Mc tiệc cưới, học làm mc đám cưới, video đám cưới hay nhất: ₪ Dân tộc Hrê
Showing posts with label ₪ Dân tộc Hrê. Show all posts
Showing posts with label ₪ Dân tộc Hrê. Show all posts

Wednesday, July 13, 2016

Đôi nét về nghi lễ, lễ hội của dân tộc H'rê (Lăng Văn Định)

Dân tộc Hrê còn có các tên gọi khác Chăm Rê, Chom, Thượng Ba Tơ, Mọi Luỹ,  Chăm Quảng Ngãi, Mọi Chòm, Rê, Màn Thạch Bích. Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Môn – Khơ Me. Dân tộc Hrê cư trú chủ yếu ở các huyện Sơn Hà, Ba Tơ, Minh Long (Quảng Ngãi) và An Lão (Bình Ðịnh).

Người Hrê có nhiều kiêng cữ và lễ thức tôn giáo, xuất phát từ quan niệm mọi vật đều có hồn hay ma và con người bị các lực lượng siêu nhiên chi phối. Khi ốm đau, rủi ro, khi làm nhà, mang thai, đẻ khó, có người chết, khi gieo cấy và gặt hái, khi gieo và tuốt lúa, khi đưa thóc lên kho và lần đầu lấy thóc về ăn… đều cúng bái. Vì vậy hàng năm họ đều tổ chức những nghi lễ hay lễ hội để xua đi những xúi xẻo, của dịch bệnh, cầu mong điều an bình trong cuộc sống.

Đôi nét về nghi lễ, lễ hội của dân tộc Hrê (Lăng Văn Định)
Người Hrê chủ yếu sống bằng nghề làm lúa nước và nương rẫy với kỹ thuật canh tác lúa nước như vùng đồng bằng Nam Trung bộ. Đồng bào chăn nuôi nhằm phục vụ các lễ cúng bái. Vì vậy, Tín ngưỡng hồn lúa cùng các lễ thức trong quá trình sản xuất lúa chiếm vị trí đáng kể, tập trung vào hai giai đoạn của mỗi mùa, khi gieo cấy và khi thu hoạch, cất lúa vào kho.

Vị trí người đàn bà chủ lúa – vợ chủ nhà là người quản lý lương thực được coi là có liên hệ thần bí với hồn lúa. Ngày cúng cơm mới, bà ta lấy lúa từ ruộng rẫy về rang, giã gạo, nấu cơm rồi chịu lễ và một mình ăn cơm nấu trong “nồi thiêng”. Cũng chỉ bà mới được tỉa lúa làm phép, đem gùi lúa đầu tiên về nhập kho.

Lễ hội đâm trâu
Lễ hội đâm trâu của người Hrê luôn thu hút đông đảo dân làng, người quen đến dự. Người Hrê tổ chức lễ hội nhằm cầu an, ngăn ngừa bệnh tật. Ðây là nghi lễ mang tính chất cộng đồng.

Bước đầu tiên của lễ cúng trâu là dựng cây nêu (cọc buộc trâu để đâm), Cây nêu như một trục thông linh. Thời gian chuẩn bị cây nêu káo dài cả tháng, với sự tham gia của những người thợ thủ công điêu luyện.

Các trai tráng trong làng được giao nhiệm vụ vào rừng chặt hạ 5 cây gỗ, mỗi cây có đường kính 15cm và dài trên 20m, để nguyên cả cành, lá. Ngày nay, người ta lấy cây tre để làm cây nêu (giống người Kinh). Dùng 1,2m phía gốc để chôn, còn lại chia làm 3 phần để chạm khắc: hình răng cưa tượng trưng cho núi đồi; đường lượn sóng tượng trưng cho sông, suối; các hình ô vuông tượng trưng cho ruộng đồng; các hình tam giác đối đỉnh tượng trưng cho sinh thực khí nam và nữ. Ngoài ra còn chạm trổ hình các con vật như khỉ, hươu, nai, chim chèo bẻo, tu hú, sóc, chim sẻ… cây cối, mặt trời, mặt trăng…Đầu cột nêu là hình 1 cái lá dài 1,5m được đan bằng sợi dây mây chẻ nhỏ, giữa lá có hình chim chèo bẻo bằng gỗ, màu vàng. Đó là biểu tượng của họ, bởi theo họ, chim chèo bẻo là một loài chim hiền lành, trung thực, yêu lao động, ghét lười biếng và ngoan cường. Việc chôn cây, theo họ còn là sự giao thoa giữa âm và dương. Nơi đâm trâu phải là nơi khu rừng nhỏ, nơi ấy gọi là đất thiêng.

Sau khi chủ lễ và thầy cúng xin phép thần linh, người ta dẫn trâu ra buộc ở cây nêu. Rồi thầy cúng mời thần linh về nhận lễ, mọi người vừa đánh chiêng, trống, vừa nhảy múa ca hát xung quanh con trâu.

Vị chủ lễ mặc quần áo dài đen, đầu chít khăn, tay cầm hộp trầm hương bốc khói đi quanh con trâu, miệng lầm rầm bài cúng cầu mong thần linh phù hộ cho gia đình, làng bản.

Sau khi hoàn tất thủ tục, chủ lễ đâm nhát dao đầu tiên vào con trâu (đối với lễ gia đình). Đối với lễ đâm trâu cộng đồng, hai trai làng cầm giáo dài xông vào đâm trâu như 2 chiến binh. Tiếp đến là những thanh niên khoẻ mạnh, tay cầm giáo mác nối đuôi nhau vừa ca hát, nhảy múa, vừa đâm trâu.

Con trâu ngã xuống, người ta lấy máu trâu bôi lên hoa văn của cây nêu, xả thịt trâu một phần chia về bếp các hộ gia đình, bếp làng có người chế biến đồ cúng cho thần linh.

