Mc tiệc cưới, học làm mc đám cưới, video đám cưới hay nhất: ₪ Dân tộc Mạ
Showing posts with label ₪ Dân tộc Mạ. Show all posts
Showing posts with label ₪ Dân tộc Mạ. Show all posts

Thursday, July 21, 2016

Nhà dài – nét văn hóa độc đáo của đồng bào Mạ (Nông Minh Huệ)

Cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của đồng bào Mạ bên ngôi nhà dài truyền thống

Nhà dài là một trong những nét văn hóa truyền thống, mang bản sắc độc đáo riêng của đồng bào các dân tộc Nam Tây Nguyên, trong đó có đồng bào Mạ (Lâm Đồng).

Đồng bào Mạ ở đây thường sống thành từng làng (bon), mỗi làng có từ 5 – 10 nhà sàn dài với một khu vực đất đai riêng biệt trên các cao nguyên Bảo Lộc, Di Linh, Ðạ Tẻ và lưu vực sông Ðồng Nai. Nhà dài được làm bằng nứa, bương mai, hai mái, lợp bằng lá mây. Mái cửa ra vào uốn khum thành vòm bằng cành trúc đội trên mái cỏ. Xung quanh nhà ở, đồng bào còn dựng nhiều kho lúa trên sàn cao. Các cột nhà kho đều trang trí theo mô típ chày cối. Tuy nhiên, nhà dài trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng còn lại rất ít và đang dần bị mai một.

Ngôi nhà dài vách nứa, mái lá mộc mạc, đơn sơ

Nhà dài có sàn bằng gỗ, sạch sẽ và mát mẻ.

Một gia đình với nhiều thế hệ sinh sống trong nhà dài tại huyện Bảo Lâm, Lâm Đồng.

Nhà dài của đồng bào Mạ đến nay còn lại rất ít. 

Nông Minh Huệ (sưu tầm)

Tục ngủ chung trước hôn nhân của người Mạ (Đặng Thị Ngọc Bé)

Máu của vật hiến sinh được bôi lên Yàng ông, Yàng bà, cột nhà và cây nêu…

Trong phong tục của người Mạ, các cặp đôi khi tìm hiểu nhau nếu “ưng cái bụng” họ sẽ được ngủ chung thoải mái.
Trong chiều chạng vạng nơi góc rừng Cát Tiên, cuộc sống của người Mạ (ở xã Tà Lài, huyện Tân Phú, Đồng Nai) vẫn quen thuộc với tiếng kẽo cà kẽo cọt của khung cửi. Bên ché rượu cần của già làng K’Gõ, 84 tuổi, vốn được mệnh danh là “kho tàng văn hóa sống” của người Mạ ở Tà Lài, kể nhiều câu chuyện độc đáo về phong tục, tập quán từ xa xưa. Trong đó, thú vị nhất chính là quan niệm khá mới mẻ của họ về hôn nhân.

Người dân tộc Mạ.
Hôn nhân của người Mạ ở Đồng Nai theo chế độ phụ hệ, một vợ một chồng và tuyệt nhiên không có quan niệm trọng nam khinh nữ. Đặc biệt, khi con cái trong nhà đến tuổi trưởng thành, khoảng 15-17 tuổi được thoải mái tự do tìm hiểu. Ngoại trừ những trường hợp bố mẹ có hôn ước cho con từ thuở nhỏ, đứa trẻ lớn lên sẽ phải tuân theo và không được tự do lựa chọn bạn đời.
Tập tục cũng quy định, nếu bên nào bội ước phải tiến hành “trả lễ” cho bên kia. Chẳng hạn, đằng trai lấy vợ trước, bên gái sẽ có quyền yêu cầu nhà trai “trả lễ”. Đây chính là một hình thức “phạt vạ” đã tồn tại từ lâu trong cộng đồng người Mạ. “Nếu bên nào đi lấy người khác trước thì bị phạt của cải rất nhiều, bằng số tiền cưới luôn. Lễ vật gồm hai con trâu, bốn con heo, nhiều rượu cần, chóe, gạo, thóc, gà vịt…”, già làng K’Gõ cho biết.
Trong chuyện yêu đương hay tự tìm bạn đời, cha mẹ không hề ngăn cấm hay ràng buộc. Nếu cảm thấy “ưng cái bụng”, đôi trai gái có thể dắt nhau vào rừng hay những nơi vắng vẻ để tìm hiểu. Thậm chí, sau khi G’bổ (thương nhau), họ có thể tầm-pài (ngủ với nhau) miễn là không cùng huyết thống và không được để có bầu trước hôn nhân. Đáng nói là, việc này không hề ảnh hưởng đến chuyện trăm năm của cô gái sau này.
Ngày xưa, người con gái mang bầu trước khi kết hôn sẽ bị làng phạt rất nặng như đuổi ra khỏi nơi cư trú, trừ phi có người nhận làm cha đứa bé trong bụng. Ngày nay, tục lệ này đã không còn. Nếu cái thai của con gái “vô chủ”, cha mẹ phải soạn lễ vật cúng trong nhà như heo, vịt, gà… để tránh xui xẻo.
Theo anh K’Lâm, cán bộ văn hóa xã Tà Lài, dù phong tục của người Mạ rất “thoáng” trong chuyện trinh tiết nhưng một cô gái không ăn ngủ cùng lúc với nhiều chàng trai sẽ được mọi người đánh giá có đạo đức hơn một cô gái có lối sống buông thả. Trường hợp một cô gái được hai chàng trai để ý, giữa họ phải có một cuộc thách đấu bằng xà gạc (dụng cụ đi rẫy và là vũ khí đi rừng của người dân tộc). Ai đủ bản lĩnh giành chiến thắng sẽ được yêu cô gái.
Khi hai người đồng ý sống cùng nhau, chàng trai sẽ về thông báo với gia đình để chuẩn bị sính lễ đến nhà cô gái. Cùng với những lễ vật đã được sắm rất chu đáo, bên nhà trai sẽ nhờ một người có uy tín trong họ hàng để làm ông mai dẫn đến nhà gái. Khi đi hỏi vợ, chàng trai người Mạ đã trở thành một người đàn ông thực thụ với ngọn lao cầm trên tay, chiếc dao dắt ngang lưng và trên vai là cây xà gạc.
Đồng thời, anh ta sẽ được mặc trang phục truyền thống của người Mạ, đó là đóng khố với nhiều sợi dây màu đỏ nổi bật, tay đeo trang sức đồng, búi tóc lên cao và cài một chiếc lược sừng sâu. Cô gái sẽ phục sức lên người một bộ váy với nhiều hoa văn đặc trưng rất đẹp mắt của người Mạ, kèm theo những phụ kiện như chiếc đai lưng màu sặc sỡ, đeo nhiều chuỗi vòng có đính hạt cườm. Cô gái cũng giống như chàng trai, búi tóc và cài lược sừng trâu nhưng được cắm thêm con dao nhỏ.
Khi vừa tới nhà gái, tự tay chàng trai sẽ cắm ngọn lao xuống đất, ngay trước cửa nhà gái và… đứng đợi. Một lát sau, người đại diện cho đàng gái có thể là cha hoặc cậu ruột sẽ trực tiếp ra đón nhà trai. Sau khi nghe lời trình bày lý do tại sao đến đây của chàng trai, nhà gái gật đầu đồng ý. Ngay lúc đó, chàng trai sẽ rút ngọn giáo và cùng mọi người vào nhà. Cũng giống như nhiều dân tộc thiểu số khác, việc đầu tiên mà chàng trai người Mạ phải làm khi bước chân vào nhà gái là đứng trước bàn thờ tổ tiên khấn vái rồi đem ngọn giáo gác lên xà nhà. Ngọn giáo sẽ được để nguyên tại nhà gái bảy ngày bảy đêm.

Làng dân tộc người Mạ.

Sau những nghi lễ được hai họ cử hành, mọi người mới cùng nhau ngồi lại bên những ché rượu cần. Lúc tiệc rượu tàn, nhà trai ra về, riêng chàng trai sẽ ở lại nhà vợ chưa cưới để làm việc. Đặc biệt, một tập tục kỳ lạ chỉ có ở người Mạ là sau đám nói việc quan hệ nam nữ sẽ tuyệt nhiên bị cấm, dù trước đó hoàn toàn thoải mái. Trường hợp đôi trai gái muốn ngủ chung thì phải vào rừng và tự dựng túp lều để cùng nhau sống ở đó. Đến khi kết hôn các cặp đôi sẽ được ngủ chung.
Trong quá trình sống chung, nếu đôi vợ chồng trẻ không hợp nhau hay cô gái không thể sinh con cho nhà chồng, đằng trai có thể trả cô gái về nhà mẹ đẻ. Dù cô dâu có lỗi cũng không được đánh đập, đặc biệt trước mặt bố mẹ vợ và con cái, vì như thế chẳng khác nào đánh vào cha mẹ cô gái.
Theo quan niệm của người Mạ, nếu cô dâu được trả về nhà mẹ đẻ trong tình trạng bầm dập, cô đã là một người chết, nhà gái sẽ không nhận. Đồng thời, nhà gái sẽ phạt vạ nhà trai rất nặng. Chính vì vậy, để cha mẹ nhận lại con cái của họ thì cô gái phải được trả về “nguyên vẹn”.
Chị Ká Rển, nghệ nhân dân gian của người Mạ kể về câu chuyện ở rể của chàng trai Tà Lài khi không đủ tiền trả sính lễ cho nhà gái. Theo chị, trong quan niệm của người Mạ, người con gái khi đi lấy chồng chẳng khác nào… mất luôn. Vậy nên, nhà gái sẽ đòi hỏi sính lễ rất cao đối với nhà trai. Để được đính hôn với cô gái, chàng trai phải “cống nạp” lễ vật cho bố mẹ vợ tương lai là một ché rượu cần, một con gà, nhiều chuỗi hạt đeo cổ, lục lạc, lược sừng và nhiều món quà quý khác theo yêu cầu của nhà gái.
Trước khi tiến hành hôn lễ, nhà trai phải nạp nhiều lễ vật có giá trị khác như: hai con trâu, sáu con lợn, một cặp chiêng, ba mươi cái ché. Ngoài ra, họ phải đãi tiệc dân làng nhiều ngày liền. Chàng trai cũng có thể “khất” nhà gái phần sính lễ nếu chưa thể trả hết, với điều kiện phải đi ở rể. Chỉ khi nào sính lễ cho nhà gái được hoàn tất, chàng trai mới được đưa cô gái về nhà mình làm dâu và những đứa con sinh ra mới được mang họ cha.
Chị Ká Rển chia sẻ: “Nếu tính theo thời giá hiện nay, tổng số lễ vật mà nhà trai mang đến nhà gái có thể lên tới hàng trăm triệu đồng. Vì số tiền quá lớn, nhiều chàng trai có hoàn cảnh nghèo khó đành ở rể suốt đời. Như tôi đây, đến bây giờ vẫn mang họ của mẹ vì cha quá nghèo, đến lúc chết vẫn chưa trả hết lễ vật. Cha mẹ tôi sống cùng nhau bao năm, sinh đến 10 mặt con mà theo tục lệ người Mạ cha tôi vẫn chưa thể có… vợ”.
Đến bây giờ, việc lấy chồng của chị cũng theo quan niệm của người Mạ, nên hiện chồng Ká Rển vẫn phải ở rể vì gia đình anh quá nghèo. Tất nhiên, bốn đứa con của anh chị đều mang họ mẹ. Chỉ khi nào anh hoàn tất được sính lễ cho nhà gái, con cái mới được “chính danh” mang họ cha.
Đặng Thị Ngọc Bé (sưu tầm). 

