Mc tiệc cưới, học làm mc đám cưới, video đám cưới hay nhất: ₪ Dân tộc Brâu
Showing posts with label ₪ Dân tộc Brâu. Show all posts
Showing posts with label ₪ Dân tộc Brâu. Show all posts

Monday, July 4, 2016

Tổng Quan Dân Tộc Brâu (Bắc Duy)

1. Vài Nét về Dân Tộc Brâu
Dân số : 322 (2009)
Ngôn Ngữ: hệ ngôn ngữ Nam Á, nhóm ngôn ngữ Môn – Khmer.
Tên gọi khác: người Brạo
Nhóm địa phương:
Địa bàn cư trú: Kon Tum, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Lai Châu, Bình Phước
Địa bàn cư trú:

Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Brâu ở Việt Nam có dân số 397 người, cư trú tại 7 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Người Brâu cư trú tập trung tại các tỉnh: Kon Tum (379 người, chiếm 95,5% tổng số người Brâu tại Việt Nam), thành phố Hồ Chí Minh (12 người, chiếm 3,0% tổng số người Brâu tại Việt Nam)
2. Kinh Tế Truyền Thống
2.1. Trồng Trọt
Phương thức trồng trọt là phát rừng, đốt rẫy, chọc lỗ tra hạt. Đàn ông hai tay cầm hai gậy đi trước chọc lỗ, đàn bà đi sau dùng tay tra hạt giống xuống lỗ và dùng chân gạt đất lấp hạt. Mùa trồng trọt kết thúc, cả làng tổ chức cúng thần Brabun – một loại củ, mà đồng bào tin là có tinh linh làm cho cây lúa phát triển. Công cụ sản xuất gồm có rìu (chung), dao rựa (agắc) và chiếc gậy chọc lỗ dài khoảng 2,5 – 3m. Cây trồng chính là lúa nếp, lúa tẻ, ngoài ra có ngô và sắn, xen các loại đậu, dưa, bầu bí…
2.2.  Chăn Nuôi
Chăn nuôi gia súc, gia cầm của dân tộc Brâu giữ vai trò quan trọng trong cuộc sống của đồng bào. Đồng bào Brâu nuôi trâu, bò, lợn, gà… Nuôi gia súc, gia cầm nhằm hai nhu cầu: phục vụ các nghi lễ tôn giáo, cúng bái thần linh và ăn thịt. Do nhu cầu rất thiết thực như vậy, cho nên nhà nào cũng chăn nuôi, tuy nhiên số lượng vật nuôi trong từng gia đình thường ít.
Phương thức chăn nuôi chủ yếu là chăn thả. Ngày thả chúng vào rừng tự kiếm cỏ ăn, tối lùa chúng về nhà. Ban đêm trâu thường được buộc ở gốc cây gần nhà ở.
2.3. Khai thác tự nhiên
Sổng với rừng, đồng bào Brâu tận dụng khai thác rừng để phục vụ đời sống. Trước tiên đồng bào khai thác gồ rừng để làm nhà sàn, nhà rông, rào làng, sau đó là dùng gỗ làm củi đun, làm công cụ sản xuất. Đồng bào còn vào rừng khai thác lâm sản như: mật ong, măng tươi, nấm hương, mộc nhĩ. Các buổi chiều tối đi làm về, chị em phụ nữ Brâu luôn thu hái được từ rừng mang về nhà góp phần cho bữa ăn. Người Brâu cũng hay săn bắn. Săn bắn là công việc của nam giới. Người Brâu săn băn muông thú vừa để bảo vệ mùa màng, vừa lấy thịt ăn cải thiện đời sống. Đồng bào có nhiều cách săn, nhưng phổ biến nhất là săn rình và đánh bẫy xung quanh rẫy của mình. Vào mùa lúa chín, thu hoạch, người ta làm chòi canh ngay tại rẫy để bảo vệ mùa màng. Khi có thú đến phá hại rẫy thì dùng nỏ hạ thủ con thú. Đánh cá kiếm thức ăn hàng ngày trên sông nước cũng được đồng bào quan tâm. Đồng bào trước đây hay duốc cá bằng thuốc lá cây ở những con suối nhỏ.
2.4.    Ngành nghề thủ công
Ngành nghề thủ công ở đồng bào có nghề rèn và đan lát. Họ tự đan những chiếc gùi để dùng hàng ngày; còn nghề rèn thì không có cơ hội phát triển, vỉ bên cạnh họ, nghề rèn của người Xơ Đăns có quy mô phát triển mạnh hơn. Điều đáng lưu ý là ở đồng bào Brâu không phát triển nghề dệt như nhiều dân tộc khác trên đất Tây Nguyên. Để có vải mặc, họ thường lấy mật ong, lợn, gà đi sang Lào, Căm – pu -chia đôi lấy vải, hoặc tìm đến neười Xơ Đăng (nhóm Cà Dong) đổi lấy quần áo mặc.

3.  Văn hoá truyền thống
3.1.  Làng
Làng của dân tộc Brâu (làng Đắc Mê) được xây dựng trên bãi đất bằng. Làng được cấu trúc theo kiểu hình tròn, giữa làng là nhà rông, xung quanh là nhà ở. Tất cả nhà ở trong làng đều được dựng theo quy định là quay đầu hồi có hướng cửa chính về phía nhà rông. Ngoài cùng là hàng rào kín bằng tre, gỗ, có cổng cho dân làng và gia súc đi lại, bên cạnh công thường cắm chông để phòng kẻ gian và bên trong làng dựng các cây soóc roỏc – cây cúng thần và trừ ma quỷ
Dân tộc Brâu có dân số ít ở nước ta, số đông lại ở hai nước bạn (nước Lào và nước Căm – pu – chia). Tuy nhiên ở nước ta đồng bào cỏ cơ chế tố chức xã hội riêng: có già làng, có thầy cúng. Già làng, thầy cúng điều hành công việc làng theo luật tục của làng.
3.2.  Nhà ở
Nhà ở của dân tộc Brâu là nhà sàn với đặc điểm là gầm sàn không cao (chi khoảng 1 m) và mái nhà có độ dốc lớn. Dọc theo đòn nóc là những phiến tre đan cài hình trang trí. Hai đầu hồi nhà là những hình đầu chim, hom giỏ, mặt trời, nan quạt. Là nhà ở nhưng có hai ngôi riêng biệt: ngôi nhà chính và ngôi nhà phụ. Hai ngôi nhà này thông với nhau bởi một nhịp cầu bắc ngang. Nuôi nhà chính là nơi để cối giã gạo để chị em ngồi khâu vá, nghỉ ngơi, đặt bếp lửa; nhà phụ là nơi ngủ của người già và nơi cất chứa lương thực