Tiếp đó người ta thịt heo, gà để tế thần và trọn vẹn “tam sinh”. Khi tế thần, phụ nữ được phân việc dâng rượu. Mọi người cùng nhảy múa, ca hát, tiếng hú dài xen lẫn nhịp trống, chiêng làm náo động cả một vùng. Lễ đâm trâu thường kéo dài 2 đến 3 ngày đêm. Ở người Hrê, cũng kéo dài tới 5, 7 ngày đêm… thu hút nhiều làng bản lân cận cùng tham dự.

Trong các lễ hội văn hóa – thể thao, cúng trâu, cúng được mùa là dịp để trai gái trong và ngoài làng cùng uống rượu, cùng múa hát và mạnh dạn tỏ tình với nhau.
Lăng Văn Định (suu tầm)

Tục mai mối vợ chồng của dân tộc H'rê (Hứa Ban Mai)

Mỗi cộng đồng tộc người đều có phong tục tập quán, nghi thức dựng vợ gả chồng. Dân tộc Hrê ở Quảng Ngãi, chuyện dựng vợ gả chồng trưc tiên là do người đi mai mối (đi hỏi) gầy dựng nên, hoặc là do hai bên gia đình kết bạn làm sui gia với nhau, tức cha mẹ sắp đặt con cái lấy vợ lấy chồng theo ý của mình, làm sui với nhau lúc con còn nhỏ chưa tuổi kết hôn (tảo hôn), gọi là “Ta proi enh ‘yoh”, thậm chí còn đang trong bụng mẹ, gọi là “Ta proi enh cleack”.

Tuy nhiên, khi đến lúc chuẩn bị tổ chức đám cưới cho đôi vợ chồng cũng phải có người mai mối do hai bên gia đình thống nhất mời, hoặc một bên gia đình mời. Người mai mối vợ chồng, vùng Ba Tơ gọi là “Coq xan ” (nghĩa là con chó săn), hay còn gọi là “Ngai hpôch ong mai”; vùng Sơn Hà gọi là “Ngai paro/Ngai axrêu”. Người mai mối vợ chồng cũng có thể là đàn ông hoặc đàn bà đã lớn tuổi, có khiếu ăn nói, được nhiều người trong cộng đồng quý trọng, và cũng có thể là người thân, họ hàng gia đình bên trai hoặc bên gái.

Tục cúng trước khi đám cưới của người Hrê ở Ba Tơ.
Để cho công việc được chắc chắn hơn, thường thì người mai mối tìm hiểu, thăm dò tình cảm người con gái trước, rồi mới thăm dò con trai. Nếu thấy hai người có vẻ ưng ý, có cảm tình với nhau thì người mai mối tiếp tục tìm hiểu, thăm dò cha mẹ của hai bên. Cảm thấy thuận buồm xuôi gió thì người mai mối mới đến tận nhà hai bên gia đình, đặt vấn đề chính thức. 

Khi hai bên đều đã đồng ý, lúc này người mai mối có nhiệm vụ làm trung gian mối liên hệ giữa hai bên gia đình. Tất cả mọi hoạt động quan trọng của hai bên gia đình đều có sự tham gia góp ý kiến của người mai mối, xem như một thành viên của hai gia đình vậy, được hai bên gia đình hết sức quý trọng, tiếp đãi chu đáo.

Từ khi đã đồng ý làm sui với nhau, hai bên gia đình thống nhất ngày để nhà gái cõng củi cho nhà trai, gọi là “Pôơq loang unh ca proi”. Nhà gái chọn các chị em phụ nữ trong làng khoảng 20 - 30 người (tùy theo khả năng) đi lên rừng kiếm củi để cõng về cho nhà trai. Nhà trai chuẩn bị cơm, rượu ngon để tiếp đãi đoàn cõng củi nhà gái. Một thời gian sau nhà gái cũng tổ chức công việc gì đó để cho nhà trai làm. Và đây cũng là dịp để cho chú rể tương lai thể hiện tài năng của mình đối với gia đình nhà vợ.

Sau đó có thể trong năm, hoặc một hai năm sau, thậm chí lâu hơn nữa mới có thể tổ chức đám cưới cho đôi vợ chồng trẻ. Trong thời gian chưa tổ chức đám cưới, người mai mối luôn giữ mối liên hệ mật thiết với hai bên gia đình; đồng thời theo dõi diễn biến tâm tư tình cảm của hai đứa trẻ, phòng ngừa những dèm pha của thiên hạ, khi nào được tổ chức đám cưới xong mới được xem là đã hoàn thành nhiệm vụ của mình.

Công việc mai mối vợ chồng xem ra khá thú vị, nó mang nhiều ý nghĩa. Tuy nhiên, hiện nay hầu hết nam nữ thanh niên người Hrê tự tìm hiểu bạn tình và tự quyết định lấy vợ lấy chồng cho mình, không có sự sắp đặt của cha mẹ như thời xưa nữa. Và một số nét đẹp văn hóa trong đám cưới của người Hrê hầu như không còn, trong đó có tục mai mối vợ chồng. 

