Mc tiệc cưới, học làm mc đám cưới, video đám cưới hay nhất: ₪ Dân tộc Si La
Showing posts with label ₪ Dân tộc Si La. Show all posts
Showing posts with label ₪ Dân tộc Si La. Show all posts

Tuesday, August 9, 2016

Dân tộc Si La (Hoàng Thị Lê)

Lễ cúng Bản của người Si La, Điện Biên

1- Tên tự gọi: Cù Dề Sừ.
Tên gọi khác: Kha Pẻ.
2- Địa bàn cư trú: Sống tập trung ở Lai Châu.
3- Văn hóa:


Điệu múa mừng Lễ Cúng bản của người Si La ở Bản Seo Hai

Dân tộc Si La ở Lai Châu

4- Kiến trúc - Nhà cửa:




5- Trang phục:




Trang phục dân tộc Si La

Hoàng Thị Lê (sưu tầm)_

Lễ cưới của người dân tộc Si La (Hồng Hải)

Cô gái Si La khi chưa lấy chồng thì trên đầu có đội chiếc khăn màu trắng, sau khi lấy chồng thì đội khăn màu đen và kiểu đội cũng khác với trước khi lấy chồng.
 Dân tộc Si La là một trong những dân tộc thiểu số sinh sống chủ yếu huyện Mường Tè tỉnh Lai Châu. Trong các nghi lễ truyền thống của người Si La, đám cưới là một trong những nghi lễ quan trọng nhất trong tập tục chu kỳ đời người được lưu truyền đến ngày nay.

Lễ cưới của dân tộc Si La có nhiều điểm giống như nhiều dân tộc khác, trong lễ cưới của người Si La cũng có một số bước như: dạm ngõ, lễ cưới... nhưng vẫn chứa đựng nhiều điều thú vị, độc đáo.
Đồ lễ trong đám cưới của người dân tộc Si La gồm: Một con gà, hai bát gạo nếp, hai quả trứng, một chai rượu, một bát nước, một cái cân tiểu ly, một chiếc vòng cổ và năm đồng bạc, các vật dụng được sử dụng trong đám cưới như mâm tre, lá chuối, ống tre...
Sáng sớm, ông mai - người đại diện nhà trai - sang nhà gái để dạm ngõ và thống nhất chọn ngày tổ chức lễ cưới. Ông mai thưa chuyện với mẹ cô gái và bàn bạc các công việc liên quan đến đám cưới với họ nhà gái.
Theo phong tục, đến ngày đã hẹn trước, chị hoặc em gái của chàng trai sẽ đến nhà cô gái thật sớm ngỏ lời xin dâu. Chị hoặc em gái chú rể cùng với bạn bè của cô dâu đi từ biệt xóm làng. Sau đó, họ đưa cô dâu đi vào rừng để làm lễ nhập họ nhà trai.

Từ rừng trở về mọi người đi thành hàng ngang, cô dâu đi giữa đến cửa nhà trai thì dừng lại.

Từ rừng trở về mọi người đi thành hàng ngang, cô dâu đi giữa đến cửa nhà trai thì dừng lại. Lúc này, thầy cúng bảo chú rể và mẹ chú rể chuẩn bị lễ cúng một con gà nướng, một quả trứng luộc, một gói xôi, một bát nước lã, một cái thìa để báo cáo với tổ tiên. Ông thầy cúng nói: "Hỡi tổ tiên hôm nay ngày lành tháng tốt, gia đình ta chính thức nhận thêm một thành viên mới, từ nay sẽ là dâu nhà mình, mong tổ tiên phù hộ và chứng giám."

Mẹ chú rể đeo vòng tay, vòng cổ cho cô dâu.

Sau đó mẹ chú rể mang ra cho cô dâu một vòng cổ, vòng tay và một bộ váy áo mới. Mẹ chú rể đeo vòng tay, vòng cổ cho cô dâu. Mọi người đứng chung quanh để cô dâu thay bộ váy áo mới, cuốn khăn ngay trước cửa nhà.

Chú rể từ trong nhà bước ra tay cầm xôi, tay cầm trứng. Tay phải chéo qua tay trái đưa ra chạm tay cô dâu. Sau đó, chú rể đưa cô dâu bước vào nhà.

Thầy cúng làm lễ cho đôi vợ chồng trẻ. Ảnh: Thu Loan

Trong nhà, mọi người ngồi chung quanh mâm, thầy cúng xác nhận cô gái đã chính thức làm dâu nhà chồng rồi thông báo với mọi người thủ tục đã xong, hai người đã thành vợ chồng. Khách mời và hai bên nhà trai gái sẽ cùng hát chúc phúc, nhảy múa.