3.3.  Gia Đình
Gia đình dàn tộc Brâu là gia đình nhỏ phụ hệ. Trong gia đình con cái sinh ra được tính theo dòng cha. Mọi của cải trong nhà thuộc quyền sở hữu chung, các thành viên trong gia đình cùng lao động, cùng hưởng thụ. Con trai, con gái được đối xử bình đẳng. Con gái di lấy chồng được chia của hồi môn khá hậu.
Gia đình dân tộc Brâu là gia đình phụ quyền. Người cha, người chồng có quyền hành lớn trong xử lý mọi việc của gia đình như: sản xuất, cưới xin, làm nhà mới. Tuy nhiên có nhiều trường hợp, ý kiến riêng của người mẹ hay người vợ cũng được xem trọng.
Gia đình người Brâu còn là một đơn vị kinh tế. Những của cải thể hiện sự giàu có trong một gia đình thường là: chiêng, cồng, nồi đồng, ché, vòng cô, vòng tay, quân áo.
Quan hệ dòng họ của dân tộc Brâu có quan hệ ba họ: họ nội – họ của cha, họ ngoại – họ của mẹ và họ hàng thông gia. Quan hệ giữa ba dòng họ là quan hệ thường ngày, quan hệ cả đòi thường và cuộc sống tậm linh.
3.4.  Y phục
Trang phục của dân tộc Brâu tương tự như trang phục của dân tộc Xơ Đăng (nhóm Ca Dong) cư trú ở các làng gần đó. Phụ nữ ở trần, mặc váy quấn (chơ đang) buông xuống ngang bắp chân. Váy có màu đen hay nâu xám. Nam giới đóng khố, ở trần, về trang sức, phụ nữ thích căng tai, đeo vòng tay, vòng cổ bàng đồng, bạc hay nhôm. Cả nam, nừ dân tộc Brâu đến tuổi 15-16 đều cà răng cửa hàm trên và xăm mặt, xăm mình. Hình xăm có thể là hoa văn hình học, hình con thú, con cá, chuỗi quả trám. Trong mỗi làng đều có người chuyên nghề xăm. Ngày nay văn hóa cà răng, xăm mình không còn mang tính phổ biến nữa.
3.5. Ẩm thực
Ẩm thực của dân tộc Brâu phần lớn có nguồn gốc từ các loại cây trồng và thu hái từ tự nhiên. Đồng bào ăn cơm tẻ rau xanh, thi thoảng có thịt thú rừng do săn bắn được. Những ngày lễ tiết, hội hè, cưới xin, làm nhà mới thường có cơm nếp và nhiều thịt gà, thịt lợn
3.6.  Phương tiện vận chuyển
Phương tiện vận chuyển của dân tộc Brâu chủ yếu là chiếc gùi nan tre. Dùng gùi để chuyên chở lúa thu hoạch được từ trên nương về nhà; chở các thứ thu hái được ở
trên rừng như măng tươi, mộc nhĩ… thu hái được khi trên đường từ nương về nhà. Mỗi người lớn lên, bắt đầu tham gia lao động thường có hai, ba chiếc gùi: có gùi cũ, có gùi mới. Tùy từng lúc, dùng loại gùi chọ thích hợp.
3.7.  Ngôn ngữ
Tiếng nói của dân tộc Brâu được xếp vào nhóm ngôn ngữ Môn – Khmer. Do dân tộc Brâu ít người, tiếng Brâu chỉ dùng trong nội bộ dân tộc. Do sống xen kẽ với người Xơ Đăng, cho nên đồng bào thường dùng tiếng Xơ Đăng làm phương tiện giao tiếp xã hội. Ở chừng mực nhất định, một số người Brâu, nhất là nam giới, còn có thể giao tiếp được bằng cả tiếng Lào và tiếng Căm – pu – chia. Ngày nay do kinh tế xã hội phát triển nhiều người
Brâu nói thành thạo tiếng Việt trong giao tiếp. Chữ viết. Đồng bào Brâu chưa có chữ viết riêng của dân tộc mình.
3.8. Tín ngưỡng tôn giáo
Dân tộc Brâu quan niệm vạn vật hữu linh, mọi vật đều có linh hồn. Pa Xây là vị thần sáng tạo ra vũ trụ, sáng tạo ra mưa gió và muôn loài, sáng tạo ra cả sự sống và cái chết. Trong mỗi làng của dân tộc Brâu thường có những cây cúng thần – soóc roóc. Đó là những cột lồ ô cao khoảng 0,8 đến 1 m. Đầu chỉ lên trời của cột lồ ô được chẻ ra, đan thành hình cái hom giỏ ngửa lên trời. Một cầu thang nhỏ xíu bắc dẫn lên cái hom giỏ đó. Trên cái hom giỏ, người ta đặt ống gạo, gan lợn, trứng, lông, chân và cánh gà. Tất cả những lễ vật đó là để cúng các loại thần linh: thần núi, thần sông, thần đất, thần mặt trời, thổ công của làng.
Đồng bào Brâu tin người có hai phần là phần xác và phần hồn. Người sống thì hồn nhập vào xác, khi chết hồn lìa khỏi xác bay vào không trung và biến thành ma.
3.9. Lễ hội
Dân tộc Brâu có lễ hội riêng của dân tộc mình, tuy nhiên, một mặt do cộng đồng người Brâu sinh sống ở nước ta với số lượng ít, mặt khác đồng bào thường xuyên quan hệ đồng tộc và thân tộc với người Brâu ở nước Lào và Căm – pu – chia, cho nên họ ít tổ chức lễ hội tại các làng Bràu ở nước ta.
3.10.  Tục lệ cưới xin
Dân tộc Brâu thực hiện hôn nhân 1 vợ 1 chồng, ngoại hôn dòng tộc. Sau hôn nhân cô dâu, chú rể cư trú luân phiên bên gia đình vợ và bên gia đinh chồng.
Ở người Brâu, trai, gái được tự do tìm hiểu, yêu nhau. Nếu được cha mẹ ưng thuận sẽ tiến hành nghi lễ ăn hỏi và cưới. Khi ăn hỏi – được gia vư, nhà trai đem đến nhà gái lợn, gà, rượu cần; nhà trai nhờ ông mối – gia vư giao tiếp với nhà gái. Lễ cưới – hđông chỉ được tiến hành tại nhà gái, nhưng nhà trai chịu hoàn toàn tổn phí. Trong tiệc cưới, dân làng uống rượu, ca hát, đánh chiêng chúc mừng cô dâu, chú rể mới. Cô dâu, chú rể ngồi cùng mâm với ông bà mối. Đồng bào Brâu có tục, cô dâu, chú rể gắp đổi thức ăn cho nhau.