Hứa Ban Mai (sưu tầm)

Dân tộc H'rê (Long Chí Đức)

Nhạc cụ của người Hrê gồm nhiều loại: đàn Brook, Ching Ka-la, sáo ling la, ống tiêu ta-lía, đàn ống bút của nữ giới, khèn ra-vai, ra-ngói

Dân tộc Hrê ở nước ta cư trú chủ yếu ở Quảng Ngãi và Bình Định kinh. Dân tộc Hrê còn có tên gọi khác là Chăm Rê, Chom Krẹ, Lùy. Theo số liệu thống kê năm 2009 ở tỉnh Yên Bái có 02 người dân tộc

Hrê sống tại huyện Mù cang Chải.
Tiếng nói của người Hrê thuộc nhóm ngôn ngữ môn-Khme. Nghề truyền thống của người Hrê là sản xuất lúa nước, người Hrê sống ở nhà sàn. Trang phục của người Hrê trước kia đàn ông Hrê đóng khố, mặc áo cánh ngắn đến thắt lưng hoặc ở trần, quấn khăn; đàn bà mặc váy hai tầng, áo 5 thân, trùm khăn. Nam, nữ đều búi tóc cài trâm hoặc lông chim. Ngày nay, người Hrê mặc quần áo như người Kinh, riêng cách quấn khăn, trùm khăn vẫn như xưa. Phần lớn nữ giới vẫn mặc váy, nhưng may bằng vải dệt công nghiệp. Người Hrê thích đeo trang sức bằng đồng, bạc, hạt cườm; nam nữ đều đeo vòng cổ, vòng tay, nữ có thêm vòng chân và hoa tai.

Long chí Đức (sưu tầm)

Nét đẹp văn hóa trong lễ cưới của người H'rê An Lão (Từ Duy Tốn)

Uống rượu cần là dịp để trai, gái tỏ tình…

Huyện An Lão hiện có hơn 30 ngàn người, với 3 dân tộc cùng sinh sống là Kinh, Hrê và Ba Na, trong đó người Hrê chiếm hơn 1/3 dân số toàn huyện. Trước đây tộc người Hrê có nhiều tên gọi khác nhau như Chăm Rế, Thạch Bích… nhưng sau này chính thức được gọi là Hrê. Dân tộc Hrê thường sinh sống theo các plây (làng). Mỗi plây thường có từ 15 - 25 nóc nhà dựng theo ven các sông, suối hoặc trên khu đất đồi thấp gần nguồn nước. Một nét đẹp trong nếp sống của người Hrê là có sự bình đẳng giữa vợ và chồng. Hầu hết người Hrê sinh ra đều lấy họ Đinh phỏng theo họ người Kinh…

Trong các lễ hội văn hoá - thể thao, cúng trâu, cúng được mùa là dịp để trai gái trong và ngoài làng cùng uống rượu, cùng múa hát và mạnh dạn tỏ tình với nhau. Đến khi những chóe rượu cần đã nhạt, thức ăn trong cái bụng, cái đáp đã cạn thì họ chia tay và hẹn gặp nhau ở làng bên vào một dịp khác. Một khi trai gái đã ưng cái bụng, đôi mắt cùng liếc, đôi lòng cùng ưa thì về thưa với cha mẹ đến hỏi hoặc nhờ người làm mai mối. Khi cha mẹ hai bên đồng ý thì hẹn ngày tổ chức đám cưới, tiệc cưới được tổ chức một ngày ở nhà trai và một ngày ở nhà gái. Không nhất thiết phải đón dâu hay ở rể, bên nào muốn lấy người về thì phải đem quần áo, kiềng bạc đưa cho nhà kia gọi là đồ dẫn cưới. Ngày cưới hàng xóm mang rượu đến chúc mừng và họ ăn uống với nhau suốt 2, 3 ngày liền.

Trong lễ cưới truyền thống của người Hrê có một sắc thái riêng trong từng tuần tự nghi lễ, mang ý nghĩa giáo dục thiêng liêng ràng buộc sống thuỷ chung. Lễ cưới thường được tổ chức lúc nửa đêm trở về sáng. Người Hrê cho rằng đây là giờ phút giao hòa của trời đất, các thần linh mới ứng nghiệm nhất để chứng kiến nghi lễ và lòng thành của đôi vợ chồng trẻ và ban cho họ hạnh phúc và no ấm. Ngày cưới họ hàng hai bên đều ăn mặc đẹp với những chiếc ly tu (váy) có viền hoa văn, áo mới màu xanh hoặc nâu, tay và cổ đeo nhiều trang sức bằng cườm sặc sỡ màu sắc và vòng bạc thật óng ánh, chỉ riêng cô dâu và phụ dâu lại ăn mặc rất giản dị, đầu trùm che kín mặt để không ai nhận ra, đánh lừa được “ma quỷ”, có như thế cô dâu mới đến được nhà trai một cách an toàn. Khi đoàn đưa dâu đến cầu thang nhà sàn thì tiếng cồng chiêng của nhà trai nổi lên rộn rã để đón dâu và mừng nhà họ gái nhập môn, lúc này cô dâu phải huơ chân lên khóm lửa đã đốt sẵn ở cầu thang để làm lễ nhập hồn. Kế tiếp là phần nghi lễ xói chóe rượu cần. Bốn người được uống rượu cúng là ông mai, già làng, đại diện nhà họ gái và thầy cúng. Giây phút linh thiêng nhất, quan trọng nhất, ý nghĩa nhất của lễ cưới là đôi vợ chồng trẻ thực hiện nghi lễ nhận vợ, nhận chồng.Trong sự chứng kiến của già làng, thầy cúng cùng gia đình hai bên, chú rể trân trọng đeo vào cổ cô dâu một sợi chỉ đỏ và cô dâu cũng làm tương tự. Sau đó hai sợi chỉ được lấy ra và cột chặt vào nhau, cất ở nơi kín đáo nhất trong nhà, nó sẽ là vật quý được đôi vợ chồng trẻ giữ gìn như một báu vật. Mỗi sợi chỉ tượng trưng cho cuộc đời mỗi người và từ đây họ mãi mãi suốt đời gắn bó với nhau. Cùng với lễ trao sợi chỉ đỏ là nghi lễ trao nắm cơm cũng không kém phần quan trọng. Ngay sau đó vợ chồng trẻ trao cho nhau mỗi người một nắm cơm và ăn hết nắm cơm đó thể hiện tình cảm vợ chồng trao gửi cho nhau, phải quan tâm đến nhau suốt đời như cơm ăn hàng ngày vậy. Khi một trong hai người chết trước, người còn sống vẫn phải giữ kỷ vật là nắm cơm và sợi chỉ đỏ cho đến khi mình chết thì được đem chôn chung. Việc làm này còn thể hiện tấm lòng chung thuỷ son sắc trong hôn nhân của người Hrê, một khi đã cưới nhau thì mãi mãi không được làm vợ, làm chồng của ai khác vì họ đã là hồn của nhau. Kết thúc các nghi lễ, già làng thường có câu chúc phúc cô dâu chú rể: “Từ nay về sau hai người sống làm người của nhau, chết làm con ma của nhau, sinh con trai, con gái khỏe mạnh để làng có thêm người đánh cái chiêng vui, múa hát giỏi, làm ra nhiều hạt lúa, khoai lang…”
 Phong tục hôn nhân của người Hrê cũng có những cấm kỵ khắc khe như người đồng tông không được lấy nhau, trai gái không được quan hệ bất chính trong làng, ai vi phạm sẽ bị dân làng phạt vạ rất nặng. Vi phạm lỗi nhẹ thì phạt rượu, gà, lợn, trâu, nặng thì tịch thu tài sản chia đều cho hai họ, hoặc trục xuất ra khỏi làng…
Ngày nay, hôn nhân của người Hrê An Lão đã bớt đi những ràng buộc mang tính hủ tục, nếu người vợ hoặc người chồng chẳng may bị qua đời thì sau một năm người kia có thể kết hôn với người khác. Đám cưới của người Hrê cũng được tổ chức theo nếp sống mới văn minh hiện đại như người miền xuôi. 