Trong đám cưới không thể thiếu những bài hát chúc phúc và cả những điệu múa.

Đối với đồng bào dân tộc Si La, trong đám cưới không thể thiếu những bài hát chúc phúc và cả những điệu múa, điều này làm cho đám cưới không chỉ mang ý nghĩa mừng vui cho hai gia đình, cho đôi vợ chồng trẻ mà còn là một sinh hoạt văn hoá mang tính chất cộng đồng. Những điệu múa với động tác múa có ý nghĩa đặc sắc, mang đậm dấu ấn văn hoá dân tộc.

Hồng Hải (sưu tầm)

Gìn giữ nét đẹp văn hóa dân tộc Si La ở Lai Châu (Quang Huy)

Ở bản Seo Hai, xã Can Hồ, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu có những nghệ nhân đang nỗ lực lưu giữ, truyền dạy những nét đẹp văn hóa của dân tộc Si La cho thế hệ trẻ.
Bản Seo Hai có hơn 60 hộ dân với gần 300 nhân khẩu đều là người dân tộc Si La.

Ở bản, cụ Hù Chà Khao là người hiểu biết nhiều về tập tục, nét văn hóa của người Si La. Không khó để có thể tìm đến ngôi nhà nhỏ nằm sát sườn đồi ở cuối bản của cụ, khi đường bêtông đã được trải dài đến tận cổng. Tuổi đã ngoài 80 nhưng nghệ nhân Khao vẫn khỏe và minh mẫn. Khi biết chúng tôi đến tìm hiểu nét văn hóa của dân tộc mình, cụ Khao như được “tiếp thêm lửa”.

Nghệ nhân Hù Chà Khao cho biết người Si La có luật tục, hương ước riêng để thể hiện phong tục, tập quán của mình. Bản sắc dân tộc được thể hiện trong việc thờ tổ tiên, tổ chức lễ cưới hỏi, lễ mừng cơm mới, lễ tạ ơn trời đất hay đơn giản chỉ là cách đặt tên con.

Nói về những mũi tên và cọc tiêu với hình thù lạ được dựng thành cổng chào ở đầu bản, cụ Khao cho biết, đó là biểu tượng của nghi lễ “Mía lô lô” hay còn gọi là lễ Cấm bản. Theo truyền thống, lễ Cấm bản nhằm cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng xanh tốt và thường được tổ chức trước các vụ sản xuất. Qua các buổi lễ, tế, việc diễn xướng được thực hiện, góp phần lưu giữ được cái hồn của dân tộc và truyền thụ lại cho thế hệ sau.

Trong quá trình lao động sản xuất, người Si La đã tự tạo ra một số nhạc cụ với những điệu múa, câu dân ca phục vụ đời sống tinh thần. Cầm trên tay chiếc sáo “Là pí”- sáo ngắn và sáo “Pờ tư thế lế”- sáo dài, cụ Khao nói, nhạc cụ của người Si La chủ yếu làm từ tre, nứa và gỗ rừng. Tuy chế tác thủ công và đơn giản nhưng khi tiếng nhạc cụ cất lên cùng giai điệu dân ca sẽ có âm hưởng riêng, tạo ấn tượng lạ cho người nghe. Việc sử dụng những nhạc cụ cũng có luật lệ riêng, phù hợp với thời gian sản xuất nên không phải lúc nào cũng có thể cất tiếng được. Một ngày, người nghệ nhân này có thể hoàn thành một sản phẩm đàn tính 3 dây.

Tâm huyết với việc gìn giữ và phát triển văn hóa dân tộc Si La, nghệ nhân Hù Chà Khao đã được nhận nhiều bằng khen, giấy khen của huyện, của tỉnh, của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Trong bản, ngoài nghệ nhân Hù Chà Khao, nghệ nhân Hù Cố Xuân cũng là một người dồn hết tâm huyết để truyền đạt các điệu dân ca, giao duyên cho thế hệ trẻ. Chúng tôi đến gặp bà Xuân trong lúc bà đang say sưa chỉ dẫn những động tác múa dân tộc cho các nữ thanh niên trong bản. Từng động tác, từng cử chỉ múa của họ được bà chú ý từng ly từng tý. Mỗi bước chân còn lệch, ngón tay chưa đủ độ nghiêng hay ánh mắt nhìn của người múa sai hướng… đều được nghệ nhân Hù Cố Xuân uốn nắn cho các bạn trẻ.