Sau khi cưới, dân tộc Brâu có tục ở rể từ 3 đến 5 năm. Sau mãn hạn ở rể, con rể xin cha mẹ vợ cho phép cúng tổ tiên nhà gái để người vợ được về nhà chồng và trở thành con dâu chính thức của họ hàng bên nhà chồng. Bắt đầu từ thời gian này về sau, đôi vợ chồng trẻ cư trú luân phiên vài ba năm bên bố mẹ chồng lại vài ba năm bên bổ mẹ vợ đê phụng dưỡng cha mẹ già. Việc cư trú luân phiên được chấm dứt khi cha mẹ qua đời hết, đôi vợ chồng trẻ không còn ở vị trí là dâu, rê nữa, mà đã trở thành chủ của một gia đình nhỏ riêng biệt. Khi cư trú luân phiên như vậy, có lúc
họ cư trú ở Việt Nam, có lúc (có thế) cư trú ở nước khác: nước Lào, Căm – pu – chia (trường hợp hai vợ chồng là công dân thuộc hai quốc gia khác nhau).
Trong hôn nhân của dân tộc Brâu. ông cậu (po) là người có quyền thay mặt bố mẹ cháu quyết định mọi việc. Tục cư trú luân phiên hiện vẫn tồn tại không chỉ trong dân tộc Brâu, mà còn tồn tại ở một số dân tộc khác ở Tây Nguyên. Đặc biệt là cách đây không lâu, xã hội Brâu thừa nhận phụ nữ có hai chồng cùng sinh sống với một vợ.
3.11. Tập quán sinh đẻ và nuôi con
Người phụ nữ Brâu trong thời kỳ mang thai vẫn đi làm trên nương rẫy bình thường. Lúc đẻ sản phụ năm ở góc nhà. Theo quan niệm của đồng bào tại, sản phụ được bà mụ vườn (dạ hơi) chăm sóc, giúp đỡ cho cả mẹ lẫn con. Khi bé được năm, bảy ngày tuổi người ta làm phù phép đặt tên cho bé. Bà mụ vườn nghĩ ra một cái tên, rồi khấn vái thần linh đê hỏi ý kiến thần linh về cái tên đó, rồi bà tự rót rượu uống. Nếu thấy rượu ngon miệng thì cái tên đó đã được thần linh chấp nhận. Nếu rượu không ngon miệng có nghĩa là thần linh chưa chấp nhận, vì vậy phải làm lại các thủ tục xin phép thần linh về cái tên cho bé. Được thần linh đồng ý tên của bé mới được công bố.
3.12. Tập quán tang ma
Dân tộc Brâu khi có người chết, chủ nhà nổi chiêng, trống báo cho dân làng biết. Người quá cố được tắm rửa, thay áo, khổ (váy) mới và đưa đến nhà táng – nam kđoóc để quàn. Nhà táng do dân làng dựng tạm. Thi thể đặt theo tư thế nằm, quay đầu về phía nhà tang chủ, rồi liệm vào quan tài. Theo tục lệ xưa, quan tài là một thân cây gỗ to, đục rỗng ở giữa. Người ta lấy chăn, áo đẳp lên tử thi, đậy nắp lại. Quan tài được buộc chặt sau đó lấy đất sét trát kín chồ hở.
Bên nhà táng, dân làng uống rượu, nhảy múa theo nhịp chiêng trống để tiễn biệt người quá cố. Thời gian đám tang có thế kéo dài 2 – 3 ngày. Cách chôn người chết của dân tộc Brâu cũng có nét riêng biệt. Hố huyệt rất nông, khi chôn quan tài nửa nổi nửa chìm trong đất. Quanh quan tài người ta đào bốn hố sâu với ý nghĩa là để ngăn cản linh hồn người chết khỏi về quấy phá người sống. Đồng bào dựng nhà mồ ngay trên nấm mồ. Phần tài sản được chia cho người chết: chiêng, ché, gùi, rìu được đặt trong nhà mồ. Phần lớn những tài sản chia cho người chết đều bị đập vỡ, bẻ gẫy. Nhũng người đi dự mai táng, trước khi ra về, lấy rượu hòa với tiết gà vây quanh mộ, vứt những miểng gan quanh đó, khóc than, van vái người quá cố phù hộ cho con cháu và dân làng.
3.13. Văn nghệ dân gian.
Văn học: Dân tộc Brâu có nhiều thể loại văn học như truyền thuyết, truyện cổ, các làn điệu dân ca, ca dao, tục ngừ, thành ngữ. Một truyền thuyết của dân tộc Brâu có tên “lửa cháy, nước ngập” – Uncha đắc lếp nói về sự xuất hiện của loài người. Ngày xưa có một thời rừng xanh bị cháy trụi, rồi nước dâng lên, muôn loài sinh vật đều bị tuyệt diệt, duy chỉ còn một người đàn bà và một con chó đực sống sót. Năm tháng trôi đi, sự chung đụng giữa người đàn bà và con chó đã sinh ra được một người con trai. Đứa con trai lớn lên, ăn ở với người mẹ, rồi sinh ra được một người con gái. Người mẹ già, chết đi, hai anh em lại chung sống với nhau và sinh ra được loài người như ngày nay.
Tại ngôi nhà rông, với tiếng hát – mát nuôi, các già làng kể chuyện thâu đem suốt sáng cho các chàng trai làng nghe. Những câu chuyện hay được kể như: truyền thuvết Un cha đắc lếp, vị thần sáng tạo Pa Xây. Dân tộc Brâu có nhiều truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn như các truyện: con thỏ nhanh nhẹn, con khỉ tinh ranh, con rùa khôn ngoan, con hổ độc ác. Ngoài truyền thuyết và truyện cố tích, đồng bào Brâu còn có nhiều làn điệu dân ca như dân ca đám cưới, bài hát ru…
Nhạc cụ của đồng bào có đàn klông pút và bộ cồng chiêng. Đàn klông pút là nhạc cụ phố biến ở bẳc Tây Nguyên và được người Brâu gọi là táp đinh bổ. Đàn được làm từ 5 – 7 ống lồ ô đã đục mấu thông lòng. Những ống lồ ô này có độ dài khác nhau để tạo thành những âm thanh khác nhau. Người nghệ sĩ chơi đàn này bằng cách vỗ tay trước miệng ổng lồ ô, hoi bật vào lòng ống và phát ra thành những âm thanh khác nhau. Đàn klông pút được các cô gái Brâu ưa thích. Bộ cồng chiêng được làm bằng chất liệu đồng. Đông bào Brâu phân chia cồng, chiêng thành ba loại có giá trị khác nhau là coong, mam và tha. Tha là loại chiêng có giá trị cao nhất vì nó được đúc bằng hợp kim loại quý. Người Brâu đánh chiêng bằng dùi với đầu dùi bịt giẻ. Ngày lễ, chiêng được treo lên cây sào dọc theo chiều dài nhà rông hoặc trước nhà ở của gia đình và sẵn sàng nổi tiếng cồng chiêng chia sẻ niềm vui chung cùng với dân làng..

