Đối với người dân tộc Phù Lá, Sapa từ xa xưa họ đã cho rằng Đám Cưới chính là nghi lễ quan trọng nhất trong đời một con người. Chính vì lẽ đó mà dù có nghèo khổ hay giàu sang thì trong đám cưới cũng nhất thiết phải có tiếng Kèn đưa dâu để thể hiện sự đường hoàng của nhà trai.
Người Phù Lá gọi kèn Pí Lè là “Sa Lá”. Nhìn sơ qua thì chúng ta sẽ thấy nó có nhiều nét khá tương đồng với chiếc kèn của người Mông. Kèn của người Phù Lá được sơn màu đỏ để tượng trưng cho sự linh thiêng khi dùng trong nghi lễ. Các nghi lễ mà người Phù Lá thường thổi loại kèn này là Đám Cưới, Đám Tang và Dựng Nhà Mới. Với mỗi nghi lễ khác nhau thì bài kèn được thổi cũng khác nhau cho phù hợp với nghi lễ. Mời các bạn tham khảo Tour du lich Tam Dao tu Ha Noi.
Người Phù Lá quan niệm rằng trong đám cưới tiếng kèn là biểu trưng cho sự thiêng liêng và không thể thiếu. Họ cho rằng hạnh phúc của một đôi vợ chồng mới cưới cũng như tiếng kèn, phải có đôi có cặp mới tạo ra được sự đồng điệu, toát lên cảm xúc trong lòng người. Tour Bali tu Ha Noi
Trên đường người Phù Lá đến rước dâu và khi đưa cô dâu về gia đình nhà chồng, đội kèn luôn luôn phải đi trước dẫn đầu đoàn với vai trò xua đuổi mọi cản trở trên đường đi rước dâu. Để cô dâu và chú rể sẽ được về sống dưới một mái nhà trong sự may mắn và bình yên. Điều này còn thể hiện sự uy nghi và hoành tráng của nhà trai trong ngày đại lễ mừng hôn tại nhà thờ.
Khi đoàn rước dâu về đến trước cửa nhà trai đội kèn sẽ phải dừng lại trước cửa để cho cô dâu làm lễ trong sân. Sau khi nghi lễ kết thúc ngoài sân thì mới bước vào trong nhà, lúc này đội kèn sẽ phải đứng ở hai bên dể nhường lối cho cặp tân nương, tân lang vào làm lễ trước tổ tiên trong gia đình. Đến màn làm lễ trước tổ tiên thì tiếng kèn cũng bắt đầu trở lên dồn dập, tha thiết kiến cho bất kỳ ai tham dự lễ cưỡi cũng dâng trào một niềm cảm xúc khó tả, như vui mừng và cũng như làm nhộn nhịp thêm cho không khí của ngày vui.
Hoàng Mai (sưu tầm)