Tục ngủ chung trước hôn nhân của người Mạ (Đặng Thị Ngọc Bé)

Trong phong tục của người Mạ, các cặp đôi khi tìm hiểu nhau nếu “ưng cái bụng” họ sẽ được ngủ chung thoải mái.
Trong chiều chạng vạng nơi góc rừng Cát Tiên, cuộc sống của người Mạ (ở xã Tà Lài, huyện Tân Phú, Đồng Nai) vẫn quen thuộc với tiếng kẽo cà kẽo cọt của khung cửi. Bên ché rượu cần của già làng K’Gõ, 84 tuổi, vốn được mệnh danh là “kho tàng văn hóa sống” của người Mạ ở Tà Lài, kể nhiều câu chuyện độc đáo về phong tục, tập quán từ xa xưa. Trong đó, thú vị nhất chính là quan niệm khá mới mẻ của họ về hôn nhân.

Người dân tộc Mạ.
Hôn nhân của người Mạ ở Đồng Nai theo chế độ phụ hệ, một vợ một chồng và tuyệt nhiên không có quan niệm trọng nam khinh nữ. Đặc biệt, khi con cái trong nhà đến tuổi trưởng thành, khoảng 15-17 tuổi được thoải mái tự do tìm hiểu. Ngoại trừ những trường hợp bố mẹ có hôn ước cho con từ thuở nhỏ, đứa trẻ lớn lên sẽ phải tuân theo và không được tự do lựa chọn bạn đời.
Tập tục cũng quy định, nếu bên nào bội ước phải tiến hành “trả lễ” cho bên kia. Chẳng hạn, đằng trai lấy vợ trước, bên gái sẽ có quyền yêu cầu nhà trai “trả lễ”. Đây chính là một hình thức “phạt vạ” đã tồn tại từ lâu trong cộng đồng người Mạ. “Nếu bên nào đi lấy người khác trước thì bị phạt của cải rất nhiều, bằng số tiền cưới luôn. Lễ vật gồm hai con trâu, bốn con heo, nhiều rượu cần, chóe, gạo, thóc, gà vịt…”, già làng K’Gõ cho biết.
Trong chuyện yêu đương hay tự tìm bạn đời, cha mẹ không hề ngăn cấm hay ràng buộc. Nếu cảm thấy “ưng cái bụng”, đôi trai gái có thể dắt nhau vào rừng hay những nơi vắng vẻ để tìm hiểu. Thậm chí, sau khi G’bổ (thương nhau), họ có thể tầm-pài (ngủ với nhau) miễn là không cùng huyết thống và không được để có bầu trước hôn nhân. Đáng nói là, việc này không hề ảnh hưởng đến chuyện trăm năm của cô gái sau này.


Ngày xưa, người con gái mang bầu trước khi kết hôn sẽ bị làng phạt rất nặng như đuổi ra khỏi nơi cư trú, trừ phi có người nhận làm cha đứa bé trong bụng. Ngày nay, tục lệ này đã không còn. Nếu cái thai của con gái “vô chủ”, cha mẹ phải soạn lễ vật cúng trong nhà như heo, vịt, gà… để tránh xui xẻo.
Theo anh K’Lâm, cán bộ văn hóa xã Tà Lài, dù phong tục của người Mạ rất “thoáng” trong chuyện trinh tiết nhưng một cô gái không ăn ngủ cùng lúc với nhiều chàng trai sẽ được mọi người đánh giá có đạo đức hơn một cô gái có lối sống buông thả. Trường hợp một cô gái được hai chàng trai để ý, giữa họ phải có một cuộc thách đấu bằng xà gạc (dụng cụ đi rẫy và là vũ khí đi rừng của người dân tộc). Ai đủ bản lĩnh giành chiến thắng sẽ được yêu cô gái.
Khi hai người đồng ý sống cùng nhau, chàng trai sẽ về thông báo với gia đình để chuẩn bị sính lễ đến nhà cô gái. Cùng với những lễ vật đã được sắm rất chu đáo, bên nhà trai sẽ nhờ một người có uy tín trong họ hàng để làm ông mai dẫn đến nhà gái. Khi đi hỏi vợ, chàng trai người Mạ đã trở thành một người đàn ông thực thụ với ngọn lao cầm trên tay, chiếc dao dắt ngang lưng và trên vai là cây xà gạc.
Đồng thời, anh ta sẽ được mặc trang phục truyền thống của người Mạ, đó là đóng khố với nhiều sợi dây màu đỏ nổi bật, tay đeo trang sức đồng, búi tóc lên cao và cài một chiếc lược sừng sâu. Cô gái sẽ phục sức lên người một bộ váy với nhiều hoa văn đặc trưng rất đẹp mắt của người Mạ, kèm theo những phụ kiện như chiếc đai lưng màu sặc sỡ, đeo nhiều chuỗi vòng có đính hạt cườm. Cô gái cũng giống như chàng trai, búi tóc và cài lược sừng trâu nhưng được cắm thêm con dao nhỏ.
Khi vừa tới nhà gái, tự tay chàng trai sẽ cắm ngọn lao xuống đất, ngay trước cửa nhà gái và… đứng đợi. Một lát sau, người đại diện cho đàng gái có thể là cha hoặc cậu ruột sẽ trực tiếp ra đón nhà trai. Sau khi nghe lời trình bày lý do tại sao đến đây của chàng trai, nhà gái gật đầu đồng ý. Ngay lúc đó, chàng trai sẽ rút ngọn giáo và cùng mọi người vào nhà. Cũng giống như nhiều dân tộc thiểu số khác, việc đầu tiên mà chàng trai người Mạ phải làm khi bước chân vào nhà gái là đứng trước bàn thờ tổ tiên khấn vái rồi đem ngọn giáo gác lên xà nhà. Ngọn giáo sẽ được để nguyên tại nhà gái bảy ngày bảy đêm.

Làng dân tộc người Mạ. Ảnh: Báo ảnh VN
Sau những nghi lễ được hai họ cử hành, mọi người mới cùng nhau ngồi lại bên những ché rượu cần. Lúc tiệc rượu tàn, nhà trai ra về, riêng chàng trai sẽ ở lại nhà vợ chưa cưới để làm việc. Đặc biệt, một tập tục kỳ lạ chỉ có ở người Mạ là sau đám nói việc quan hệ nam nữ sẽ tuyệt nhiên bị cấm, dù trước đó hoàn toàn thoải mái. Trường hợp đôi trai gái muốn ngủ chung thì phải vào rừng và tự dựng túp lều để cùng nhau sống ở đó. Đến khi kết hôn các cặp đôi sẽ được ngủ chung.
Trong quá trình sống chung, nếu đôi vợ chồng trẻ không hợp nhau hay cô gái không thể sinh con cho nhà chồng, đằng trai có thể trả cô gái về nhà mẹ đẻ. Dù cô dâu có lỗi cũng không được đánh đập, đặc biệt trước mặt bố mẹ vợ và con cái, vì như thế chẳng khác nào đánh vào cha mẹ cô gái.
Theo quan niệm của người Mạ, nếu cô dâu được trả về nhà mẹ đẻ trong tình trạng bầm dập, cô đã là một người chết, nhà gái sẽ không nhận. Đồng thời, nhà gái sẽ phạt vạ nhà trai rất nặng. Chính vì vậy, để cha mẹ nhận lại con cái của họ thì cô gái phải được trả về “nguyên vẹn”.
Chị Ká Rển, nghệ nhân dân gian của người Mạ kể về câu chuyện ở rể của chàng trai Tà Lài khi không đủ tiền trả sính lễ cho nhà gái. Theo chị, trong quan niệm của người Mạ, người con gái khi đi lấy chồng chẳng khác nào… mất luôn. Vậy nên, nhà gái sẽ đòi hỏi sính lễ rất cao đối với nhà trai. Để được đính hôn với cô gái, chàng trai phải “cống nạp” lễ vật cho bố mẹ vợ tương lai là một ché rượu cần, một con gà, nhiều chuỗi hạt đeo cổ, lục lạc, lược sừng và nhiều món quà quý khác theo yêu cầu của nhà gái.
Trước khi tiến hành hôn lễ, nhà trai phải nạp nhiều lễ vật có giá trị khác như: hai con trâu, sáu con lợn, một cặp chiêng, ba mươi cái ché. Ngoài ra, họ phải đãi tiệc dân làng nhiều ngày liền. Chàng trai cũng có thể “khất” nhà gái phần sính lễ nếu chưa thể trả hết, với điều kiện phải đi ở rể. Chỉ khi nào sính lễ cho nhà gái được hoàn tất, chàng trai mới được đưa cô gái về nhà mình làm dâu và những đứa con sinh ra mới được mang họ cha.
Chị Ká Rển chia sẻ: “Nếu tính theo thời giá hiện nay, tổng số lễ vật mà nhà trai mang đến nhà gái có thể lên tới hàng trăm triệu đồng. Vì số tiền quá lớn, nhiều chàng trai có hoàn cảnh nghèo khó đành ở rể suốt đời. Như tôi đây, đến bây giờ vẫn mang họ của mẹ vì cha quá nghèo, đến lúc chết vẫn chưa trả hết lễ vật. Cha mẹ tôi sống cùng nhau bao năm, sinh đến 10 mặt con mà theo tục lệ người Mạ cha tôi vẫn chưa thể có… vợ”.
Đến bây giờ, việc lấy chồng của chị cũng theo quan niệm của người Mạ, nên hiện chồng Ká Rển vẫn phải ở rể vì gia đình anh quá nghèo. Tất nhiên, bốn đứa con của anh chị đều mang họ mẹ. Chỉ khi nào anh hoàn tất được sính lễ cho nhà gái, con cái mới được “chính danh” mang họ cha.
Đặng Thị Ngọc Bé (sưu tầm). 