Bắc Duy (sưu tầm)

Thăm người Brâu ở làng Đak Mế - ngã ba biên giới Việt Nam-Lào-Campuchia (Mai Thị Hằng)

Nhà rông của người Brâu ở Kon Tum.

Từ lâu, người Brâu ẩn mình như một tộc người ít được biết đến trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Cho đến tận ngày nay, người Brâu chỉ có chưa đầy 400 nhân khẩu quần tụ với nhau dưới một ngôi làng ở ngã ba biên giới Việt Nam-Lào-Campuchia.

Trái ngược với những mường tượng ban đầu, làng của người Brâu không hoang vu, nơi thâm sơn cùng cốc mà san sát những mái nhà theo kiểu hình tam giác tại nơi “một con gà gáy ba nước cùng nghe”.
Tộc người bé nhỏ
Trong câu chuyện của vị Trưởng thôn được cho là “học hành cao nhất làng” (hết lớp 2), già Thao Lợi kể về hành trình của người Brâu bám trụ biên giới. Có giai đoạn tưởng chừng như dân tộc ấy sẽ mãi mãi biến mất trong lặng lẽ.

Trưởng thôn Thao Lợi cho biết: Trước đây người Brâu ở bên kia biên giới đều là ruột rà máu mủ của người Brâu ở làng Đak Mế thuộc xã Bờ Y (huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum) bây giờ. Lý do là những năm 1950, toàn bộ người Brâu sống ở một ngôi làng cạnh suối Đak Mế-được xem là làng Đak Mế cũ. Thế rồi những năm chiến tranh, rồi những lần làng loạn lạc mất nhau trong những vụ cháy làng bí ẩn, người Brâu lạc mất nhau. Kẻ xuôi về chân núi ở Bờ Y, người ngược lên miền thượng Lào, người lại qua Campuchia sinh sống. Năm 1975, người Brâu tan rã và chỉ còn lại khoảng 150 hộ tiếp tục bám trụ lại Đak Mế.

Thấy người Brâu sống trong hang sâu, núi hiểm, quanh năm u tối nên năm 1976 một cuộc di dân ra “vùng sáng” được Nhà nước triển khai. 150 hộ dân với khoảng 400 người đã được đưa về Đak Mế bây giờ để ổn định cuộc sống. Già Thao Lợi nói thêm, ngay cả khi về đến làng mới người Brâu vẫn tiếp tục mất dần. Tính cách của người Brâu như con thú hoang, cứ thích di chuyển mãi chứ chẳng chịu ở yên một chỗ. Đến năm 1990, số phận dân tộc Brâu đứng trước nguy cơ xóa sổ khỏi cộng đồng các dân tộc Việt Nam thật sự khi chỉ còn lại 40 hộ với ngót nghét 100 nhân khẩu.

Theo các tài liệu thì cho đến nay, tộc người Brâu tại Việt Nam chỉ có khoảng chưa đến 400 người. Người Brâu không chỉ bé nhỏ về quy mô làng mạc, số người giữa đại ngàn các dân tộc hùng mạnh ở Tây Nguyên như Jrai, Bahnar, Ê Đê… mà còn bé nhỏ đúng theo nghĩa đen: đàn ông, phụ nữ hầu như không có ai cao lớn. Trưởng thôn Thao Lợi cũng y hệt như thế. Ông đi mà có cảm giác như vóc người ấy nhỏ đến nỗi không đủ để tạo một cái bóng. Thao Lợi nói vui rằng, đồng bào của ông vóc dáng nhỏ nhắn một phần là do người Brâu khổ từ ngày xưa, phần khác cũng là “cho dễ luồn lách, đi lại” nơi núi rừng thăm thẳm.

Ngày tàn của “nữ vương”
Xế chiều, theo bước chân của người làng, chúng tôi đi dọc vào làng để thăm một nhân vật đặc biệt, một người phụ nữ có quyền uy và từng được xem là giàu có nhất làng: Nàng Bu. Nghe qua “Nàng Bu”, cứ ngỡ người phụ nữ ấy đang còn tuổi xuân xanh, mái tóc còn đen và đẹp lộng lẫy như một cô sơn nữ giữa đại ngàn. Nhưng thật ngạc nhiên, người phụ nữ trước mắt chúng tôi là một… bà cụ ngồi ho lụ sụ trong góc giường. Bà cũng không vương giả mà ngược lại đang sống những ngày cuối đời trong cảnh bần hàn, trong một túp lều thưng bằng những thanh củi khô. Giữa cái nắng cuối ngày, hơi khói từ bếp phả ra khắp túp lều. Nàng Bu cay mắt, cố dụi cái mắt vốn đã lèm nhèm vào tấm chăn cũ, thỉnh thoảng lại ho lên mấy tiếng. Thấy người lạ bước vào Nàng cố gượng dậy để nhìn nhưng càng nhìn lại càng chói, Bu đành nằm xuống chiếc giường ọp ẹp và miệng không ngớt đòi hút thuốc.

Tại sao một người phụ nữ trên 100 tuổi, lụ khụ rồi vẫn được gọi là nàng? Những người phụ nữ ngồi quanh Nàng Bu nghe xong liền cười chao đảo, ngã cả ra nền đất. Hóa ra Nàng là cách để phân biệt giữa người nam và người nữ, cũng giống như “Thị” của người miền xuôi: con gái thì tên đệm là Nàng rồi mới đến tên; còn con trai thì tên đệm là Thao.