 Từ Duy Tốn (sưu tầm) 

Văn hóa truyền thống của dân tộc H’rê - Quảng Ngãi (Mai Thúy Hằng)

Như nhiều dân tộc khác trong cộng đồng 54 dân tộc anh em, đồng bào dân tộc H’rê có một nền văn hoá khá độc đáo. Văn hóa truyền thống của dân tộc H’rê mang đậm nét bản địa, chứa đựng nhiều giá trị đặc trưng của yếu tố Trường Sơn - Tây Nguyên.

Người H’rê chủ yếu sống bằng nghề làm lúa nước và nương rẫy, săn bắn, hái lượm, đánh cá, dệt, rèn là những nghề phụ, nhưng có ý nghĩa đáng kể. Những con vật nuôi thông thường trong gia đình là trâu, chó, heo, gà, dê…

Trình độ canh tác nương rẫy ruộng nước của người H’rê đã ở mức phát triển cao. Đồng bào biết tận dụng thung lũng bằng địa, đất ven sông suối và chọn cây lúa nước làm cây trồng chính. Người H’rê lợi dụng địa hình để vỡ ruộng. Từ ruộng bậc thang trên đất dốc đến ruộng lầy thụt ở thung lũng, đầm cạn đều có thể cải tạo để canh tác lúa nước.

Mùa rẫy chỉ có một vụ kéo dài từ tháng ba tới tháng chín âm lịch. Bà con dùng rìu phát rẫy dùng rựa phát cỏ chờ khô rồi đốt theo lối hỏa canh. Canh tác rẫy theo lối chọc lỗ tra hạt, coi rẫy bằng chòi cao đề phòng chim thú phá rẫy và đợi đến làm cỏ, thu hoạch. Đặc biệt, săp tới mùa thu lúa rẫy bà con thường sử dụng bộ nhạc cụ đá, tre nứa nguyên sơ với suối nước tạo thành tiếng để xua đuổi chim thú.
Người H’rê định cư thành từng làng (plây) ở nhà sàn và có cả nhà trệt, có già làng đứng đầu trưởng thôn. Làng truyền thống của đồng bào H’rê có tên gọi theo địa danh đồi núi, sông suối tự nhiên nơi cư trú. Làng dựng ở nơi có nguồn nước sinh hoạt và sản xuất gắn liền với vùng canh tác. Đồng bào không du cư trường hợp thật đặc biệt như thiên tai địch họa, dịch bệnh mới dời làng. Mỗi làng thường có từ 40-50 nóc nhà.

Tục lệ H’rê khi ngủ nằm ngang sàn đầu quay về hướng đất thấp mặt thoáng, chân hướng về phía đất cao dốc núi. Bên trái đầu nhà nơi đàn ông ngủ và tiếp khách gia đình cuối nhà phía bên phải nơi ở của đàn bà, con trẻ. Nhà có hai cầu thang phía trước và phía sau. Trong nhà có hai bếp lửa bếp chính và bếp phụ.

Vận hành làng truyền thống của người H’rê gồm có người đứng đầu làng, người hòa giải, người cúng bái. Người đứng đầu làng thường là bậc cao niên từng trải, am hiểu rộng về luật tục về xã hội và vùng đất cư trú, kinh tế nổi trội được cộng đồng tín nhiệm.

Người H’rê trước kia không có họ, có tên đệm. Ngày nay, đồng bào tự nhận mình mang các dòng họ Đinh, Phạm, Nguyễn. Đàn ông người H’rê thường mặc khố (kapen) mặc áo màu đen, ống tay dài, cài khuy ở trước, áo dài không quá thắt lưng có viền vải đỏ trang trí bằng chỉ đỏ. Họ thường dùng 2 loại khăn bịt đầu: khăn đen quấn nhiều vòng, khăn trắng để quấn thành vòng, 2 đầu khăn cài phía trên hai vai, khi đi xa họ chít khăn màu đỏ.