Đặc điểm của dòng họ dân tộc Mạ ở Lâm Đồng (Hoàng Thị Vinh)

1. Tổng quan về người Mạ ở xã Đạ Oai, huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng
Dân tộc Mạ là dân tộc thiếu số bản địa ở tỉnh Lâm Đồng. Địa bàn cư trú của người Mạ nằm trong vùng Trung và Thượng sông Đồng Nai (Đạ Đơng), trong đó tập trung đông nhất là ở thị xã Bảo Lộc và huyện Bảo Lâm. Ngoài ra người Mạ còn cư trú ở một số huyện phía Nam Lâm Đồng như Đạ Huoai, Đạ Teh, Cát Tiên...
Tại huyện Đạ Huoai, người Mạ sinh sống tập trung đông nhất ở xã Đạ Oai với “133 hộ gia đình và 638 nhân khẩu trong đó nam giới 340 người, nữ giới 298 người, trong độ tuổi lao động là 386 người. Số dân người Mạ ở đây chiếm 16,11% tổng số dân của toàn xã”(1) và là tộc người thiểu số đông đảo nhất.

Kinh tế truyền thống của người Mạ ở Đạ Oai là phát rẫy trồng lúa, nhưng năng suất thấp, sản lượng bấp bênh do phụ thuộc nhiều vào tự nhiên, lại luôn bị muông thú phá hoại. Hiện nay, các rẫy trồng lúa trước đây được thay thế bằng một số loại cây công nghiệp như điều, cà phê, hồ tiêu, mía… cho hiệu quả kinh tế cao, tăng thu nhập cho đồng bào. Tuy nhiên, vẫn còn một số hộ gia đình trồng lúa ở những chỗ đất trũng để tự túc, tự cấp lương thực. Như vậy cơ cấu cây trồng của đồng bào Mạ ở xã đã có sự thay đổi cơ bản so với trước. Cùng với trồng trọt, người Mạ còn chăn nuôi bò, dê, gà, vịt, chủ yếu để tự cung tự cấp cho gia đình, chứ chưa phải là hàng hóa. Cũng có một số hộ gia đình hiện nay đã nuôi bò để bán nhưng đang còn rất ít. Do vậy, thu nhập của đồng bào từ chăn nuôi không đáng kể. Ngoài ra, hoạt động kinh tế chiếm đoạt vẫn giữ vai trò nhất định đối với cuộc sống của đồng bào nơi đây. Người Mạ vẫn thường xuyên vào rừng săn thú, hái rau, lấy măng... chủ yếu phục vụ cho cuộc sống hàng ngày của người dân.

Người Mạ là cư dân sinh sống ở Đạ Oai từ rất lâu với những nét văn hóa truyền thống mang bản sắc riêng, trong đó, nổi bất nhất là lễ hội đâm trâu (tách nang yô sa rơ pu). Lễ hội được diễn ra khi mùa màng đã thu hoạch xong và bội thu, nhằm báo cáo với các vị thần là năm nay con cháu mạnh khoẻ, bình an, lúa đầy rẫy, đầy kho, cuộc sống no đủ, sung túc và xin cho năm sau làm ăn được thuận lợi, lúa được nhiều hơn, đồng thời đây cũng là dịp để thiết đãi bạn bè, khách quý.

2. Đặc điểm của dòng họ (tum giây)
Mỗi con người sinh ra và lớn lên đều có một gia đình, dòng họ riêng, nơi họ hướng về với những tình cảm thân thương nhất. Dòng họ là tập hợp những người cùng huyết thống làm thành các thế hệ nối tiếp nhau, vì vậy những người cùng dòng họ thường có chung một ông tổ (nếu huyết thống tính theo dòng cha) hoặc bà tổ (nếu huyết thống tính theo dòng mẹ). Dòng họ giúp phân biệt một tập hợp người cùng tổ tiên, dòng máu này với một tập hợp người cùng tổ tiên dòng máu khác. Tên của dòng họ luôn đi đôi với tên chính (và cả tên đệm nếu có), nên nó góp phần cá thể hóa, phân biệt người này với người khác. Khi hai người cùng tên đệm, tên chính nhưng khác họ, chức năng cá thể hóa của họ rất rõ. Tuy nhiên, những đặc điểm trên của dòng họ chưa hẳn là đúng với một số dân tộc thiểu số khác ở Việt Nam nói chung và người Mạ nói riêng.

Đặc điểm đầu tiên: không có tên họ. “Trước kia, nhiều dân tộc thiểu số không có họ. Chẳng hạn như người Chăm, người Khơme. Đến thời Nguyễn, nhà Nguyễn mới ban cho người Chăm 4 họ: Ông, Ma, Trà, Chế; người Khơ me 5 họ: Danh, Kim, Lâm, Sơn, Thạch; người Hrê họ Đinh”(2)... Và năm “1833 vua Minh Mạng ban cho các dân tộc ở huyện Phước Bình (Đồng Nai) các họ: Sơn, Lâm, Hồng, Nhạn, Ngưu, Mã. Năm 1837, vua lại ban các họ Tòng, Đào, Lý, Dương cho các dân tộc ở huyện Long Khánh”(3).
Riêng người Mạ cho đến nay vẫn chưa có họ theo cách hiểu của người Kinh và một số dân tộc khác. Trên giấy tờ hay cách gọi, tên họ của người Mạ chỉ để phân biệt giới tính nam hay nữ, bắt đầu bằng chữ K, nhưng nếu là nam thì có dấu phẩy trên chữ K (K’) như: K’ Nhem, K’ Sắc, K’ Lịch… còn nếu là nữ thì thêm chữ a vào sau chữ K (Ka) như: Ka Siệp, Ka Siêu, Ka Diêm... Vì vậy, dòng họ người Mạ ở xã Đạ Oai thật sự chưa có tên họ cụ thể.

Đặc điểm thứ hai: tên họ được đặt theo tên con suối gần nơi họ cư trú. Qua khảo sát thực tế tại địa phương, chúng tôi nhận thấy, xã Đạ Oai hiện nay vốn là địa bàn cư trú của 6 dòng họ, đồng thời cũng là 6 buôn trước đây, và mỗi buôn đều có một con suối chảy qua với tên gọi là Krơ Yô Đạ Nar, Lùng Đơn, Cơ Nur Đạ Tràng, Blú Đạ Tràng, Bơ Kẻ, Crìn (4). Trong 6 buôn này, sau năm 1975 theo sự sắp xếp của chính quyền địa phương, buôn Bơ Kẻ đã chuyển về khu vực suối Tiên. Như vậy, hiện nay tại xã Đạ Oai có 5 dòng họ người Mạ cư trú: Crìn với 22 hộ gia đình, 121 nhân khẩu, do ông K’Bre làm trưởng họ; Lùng Đơn có 18 hộ gia đình, 65 nhân khẩu, do ông K’ Mới làm trưởng họ; Cơ Nur Đạ Chọ có 28 hộ gia đình, 99 thành viên, do ông K’ Khạch làm trưởng họ; Blú Đạ Tràng với 30 hộ gia đình, 113 nhân khẩu, do ông K’ Lẹt làm trưởng họ; Krơ Yô Đạ Nar do ông K’ Chơng làm trưởng họ với 35 hộ gia đình và 240 nhân khẩu (5).

Đặc điểm thứ ba: dựa vào đặc điểm riêng của mỗi dòng họ để phân biệt các dòng họ với nhau. Mỗi dòng họ cư trú ở một vị trí nhất định, đây là nơi chôn nhau, treo nhau, cắt rốn của mỗi người, là nơi họ đã sinh ra, lớn lên và khi đi nơi khác, mọi người sẽ biết dòng họ này nằm trong khu vực có con suối nào và có đặc điểm riêng nổi bật nào. Như dòng họ Krơ Yô Đạ Nar, đặc điểm nổi bật là người phụ nữ sau khi sinh con xong, nhau thai sẽ được treo trên cây nên còn được gọi là dòng họ treo nhau (yông sộ)(6). Sở dĩ có phong tục này là do những người trong dòng họ Krơ Yô Đạ Nar quan niệm đã sinh ra thì không chôn mà chỉ khi chết mới chôn. Điều này cũng thể hiện được mong muốn của các thành viên trong dòng họ là những người được sinh ra cứ thế lớn lên, không bị ốm đau, bệnh tật và sống đến già. Nếu ở dòng họ Krơ Yô Đạ Nar có phong tục treo nhau thai thì họ Cơ Nur Đạ Chọ lại quan niệm người phụ nữ sau khi sinh xong phải chôn nhau. Họ bỏ nhau vào một cái hũ rồi đem chôn ở gần nhà. Trong phong tục sinh đẻ, tuy các dòng họ có sự khác nhau về việc đem chôn nhau hay treo nhau sau khi sinh, nhưng tất cả các dòng họ người Mạ ở Đạ Oai đều có một phong tục giống nhau là đứa trẻ sinh ra, sau khi được cắt rốn, họ sẽ lấy một phần cuống rốn bỏ vào lọ để cầu khấn thần linh cho đứa trẻ lớn lên không ốm đau, bệnh tật, được mạnh khỏe và giàu có. Không những vậy, nét khác nhau giữa các dòng họ còn thể hiện qua việc đòi lễ vật trong đám cưới mà người Mạ gọi là phần. Có dòng họ thách rất nhiều phần, có dòng họ thách ít: Cơ Nur Đạ Chọ thách 30 phần, Crìn thách 22 phần, Krơ Yô Đạ Nar thách 18 phần, Lùng Đơn thách 18 phần, Blú Đạ Tràng thách 15 phần. Mỗi phần chính là một lễ vật mà nhà trai phải đưa sang nhà gái như: trâu (rơ pụ), ché rượu cần (rơ nầm), gà (còn iơr), vịt (còn đa), dê (be), mền (ồi), gùi (sớ)… Phải đưa đầy đủ tất cả các phần nhà gái yêu cầu, nhà trai mới được đón dâu về. Như vậy, mỗi dòng họ của người Mạ đều có những đặc điểm riêng để phân biệt với dòng họ khác. Những đặc điểm riêng này chỉ tồn tại trong tâm thức của mỗi người và được thể hiện qua phong tục của dòng họ đó, chứ chưa có gia phả để ghi chép như những dòng họ ở địa phương khác.