Trong tất cả người làng Brâu ở xứ sở này, nói đến Nàng Bu ai cũng kiêng nể. Nàng Bu trong ký ức của người làng là người phụ nữ cực kỳ giàu có. Người làng kể rằng ngày xưa khi ở làng cũ, Nàng Bu giàu đến nỗi cứ đi qua đi về các nước mỗi ngày như con chim chơ-rao có cái cánh để bay khắp núi rừng. Nàng Bu chẳng thèm lấy chồng mà ở vậy, trên đôi tai của Nàng trĩu nặng những chiếc vòng được đẽo bằng ngà voi-một chiếc vòng như thế đổi được 4 con trâu. Vòng khuyên tai Nàng Bu đeo nhiều và nặng đến nỗi cho đến cả bây giờ cặp dái tai của Nàng đã sệ xuống và khoét thành một lỗ to đùng, nặng như có cục chì kéo xuống. Nàng Bu cũng là người có hình xăm nhiều nhất, cái cổ dài nhất. Người Brâu quan niệm rằng, hình xăm trên cơ thể thể hiện sự uy quyền, giàu có. Còn vòng đeo cổ làm cho cổ người con gái cao lên, đầy vẻ đài các. Hình xăm càng nhiều, cổ càng dài và tai càng xệ thì chứng tỏ người đó càng giàu.

Một cuộc đời vương giả và quyền uy như thế giờ đã ngủ yên trong dĩ vãng. Nàng Bu của ngày xưa giờ đã về nằm yên trên chiếc giường ọp ẹp, suốt ngày nhụi khói toét cả mắt và nghèo như tất cả người Brâu khác ở Đak Mế. 
 Mai Thị Hằng (sưu tầm)

Vẻ đẹp hút hồn của các thiếu nữ dân tộc thiểu số (Lý Quảng Ninh)

 Thiếu nữ dân tộc Thái (Mai Châu- Hòa Bình). Dân tộc Thái là một nhóm dân tộc thiểu số lớn thứ ba ở Việt Nam. Tổ tiên của họ đã tới Việt Nam từ xa xưa, và định cư chủ yếu ở vùng Tây Bắc. Trong ảnh: Thiếu nữ Hương Quỳnh người Thái trắng ở Hòa Bình

Rạng rỡ, khỏe khoắn, tươi tắn, căng tràn sức sống và đầy sức quyến rũ - ấy là vẻ đẹp của những thiếu nữ dân tộc thiểu số đã đến với Ngày hội văn hóa vừa kết thúc ở Đồng Mô.
Ngày hội "Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc" vừa kết thúc tại Đồng Mô (Sơn Tây, Hà Nội). Đây là hoạt động có ý nghĩa tôn vinh bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam.
Tham gia sự kiện có 12 cộng đồng dân tộc đến từ các vùng miền của Tổ quốc: Lạng Sơn, Lào Cai, Hà Giang, Hòa Bình, Quảng Ninh, Phú Thọ, Quảng Nam, Bình Thuận, Kon Tum và Lâm Đồng.
Mỗi dân tộc đều có những phong tục, lễ hội đặc sắc riêng, vẻ đẹp của các thiếu nữ ở các vùng miền đã để lại một ấn tượng sâu sắc đối với người dân thủ đô cũng như du khách Quốc tế.

Cùng chiêm ngưỡng lại vẻ đẹp của các thiếu nữ dân tộc thiểu số như Thái, Mông, Chăm, Brâu... tại ngày hội "Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc":

Theo tập quán, các cô gái Thái từ khi còn rất trẻ đã học làm vải, nuôi tằm, nhuộm sợi. Hiện nay, những kỹ thuật này đã bị mai một dần. Tuy nhiên, những em gái 12, 13 tuổi vẫn phải học cách dệt vải thêu thùa.

Trang phục truyền thống của người Thái gồm một váy giống như chiếc “Sà rông” của phụ nữ Lào và một chiếc áo có hàng khuy bạc trước ngực, mặc vừa sát người. Người Thái nhuộm mầu vải đen bằng lá cây Chàm để may trang phục. Màu đỏ nhuộm bằng cánh kiến cũng được sử dụng để dệt những tấm thổ cẩm mà họ gọi là vải “Khuýt”.

Thiếu nữ dân tộc Mông (Bắc Hà- Lào Cai)

Trang phục truyền thống của phụ nữ Mông gồm áo xẻ ngực, váy, tấm vải che phía trước váy, thắt lưng và xà cạp. Áo của người phụ nữ (tiếng Mông là so) có cổ phía trước hình chữ V, được nẹp thêm vải màu tuỳ thích; phía sau là một bức thêu hình chữ nhật được trang trí hoa văn rất hài hòa, trang nhã và gắn đồng bạc, tạo âm thanh vui nhộn cho bộ trang phục.

Thiếu nữ Brâu. Dân tộc Brâu còn gọi là Brao, cư trú tập trung ở làng Đăk Mế, xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum.

Những thiếu nữ của đồng bào Kor huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam.

Thiếu nữ người Kor biểu diễn tiết mục múa cầu mưa. Đến với buôn làng đồng bào Kor những ngày xuân là đến với một không gian văn hóa giàu bản sắc.

Thiếu nữ Kim Thị Tuyết ở Bình Tiến, Phan Hiệp (Bắc Bình- Bình Thuận) đang múa Âm dương của người Chăm

Những chàng trai cô gái người dân tộc Chu- ru (Lầm Đồng) đang múa hát trước lễ hội bắt chồng

Người Churu là một trong những dân tộc thiểu số thuộc ngữ hệ Mã Lai - Đa đảo ở miền Nam, có dân số tương đối ít. Với khoảng 10.000 nhân khẩu, người Churu phân bố trong tỉnh Lâm Đồng và một số ít ở Ninh Thuận, Gia Lai.

Những cô gái dân tộc Dao (Làng Bằng Cả, huyện Hoành Bồ, Quảng Ninh

Lý Quảng Ninh (sưu tầm)

Hình ảnh về dân tộc Brâu tại Kon Tum (Hoàng Khuyên)













- Địa bàn cư trú: Làng Ðăk Mế, xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum.

- Văn hóa:

Âm thực của người Brâu Kon Tum (Hoàng Hải)

Gà rừng nấu lá mì chua

Mùa xuân tràn về cao nguyên, màn sương dày đặc bao phủ kín những ngọn núi, cỏ cây xanh non mờ ảo. Thấp thoáng trong khung cảnh thần tiên ấy, làng Đăk Mế hiện ra xinh xắn, với không khí ấm áp, yên bình. Ngôi làng này là nơi cư trú tập trung của dân tộc Brâu là một trong năm dân tộc có dân số ít nhất ở nước ta, chỉ có 413 người (Cục Thống kê Kon Tum, số liệu thống kê năm 2011).  