Nghệ nhân Hù Cố Xuân chia sẻ: nhiều nét văn hóa của dân tộc Si La chúng tôi đã bị mất đi. Thế hệ sau bây giờ nhiều người không còn thấy hứng thú với những điệu nhảy, những câu ca cổ nữa. Đây là những nét văn hóa đặc sắc, không những người con của dân tộc Si La phải bảo tồn mà các cấp chính quyền khác cũng cần có trách nhiệm quan tâm hơn. Bản thân tôi và nghệ nhân Khao đã tích cực truyền đạt cho thế hệ sau nhưng cần phải mở rộng khảo sát, sưu tầm hay phục dựng các nghi thức tế lễ, văn hóa của người dân tộc Si La.

Em Hù Thị Liên đang là học sinh trung học phổ thông tại trường huyện Mường Tè, dù trường cách nhà gần 15km nhưng cuối tuần là Liên lại về để tham gia múa, hát cùng các bạn trong bản. Với Liên, được hiểu biết về văn hóa của dân tộc là một niềm vinh dự để những bạn trẻ như em góp phần lưu giữ, bảo tồn nét văn hóa độc đáo ấy.

Trưởng bản Seo Hai Giàng Chà Ngời cho biết được sự quan tâm của Nhà nước, những năm qua, nhiều công trình phúc lợi được xây dựng ở địa phương như nhà văn hóa, kênh mương thủy lợi, bể chứa nước sinh hoạt, đường giao thông bêtông mà đặc biệt là cây cầu treo bằng sắt bắc qua sông Đà đã tạo điều kiện cho bà con trong bản buôn bán nông sản. Có sự quan tâm này, bà con trong bản đã từ bỏ được tập quán du canh du cư, đời sống đã ấm no hơn nhiều. Từ đó, bà con chú ý hơn đến việc gìn giữ những nét văn hóa của dân tộc mình.
Quang Huy (sưu tầm)

Lễ cưới dân tộc Si La (Hoàng Thị Vinh)

lễ cưới của đồng bào Si La, tại bản Seo Hai, xã Can Hồ, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu.

Si La là một dân tộc ít người trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Người Si La sinh sống chủ yếu ở các tỉnh vùng Tây Bắc, trong đó tập trung nhiều ở các tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Sơn La.Tuy là dân tộc ít người nhưng người Si La có đời sống văn hóa, tâm linh phong phú. Trong số các phong tục, tập quán của dân tộc Si La còn lưu giữ đến ngày nay có phong tục cưới hỏi rất độc đáo, giàu tính nhân văn.


Trước khi về nhà chồng, cô dâu được mẹ chú rể mặc cho bộ quần áo mới, đeo đồ trang sức vòng tay, vòng cổ.

Trang điểm lại cho cô dâu trước khi vào nhà trai.


Đoàn nhà gái đến nhà trai.

Chú rể nhận hai nắm xôi từ thầy cúng để khi ra đón đưa cho cô dâu. Phong tục này thể hiện sự no đủ, hạnh phúc viêm mãn của đôi vợ chồng trẻ.

Theo phong tục của người Si La, chỉ đến khi vào đến phòng cưới, chú rể mới được mở khăn che mặt để ngắm cô dâu.
Sau khi hoàn tất các nghi lễ, người nhà cô dâu, chú rể và dân bản cùng chung vui, chúc mừng hạnh phúc đôi vợ chồng trẻ.

Ngoài sân, các đôi trai gái cùng nắm tay nhau hát múa chúc mừng hạnh phúc cô dâu, chú rể

Hoàng Thị Vinh (sưu tầm)

Dân tộc Si La (Hoàng Thị Thắng)

Tên dân tộc: Si La (Cú Dé Xử, Khà Pé). Dân số: 840 người (năm 1999). Ðịa bàn cư trú: Lai Châu.
Phong tục tập quán:
Ở nhà trệt, bếp lửa đặt ở giữa nhà. Kiêng ăn thịt mèo. Quan hệ trong họ khăng khít, chặt chẽ. Trưởng họ là người nam cao tuổi nhất, có vai trò quan trọng đối với tổ chức, sinh hoạt của họ, đặc biệt là thờ cúng. Trong xã hội, thầy mo được coi trọng.
Lễ cưới tổ chức hai lần, cách nhau khoảng một năm. Nhà trai phải có khoản tiền cưới trao cho nhà gái mới được đón dâu về. Bãi mộ nằm xa khu dân cư, mộ những người cùng họ tập trung một nơi. Nhà mồ dựng trước khi đào huyệt. Quan tài gỗ độc mộc. Ngày làm tang cũng là ngày hội. Ðể tang cha mẹ 3 năm. Mộ chôn không cải táng. Thờ cúng tổ tiên và cúng bản rất được coi trọng.