Một đặc điểm nữa của dòng họ người Mạ ở Đạ Oai là tiêu chí lựa chọn người trưởng họ. Dòng họ là một thiết chế quan trọng trong xã hội người Mạ và được tổ chức chặt chẽ từ trên xuống dưới. Tất cả những người trong dòng họ cùng thờ một ông tổ họ, cầu ông ban cho sức khỏe, mùa màng bội thu, gia đình hạnh phúc, đi xa được bình an vô sự... Người đứng đầu một dòng họ được gọi là trưởng họ (kơ noar tum), chức này tồn tại theo hình thức cha truyền con nối, nếu cha là trưởng họ, khi cha chết người con trai trưởng sẽ thay cha làm trưởng họ. Tuy nhiên nếu người con trai trưởng đó không có năng khiếu và khả năng về đan, rèn, săn bắn cũng như giao tiếp không tốt, chức trưởng họ sẽ được giao lại cho người con trai thứ trong gia đình. Người con trai thứ phải tỏ rõ năng lực hơn hẳn anh mình về nhiều mặt, đặc biệt phải biết ứng xử trên dưới, trước sau sao cho hợp lý, phải nắm rõ những người trong dòng họ mình làm gì, ở đâu... Còn nếu như gia đình đó không có con trai hay có con trai nhưng không đủ yêu cầu dòng họ đặt ra, chức trưởng họ được truyền lại cho người con gái, nhưng thông thường trường hợp này ít khi xảy ra. Nói chung để trở thành người trưởng họ của một dòng họ, bản thân người đó phải có năng lực, uy tín nhất định và đủ khả năng thuyết phục được các thành viên trong họ.

Vai trò to lớn của trưởng họ trong dòng họ cũng là một đặc điểm của dòng họ người Mạ ở xã Đạ Oai. Ông là người thay mặt dòng họ giải quyết tất cả công việc từ đối nội đến đối ngoại khi một gia đình trong họ có việc lớn: cưới xin, tang ma. Công việc đầu tiên của gia đình này là đến thông báo cho trưởng họ biết, người trưởng họ có thể thay mặt gia đình phân công công việc phù hợp cho thành viên trong dòng họ, tiếp khách giúp gia đình và là người đứng ra chủ trì các nghi lễ cúng tế. Hoặc khi người nào đó trong họ gặp khó khăn, trưởng họ cùng với người già trong dòng họ đứng ra giải quyết, ông có thể quyết định mỗi gia đình trong họ sẽ giúp đỡ người khó khăn bằng hình thức nào. Bên cạnh đó, ông còn là người đứng ra giải quyết những xích mích, xung đột xảy ra trong dòng họ hoặc dòng họ mình với dòng họ khác. Lúc đó, trưởng họ phải thể hiện được vị trí, vai trò, trí tuệ, sự khôn khéo để giải quyết êm thấm mọi xung đột, xích mích, giúp mọi người hiểu nhau, thông cảm cho nhau và bỏ qua những hiểu lầm. Đặc biệt, vai trò của trưởng họ được thể hiện rõ nhất trong quá trình sản xuất. Đó là trước khi chọn một khu rừng để tiến hành sản xuất, người trưởng họ phải tập hợp thành viên trong họ lại, sau đó nói kế hoạch để mọi người cùng biết và chuẩn bị. Đầu tiên là người trưởng họ, đồng thời là già làng (7) chọn ngày để phát rẫy (mur mir) và tiến hành cúng xin thần rừng cho mình cùng con cháu được phát rừng làm rẫy, tiến hành trồng trọt. Lễ vật khi cúng phải có cá bắt dưới sông, một bó rau lấy ở trong rừng, một con gà trống. Sau lễ cúng, mọi người cùng nhau bắt tay vào phát rừng kể cả trưởng họ. Sau khi phát khoảng 1 tháng, họ tiến hành đốt rẫy (chu mir), ngày đốt thường là vào ngày trăng tròn (ngày rằm), vì họ cho rằng đốt vào ngày trăng tròn mới được mùa, còn nếu đốt vào ngày trăng khuyết sẽ bị mất mùa do cây không phát triển được. Họ cũng kiêng đốt vào ngày trăng mọc (ngày đầu tiên có trăng của kỳ đó) vì sợ cỏ sẽ mọc nhiều, lấn át cả cây trồng. Lửa để đốt được tạo ra từ cây mum khô với dây mây cọ với nhau, đốt xong mọi người dọn lại và bắt đầu xuống giống (tụch tìl kòi tờm ụ). Khi xuống giống, người trưởng họ cùng các thành viên tập trung lại cùng nhau cúng thần linh, đây chính là lễ cúng đầu mùa (lơh yàng tầm sơ nam) của người Mạ, trong lễ cúng phải có gà, rượu cần, cơm nếp. Khi cúng xong, tất cả mọi người trong dòng họ gieo giống và cùng nhau làm cỏ, chăm sóc cho cây sinh trưởng, phát triển. Đến lúc thu hoạch thì trước khi chuẩn bị thu hoạch, họ lại cúng một lần nữa, gọi là cúng cuối mùa (lơh yàng gơh sơ nam), lễ vật khi cúng là gà trống, trứng gà, một nắm cơm nếp và một ché rượu cần. Kết thúc buổi lễ cũng là lúc mọi người tiến hành thu hoạch và đưa nông sản về kho, khi thu hoạch, họ không chỉ cúng ở ngoài rẫy mà còn cúng ở kho lúa. Như vậy, trưởng họ của người Mạ ở xã Đạ Oai giữ vai trò vô cùng to lớn, ông là người khởi xướng, hướng dẫn các công việc đồng thời cũng là người chủ trì các nghi lễ trong quá trình sản xuất của một dòng họ.

Đặc điểm cuối cùng của dòng họ người Mạ ở xã Đạ Oai là tính hiếu khách được thể hiện rõ nét trong lễ hội đâm trâu (tách nang yô sa rơ pu). Công việc đầu tiên trong lễ hội đâm trâu là mời khách (wá rơh drang) đến tham dự. Người chủ (trưởng họ) trộn gạo với củ nghệ tượng trưng cho ngày lễ, rồi bỏ vào một cái ống mang đến nhà người mà mình muốn mời tới dự, khi mời nếu như người đó đồng ý đi thì sẽ cắn một hạt gạo và được xem như là một giao ước. Công việc mời khách đã xong, tiếp đến là việc chuẩn bị cho lễ hội đâm trâu, công tác chuẩn bị được tiến hành trong khoảng một tháng. Con trai trong dòng họ vào rừng chặt cây để làm cây nêu, dựng một nhà rông nhỏ mang tính tượng trưng, con gái đi kiếm rau, giã gạo, lấy củi, lấy nước... Tất cả những công việc này được làm ban ngày, còn tối đến họ tập trung lại tập đánh cồng chiêng, múa, hát. Đến ngày mở lễ hội, khi khách đã đến đông đủ, các thành viên trong dòng họ tổ chức lễ hội đâm trâu, mang cơm nếp và rượu cần ra để tiếp khách. Một điều không thể thiếu trong lễ hội đâm trâu là trước khi uống rượu, người trưởng họ tiến hành cúng tế thần linh. Sau đó, cả chủ và khách đều tham gia nghi lễ đâm trâu (đâm 2 phát vào phía sau con trâu, nhưng trâu vẫn chưa chết). Người trưởng họ tiếp tục dùng một con gà trống, một ché rượu cần, một tấm đắp để cúng tế, vừa cúng vừa đâm trâu, kêu yàng cho năm sau được mùa, con cháu mạnh khỏe, không bệnh tật, buôn làng bình an. Sau khi trâu đã chết, họ lấy tấm đắp đắp lên mình trâu, bôi tiết gà vào đầu trâu rồi mới làm thịt đãi khách và chia phần. Cả khách lẫn chủ cùng mọi người trong buôn ăn uống vui vẻ, hát ca, nhảy múa, đánh cồng chiêng trong khoảng 6 ngày. Đến ngày thứ 7, trưởng họ làm lễ tiễn khách, kết thúc lễ hội đâm trâu, khi về, những người khách tham dự được biếu một phần thịt trâu mang về. Như vậy, lễ hội đâm trâu của người Mạ ở Đạ Oai không chỉ mang ý nghĩa cầu cho mùa màng tốt tươi, bội thu mà còn là dịp để dòng họ này thể hiện tấm lòng hiếu khách của mình với dòng họ kia. Hiện nay, việc tổ chức lễ hội đâm trâu giữa các buôn, các dòng họ như trên không còn diễn ra nữa, và dù góp phần làm giảm sự tốn kém, lãng phí cho cộng đồng nhưng nó lại làm mất đi bản sắc văn hóa riêng của người Mạ nơi đây.

Khi người Mạ sống quây quần tại một khu vực nhất định với những ngôi nhà ván, nhà xây hay ngôi nhà tình thương thì cũng là lúc tất cả các dòng họ của Mạ chỉ có một già làng duy nhất, và những đặc trưng riêng của từng dòng họ bị mờ nhạt dần, cách thức tổ chức trong dòng họ bị thay đổi và mối quan hệ giữa các dòng họ không còn được thể hiện đậm nét qua lễ hội đâm trâu... đặc biệt vai trò của trưởng họ trong mỗi dòng họ giảm đi rõ rệt. Họ vẫn giữ vai trò là trưởng họ nhưng không còn thay mặt các gia đình trong dòng họ giải quyết tất cả công việc. Hiện nay, mỗi gia đình của người Mạ nơi đây đã tự quyết định mọi lĩnh vực liên quan đến cuộc sống của gia đình từ ăn, ở, sinh hoạt, sản xuất cho đến đối nội, đối ngoại. Tuy nhiên, ở một số công việc, họ vẫn hỏi ý kiến của trưởng họ nhưng không còn bị động, phụ thuộc vào trưởng họ như trước kia.

Như vậy, đặc điểm của dòng họ người Mạ ở xã Đạ Oai đã góp phần quan trọng tạo nên nét đẹp trong đời sống văn hóa của con người nơi đây. Tuy nhiên, những đặc trưng này đang dần dần bị mờ nhạt và mất đi, thay vào đó là yếu tố văn hóa hiện đại. Bên cạnh những thuận lợi do sự thay đổi này mang lại thì văn hóa truyền thống của người Mạ cũng mất đi những nét đẹp vốn có của nó mà không biết lúc nào mới có thể khôi phục lại được.

