Một bản nghèo ở Bắc Kạn
Trên bản đồ dân số vùng núi phía Bắc, người Tày, Nùng chiếm tỉ lệ rất cao so các tộc người thiểu số nơi đây, riêng ở Bắc Cạn, người Tày chiếm đến 54% dân số tỉnh này. Đời sống của họ hoàn toàn dựa vào rừng núi và đối với họ, rừng núi, đại ngàn là linh hồn, là chỗ dựa duy nhất. Tâm thức vốn dĩ tự do, không bị bó buộc và tập quán du canh du cư của người Tày, Nùng dần được thay thế bởi nếp sống định cư, bám lấy mảnh rừng thân thiết của họ. Tuy nhiên, kiểu giao khoán rừng cho đồng bào thiểu số mà nhà nước Việt Nam đang áp dụng đã làm đời sống đồng bào Tày, Nùng đảo lộn, đã nghèo càng thêm nghèo.
Giao khoán rừng hay là đặt bẫy?
Một trưởng thôn tên Chiềng ở huyện Chợ Đồn, Bắc Cạn, chia sẻ: “Không có hỗ trợ, nhà nước có cấp cho mình 3 hecta để trồng rừng và hỗ trợ 70% để trồng. Nhưng mà trồng cây gì? Chứ không phải tự tiện trồng được đâu! Nói thì hỗ trợ chứ bà con ở đây chưa có nhận được gì đâu!”
Không có hỗ trợ, nhà nước có cấp cho mình 3 hecta để trồng rừng và hỗ trợ 70% để trồng. Nhưng mà trồng cây gì? Chứ không phải tự tiện trồng được đâu! Nói thì hỗ trợ chứ bà con ở đây chưa có nhận được gì đâu!
- Ông Chiềng
Ông Chiềng cho biết thêm là hiện tại, đời sống của đồng bào Tày nơi bản làng của ông hết sức khó khăn, mùa giáp hạt thì đói từ trên xuống dưới, thôn ba mươi mấy gia đình thì có đến hơn ba chục gia đình thuộc diện nghèo đói. Những gia đình không nghèo đói cũng chẳng có được gì để gọi là không nghèo ngoài tài sản lớn nhất là một chiếc xe máy, hai chiếc nồi, một con trâu. Chiếc xe máy để đi lại, giá chưa tới mười triệu đồng, con trâu chừng ba chục triệu đồng nếu bán lúc nó khỏe mạnh, trường hợp trời rét, nó bị chết thì bán không ai mua. Còn hai cái nồi là tài sản mà nhà nghèo hay nhà giàu gì cũng phải có trong bản. Bởi một nồi dùng để nấu cơm, một nồi dùng để nấu thức ăn.
Mỗi khi có lễ lạc, có đám, các gia đình khác trong làng sẽ mang thêm nồi tới để nấu, muốn đi chợ phải đi bộ gần mười km mới xuống tới chợ. Vào mùa mưa, việc đi chợ không thể diễn ra bởi đường lầy, tiền cũng không có và ăn măng rừng, ớt rừng dầm muối với cơm, với ngô vẫn là món chính. Trước đây bà con Tày, Nùng còn đi chặt củi rừng mang xuống chợ để bán mua thức ăn, còn bây giờ rừng bị cấm khai thác củi nên không ai có củi đề bán.
Ông Chiềng tỏ ra bức xúc khi nhà nước cấm người dân lấy củi rừng và giao rừng cho người đồng bào thiểu số tự quản, tự trồng nhưng đổi lại, người dân không được quyền lợi gì. Giải thích cho vấn đề không được quyền lợi gì, ông Chiềng nói rằng cây gỗ rừng thì người dân chỉ được quyền giữ chứ không được quyền khai thác, không được lấy củi. Trong khi đó, kiểm lâm và lâm tặc thì chẳng chừa cây nào. Cứ có cây nào gỗ quí, to một chút thì bà con có giữ cách gì cũng mất. Thường thì mất ban đêm hoặc mất trong những ngày bà con có việc lễ lạc trong làng.
Người giàu có nhất bản với tài sản hai con trâu.
Rừng vẫn cứ thưa dần cây gỗ quí mà bà con trong bản, trong thôn muốn cất cái nhà cũng phải xin phép nhà nước, đi từ cửa này sang cửa nọ để xin cái quyết định hạ vài cây gỗ tạp trong rừng đã được giao về làm nhà. Bà con thậm chí không dám chặt củi vì sợ kiểm lâm. Những khoản rừng đất trồng đồi trọc thì nhà nước giao cho đồng bào thiểu số tự quản, tự trồng nhưng không hề cung cấp giống. Trong khi đó, người dân không có cái để ăn thì lấy đâu ra tiền mà mua giống cây về trồng.