Ngôn ngữ:
Ngôn ngữ thuộc nhóm Tạng.

Trang phục:
Trang phục nữ khá độc đáo: ngực áo bằng vải khác màu, gắn nhiều xu bạc, xu nhôm. Khăn đội đầu của nữ khác nhau theo lứa tuổi. Thiếu nữ thường đeo túi bằng dây rừng, được trang trí những tơ chỉ đỏ sặc sỡ. Răng để trắng (tục cũ nam nhuộm răng đỏ, nữ nhuộm răng đen).

Kinh tế:
Trồng lúa nương, ngô và lúa nước. Săn bắn và hái lượm vẫn có ý nghĩa đối với đời sống.

Hoàng Thị Thắng (sưu tầm)

Dân tộc Si La (Sầm Thị Phong)

Tên gọi khác: Cú Dé Xử, Khà Pé
Nhóm ngôn ngữ: Tạng - Miến
Cư trú: Sống ở ba bản Seo Hay, Sì Thâu Chải, Nậm Xin thuộc huyện Mường tè, tỉnh Lai Châu.
Ðặc điểm kinh tế
Người Si La sống bằng nghề trồng lúa nương, ngô. Từ mấy chục năm nay đồng bào làm thêm ruộng nước. Tuy sản xuất đóng vai trò chính nhưng săn bắn và hái lượm vẫn có ý nghĩa đối với đời sống của đồng bào. 

Ðời sống của người Si La hiện còn thấp kém. Giao thông cách trở, cái ăn, cái mặc đều chưa đủ, nạn hữu sinh vô dưỡng, tập tục lạc hậu, bệnh tật (phổ biến là bướu cổ, sốt rét...)
Tổ chức cộng đồng
Người Si La có nhiều dòng họ. Các dòng họ đều kiêng ăn thịt mèo. Quan hệ trong họ khăng khít, chặt chẽ. Trưởng họ là người đàn ông cao tuổi nhất, có vai trò quan trọng đối với các thành viên và có trách nhiệm tổ chức sinh hoạt chung của họ mình, đặc biệt là việc thờ cúng. Trong xã hội, ngoài trưởng họ, người Si La rất coi trọng các thầy mo.
Hôn nhân gia đình
Trong hôn nhân, phong tục Si La có đặc điểm là làm lễ cưới hai lần, lần thứ hai sau lần trước khoảng một năm. Nhà trai phải có khoản tiền cưới trao cho nhà gái mới được đón dâu về nhà mình.
Tục lệ ma chay
Theo phong tục Si La, bãi mộ nằm phía dưới khu cư trú của dân bản, trong đó mộ những người cùng họ được quây quần bên nhau. Người Si La dựng nhà mồ xong mới đào huyệt bên trong. Quan tài gỗ độc mộc. Ðặc biệt, khi có người chết, đồng bào tổ chức vui chơi, ca hát, không có tiếng khóc. Tuy không tảo mộ, cải táng nhưng người Si La có tục con cái để tang cha mẹ 3 năm.
Nhà cửa
Người Si La ở nhà trệt, có bếp lửa đặt giữa nhà.
+ Trang phục nam
Ngày nay, đa số người Si La để răng trắng, nhưng theo tục cũ thì đàn ông nhuộm răng đỏ, đàn bà nhuộm răng đen.
+ Trang phục nữ
Phụ nữ ăn vận khá độc đáo, đặt biệt là mảng ngực áo bằng vải khác màu với áo, gắn đặc xu bạc, xu nhôm. Khăn đội đầu của nữ cũng khác nhau theo lứa tuổi. Các cô thường đeo chiếc túi bằng dây rừng, được trang trí những tơ chỉ đỏ sặc sỡ.

Sầm Thị Phong (suu tầm)

Lưu truyền văn hóa dân tộc Si La (Đỗ Anh Chử)

Dân tộc Si La là một trong những dân tộc thiểu số đang được thụ hưởng các chính sách bảo tồn và phát triển dân tộc, sinh sống chủ yếu ở bản Seo Hai (xã Can Hồ, huyện Mường Tè).
Từ xa nhìn lại, bản Seo Hai hiện lên khá trù phú, với những thửa ruộng bậc thang uấn quanh xanh mướt. Điều này cũng cho thấy cuộc sống của người Si La ở Seo Hai không còn chênh vênh bên bờ sông Đà.