Hoàng Thị Vinh (sưu tầm)

Lễ cúng mừng sức khỏe của người Mạ ở Đắk Nông (Minh Thắng)

Lễ cúng mừng sức khỏe của người Mạ ở Đắk Nông

Lễ cúng mừng sức khỏe được người Mạ tỉnh Đắk Nông coi là một trong những nghi lễ truyền thống quan trọng trong đời sống tâm linh, sinh hoạt hàng ngày.
Lễ cúng sức khỏe được tổ chức không theo một thời gian cố định, mà tùy theo người được mừng thọ và gia đình họ. Tuổi được làm lễ mừng thọ thường trên 70, có khi thấp hơn, lễ to hay nhỏ tùy vào kinh tế gia đình. Lễ thường được tổ chức vào thời điểm sau khi thu hoạch vụ mùa xong. Nhờ đó mọi người có thời gian vui chơi ca hát, cồng chiêng… Đa số lễ được tổ chức trong gia đình và khách mời là họ hàng, làng xóm. Nghi thức lễ không thể thiếu già làng đến làm lễ.

Trước ngày làm lễ, người chủ trong gia đình sẽ huy động con cháu chuẩn bị những thứ cần thiết như gà, lợn, ché rượu cần, gạo nếp loại ngon nhất, rau rừng… để làm món ăn trong ngày cúng. Sau đó, con cháu sẽ đi báo tin mời bà con, họ hàng trong buôn tham dự và mời già làng làm chủ lễ. Bên cạnh những món ăn truyền thống như cơm lam, canh thịt, thịt nướng… trong ngày lễ không thể thiếu cây nêu được trang trí hình hài những loài chim, thú rất công phu… để thể hiện sự tôn nghiêm, tôn kính thần linh. Lễ cúng được tổ chức ngay tại gia đình của những người được cúng mừng sức khỏe. Ngoài ra, lễ này cũng được tổ chức chung cho cả buôn làng tại bến nước, đầu làng thành một lễ cúng lớn và trang trọng, cả buôn tham gia. Trong ngày vui đó, tiếng chiêng, tiếng trống là món ăn tinh thần không thể thiếu. Những bài chiêng nói về cuộc sống lao động, sự biết ơn các Yàng sẽ được thể hiện trong suốt ngày cúng.

Vào buổi lễ chính thức, bên cạnh cây nêu là những ché rượu cần được xếp hai bên con gà… Già làng thực hiện nghi lễ cầu nguyện, cám ơn Yàng (thần sông, thần núi, thần lúa…) đã mang lại ấm no hạnh phúc cho gia đình, tạ ơn Yàng đã ban cho những người được mừng tuổi, mong phù hộ họ sống lâu trăm tuổi… Sau lời cúng của già làng, cùng tiếng chiêng trống vang lên rộn rã, rồi thịt gà, heo được mang đến nướng sẵn sàng bên lửa hồng để bắt đầu đãi dòng họ, bà con trong buôn. Tiếp nghi lễ cúng cầu Yàng, già làng tiến hành nghi thức trao vòng sức khỏe cho được mừng sức khỏe, đút nắm cơm nếp thơm, uống rượu cần ngon. Cuối cùng, con cháu thực hiện các nghi lễ dâng mừng sức khỏe cho ba mẹ, ông bà, thể hiện sự biết ơn công lao của họ. Trong ngày lễ, những người đến tham dự góp vui có những lễ vật của riêng mình như con gà, ché rượu, nếp thơm… để góp vào cuộc vui mừng cho chủ nhà. Cuộc vui diễn ra cả ngày đêm, có khi kéo dài đến hai, ba ngày, cùng với tiếng chiêng trống, lời ca, điệu múa mừng chủ nhà…

Hiện nay, Lễ cúng sức khỏe được tổ chức tập trung, thông thường được tổ chức từ các ngành văn hóa địa phương nên bà con tham dự chỉ để tái hiện lại tập tục đó: Ngày xưa, Lễ cúng mừng sức khỏe là lễ vô cùng quan trọng trong đời sống tâm linh của không chỉ riêng dân tộc Mạ. Lễ cúng nhằm thể hiện sự tôn trọng biết ơn đối với người đã có tuổi, đối với thần linh. Ngày nay, cuộc sống hiện đại cùng với sự thay đổi phương thức làm ăn khiến cho phong tục không còn phù hợp với lối sống bà con ngày xưa. Nếu muốn giữ lại các phong tục ấy chỉ còn cách là thường xuyên tổ chức các lễ trên để cho nó không bị mất hoàn toàn”. Hiện nay, ở tỉnh Đắk Nông, đề án: “Bảo tồn lễ hội, văn hóa, cồng chiêng và nhạc cụ các dân tộc tại chỗ” là một trong những hoạt động thiết thực để “giữ lửa” khôi phục các tập tục, bản sắc độc đáo ấy.

Minh Thắng (sưu tầm)

Tết của người Mạ (Trang Hạ)

Già làng K’De bên các món lễ vật cúng thần núi.

Khi ché rượu cần đã làm mềm môi, ngọt giọng, già làng K’De (91 tuổi) bắt đầu câu chuyện về văn hóa làng bản người Mạ. Hàng năm, vào đầu tháng 1 người Mạ bắt đầu đón tết Yang Bơnơm (tết cúng thần núi). Lúc ấy, ai cũng mừng rơn, tất bật chuẩn bị cho cái tết lớn nhất trong năm của dân tộc mình.

* Khôi phục giá trị văn hóa
Màn đêm buông xuống, sau những giờ làm việc nhọc nhằn trên nương rẫy, người Mạ lại đua nhau tập hát, nhảy múa, đánh cồng chiêng. Tiếng cồng, tiếng chiêng cất lên rộn rã được xem như là báu vật, là máu thịt của người Mạ. Bởi sự tôn quý này, người Mạ chỉ dùng cồng, chiêng trong các dịp lễ trọng đại, như: tết cúng thần núi, thần nương rẫy, thần sông, mừng lúa mới… “Đó là ngày hội lớn, đã có từ xa xưa của dân tộc tôi. Nhưng do chiến tranh, kinh tế khó khăn, nên bị lãng quên trong một thời gian dài. Đến khi Nhà văn hóa người Mạ được Đảng, Nhà nước quan tâm xây dựng, khoảng năm 2008 tập tục này đã trở lại và duy trì đều đặn hàng năm. Những người già như chúng tôi sẽ cố gắng giúp từng người Mạ giữ gìn bản sắc văn hóa của mình” - già làng K’De tự hào cho biết.

Sự nô nức, rộn ràng thể hiện rõ trên khuôn mặt của từng người, từ người già, trẻ nhỏ đến các đôi nam nữ. Các chàng trai Mạ trẻ trung, khỏe khoắn, còn các cô gái miệng cười tươi như hoa, khoác lên mình những bộ váy áo hoa văn ánh màu tươi trẻ, nhộn nhịp kéo về hội chào đón năm mới của dân tộc mình. Họ say sưa trong tiếng trống hòa cùng làn điệu cồng, chiêng thanh trong và nhảy múa bên đống lửa cháy bập bùng.

Cầm trên tay món lễ vật bằng tre, già K’De chia sẻ: “Trước tết Yang Bơnơm, toàn thể dân trong làng đều phải chuẩn bị ròng rã một tháng. Lễ vật cúng gồm có cây nêu cao 7-10m làm bằng tre mô phỏng hình tượng con chim, luôn phát ra âm thanh để xua đuổi muông thú, không cho về phá hại mùa màng, hoa màu…; hai cái chĩa đầu mũi có 4-5 nhánh tre nhỏ dùng để đào đất bỏ cây giống. Ngoài ra, trong mâm lễ cúng thần núi còn có rượu cần, lúa gạo, khoai, bắp, các loại rau củ quả trồng trên rẫy”.
Theo chu kỳ 4 năm/lần, năm đầu cúng trâu tế thần, năm thứ 2 cúng dê, năm thứ 3 cúng heo và năm cuối có thể thiếu những con vật trên. Đặc biệt, trong lễ vật cúng thần bắt buộc phải có thêm 2 con gà, 2 con vịt. Sau khi giết vật lễ xong, người thầy cúng, hoặc già làng lấy máu rải theo hướng thần cần cúng.
Tất cả người Mạ cùng tập trung tại nhà văn hóa làng, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt; cầu cho bà con trong làng khỏe mạnh, ai cũng đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau. Trong nghi thức cúng tế, già làng và những người uy tín trong làng cùng thành tâm cầu khấn. Sau đó, dân làng mở tiệc ăn mừng. Nếu những ai không kịp đến dự, lễ vật sau khi cúng sẽ được chia phần đều đem về cho từng gia đình.

“Một năm đã qua với bao vất vả, nhưng người Mạ vẫn sống hài hòa với thiên nhiên. Ai cũng rắn rỏi như ẩn chứa sức mạnh của thần núi, sự phóng khoáng của thần sông. Ngày xưa, lễ vật cúng thần đều do người dân trong làng tự đóng góp, ai có gì dâng nấy, bây giờ mọi người góp tiền rồi đi mua.  Nhưng chúng tôi vẫn cố gắng lưu giữ tục lễ của dân tộc mình để thế hệ trẻ biết rõ nguồn cội của ông cha” - già làng K’De tâm sự.

* “Thay da đổi thịt”
Đã gần 100 tuổi, nhưng bà Ka Brĩ vẫn đủ minh mẫn khi nói về sự hiện diện của người Mạ ở khu vực này. Theo bà Ka Brĩ, người Mạ có 4 nhánh nhỏ là: Mạ gốc, Thanh Tùng, Cao Cang và Tà Lài. Họ sống ở 2 huyện Tân Phú và Định Quán, nhưng đa phần là ở thị trấn Định Quán.

Hướng ánh mắt về dãy núi trước mặt, bà Ka Brĩ cho biết: “KP.Hiệp Nghĩa giờ có gần 100% người Mạ sinh sống. Hồi trước, bà con sống tập trung chủ yếu ở khu vực đá Ba Chồng, nhưng từ năm 1960 người dân đã về đây sinh sống rồi. Được Đảng, Nhà nước quan tâm, đồng bào đã sống định canh, định cư, chăm lo phát triển kinh tế, nên cái đói, cái nghèo dần được đẩy lùi, đời sống ngày một no ấm hơn, tình đoàn kết trong làng càng khăng khít, bền chặt”.