Từ bao đời nay, người Brâu sống co cụm trong làng, ít khi giao dịch với bên ngoài, kinh tế chủ yếu dựa vào du canh du cư, đốt rừng làm nương rẫy. Theo quá trình phát triển của xã hội, người Brâu đã dần mở cửa buôn làng, có sự giao lưu với các dân tộc khác trong tỉnh, phát triển đồng đều về vật chất và tinh thần, xây dựng cuộc sống ổn định, ấm no, hạnh phúc. Đặc biệt là về văn hóa, người Brâu vừa có sự giao thoa văn hoá với các dân tộc khác, vừa lưu giữ trọn vẹn nền văn hóa truyền thống của dân tộc mình. Gìn giữ phong tục như hôn nhân, ma chay, nghệ thuật âm nhạc, kiến trúc và trang phục riêng, các sinh hoạt văn hóa cộng đồng như thả diều, đi cà kheo, đánh phết,…trong đó, không thể không nhắc đến nghệ thuật ẩm thực ấn tượng. Có thể nhận thấy, nét hài hòa trong ẩm thực của người Brâu chính là sự chế biến khéo léo sản vật thông thường như rau rừng, lá mì (lá sắn) tươi, lá mì muối chua, lá lốt, bột bắp,…trở thành món ăn ngon lành.
 1. Lá mì - món ngon giản dị 
Nét độc đáo đầu tiên của ẩm thực người Brâu chính là việc họ sử dụng lá mì vào những món ăn thường ngày cho đến những món ăn phục vụ lễ Tết. Cách chế biến đơn giản nhất và ít tốn kém nhất chính là lá mì muối chua, mà phải chọn lá mì ta, chứ không phải loại mì lai, mì nhật lá to nhưng ăn độc và không có vị ngon. Khi mì vừa đủ độ lớn, lá mỡ màng, màu xanh non là lúc có thể hái về chế biến món ăn. Chọn hái những lá non gần ngọn, bỏ cuống dài, mang về rửa sạch cho vào cối đá giã hơi nát hoặc dùng tay vò thật kỹ. Đem ra rửa nhiều lần nước để lá mì hết nhựa, rồi cho vào một cái hũ sành, mỗi lượt lá cho một lượt muối vừa phải, điểm thêm vài miếng ớt hiểm cay xé lưỡi. Đổ một chút nước vào hũ mì, đậy kín nắp lại, độ vài hôm là có thể đem ra dùng như người Kinh ăn dưa muối, cà muối vậy.

Lá mì chua nấu cá khô

Từ lá mì chua người Brâu chế biến ra nhiều món như: Gà rừng trộn lá mì chua, lá mì nấu cá khô, canh chua lá mì,…Món ngon nhất phải kể đến là gà rừng trộn mì chua. Bản thân gà rừng đã là một loại thực phẩm quý, bởi con gà rừng tuy nhỏ, trọng lượng thấp nhưng thịt dai, mà mềm, lại ngọt tự nhiên. Gà luộc tới vừa chín, chọn lấy miếng thịt nạc, xé từng miếng tơi bông. Vớt nắm lá mì ra khỏi hũ sành, vắt nhẹ cho đỡ nước chua rồi xắt nhỏ độ 1 ngón tay, đem trộn với gà đã xé, thêm chút muối, tiêu rừng, ớt hiểm, bột ngọt,...Tất cả trộn đều, để một lúc cho thấm gia vị là có thể đem ra dùng. Món gà rừng trộn lá mì hiện diện trong mâm cơm thật dễ khiến người ta xuýt xoa không cưỡng lại được: màu xanh nâu của lá mì muối chua, thấp thoáng những miếng thịt gà rừng trắng, điểm thêm màu đỏ ớt hiểm. Vị chua gắt của lá mì muối, quyện với vị ngọt tự nhiên của thịt gà rừng tạo thành một hương vị đậm đà một cách hòa hợp và ngon miệng, ăn một miếng lại muốn nếm thêm miếng nữa, miếng nữa. 
Những khi mùa mưa đến, không có thịt tươi, người Brâu lại chế biến lá mì với thịt khô (khô nai, khô cheo, khô bò…), giản dị nhất là lá mì nấu cá khô. Cá khô đem ngâm nước nóng một lúc cho mềm và đỡ mặn, rồi xé thành miếng nhỏ, hơi vụn để riêng cho ráo nước. Lấy mì muối chua ra, trộn với cá khô, chế thêm nước chua. Bắc nồi lên bếp củi đun cho cá mềm và thấm gia vị, một lúc sau mùi khói bếp, vị chua, mùi thơm cá khô,… quyện lại với nhau thành món ngon tuyệt, nhai chầm chậm để cảm nhận cá khô dai dai, lá mì chua chua, món này bà con Brâu nhận xét ăn vào những ngày trời mưa là hợp nhất. 
2. Sản vật núi rừng 
Trong thực đơn của người Brâu, có rất nhiều món ăn được chế biến từ thịt thú rừng như: thịt nhím, heo rừng, thịt dúi, chuột đồng,…Từ lâu người Brâu đã biết con nhím có rất nhiều công dụng: mật nhím dùng chữa bệnh đau mắt, ngâm rượu chữa bệnh đau nhức xương; Bao tử nhím là vị thuốc quý, dùng để ngâm rượu thuốc chữa bệnh đau bao tử, kích thích tiêu hóa, ngộ độc, trị bệnh trĩ xuất huyết; Lông nhím dùng làm đồ trang sức, chữa viêm tai giữa; Ruột già, gan nhím dùng chữa bệnh phong nhiệt. Thịt nhím với vị ngọt, tính lạnh có tác dụng bổ dưỡng, nhuận tràng, có thể chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn.