Phụ nữ H’rê mặc váy (cà tu) khâu thành ống, dài trung bình 1,2 mét, khoảng giữa hẹp hơn, đoạn trên và đoạn dưới của váy bằng nhau. Rộng 5, 6 tấc, trang trí bằng sợi màu ở hai đầu váy, khi mặc trông như váy 2 tầng, phủ xuống dưới bắp chân. Áo cổ truyền của người phụ nữ 5 thân, nhuộm màu chàm sẫm, ống tay dài và hẹp, cài khuy bên phải gấu áo, sống lưng và bờ áo đều viền chỉ trắng, chỉ đỏ, mặc trong là yếm che ngực. Xưa, người H’rê có tục khi trưởng thành cắt 6 chiếc răng của hàm trên, tục này nay đã xóa bỏ.

Hôn nhân người H’rê không mang tính chất mua bán. Hiện tượng kết hôn với người khác tộc chưa phổ biến. Tùy hoàn cảnh gia đình của mỗi bên, càng rể có thể về nhà vợ hay cô dâu về nhà chồng. Khi vợ chồng sinh con đầu lòng thì tách khỏi cha mẹ làm nhà ở riêng thành đơn vị kinh tế độc lập. Đám cưới tùy theo bên nào đón người về (làm dâu hoặc ở rể) thì tổ chức nghi lễ lớn hơn. Họ mở tiệc mặn có rượu cần, ca hát vui vẻ. Gia đình chuẩn bị sẵn một bếp dành làm nơi ngủ cho đôi vợ chồng mới, tại đây diễn ra nghi thức tượng trưng cho sự gắn bó vợ chồng: Hai người trao nhau miếng trầu, bát rượu, quàng chung một vòng chỉ.

Người H’rê cho rằng lực lượng siêu nhiên gồm nhiều loại thần linh mang tên gọi khác nhau nhưng trong đó tín ngưỡng hồn lúa cùng các lễ thức trong quá trình sản xuất lúa chiếm vị trí đáng kể, tập trung vào hai giai đoạn của mỗi mùa lúa, khi gieo cấy và khi thu hoạch cất lúa vào kho.

Hàng năm cùng với việc canh tác họ thực hiện những nghi thức nhằm giữ gìn thần lúa, thần núi, thần sông, thần mưa, thần cây, thần đá phù hộ, cầu mong mưa thuận gió hòa, cây cối xanh tươi, mùa màng bội thu… con vật hữu sinh, người người bình an.

Cho đến nay trong tâm thức của đồng bào dân tộc H’rê, coi lễ hội cầu mưa là sự gắn liền hoạt động con người đối với các đấng siêu nhân, là sự giao thoa tâm linh của con người và các thần linh. Lễ hội cầu mưa được tổ chức từ 2 đến 3 năm một lần, tùy thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội của cộng đồng.

Đồng bào H’rê có truyền thống đấu tranh giữ làng giữ nước từ xa xưa. Từ ngày có Đảng và Chính phủ bà con một lòng đi theo cách mạng, tham gia tích cực vào các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Đồng bào đã hoàn thành công tác định canh định cư và đang từng bước xóa đói giảm nghèo ổn định đời sống đồng thời phát triển kinh tế xã hội trong thời kỳ đổi mới. Việc bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống được đồng bào thực hiện gắn với cuộc vận động toàn dân xây dựng đời sống văn hóa.

Mai Thúy Hằng (sưu tầm)

Dân tộc H're (Lý A Sùng)

Người Hrê sống chủ yếu ở tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định
Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Hrê ở Việt Nam có dân số 127.420 người, cư trú tại 51 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Người Hrê cư trú tập trung tại các tỉnh: Quảng Ngãi (115.268 người, chiếm 90,5% tổng số người Hrê tại Việt Nam), Bình Định (9.201 người), Kon Tum (1.547 người), Đắk Lắk (341 người), Gia Lai (128 người)[1].
Đặc điểm kinh tế
Người Hrê làm lúa nước từ lâu đời, kỹ thuật canh tác lúa nước của người Hrê tương tự như vùng đồng bằng Nam Trung bộ và làm nương rẫy trồng các loại lúa rẫy, mì, chối... Người Hrê chăn nuôi trước hết nhằm phục vụ các lễ cúng bái, riêng trâu còn được dùng để kéo cày, bừa. Nghề đan lát, dệt khá phát triển, nhưng nghề dệt đã bị mai một qua mấy chục năm gần đây.
Từ khi đất nước phát triển đi lên, nền kinh tế chủ lực của người H're trồng mi, mía,keo đã tạo nhiều đổi mới cho sự phát triển kinh tế cộng đồng xã hội và hộ gia đình.

Tổ chức cộng đồng
Trong làng người Hrê, "già làng" có uy tín cao và đóng vai trò quan trọng. Dưới thời phong kiến người Hrê nhất loạt đặt họ Đinh, gần đây một số người lấy họ Nguyễn, Hà, Phạm... Hình thức gia đình nhỏ rất phổ biến ở dân tộc Hrê.
- Họ Đinh. Ngày xưa dưới sự đô hộ của thực dân pháp xâm lược, người dân H're phải làm sâu, đi Đinh lao động nghĩa vụ hành năm cho thực dân pháp; trong danh sách lập Đinh1, Đinh2 kiểm công lao động; với tên gọi đó lâu ngày mỗi người dân H're được có cái hộ Đinh như bây giờ.
- Họ Phạm. Để thể hiện lòng tôn kính và trung thành với cố thủ tướng Phạm Văn Đồng là người con cách mạng ưu của đất Quảng Ngãi người H're Ba tơ và Tư Nghĩa đã lấy họ Phạm như bây giờ.
- Còm các họ Nguyễn, Lê, Trần, Hà..Ha.. Là xuất phát trong thời kỳ chống Pháp, Nhật, Mỹ nhiều người con cách mạng H're hoạt động bí mật nằm vùng phải sửa họ và tên để đảm bảo bí mật.
Công đồng người H're ở theo từng làng, bản (Pờ-Lây) hay (Ngùng), người H're sống rất hòa thuận trong bản làng, nước uống chung giếng, chung máng nước, nhà này cách nhà kia không có hàng rào để phân biệt đất riêng hộ gia đình.