Những người Mạ trẻ giờ đã học hành đến nơi đến chốn, ai cũng tìm việc, kiếm thu nhập ổn định tại các công ty, xí nghiệp... Một số người còn trở thành thanh niên ưu tú, niềm tự hào của dân tộc mình. Trong đó, có thầy giáo K’Dinh (31 tuổi) đã có 8 năm đứng lớp ở một ngôi trường cấp 2 của huyện Định Quán. Tuổi trẻ tràn đầy lòng nhiệt huyết đã giúp K’Dinh lấy được sự tin yêu của mọi người trong làng.Con đường nhựa quanh co dẫn vào khu phố người Mạ, hai bên đường có nhiều ngôi nhà được xây dựng khang trang, vững chãi. Bà Ka Bri đã bước qua 95 mùa rẫy thốt lên rằng: “Mới ngày nào, cái nghèo đói cứ bám dai dẳng, nay cái nghèo khó ấy đã dần bị đẩy lùi, nhiều nhà đã có của ăn, của để, có ti vi, xe máy. Ngày trước không có tiền, người dân ít hiểu biết, hễ bệnh tật lại mời thầy về cúng, nên bệnh càng nặng thêm. Còn bây giờ, đã có cán bộ y tế ở xã, bệnh viện lớn ở huyện, nên bà con ai cũng yên tâm, khỏe mạnh”.

“Nhờ các già làng luôn truyền dạy và động viên nên thế hệ trẻ tụi mình hiểu rõ hơn giá trị văn hóa của dân tộc. Ngoài công việc ở trường, mình vẫn cùng cha là già làng K’De chuẩn bị các vật lễ, đồ cúng mỗi khi có hội họp. Mọi người đều tập trung ở nhà văn hóa để tham gia góp ý, lắng nghe các chủ trương của Đảng và Nhà nước. Người Mạ giờ đã đổi thay, làng xóm ổn định và phát triển” - thầy giáo K’Dinh cho hay.

 Trang Hạ (sưu tầm)

Một số câu đố và tục ngữ Lâm Đồng (Vi Đức Cường)

Lâm Tuyền Tĩnh. Một số câu đố và tục ngữ Mạ ở Lâm Đồng
Người Mạ là một thành phần dân tộc trong đại gia đình dân tộc Việt Nam. Theo cứ liệu dân tộc học, người Mạ có khoảng gần 4 vạn người ở Tây Nguyên và các tình Sông Bé, Đồng Nai, Bình Thuận.
Dân tộc Mạ ở Lâm Đồng hơn 23.000 người sống tập trung theo lưu vực sông Đạ Đờng (Đồng Nai), phía Bắc huyện Bảo Lộc và hai bên Nam- Bắc đường 20, xen kẽ với các dân tộc anh em: Việt, Koho, M'nông, Stiêng, Raglai và Churu.

Hoạt động kinh tế chủ yếu trước đây là đốt rừng làm rẫy, trồng lúa. Những sinh hoạt săn bắt, hái lượm cũng còn tồn tại như hoạt động kinh tế phụ để bổ sung nguồn lương thực, thực phẩm cho gia đình.
Ngoài ra, người Mạ còn phát triển hai nghề thủ công rèn và dệt.
Do hoạt động kinh tế và đời sống vật chất, với ý thức tự giác dân tộc, người Mạ phân vùng dân cư theo các tên gọi, như Mạ Tơ Lăm (Mạ vùng dưới), Mạ Tô hay Mạ ngăn (Mạ vùng trên, đầu nguồn hay Mạ gốc), Mạ Hoàng hay Mạ Sộp (Mạ vùng sâu hay Mạ vùng có nhiều cây dứa, dùng đan túi, đan chiếu) và Mạ Xrê (Mạ vùng ruộng)...Tiếng nói thuộc ngữ hệ Môn -Khơ me.
Văn học dân gian Mạ, một kho tàng phong phú, đa dạng và độc đáo. Văn học dân gian Mạ với tính cách biểu hiện đời sống tinh thần và gắn bó với mọi sinh hoạt vật chất của bà con dân tộc Mạ. Vốn văn học dân gian Mạ không chỉ mang ý nghĩa, đặc thù riêng phục vụ cho dân tộc mình mà còn là một bộ phận quan trọng trong kho tàng văn học dân gian chúng của các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên và Nam Tây Nguyên.
Dễ nhận biết ở người Mạ là âm thanh tiếng nói, nghe rất tình cảm, cuốn hút, có nhịp rung trong tâm hồn như hát, dù ta chưa rành rẽ ngôn từ hay mới lần đầu gặp gỡ.
Đến các làng buôn Mạ, sáng mai ta nghe náo nức khúc nhạc rừng qua cây lá lao xao và suối reo róc rách. Chiều về, tiếng chày đôi, chày ba giã lúa nhịp nhàng, rộn rã. Đêm đến, bên bếp lửa hồng, tiếng cing dròng (bộ chiêng), khèn mvuat (khèn bầu 6 ống) ngân vang lúc nhộn nhịp, lúc êm đềm quanh ché rượu cần say sưa, hứng khởi. Thích thú hơn, khi ta nghe những câu đố (nhhồr), tục ngữ (nhdrih), truyện cổ (prơ yau), các bài dân ca (yal yau, tam pớt, lăh lông, dơs crih...) và những bản trường ca chan chứa, các sử thi cổ xưa...
Có thể nói văn học dân gian Mạ đã phản ánh một cách trung thực, sinh động mọi hoạt động, nhận thức, tư tưởng, tình cảm và thẩm mỹ của người Mạ từ ngàn xưa đến nay trong việc chống cái ác và giữ cái thiện để sinh tồn dân tộc. Đây cũng chính là cái gốc - văn nghệ gốc , cần được khai thác, sưu tầm, thừa kế và phát huy những di sản vô giá ấy.
CÂU ĐỐ (NHHỒR)
Câu đố Mạ là những câu hỏi ngắn gọn, được đặt ra để chỉ một hình thái hoạt động của nhận thức nhằm đoán biết một điều "bí ẩn" nào đó mà người già thường nêu lên trước lớp trẻ, cũng nhằm vận động suy nghĩ của con người bằng cách liên hệ, so sánh mà tri thức thu được trong khi quan sát các sự vật, hiện tượng thiên nhiên và xã hội.
Câu đố Mạ là một loại hình sáng tác dân gian, phản ánh các sự vật và hiện tượng của thế giới khách quan theo một lối nói ẩn dụ rất hay.
Câu đố Mạ thường là phương tiện kiểm tra nhận thức các sự vật, hiện tượng theo lối nói chệch, nói một đằng hiểu một nẻo để giúp người ta hiểu biết về cuộc sống, về kinh nghiệm làm ăn và đấu tranh sinh tồn mà các bậc cha mẹ thường kể với con cái sau các bữa ăn, khi đi rẫy, lúc nghỉ ngơi hay những ngày lễ hội...
Các vật đố là mọi hiện tượng thường ngày muôn màu muôn vẻ như các dụng cụ sản xuất, cây, con, nhà cửa, vật dụng, và con người với con người .
Câu đố Mạ rất gắn bó với lao động sản xuất và sinh hoạt hàng ngày của nhân dân lao động trên mọi phạm vi và đem ra đố, hỏi. Vì thế, câu đố Mạ còn là tư liệu giúp cho con người hiểu biết đời sống kinh tế và văn hóa qua các thời kỳ lịch sử.
Câu đố Mạ, không chỉ là những câu hỏi giải trí mà còn thử thách tài năng ứng đối trong chức năng thẩm mỹ toàn diện thực tại xã hội. Có nhiều câu đố được đưa vào dân ca mà người Mạ vận dụng sáng tạo trong khi giao tiếp và uống rượu.
Có thể nói: mọi vật chung quanh người Mạ đều có thể là câu đố cả. Đa số câu đố Mạ, mới nghe tưởng là tục ngữ, bởi sự cấu trúc của nó cũng ngắn gọn, cô đúc và vần điệu. Câu đố Mạ được xây dựng hình tượng trên cơ sở đặc điểm của ngôn ngữ dân tộc. Nội dung,  hình thức câu đố Mạ rất khôn khéo và kín kẽ.
Câu đố Mạ ngày nay vẫn còn khả năng tồn tại và đang được bà con dân tộc Mạ ưa dùng như:
-Con trâu đằm sâu trong nước , là gì?
 (cái lợp đơm cá!)
-Đứng dậy đi ra oa oa con khóc?
(đánh chiêng!)
-Bằng cái cây trên nước đầy không chìm?
(con vịt!)
-Trăm người đây đi trên dây mây không đứt?
 (con đường!)
-Buôn Kòn Dòn địu con bên hông?
 (nương ngô!)
-Ở đầu cây suốt ngày lập cập ?
 (lưỡi con chó!)
-Người đầy gian (nhà) không gan không ruột ?
 (cái trống lớn!)
-Một khoảnh rừng con người chôn không hết?
(bếp lửa!)
-Người một mắt, mắt hàng trăm?
 (vó lưới!)
-Chém sâu mà đâu có vết?
(nước!)
-Ở rừng xám như cọp, về nhà trắng như ngà con voi?
 (cái đọt măng!)
-Cái cán dao, ném vào đầu ruộng?
(cái đuôi trâu!)
-Nước mưa không đưa lọt giếng?
(cái nách người!)
-Ném trên bờ nhiều, ném chả bao nhiêu dưới nước?
 (tóc trên đầu!)
-Một mình bác, vác sáu cây?
(khèn bầu!)
-Như Ka Đê tóc dài, như dài tay Ka Nga?
(Con vượn!)
-Để cúng giàng lại càng không tắm?
(con cọp!)
-Đất nát đừng giẫm, vật cứng rắn đừng nhìn?
(than bùn và mặt trời!)
-Thịt cứng đựng máu ngọt?
(rượu cần!)
-Hàng hàng k'Đàng dăng tay?
 (hàng rào!)
-Người to dài đi hoài không dấu?
(con thuyền!)
...
TỤC NGỮ (NHDKIH)
            Cũng như các dân tộc anh em khác, tục ngữ dân tộc Mạ là câu nói ngắn, xuôi tai, văn vẻ hàm súc do nhân dân lao động sáng tác nên và lưu truyền, phát triển trong buôn làng người Mạ qua nhiều thời đại.
            Tục ngữ Mạ là những câu nói theo thói quen, Chính từ những câu nói quen miệng, hợp lý, sau mới trở nên gọn gàng, cân đối, vần vè...được truyền miệng qua nhiều thế hệ. Tục ngữ không nhất thiết phải có vần điệu. Nhưng, hầu hết các câu tục ngữ Mạ đều có vần điệu quyện vào âm thanh uyển chuyển, nhịp nhàng. Vần bắt liền nhau hay chữ cuối câu trên bắt vần với chữ đầu, chữ giữa câu dưới. Tục ngữ Mạ có thể là những câu riêng lẻ hoặc được cắt lọc trong các bài ca dài.
            Vì thiên về diễn ý, đúc kết một số ý kiến, dựa trên kinh nghiệm, dựa theo tục lệ, lý luận để nhận xét về con người và vũ trụ dưới nhiều khía cạnh, nên con người Mạ nói và dùng ngữ nghĩa rất chuẩn, đúng như M.Gorky nói về tục ngữ: "diễn đạt rất hoàn hảo toàn bộ kinh nghiệm đời sống, kinh nghiệm xã hội, lịch sử của nhân dân lao động" như:
            -Rau một lá, cá một khúc.
            -Nhà đổ còn xà, cậu già còn cháu.
-Cha thế nào, chú hao hao thế ấy.
-Nói không nghe, đe không được.
-Đất một trái chung, chim cùng tổ đẻ, con người một mẹ, một cha.
-Ruột một bụng, tóc một đầu, lươn một bàu, diều một gió..
-Người đau bệnh nằm liệt, công việc người khỏe lo, thói đời ăn no tức bụng.
-Ruộng nhuyễn gạo thơm ngon, ruộng sinh bùn thuần thục, trâu nuôi lâu béo tốt, người khỏe nói tinh khôn.
-Cây có vui mưa xuống, cái ná muốn con chồn, con cá nơi đầu nguồn tung tăng mừng cái rổ.
-Chứa một trăm xá đo rõ dài tay.
-Làm cồng giỏi, làm chiêng hay.
-Trống, chiêng vui làng buôn, cháu con vui nhà dài.
-Làm rẫy kịp nước mưa, kiếm cá chờ nước đục, phong tục lấy con cậu...
-Con gái chỉ một phương, con trai thường tám hướng.
-Ngủ với cô một lúc, hạnh phúc với cô một thời, chơi với cô một buổi.
-Uống rượu phải hút thuốc, ăn cơm phải có ớt, ghẹo gái phải khoèo chân.
-Gặp gái đẹp thì lấy, thấy con trai đẹp thì ngủ.
-Giữ kỷ niệm không phai màu sắc,
Xa cách rồi sẽ gặp nhau thôi,
Qua cơn lẻ bạn có thời ở chung.
-Vững chà gạc phải tìm cán chắc,
Muốn kiếm thú phải đặt bẫy cắm cần,
Muốn lấy vợ gần phải tìm con cậu.
-Người đi một tốp,
Nơm chộp một cái,
Con gái ôm một cô.
-Ăn ớt, ăn sả thì cay,
 Lấy vợ thì khó, trả nợ vay dễ dàng.
-Ăn ớt, ăn sả thì cay,
Lấy vợ thì nợ, vót bông tre dầy Giàng chê!
-Bỏ ăn hòi đòi chiêng sáu,
Vợ chồng bỏ nhau phạt vạ chiêng mười.
-Chiêng dùng thì sống, ống dùng thì chết.
...
Khai thác, bảo vệ, thừa kế và phát huy vốn văn hoá truyền thống các dân tộc thiểu số ở Lâm Đồng là những đề tài nghiên cứu lớn, đòi hỏi nhiều trí tuệ, công phu của nhiều người. Với khát vọng "về nguồn" - một xu thế hiện nay ở nước ta cũng như nhiều nước trên thế giới, bước đầu, chúng đã đưa ra một ít câu đố, tục ngữ của người Mạ ở Lâm Đồng để cùng tham khảo.
 Vi Đức Cường (sưu  tầm)