Nhím nướng ống lồ ô

Canh xương nhím nấu bột bắp, bí đao

Nguyên liệu từ những con nhím rừng mà người Brâu xây dựng một thực đơn đầy đủ cho mùa lễ hội: Nhím nướng than hồng, thịt nhím nhồi ống lồ ô, canh xương nhím nấu bột bắp, nhím gói lá dong, … Món nào cũng độc đáo, thơm ngon bởi thịt nhím chắc, thơm, hầu như không có mỡ, lớp bì dày nhưng giòn. Người Brâu chuộng món nhím nhồi ống lồ ô và nhím nướng trên bếp lửa, vì giữ vị ngọt nguyên chất, lại rất thơm, giòn, dậy mùi. Món này thực hiện khá giống món cơm lam của người dân tộc, sau khi sơ chế, người ta chọn miếng thịt nạc cắt miếng nhỏ, ướp với gia vị. Chọn ống lồ ô vừa đủ già, cắt nhiều đoạn dài tầm 25-35 cm, bỏ thịt nhím vào, thêm chút nước, lấy lá chuối nén chặt lại, đem nướng trên bếp lửa. Đến khi ống lồ ô ngả màu nâu vàng, và tỏa ra mùi thơm quyến rũ là lúc món ăn chín vừa tới. Còn nhím nướng trực tiếp trên bếp than thì chọn loại thịt còn dính chút bì, nướng tới khi hơi cháy sém sẽ dậy mùi thơm phức. Miếng thịt nướng ngọt tự nhiên, có bì hơi sần sật chấm với muối lá é (một loại lá có mùi hắc, vị cay the, người dân tộc thường giã chung với muối hột), đậm đà thật ngon miệng. Khi thưởng thức bạn nên ăn chậm rãi, nhẩn nha thì mới có thể cảm nhận hết vị thơm ngon của thịt nhím. Lên làng Đăk Mế thưởng thức miếng thịt nhím, không ít người đã phải tấm tắc khen đặc sản này, vừa bổ, vừa ngon mà còn phong phú cách chế biến.

Nhím hấp lá dong

Cá suối nấu lá lốt

Ngoài ra, còn có thể kể đến món heo rừng nấu bắp non vừa ngọt vừa thơm mùi vị bắp non; cá suối nấu lá lốt đậm đà tự nhiên, chuột đồng nướng lồ ô thơm phưng phức, lòng bò nấu cà đắng lạ miệng,…Mỗi món ăn đều có cách chế biến độc đáo tạo nên hương vị rất đặc trưng, để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng du khách

Hoàng Hải (sưu tầm)

Lễ hội đâm trâu của người Brâu (Triệu Thị Bắc)

Nhảy múa truyền thống trước khi làm lễ đâm trâu

Dân tộc Brâu xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum-một dân tộc chỉ còn khoảng 330 người, được nhận định là 1 trong 5 dân tộc ít người nhất Việt Nam đã có mặt tại Làng Văn hóa, giới thiệu tới công chúng nếp sinh hoạt của mình trong những ngôi nhà dành riêng cho người Brâu. Theo phong tục, bà con Brâu tổ chức lễ hội đâm trâu mừng về làng mới.

Lễ hội đâm trâu với nhiều hoạt động văn hóa truyền thống mang ý nghĩa nhân văn và tâm linh. Linh hồn của lễ hội là lúc mũi lao cắm vào tim con trâu, cùng lúc tiếng cồng chiêng, tiếng hát vang lên. Để sinh tồn phát triển, con người cần giao lưu gắn kết cộng đồng, cùng hướng tới sức mạnh siêu nhiên qua hình ảnh các thần linh trong buổi lễ.

Người cao tuổi trong cộng đồng người Brâu chuẩn bị cho lễ đâm trâu

Lễ đâm trâu hay còn gọi là Lễ mừng làng mới được tổ chức với ý nghĩa cầu mong cho dân làng làn ăn phát đạt, không bị dịch bệnh, chiến tranh, người dân ngày càng thịnh vượng và đông đúc. Lễ hội đâm trâu được coi là nét văn hóa tín ngưỡng cư trú của người Brâu.
 Triệu Thị Bắc (sưu tầm)

Văn hóa truyền thống dân tộc B’râu (Lý Quảng Ninh)

Dân tộc B’râu còn gọi là B’rao. Nguồn gốc lịch sử dân tộc B’râu ở vùng Nam - Lào và Đông Bắc Campuchia. Đồng bào nhập cư vào Việt Nam khoảng trên dưới 200 năm trong vòng 6,7 đời.
Làng của đồng bào B’râu, làng Đắc Mế đặt nơi gò đồi cao, có mặt bằng phù hợp để dựng làng. Ở vị trí trung tâm làng B’râu dựng ngôi nhà rông truyền thống. Nhà rông B’râu là nơi tụ hội sinh hoạt cộng đồng, vui chơi giải trí đón tiếp khách quý, điều hành việc làng, tập trung lực lượng bảo vệ làng. Các ngôi nhà của cư dân B’râu trong làng đều quay đầu hồi có cửa chính hướng về phía nhà rông như một sự quy tụ, thể hiện tín ngưỡng đối với vị trí thiêng liêng của cộng đồng.
Người B’râu ăn cơm tẻ, đồng bào thường đun nướng cơm lam trong ống tre lồ ô. Tục lệ uống rượu cần trong lễ hội, hút thuốc sợi bằng tẩu phổ biến đối với người lớn kể cả phụ nữ.
Trang phục của phụ nữ B’râu thường ở trần, hở ngực, váy quấn quanh thân mình buông dài xuống gót chân. Những năm gần đây, phụ nữ mặc áo ngắn tay đến nách. Nền trang phục có màu đen với những đường viền đỏ có hoa văn chạy ngang ôm tròn lấy cơ thể để tôn thêm vẻ đẹp của người phụ nữ. Nam giới B’râu cởi trần đóng khố. Gần đây nam giới đã có thêu áo khoác ngoài ngắn tay dài thụng tới đùi có xẻ tua.
Nữ giới B’râu theo phong tục truyền thống đều căng tai. Theo quan niệm của người B’râu, bông tai hình cối càng to, dái tai càng căng dài, lỗ tai càng rỗng thì càng bộc lộ được vẻ đẹp phụ nữ. Phụ nữ B’râu còn đeo vòng cổ, vòng tay bằng đồng, bằng bạc.
Người B’râu, nam cũng như nữ khi ở tuổi mười ba, mười lăm đều theo tục lệ cà răng. Sau khi cà răng họ thường xăm mắt, xăm mình để tô vẽ cho cơ thể khác lạ theo tín ngưỡng sống cộng sinh với rừng núi chim muông.
Tục cà răng, căng tai, xăm mình là những nét văn hóa Trường Sơn - Tây Nguyên mang tính bản địa, cho đến nay vẫn được người B’râu bảo tồn trong cuộc sống đương đại.