Văn hóa
Người Hrê cũng có lễ đâm trâu như phong tục chung ở Trường Sơn - Tây Nguyên. Người Hrê thích sáng tác thơ ca, ham mê ca hát và chơi các loại nhạc cụ. Ka-choi và Ka-lêu là làn điệu dân ca quen thuộc của người Hrê. Truyện cổ đề cập đến tình yêu chung thủy, cuộc đọ tài trí giữa thiện và ác, giàu và nghèo, rất hấp dẫn các thế hệ từ bao đời nay. Nhạc cụ của người Hrê gồm nhiều loại: đàn Brook, Ching Ka-la, sáo ling la, ống tiêu ta-lía, đàn ống bút của nữ giới, khèn ra-vai, ra-ngói, pơ-pen, trống... Những nhạc cụ được người Hrê quí nhất là chiêng, cồng, thường dùng bộ 3 chiếc, hoặc 5 chiếc, với các nhịp điệu tấu khác nhau.
Ngày xưa người H're sống bằng tự cung, tự cấp những món hàng trao đổi buôn bán là dùng bằng nồi bung, nồi bảy (Ca - Bung, Ca -Bê) hay trâu, ché, ruộng và lúa.
Bản sắc của người H're cuộc sống cộng động cũng gắn liền với cây tre, cây cau, lá trầu như dân tộc Kinh. Con vật hoang giả được người dân H're sùng bái tôn trọng nhất là con chó sói (Cọ-Ziêng); người H're không bao giờ ăn thịt chó sói, nếu lên rừng làm nương rẫy, hay đi săn bán gặp chó sói người H're đều không săn chó sói, nếu gặp chó sói bị nạn người H're sẽ cứu giúp.
- Cưới hỏi:
Dưới thời phong kiến người H're thực hiện gia chủ cha mẹ đặt đâu con ngồi đó, hai bên gia đình có con trai, con gái hứa hẹn sẽ gả con cho nhau được goi là (Pờ-roi). Việc cưới hỏi này chủ yếu tìm người về làm dâu, làm rể là để lao động giúp gia đình. Đôi khí có những anh tràng được cha mẹ bắt lấy vợ tuổi còn nhỏ, cô dâu lớn hơn chú rể 5, 7 tuổi. Trước đây người H're mà gàu có và quyền lực họ được phép lấy nhiều vợ. Đám cưới tổ chức phụ thuộc vào từng điều kiện kính tế gia đình hộ; bà con đi đám cưới chủ yếu là mang rươu và gạo đưa cho gia đình đám cưới. Người H're không phân biệt trai hay gái họ rất bình đẳng, trong việc chia của cải cha mẹ cho con cũng bình đẳng; cũng như hôn nhân gia đình không quan niệm (Thuyền theo lái, gai phải theo chồng và cũng không đối xử mẹ chồng nàng dâu trong thời phong kiên).
Trước đây người H're rất hiếu khách đến nhà thăm chơi, họ rất niềm mở mời cơm; phong tục tiếp khách cũng là miếng trầu, rượu, thuốc lá, nước trè.
Tinh thần của người H're họ sống rất lạc quan, yêu đời một khi đã thân thiết họ rất thành thật và chung thành trong cuộc sống; nhưng nếu ai đó làm cho họ bị thất vọng, thì khó lấy lại được niềm tim với họ, vì lòng tự trọng và ty khác cao.
- Tổ chức ma chay:
Khi bản làng (Pờ-Lây) có người mất bà con xa gần được thông báo đến viếng người mất, mang theo chiếu, vãi, rượu tùy theo điều kiện kinh tế của mối gia đình đến viếng. Khi đặt người mất vào quan tài không đậy nắp ngồi xung quanh quan tài là con cháu và người thân khóc, cách khóc của người H're (khóc gọi là: moi) có theo giai điệu, nhằm kể lễ công lao của người chết khi còn sống và chia sẽ tình cảm cho con cháu, anh em làng xóm gần xa. Mỗi người đến viếng được anh em trong gia đình đưa một ly rượu để uống phép một ít, còn lại đổ vào trai rượu hay ché để bên canh quan tài thể hiện lòng thương nhớ việc chia tay với người chết. chôn mộ (người chết) tại Ka-Rầng; đào huyệt đầu người chết được đặt lên núi, chân quây về mặt thấp như suối, sông, ruông....Di quan đưa người chết đi chôn chân đi trước, hạ quan tài mở ra lần cuối để bà con, họ hàng nhìn lần cuối và được xem mặt trời cuối cùng, mỗi người đi viếng chôn bỏ một nắm đất và gom những que cây khô nhỏ làm thành bó củi nhỏ bằng nắm tay, cho người chết về thế giới bên kia có củi để đốt, một phần củi để nộp lại cho âm phủ khi mới đến. Ngày xưa ngôi nhà mộ được chôn bốn cây cột lõ (Ké) nhà mồ có mái lợp tranh và gắn với đầu con trâu đã cúng cho người mất; các tài sản chia cho người mất mang theo như Chiêng, ché, nồi bung, đục thủng đáy chôn xung quanh mộ. Lễ cúng hàng năm cho đã khuất người H're không dẩy mộ tại Ka-Rầng. nơi Ka-Rầng là nơi linh thiêng không được ai đến phá chặt cây tại Ka-Rầng.