Bếp lửa trong nhà sàn dài người dân tộc Mạ (Mạnh Sơn)

Không gian sinh hoạt gia đình

Bếp lửa sinh hoạt gia đình
Cũng giống các dân tộc thiểu số khác ở Tây Nguyên, người Mạ coi lửa là một vị thần linh, không thể thiếu trong đời sống tinh thần của họ. Vì thế, mỗi khi người Mạ làm xong nhà mới, việc đầu tiên là chủ nhà phải tiến hành nghi thức lễ để cúng thần lửa xin cho phép được đặt ba hòn đầu rau và được nhóm lửa. Người Mạ rất chú ý đến việc chọn đất làm bếp mới.
Đất để đắp làm khuôn bếp và hòn đầu rau phải lấy ở nơi đất sạch trên các gò cao. Người châm lửa nhóm bếp thường phải là người có uy tín nhất trong dòng tộc. Khi ngọn lửa thiêng đã được nhóm lên trong khuôn bếp thì gia đình của chủ bếp phải giữ cho được lửa trong bếp liên tục cháy suốt ngày đêm hôm đó, không được để bếp tắt; sang ngày hôm sau, nếu những khi không đun nấu thì phải ủ than dưới lớp tro, để khi cần thì thổi lên và như vậy lửa trong bếp sẽ giữ được liên tục và luôn có hơi ấm. Bởi người Mạ quan niệm lửa là một vị thần luôn mang lại sự may mắn cho các thành viên trong gia đình.

Bếp của người Mạ được khoanh theo hình chữ nhật hoặc hình vuông, trong lòng nện đất thật chặt làm lớp ngăn cách với mặt sàn để phòng lửa cháy xuống sàn, chính giữa đặt ba cục đất nung hình trụ tròn theo các góc của hình tam giác tạo thành chân kiềng dùng để đun nấu. Song song với khung bếp cách mặt sàn khoảng 80cm là giàn bếp làm bằng tre, nứa được treo bởi dây mây bốn góc, trên giàn đặt một cái nia để lưu giữ lương thực, thực phẩm cần sấy khô như: một xâu thịt rừng, da trâu, cá, hoặc thịt đã nướng… Trên cùng là giàn khói dùng treo những trái bầu khô, trái bắp giống, lúa giống và các vật dụng đan lát cần được hong khói để tăng thêm độ màu đen bóng và làm cho vật dụng được bền chắc hơn.

Rượu cần và bếp lửa

Đối với người Mạ, bếp không đơn thuần là nơi để nấu nướng, để sưởi ấm, mà còn là không gian sinh hoạt của các thành viên trong gia đình. Buổi chiều, sau những bữa cơm gia đình, mọi người thường ngồi lại quây quần bên bếp lửa để sưởi ấm và trò chuyện, chia sẻ những buồn vui… Người vợ lại miệt mài ngồi bên khung cửi để dệt cái chăn, cái khố hay cái áo… cho chồng, con. Có khi chủ nhà lại đem nhạc cụ ra sử dụng, để tìm cảm giác khoan thai sau một ngày lao động mệt nhọc, hoặc mọi người ngồi nghe người già kể chuyện về núi rừng, nương rẫy và bản làng của dân tộc mình… Tất cả thể hiện sự ấm cúng, hạnh phúc của gia đình.

Nơi diễn ra các nghi lễ quan trọng
Trong nhà sàn dài của người Mạ, ngoài những bếp riêng biệt cho từng hộ gia đình nhỏ, ở gian giữa của nhà sàn, nơi giành cho ông, bà hoặc cha, mẹ ở còn có một bếp chính. Bếp chính chỉ dành riêng cho việc tiếp khách và cũng là nơi diễn ra các nghi lễ quan trọng trong dòng tộc. Vào những dịp lễ hội như lễ đặt tên cho con, cưới xin, cúng nhà mới hay có khách quý đến nhà…, mọi thành viên trong dòng tộc tụ lại quanh bếp chính của ngôi nhà và ngọn lửa trong bếp được thổi bùng lên. Trong âm thanh huyền ảo của cồng chiêng, cùng ngây ngất hương thơm của chóe rượu cần, mọi người ca hát, nhảy múa nhịp nhàng theo vòng tròn xung quanh bếp lửa bập bùng, cứ như thế cuộc vui có thể kéo dài thâu đêm.

bếp lửa với sinh hoạt cộng đồng

Có thể nói, bếp lửa của người Mạ luôn gần gũi, gắn bó, không thể tách rời trong cuộc sống của họ. Đó chính là những nét văn hóa đặc thù gắn liền với trong đời sống sinh hoạt của các cư dân sinh sống nơi núi rừng hoang dã. Những nét văn hóa độc đáo ấy có từ bao đời và đang được người Mạ lưu giữ theo cùng thời gian.

Mạnh Sơn (sưu tầm)

Truyện cổ dân tộc Mạ: N’gir Phê bắt voi rừng (Hải Phong)

Ngày xưa ở một bon nọ có một người tên là N’gir Phê mồ côi cả cha lẫn mẹ, sống với bà ngoại tuổi đã cao trong một túp lều tranh ở cuối bon. Hàng ngày, cậu phụ giúp bà lấy nước, kiếm củi. Cuộc sống vất vả, cơm không đủ ăn, rau rừng là bữa ăn chính của hai bà cháu.