Trong hôn nhân, trai gái B’râu được tự do yêu đương, tự do lựa chọn khi tìm hiểu và kết duyên. Tục lệ B’râu phải ở rể từ bốn đến năm năm. Mãn hạn ở rể nhà gái làm lễ cúng tổ tiên để con dâu về được nhà chồng. Nhưng đôi vợ chồng trẻ vẫn phải thực hiện phong tục luân cư bên nội bên ngoại. Khi một phía cha mẹ không còn nữa bất kể bên nội, bên ngoại thì đôi vợ chồng ấy ở lại nhà đó để trở thành trụ cột gia đình mới.
Khi trong nhà có người qua đời, đồng bào B’râu nổi chiêng trống báo tin cho cộng đồng làng biết. Người quá cố được thay áo khố hoặc váy áo mới rồi đưa ra khỏi nhà tới nhà tang dựng tạm để cử hành tang lễ. Người B’râu an táng theo hình thức thổ táng, quan tài chôn nửa nổi, nửa chìm dựng nhà mồ, trang trí bằng mặt nạ gỗ. Trước kia đám tang kéo dài hai ba ngày. Bây giờ đồng bào thực hiện việc cưới, việc tang theo quy định nếp sống văn hóa không kéo dài ngày như trước.



Lễ mừng cơm mới sau mùa vụ thu hoạch nương rẫy là lễ tết chính thức của người B’râu. Trong ngày lễ trọng, bà con dựng cây nêu soóc roóc, đặt đồ lễ bên hom giỏ tỏ ý dâng lên thần linh, trời đất, tổ tiên để cầu phúc, mừng mùa, cầu an cho gia đình, cộng đồng. Sau phần lễ là tụ hội ca hát nhảy múa, đánh cồng chiêng kéo dài tới một ngày đêm.
Đồng bào B’râu yêu văn nghệ dân gian và thích những sinh hoạt cộng đồng. Đến nay ở Đắc Mế còn lưu truyền nhiều huyền thoại truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn về các con vật mang tập tính con người. Những đêm hội, ngày lễ người già B’râu thường kể chuyện thâu đêm cho con cháu nghe.
Dân ca B’râu vẫn tiếp nối mạch nguồn, đó là hát kể chuyện xưa của người cao tuổi với thế hệ cháu con. Hát đám cưới, hát ru con là những làn điệu làm say đắm người nghe trong không gian văn hóa đậm đặc chất Trường Sơn.
Trong dân nhạc B’râu, cồng chiêng giữ vai trò quan trọng không thể thiếu trong mọi nghi lễ và sinh hoạt cộng đồng, gia đình. Vào dịp lễ hội, chiêng được treo trên cây sào thành dàn dọc theo chiều dài nhà rông hay nhà sàn. Dàn chiêng B’râu hòa âm của cả bộ vang ngân quyến rũ bắt nhịp cho những tiết tấu của dân ca, dân vũ.
Trò chơi dân gian thả diều, đi cà kheo, đánh phết rất được trẻ em và thanh niên vui chơi lúc nhàn rỗi khi lễ hội.
Tuy số dân ít lại cư trú ở vùng xa xôi hẻo lánh nhưng dân tộc B’râu luôn cần cù sáng tạo, nỗ lực vươn lên xây dựng cuộc sống, bảo tồn và phát triển văn hóa. Đồng bào được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm hỗ trợ bằng các dự án đặc thù để không phai nhạt bản sắc tộc của người B’râu để kinh tế xã hội từng bước phát triển cùng với các dân tộc anh em ở Trường Sơn-Tây Nguyên.

 Lý Quảng Ninh (sưu tầm)

Dân tộc Brâu (Hoàng Mai)

Người Brâu uống rượu cần

Dân tộc Brâu còn gọi là Brao, cư trú tập trung ở làng Đăk Mế, xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum. Tiếng Brâu thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khmer.
Đồng bào quan niệm "vạn vật hữu linh". Pa xây là vị thần sáng tạo ra vũ trụ, trời, đất, sông, suối, mưa, gió, sự sống và cái chết.

Dân tộc Brâu đã bao đời du canh du cư. Người Brâu chủ yếu đốt rừng làm rẫy để trồng các loại lúa, ngô, sắn, với công cụ sản xuất thô sơ như: rìu, rựa và chiếc gậy chọc lỗ tra hạt, năng suất cây trồng thấp. Ngôi nhà truyền thống của người Brâu là nhà sàn, bếp đun nấu ở ngay trên sàn.

Người Brâu ở Kon Tum

Người Brâu có tục xăm mặt, xăm mình và cà răng. Phụ nữ đeo nhiều vòng trang sức ở tay chân và cổ, đeo hoa tai lớn làm bằng ngà voi hoặc khanh ống nứa. Thường ngày nam đóng khố, nữ quấn váy, đều ở trần.
Thanh niên nam nữ Brâu được tự do lấy vợ, lấy chồng. Nhà trai tổ chức hỏi vợ phải nộp lễ vật cho nhà gái, nhưng đám cưới thì tiến hành tại nhà gái và chàng rể phải ở lại nhà vợ khoảng 2 đến 3 năm rồi mới được làm lễ đưa vợ về ở hẳn nhà mình.
Theo phong tục người Brâu, người chết được đưa ra khỏi nhà, cho vào quan tài độc mộc và quàn tại một căn nhà riêng do dân làng dựng lên. Mọi người đến chia buồn, gõ chiêng cồng, mấy ngày sau mới mai táng. Những ché, gùi, dao, rìu... bỏ lại trong nhà mồ là số của cải gia đình cho người chết.

Nhạc cụ gõ (bằng đồng) của người Brâu

Trống là nhạc cụ không thể thiếu trong các cuộc vui

Người Brâu ưa thích chơi cồng chiêng và các nhạc cụ cổ truyền. Chiêng cồng có các loại khác nhau. Đặc biệt có bộ chiêng tha chỉ gồm hai chiếc, nhưng có thể trị giá từ 30 đến 50 con trâu. Các thiếu nữ thường chơi Klong pút là nhạc cụ gồm 5-7 ống lồ ô dài ngắn không đều nhau đem ghép với nhau, tạo âm thanh bằng đôi bàn tay vỗ vào nhau ngoài miệng ống. Khi ru con hoặc trong đám cưới, người Brâu có những điệu dân ca thích hợp. Những trò thả diều, đi cà kheo, đánh phết cũng là sinh hoạt vui chơi của thanh thiếu niên.
Do cách làm ăn còn lạc hậu, do tập quán du canh du cư và do những nguyên nhân khác nữa nên dân tộc Brâu chậm phát triển. Đáng chú ý đây là một trong số tộc người có số dân ít nhất ở nước ta hiện nay, chỉ có khoảng trên dưới 200 người.

Chiếc áo dệt bằng sợi cây rừng - một trang phục xa của người Brâu

Phụ nữ Brâu thường ngày

Sắc phục của thiếu nữ Brâu


 Hoàng Mai (sưu tầm)