Nhà cửa
H'rê xưa ở nhà sàn dài. Nay hầu như nhà dài không còn nữa. Nóc nhà có hai mái chính lợp cỏ tranh, hộ gia đình nào giàu có thì họ lợp mái nhà dày 35 cmđến 40 cm, độ bền có thể lên đến 15 -20 năm; hai mái phụ ở hai đầu hồi thụt sâu vào trong hai mái chính. Mái này có lớp ngoài còn thêm một lớp nạp giống như ở vách nhà. Chỏm đầu đốc có "bộ sừng" trang trí với các kiểu khác nhau. Vách, lớp trong bằng cỏ tranh, bên ngoài có một lớp nẹp rất chắc chắn. Hai gian đầu hồi để trống.
Bộ khung nhà kết cấu đơn giản giống như nhà của nhiều cư dân khác ở Tây Nguyên.
Trong nhà (trừ hai gian đầu hồi) không có vách ngăn. Với nhà người Hrê còn có đặc điểm ít thấy ở nhà các dân tộc khác: thường thì nhà ở cửa mặt trước hoặc hai đầu hồi. Mặt trước nhà nhìn xuống phía đất thấp, lưng nhà dựa vào thế đất cao. Người nằm trong nhà đầu quay về phía đất cao. Nhưng với người Hrê thì hoàn toàn ngược lại.

Gian hồi bên phải (nhìn vào mặt nhà) (A) dành cho sinh hoạt của nam và khách. Gian hồi bên trái (C) dành cho sinh hoạt của nữ. Giáp vách gian hồi bên phải đặt bếp chính. Gian chính giữa đặt bếp phụ. Gian giáp vách với gian hồi bên trái đặt cối giã gạo. Trước đây người H're muốn làm được ngôi nhà sàn cho mình thì phải chặt cây góp dần gần 03 năm; dây dùng để buộc nhà chủ yếu bằng mây (si-ry) phần gầm sạp nhà thì buộc bằng dây Chiều (si-K-ruột); phần sàn nhà và tường nhà dùng cây tre đập bẹp ra, buộc nẹp chắc. Tuy tường nhà
Trong ngôi nhà Người H're chọn một cây cột nhà chính ở giam giữa làm cột chính để thời cúng hàng năm họ buộc cây cúng vào; người H're quan niệm cây cột chính này như sự vận mệnh cả gia chủ nhà và gia đình. Điểm đặt cối giả gạo trong nhà gần bếp hay ngoài trái nhà sau; Người H're rất chú trọng việc đặt cối giả gạo. Ngày xưa mỗi lần con trai đi săm trên rừng hay đi bộ đội ra chiến trận thì người mẹ chỉ cho con trai đi ra cửa nhà sau phía bếp và người mẹ lấy cái chổi bỏ vào trong cái cối giả gạo đọc cầu nguyện may mắn cho con trai và quét lên người con xong, người con đi luôn cửa sau và không cho ngoảnh mặt nhìn lại. Người H're ngày xưa rất kiêng kị khi khách đến nhà đứng trên bậc thang không vào, hay vào nhà ngồi trên khung cửa vào nhà chính.
Phong tục người H're trước đây họ tâm niệm thần linh khác năng; nên mỗi gia đình họ điều có các sản vật lạ để trong nhà như: Đầu chim Tù Thịt (Chim Lợn), đầu con mèo, đầu chim Cú Mèo và đầu con chó để khô treo trên giàn bếp và cất kỷ, chỉ chủ nhà mới được đụng đến. Người H're quan niệm có những cái đầu của các con vật trên để trong nhà là nương rẫy không bị các vật hoang giã trên rừng phá hoại mùa màng và có ai đó ác ý thù (cúng) thành viên gia đình thì linh hồn của các đầu thú kia đi thay cho linh hồn gia chủ, gia đình luôn tránh được sự đau ốm, chết chóc.

Trang phục
Có biểu hiện giống người Kinh. Có cá tính tộc người song không rõ nét. Trước kia đàn ông Hrê đóng khố, mặc áo cánh ngắn đến thắt lưng hoặc ở trần, quấn khăn; đàn bà mặc váy hai tầng, áo 5 thân, trùm khăn. Nam, nữ đều búi tóc cài trâm hoặc lông chim. Ngày nay, người Hrê mặc quần áo như người Kinh, riêng cách quấn khăn, trùm khăn vẫn như xưa. Phần lớn nữ giới vẫn mặc váy, nhưng may bằng vải dệt công nghiệp. Người Hrê thích đeo trang sức bằng đồng, bạc, hạt cườm; nam nữ đều đeo vòng cổ, vòng tay, nữ có thêm vòng chân và hoa tai. Tục cà răng đã dần dần được xóa bỏ.

Lý A Sùng (sưu tầm)

Đặc sắc văn hóa dân tộc H'rê (Minh Huệ)

Như nhiều dân tộc khác trong cộng đồng 54 dân tộc anh em, đồng bào dân tộc H’rê có một nền văn hoá khá độc đáo. Văn hóa truyền thống của dân tộc H’rê mang đậm nét bản địa, chứa đựng nhiều giá trị đặc trưng của yếu tố Trường Sơn - Tây Nguyên.
 Người H’rê chủ yếu sống bằng nghề làm lúa nước và nương rẫy, săn bắn, hái lượm, đánh cá, dệt, rèn là những nghề phụ, nhưng có ý nghĩa đáng kể. Những con vật nuôi thông thường trong gia đình là trâu, chó, heo, gà, dê…

Langvanhoahre
Trình độ canh tác nương rẫy ruộng nước của người H’rê đã ở mức phát triển cao. Đồng bào biết tận dụng thung lũng bằng địa, đất ven sông suối và chọn cây lúa nước làm cây trồng chính. Người H’rê lợi dụng địa hình để vỡ ruộng. Từ ruộng bậc thang trên đất dốc đến ruộng lầy thụt ở thung lũng, đầm cạn đều có thể cải tạo để canh tác lúa nước.