Một hôm nọ, trong bon tập hợp trai tráng và người có kinh nghiệm tổ chức đi bắt voi rừng. Họ đã tuyển chọn được 6 người và chọn ngày để đi. Cậu biết được tin nên về nhà xin phép bà ngoại. Bà không cho đi vì sợ N’gir Phê còn nhỏ và không đủ sức khỏe để theo người ta. Tuy nhiên do N’gir Phê năn nỉ mãi nên bà đã đồng ý. Bà dặn dò N'gir Phê mọi điều nên làm và không nên làm khi gặp đàn voi rừng hung dữ.
Một ngày kia, đoàn gồm 7 người đi vào rừng sâu. Họ đã đi mấy ngày và không biết đã đi bao xa nhưng vẫn chưa gặp đàn voi. Một buổi sáng nọ, họ đi qua con suối nhỏ nơi rừng rậm âm u. Người đứng đầu trong đoàn thấy một con trăn to bằng bắp chân và họ đã giết con trăn rồi chia nhau mỗi người một khúc. N’gir Phê được chia phần đuôi cuối cùng của con trăn. Họ để lại cơm ở triền dốc gần con suối và bảo N’gir Phê ở lại trông coi hành lí để họ đi tìm voi. N’gir Phê một mình ở lại giữa rừng sâu thấy trong người ớn lạnh vì sợ thú dữ, trong sự âm u của rừng rậm chỉ nghe tiếng hót của loài chim và tiếng hú của con thú. N’gir Phê đang mải mê kiếm củi đốt lửa thì bất chợt nghe có tiếng kêu cứu. N’gir Phê hoảng loạn nhưng kịp bình tĩnh lại và biết đó là tiếng con trăn mà đoàn đi bắt voi đã chặt sáng nay chia cho mỗi người một khúc. Trăn nói cậu hãy lấy lại 7 khúc mà họ đã chặt xếp lại gần nhau để trăn được nối lại. N’gir Phê suy nghĩ đắn đo một hồi rồi đáp lại: Cháu ở đây một mình nếu cháu nối lại tí mấy người họ về không thấy thịt trăn thì họ sẽ đánh đập cháu và kết tội là cháu đã ăn hết thịt. Con trăn giải thích cho N’gir Phê là trăn Yàng nên cậu yên tâm và làm theo. Ngay tức khắc con trăn tự nối liền lại và bò đi. Gần xế chiều 6 người kia trở về và tìm miếng thịt trăn không thấy nên họ đã quy tội N’gir Phê ăn hết và đánh đập một cách thậm tệ rồi vứt xác N’gir Phê xuống khe suối rồi họ trở về làng.

Chập tối có một trận mưa giông làm đổ nhiều cây cối, những con cua dưới suối bò ra từ hang tìm thức ăn. Chúng đã cắn vào tai N’gir Phê làm cậu tỉnh dậy. Lúc này, trời cũng đã tối và cũng không biết đường về. Con trăn thần như đã hẹn đến bên N’gir Phê. Đêm đó họ đã trò chuyện thâu đêm trong rừng. Sáng sớm mai, con trăn dẫn N’gir Phê lên một cành cây đa thật to nơi mà đàn voi thường đi qua và nói N’gir Phê thích con nào thì nhảy lên đầu con voi và cưỡi nó, phần còn lại do thần trăn xử lý. Cậu đợi đã gần trưa và đàn voi xuất hiện hàng trăm con, trong đó có một con đầu đàn to nhất, cậu liền nhảy từ cành cây xuống đầu voi. Voi bất ngờ giật mình và biết có người ngồi lên đầu nên đã chạy hoảng loạn, rung lắc mạnh nhưng cậu vẫn bám chắc. Voi chạy gần nửa ngày nên cũng đã mệt, lúc này voi mới hỏi cậu bé, cháu muốn gì ở tôi? N’gir Phê trả lời là muốn voi về bon làng để làm vật nuôi nhưng voi không đồng ý. Thế là N’gir Phê  và voi đưa ra một cuộc so tài kéo dây mây quấn trên cây đa to. Ai kéo dây mây rụng xuống hết thì người đó thắng. Chú voi bảo nếu cậu kéo rớt hết dây mây thì tôi về với cậu còn tôi kéo dây mây rụng xuống hết thì cậu phải về tay không. Cuộc tỉ thí bắt đầu và con voi kéo trước. Con voi kéo 3 lần nhưng dây mây còn nguyên trên cây đa khổng lồ do trăn quấn chặt dây mây. Đến lượt N’gir Phê kéo, chỉ 1 lần mà dây mây đã rớt xuống hết do trăn thần trợ giúp. Con voi nằm đó khóc ròng rã 1 ngày đêm. Cuối cùng voi đã đồng ý theo cậu về nhà.

N’gir Phê cùng chú voi khổng lồ bắt đầu hành trình về làng. Vì voi thuộc về cậu là voi đầu đàn nên một số con voi khác trong đàn cũng theo về. Người trong bon thấy cậu trở về, họ xì xào không biết khách từ phương nào mà đem con voi khổng lồ tới. Những đứa trẻ con trong làng nhốn nháo chờ đợi. Khi tới làng, cậu dừng chân trước cửa nhà bà, voi quỳ gối xuống để cậu xuống đất. Bà ngoại tuổi già sức yếu và mắt cũng không nhìn rõ được đó có phải là cháu mình không. N’gir Phê giải thích tường tận sự việc cho bà nghe. Bà mừng rỡ không tả xiết khi biết đó là N’gir Phê. Bà nấu cơm nếp, trứng gà làm thủ tục nhận ra đó chính là cháu mình nay đã trở về. Từ đó, bà cháu có cuộc sống yên ấm. N’gir Phê lấy vợ, sinh con và làm rẫy cùng đàn voi của mình. Bà con trong làng không còn coi thường cậu nữa mà ai cũng thân thiết với gia đình cậu.

 Hải Phong (sưu tầm)

Văn Hóa Dân tộc thiểu số Văn hóa người Mạ (Minh Bắc)

Một cô gái dân tộc Mạ

Hình ảnh của Văn hóa người Mạ         
Người Mạ thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khmer sống tập trung ở lưu vực sông Đồng Nai, thuộc các huyện ở phía tây nam tỉnh Lâm Đồng với số dân khoảng gần 30.000 người. Ngoài tộc danh thống nhất là Mạ còn gọi là Châu Mạ hay Chô Mạ. Người Mạ gồm các nhóm khác nhau như Mạ Ngăn, Chô Tơ, Chô Sốp, Chô Rô...

Người Mạ sống thành từng buôn có từ 5-10 nhà sàn dài. Mỗi nhà sàn là nơi chung cư các thế hệ cùng huyết thống, đứng đầu là quăng buôn (trưởng làng). Nhà sàn dài khoảng 30-40m, làm bằng gỗ, có hai mái, lợp cỏ tranh hay lá mây. Mỗi sàn có từ 15 tới 20 bếp. Nhà sàn người Mạ hiện nay phổ biến chỉ cao hơn mặt đất khoảng 40-60cm. Cũng có nơi nhà sàn thấp gần như nhà trệt (nhà đất).

Y phục truyền thống của người Mạ mang những sắc thái chung về loại hình của các dân tộc Tây Nguyên. Nữ mặc váy dài quá bắp chân. Nam đóng khố, về mùa nắng nóng thì ở trần. Khố có 2 loại: dài và ngắn. Có loại đơn giản chỉ có một màu chàm sẫm và hai đường hoa văn đơn sơ chạy dọc theo rìa mép. Song cũng có loại được thêu dệt nhiều đường hoa văn dọc theo rìa mép và hai dải hoa văn ở hai đầu khố.

Nam nữ đều mặc áo chui đầu. Nữ mặc áo vừa sát vào thân và dài đến thắt lưng, kín tà, hai vạt sau, trước đều nhau, cổ thấp bằng vai. Áo nam thường rộng hơn một chút, hở tà, vạt sau dài hơn vạt trước và dài che kín mông. Áo có nhiều loại: áo dài tay, áo ngắn tay, áo cộc tay. Mùa lạnh, người già yếu còn khoác lên mình một tấm mền cho ấm.

Thuở trước, người Mạ có tục cà răng căng tai nhưng nay đã bãi bỏ. Có điều ngày nay nam nữ vẫn thích đeo nhiều vòng đồng ở cổ tay. Riêng nữ giới thích đeo xâu chuỗi hạt cườm có nhiều màu sắc ở cổ cùng những chiếc vòng đồng truyền thống.

Trong hôn nhân, nhà trai chủ động đi hỏi cưới. Lễ thành hôn được tổ chức ở nhà gái trước sự chứng kiến của hai họ, chủ làng và ông mối. Sau lễ cưới, nếu là rể nghèo không đủ sính lễ nộp cho nhà vợ trong ngày cưới thì thời gian cư trú bên nhà vợ phải kéo dài cho đến khi những sính lễ trên được thanh toán.

Người Mạ tin ở vạn vật hữu linh. Họ thờ nhiều vị thần như thần sông, thần núi, thần lửa, thần lúa... nhưng Giàng là vị thần cao nhất. Các lực lượng siêu hình mà họ gọi chung là Giàng đều quan niệm là thần thiện, trái lại là thần ác, ma quái gọi là “chác”.

Những cuộc lễ cúng thần nông nghiệp được tiến hành theo chu kỳ canh tác của nông lịch Mạ. Một lễ cầu mùa vào thời kỳ gieo hạt và một lễ ăn mừng cơm mới được tổ chức vào lúc thu hoạch lúa để tạ ơn thần linh. Và, cũng để làm vui lòng thần linh, họ tổ chức lễ hiếu sinh tức lễ ăn trâu hay chém trâu thật linh đình.

Trong một năm, người Mạ có rất nhiều lễ cúng, quan trọng nhất là lễ cúng Yang Bơnơm và Yang Koi

Trong những lúc nông nhàn, người già thường kể trường ca. Có những thiên trường ca diễn tả suốt hai, ba đêm liền mới hết. Trường ca Mạ một mặt phản ánh cuộc đấu tranh của con người với thiên nhiên để khắc phục khó khăn qua các hoạt động sản xuất, một mặt phản ánh cuộc đấu tranh xã hội để hướng tới sự công bằng, tín nghĩa, chống thói hư tật xấu.

Ngoài ra, tâm hồn người Mạ còn được thể hiện rõ nét hơn, sống động hơn ở những bài dân ca trữ tình mà họ gọi là “tam pớt”, một thể loại hát giao duyên giữa nam và nữ. Dân ca thường đi đôi với nhạc cổ để tăng thêm sức truyền cảm. Nhạc cụ truyền thống của người Mạ chủ yếu là bộ chiêng đồng gồm 6 chiếc to nhỏ khác nhau và đều không có núm .

Khi hòa tấu còn có trống da đánh giáo đầu, giữ nhịp và đổ hồi khi kết thúc. Kèn bầu của người Mạ có loại 6 ống, dài ngắn khác nhau, và được kết thành 2 bè: bè trên 4 ống và bè dưới 2 ống. Ngoài ra người Mạ còn sử dụng một số nhạc cụ khác như: kèn bằng sừng trâu (tù và), đàn lồ ô 6 ống, sáo trúc 3 lỗ gắn vào trái bầu khô.

Ngày nay, tuy tiếp xúc nhiều với người Kinh và nhiều dân tộc khác nhưng văn hóa Mạ vẫn được bảo lưu và phát huy theo sự phát triển chung của đất nước. Văn hóa Mạ thật sự đã đóng góp một phần quan trọng trong nền văn hóa đa dân tộc Tây Nguyên – Trường Sơn.
Minh Bắc (sưu tầm)