Ông Chiềng bức xúc: “Tôi xin nói câu này nhé! Cái tốt nhất là ưu tiên khai thác gỗ, nhưng ở đây nah2 nước không cho khai thác. Cái thứ hai là đường dân sinh bà con làm ra rất khổ nhưng những người khai thác gỗ đã đưa trâu, bò, kéo gỗ làm nát hết đường của bà con. Nhưng mình không thể nói ra, nói ra thì anh em (cán bộ) không vui!...”
Đời sống đã nghèo càng thêm nghèo
Nói về cái nghèo của bà con Tày, Nùng, H’Mong, Dao Đỏ, Thái Trắng ở miền núi Tây Bắc, Đông Bắc thì nghe ra câu chuyện có vẻ như bất tận, chưa có hồi kết. Nếu trước đây chỉ nghèo, lạc hậu thì giờ lại thêm cái nghèo, lạc hậu và khó. Khó nhất vẫn là sống ngay trên rừng nhưng chỉ được trồng rừng, chỉ được trông coi rừng nhưng không được động tới rừng. Cái nghèo và sự mặc cảm quấn lấy người dân miền núi.
Một cán bộ phụ nữ ở Chợ Đồn, không muốn nêu tên, chia sẻ: “Ở đây bà con nghèo lắm, chủ yếu là làm ruộng thôi. Ai làm kinh tế thì nuôi những con vật trâu, bò, nuôi ít thôi, làm để cải thiện kinh tế gia đình thôi. Nói chung khá giả không có, hầu như là không có, đa số là hộ nghèo, hộ gọi là khá gọi là đủ ăn thôi, chủ yếu vẫn là hộ nghèo, đa số là nghèo…”
Theo chị này, đời sống của hầu hết người đồng bào thiểu số ở các tỉnh Tây Bắc đang rất khốn khó. Khốn khó không phải vì nhà nước không quan tâm mà theo chỗ chị biết thì chính quyền trung ương rất quan tâm đến đồng bào thiểu số và khoản nghân sách dành cho người thiểu số mỗi năm có thểm lên đến hàng trăm tỉ đồng.
Ở đây bà con nghèo lắm, chủ yếu là làm ruộng thôi. Ai làm kinh tế thì nuôi những con vật trâu, bò, nuôi ít thôi, làm để cải thiện kinh tế gia đình thôi. Nói chung khá giả không có.
-Một cán bộ ở Chợ Đồn
-Một cán bộ ở Chợ Đồn
Nhưng đây cũng là lúc người miền núi phải chịu nhiều khổ nạn nhất bởi hầu hết các tấm lưới tham nhũng từ chính quyền tỉnh xuống chính quyền huyện, rồi chính quyền xã, thậm chí chính quyền cấp thôn cũng véo bớt một miếng. Cuối cùng, trung ương gởi xuống một con voi, tỉnh lấy mất cặp ngà với bốn cái đùi, huyện lấy cái bụng và thịt da, xã tróc bớt ít thì còn dính trong xương. Về đến người dân là bộ xương không thể nào gặm được.
Lấy ví dụ về cái con voi và bộ xương voi, chị này nói rằng quá trình bê tông hóa nông thôn ở miền xuôi nghe ra có vẻ dễ thở hơn ở miền núi. Vì miền núi người dân không biết gì, làm một con đường bê tông nham nhở dài chưa đến 500 mét với độ dày 15cm, bề ngang 2 mét mà tốn đến 500 triệu đồng, như vậy, mỗi mét tốn hơn một triệu đồng là quá khủng khiếp. Bởi ở đây, công lao động do người dân bỏ ra, chỉ có vật liệu, với độ dày 15cm, bề ngang 2m, như vậy mỗi mét tới là 3cm khối, phải 3,3 mét tới mới được một khối bê tông.
Mà với mác bê tông rất kém như đã thấy, đường làm xong một năm đã xuống cấp thì chắc chắn một khối bê tông chỉ dừng ở mức một triệu đồng là cùng. Như vậy, người ta đã ăn mất 70% chi phí của con đường! Chính vì nạn tham nhũng không chừa một ai này mà từ chỗ thiếu các con đường, thiếu điện để thắp, thiếu phương tiện đi lại và thiếu giao lưu với bên ngoài. Đời sống co cụm, lẩn quẩn trong rừng.
Trong khi đó, sống ngay giữa đại ngàn thân thuộc hàng trăm năm nay mà đời sống đồng bào thiểu số lại phải chấp nhận một cuộc sống hoàn toàn xa lạ với rừng thì chẳng có kiểu bế tắc nào hơn. Cuối cùng, nói một cách nghiêm túc thì có vẻ như nhà nước đã khéo léo biến đồng bào thiểu số thành những con vật giữ rừng cho họ. Chị này kết thúc câu chuyện bằng một câu kết đầy tức tưởi trên.