Xuân đến trên khắp các bản làng dân tộc vùng cao tỉnh Hà Giang thì cũng là lúc các lễ hội văn hóa được đồng loạt diễn ra, trong số đó có một trò chơi vừa độc đáo lạ lẫm nhưng cũng vừa gần gũi không kém, thu hút đến hàng trăm người thử sức chính là trò chặt mía.
Trò chặt mía luôn thu hút được người chơi mỗi dịp xuân về trên khắp mảnh đất Hà Giang
Những cây mía được người tham gia dùng dao cắt làm hai phần, phải cắt làm sao cho hai phần bằng nhau là thắng.
Trò chơi có luật lệ rất đơn giản. Người chủ trì cuộc chơi sẽ dựng cây mía cao lên tầm 4m, còn công việc của người chơi chỉ cần … ngắm và cắt cho chuẩn.
Tưởng là dễ mà cũng không hẳn, ấy là khi có những người cầm dao rồi ngắm đến 10 phút vẫn phải lắc đầu bỏ cuộc vì không dám chắc vào suy đoán của bản thân mình.
Những cây mía cao lêu khêu khẳng khiu, đốt không đều và còn cả lá ngọn là những thách thức không hề nhỏ cho người chơi.
Những người chơi tự tin sau khi ngắm kỹ sẽ dùng dao chém đứt đôi cây mía. Còn những người chủ trì cuộc thi ngay trong lúc cây mía còn nằm ngang sẽ nhanh tay dấu ngọn để người chặt không có thời gian ước lượng độ dài nữa. Khó khăn ở đây chính là các phần của cây mía phải gần bằng nhau nhất, chênh lệch ít nhất chỉ được khoảng ngang 2 ngón tay (tức 3cm)
Rất nhiều người tập chung đến xem, tham gia vào cuộc chơi.
Xếp dưới nhứng viên đá nhỏ là tiền độ mía, có khi lên đến vài trăm ngàn.
Từ những trò chơi như vậy mà mỗi mùa xuân đến là hàng trăm cây mía được bán đi. Trong tín ngưỡng, người H’mông còn cho rằng người cắt mía thắng sẽ luôn được may mắn trong cả một năm đó.
Nông Minh Hằng