, hút thuốc lá cuốn, ăn trầu.
Ở: Nhà sàn dài, kiến trúc mô phỏng hình thuyền là nhà truyền truyền thống. Gia đình được tổ chức theo chế độ mẫu hệ. Các gia đình quần tụ theo đơn vị buôn.
Hôn nhân: Phụ nữ giữ vai trò chủ động. Người Ê-đê có tục ở rể và "nối dòng"
Phương tiện vận chuyển: Chủ yếu là gùi đan hoặc voi và thuyền độc mộc.
Tang ma: Đồng bào thực hiện tục thổ táng và bỏ mả.
Lễ hội: Nhiều lễ hội gắn liền với chu kỳ sản xuất nông nghiệp (Mừng cơm mới, mừng vụ mùa bội thu…) và đời sống (Mừng nhà rông mới). Nghi lễ theo đuổi cả đời người và lễ cầu phúc, lễ mừng sức khoẻ cho từng cá nhân…
Trang phục: Trang phục truyền thống là phụ nữ quấn váy tấm dài đến gót, mùa hè thì ở trần hay mặc áo ngắn chui đầu. Nam giới đóng khố, mặc áo cánh ngắn chui đầu. Mùa lạnh, nam nữ thường choàng thêm một tấm vải. Ðồ trang sức có chuỗi hạt, vòng đồng, vòng kền đeo ở cổ..
Đời sống văn hóa: Văn hóa dân gian phong phú, đặc sắc (sử thi, thần thoại, sử thi anh hùng, luật tục, cổ ngữ, tục ngữ). Nền âm nhạc Ê-đê nổi tiếng ở bộ cồng chiêng, các loại nhạc cụ bằng tre nứa, vỏ bầu khô. Hình thức diễn xướng dân gian độc đáo (hát đối đáp, hát đố, hát kể gia phả và khan).
Nông Quang Khải (sưu tầm)