Mùa rẫy chỉ có một vụ kéo dài từ tháng ba tới tháng chín âm lịch. Bà con dùng rìu phát rẫy dùng rựa phát cỏ chờ khô rồi đốt theo lối hỏa canh. Canh tác rẫy theo lối chọc lỗ tra hạt, coi rẫy bằng chòi cao đề phòng chim thú phá rẫy và đợi đến làm cỏ, thu hoạch. Đặc biệt, săp tới mùa thu lúa rẫy bà con thường sử dụng bộ nhạc cụ đá, tre nứa nguyên sơ với suối nước tạo thành tiếng để xua đuổi chim thú.

Người H’rê định cư thành từng làng (plây) ở nhà sàn và có cả nhà trệt, có già làng đứng đầu trưởng thôn. Làng truyền thống của đồng bào H’rê có tên gọi theo địa danh đồi núi, sông suối tự nhiên nơi cư trú. Làng dựng ở nơi có nguồn nước sinh hoạt và sản xuất gắn liền với vùng canh tác. Đồng bào không du cư trường hợp thật đặc biệt như thiên tai địch họa, dịch bệnh mới dời làng. Mỗi làng thường có từ 40-50 nóc nhà.

Tục lệ H’rê khi ngủ nằm ngang sàn đầu quay về hướng đất thấp mặt thoáng, chân hướng về phía đất cao dốc núi. Bên trái đầu nhà nơi đàn ông ngủ và tiếp khách gia đình cuối nhà phía bên phải nơi ở của đàn bà, con trẻ. Nhà có hai cầu thang phía trước và phía sau. Trong nhà có hai bếp lửa bếp chính và bếp phụ.

Vận hành làng truyền thống của người H’rê gồm có người đứng đầu làng, người hòa giải, người cúng bái. Người đứng đầu làng thường là bậc cao niên từng trải, am hiểu rộng về luật tục về xã hội và vùng đất cư trú, kinh tế nổi trội được cộng đồng tín nhiệm.

Người H’rê trước kia không có họ, có tên đệm. Ngày nay, đồng bào tự nhận mình mang các dòng họ Đinh, Phạm, Nguyễn. Đàn ông người H’rê thường mặc khố (kapen) mặc áo màu đen, ống tay dài, cài khuy ở trước, áo dài không quá thắt lưng có viền vải đỏ trang trí bằng chỉ đỏ. Họ thường dùng 2 loại khăn bịt đầu: khăn đen quấn nhiều vòng, khăn trắng để quấn thành vòng, 2 đầu khăn cài phía trên hai vai, khi đi xa họ chít khăn màu đỏ.

Phụ nữ H’rê mặc váy (cà tu) khâu thành ống, dài trung bình 1,2 mét, khoảng giữa hẹp hơn, đoạn trên và đoạn dưới của váy bằng nhau. Rộng 5, 6 tấc, trang trí bằng sợi màu ở hai đầu váy, khi mặc trông như váy 2 tầng, phủ xuống dưới bắp chân. Áo cổ truyền của người phụ nữ 5 thân, nhuộm màu chàm sẫm, ống tay dài và hẹp, cài khuy bên phải gấu áo, sống lưng và bờ áo đều viền chỉ trắng, chỉ đỏ, mặc trong là yếm che ngực. Xưa, người H’rê có tục khi trưởng thành cắt 6 chiếc răng của hàm trên, tục này nay đã xóa bỏ.

Hôn nhân người H’rê không mang tính chất mua bán. Hiện tượng kết hôn với người khác tộc chưa phổ biến. Tùy hoàn cảnh gia đình của mỗi bên, càng rể có thể về nhà vợ hay cô dâu về nhà chồng. Khi vợ chồng sinh con đầu lòng thì tách khỏi cha mẹ làm nhà ở riêng thành đơn vị kinh tế độc lập.

Đám cưới tùy theo bên nào đón người về (làm dâu hoặc ở rể) thì tổ chức nghi lễ lớn hơn. Họ mở tiệc mặn có rượu cần, ca hát vui vẻ. Gia đình chuẩn bị sẵn một bếp dành làm nơi ngủ cho đôi vợ chồng mới, tại đây diễn ra nghi thức tượng trưng cho sự gắn bó vợ chồng: Hai người trao nhau miếng trầu, bát rượu, quàng chung một vòng chỉ.

Người H’rê cho rằng lực lượng siêu nhiên gồm nhiều loại thần linh mang tên gọi khác nhau nhưng trong đó tín ngưỡng hồn lúa cùng các lễ thức trong quá trình sản xuất lúa chiếm vị trí đáng kể, tập trung vào hai giai đoạn của mỗi mùa lúa, khi gieo cấy và khi thu hoạch cất lúa vào kho.

Hàng năm cùng với việc canh tác họ thực hiện những nghi thức nhằm giữ gìn thần lúa, thần núi, thần sông, thần mưa, thần cây, thần đá phù hộ, cầu mong mưa thuận gió hòa, cây cối xanh tươi, mùa màng bội thu… con vật hữu sinh, người người bình an.

Cho đến nay trong tâm thức của đồng bào dân tộc H’rê, coi lễ hội cầu mưa là sự gắn liền hoạt động con người đối với các đấng siêu nhân, là sự giao thoa tâm linh của con người và các thần linh. Lễ hội cầu mưa được tổ chức từ 2 đến 3 năm một lần, tùy thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội của cộng đồng.

Đồng bào H’rê có truyền thống đấu tranh giữ làng giữ nước từ xa xưa. Từ ngày có Đảng và Chính phủ bà con một lòng đi theo cách mạng, tham gia tích cực vào các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Đồng bào đã hoàn thành công tác định canh định cư và đang từng bước xóa đói giảm nghèo ổn định đời sống đồng thời phát triển kinh tế xã hội trong thời kỳ đổi mới. Việc bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống được đồng bào thực hiện gắn với cuộc vận động toàn dân xây dựng đời sống văn hóa.
Minh Huệ (sưu tầm)