Dân tộc Lô Lô sinh sống ở Yên Bái chỉ có 3 người cư trú ở thành phố Yên Bái và huyện Trấn Yên (theo số liệu tổng điều tra dân số ngày 1/4/1989) đến thời điểm hiện tại trên địa bàn tỉnh Yên Bái chỉ còn 01 người dân tộc Lô Lô giới tính Nam cư trú, sinh sống.
Tếng nói của người Lô Lô thuộc nhóm ngôn ngữ Tạng - Miến. ngữ hệ Hán - Tạng, gần với ngôn ngữ Miến hơn. Người Lô Lô đã có dạng chữ viết riêng (chữ tượng hình) nhưng nay đã bị mai một.
Nguồn sống chính của đồng bào Lô Lô là lúa nương. Người Lô Lô ăn cơm tẻ hay bột ngô đồ với canh rau và các mòn xào, cũng uống rượu trong ngày lễ. Người Lô Lô sống quần tụ thành các bản lớn và vừa trên triền núi, nhà ở của người Lô Lô có cả nhà đất, nhà sản nửa đất và nhà sàn.. Mỗi hộ gia đình đều có khuôn viên riêng, ngoài nhà ở còn có vườn và chuồng gia súc, xung quanh nhà thường có hàng cây bao quanh. Người Lô Lô thờ cúng tổ tiên, trong mỗi gia đình, trong mỗi dòng họ. Việc điều hành thờ cúng do người con trai và ông trưởng họ.
Trang phục phụ nữ Lô Lô mặc quần áo rộng, trên y phục có trang trí bằng nhiều họa tiết, hoa văn chắp ghép từ vải màu. Nam giới cũng mặc quần chân què lá tọa yà trang trí hoa văn nhiều màu sắc. Người Lô Lô có nền văn nghệ dân gian khá độc đáo với nhiều truyện kể thần thoại, nhiều làn điệu dân ca trữ tình. Là một trong số ít các dân tộc ở nước ta, hiện nay người Lô Lô còn dùng trống đồng trong đám tang, đánh nhịp trong múa hát. Nghệ thuật trang trí của người Lô Lô rất tinh lế, độc đáo chứa đượm nhân sinh quan, vũ trụ quan cổ điển thể hiện trên y phục, trên trống đồng.
Hoàng Thị Vinh (sưu tầm)