Chị Đặng Thị Loan – Phó Phòng Văn hóa & Thông tin huyện Mường Tè cho biết: “Seo Hai là bản thuần dân tộc Si La, hiện nay, bản Seo Hai có hơn 60 hộ, gần 300 nhân khẩu. Từ bỏ tập quán du canh, du cư được nhà nước hỗ trợ đời sống, sản xuất dân bản Seo Hai đã no ấm hơn, có điều kiện quan tâm, lưu truyền những nét văn hóa độc đáo của dân tộc. Mặc dù không ít đã bị mai một, nhưng văn hóa của dân tộc Si La ở Seo Hai vẫn được thể hiện trong một số nghi thức tín ngưỡng, nhạc cụ dân tộc, dân ca, dân vũ và hoa văn, họa tiết trên trang phục của người phụ nữ.
Về thăm Seo Hai lần này, chúng tôi may mắn được gặp nghệ nhân Hù Chà Khao – một người dân trong bản còn nắm giữ nhiều về văn hóa, tập tục của người Si La. Câu chuyện về tín ngưỡng, thờ cúng của người Si La của chúng tôi với ông Khao bắt đầu cũng là lúc cơn mưa rừng bất chợt ập tới. Mạch chuyện hôm ấy hòa với tiếng xối xả của mưa rừng cùng tiếng ầm ào của sông Đà đang mùa thác lũ như đưa chúng tôi về miền huyền tích, hoang hoải của dân tộc Si La. Theo ông Khao, người Si La vẫn lưu truyền thờ cúng bếp thiêng trong gia đình trưởng dòng họ mới. Thông thường bếp thiêng được kê bằng 3 khối đá nhỏ theo hình tam giác, mỗi khối đá có tượng trưng khác nhau: tổ tiên, gia đình, ngăn ngừa tà ma và những điều xấu. Bếp thiêng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong đời sống tâm linh của người dân tộc Si La. Vào những ngày lễ, tết các gia đình trong dòng họ sẽ mang lễ vật tới cúng tế ở bếp thiêng, tưởng nhớ đến tổ tiên và cầu may cho bản thân, gia đình và dòng họ.
Cùng với tục thờ bếp thiêng, đời sống tâm linh của người Si La ở Seo Hai cũng gắn liền với các lễ cúng trong năm. Thường việc cúng tế gắn với quy trình sản xuất lao động, mong mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt. Những năm gần đây, việc diễn xướng trong các buổi lễ, tế đã được phục dựng nhằm lưu giữ nét văn hóa của dân tộc Si La. Lễ cấm thường được tổ chức vào thời điểm tháng giêng, trước các vụ sản xuất. Lễ này còn được gọi là “bìa khớ” - cúng bản, sau đó dân bản sẽ làm lễ và “mía lô lô” - cấm bản. Điều này có thể được hiểu trong quá trình bà con tập trung vào mùa vụ, không muốn có người lạ, kẻ xấu vào bản tránh mất mát tài sản. Sau khi cử hành lễ cấm bản, bà con bắt tay vào lao động sản xuất, khi xuống giống, người Si La làm lễ “cá si ta” - gieo hạt, mong được mùa, sản xuất tránh thiên tai, sâu bệnh gây hại. Được mùa, bà con tiếp tục làm lễ “co giá mì lô và mường mì a lô” và tiến hành chăm sóc lúa, bảo vệ mùa màng. Hoàn tất vụ sản xuất, sau khi đã thu hoạch xong vụ lúa, dân bản sẽ tiến hành làm lễ “cò ve phạ” – cúng hồn lúa và cơm mới. Các lễ cúng được cử hành trang nghiêm nhưng không tốn nhiều thời gian, công sức chuẩn bị, đồ cúng tế là sản vật nông nghiệp do bà con dân bản sản xuất ra. Điều này cho thấy người Si La luôn yêu lao động, coi trọng đời sống tinh thần, giá trị tâm linh, trong các lễ cúng không mang tính mê tín dị đoan.
Song song với việc lưu truyền văn hóa tín ngưỡng, để làm phong phú đời sống tinh thần trong cộng đồng người Si La ở Seo Hai còn lưu truyền một số nhạc cụ và nhiều điệu dân ca, dân vũ. Nhạc cụ của người Si La chủ yếu làm bằng những vật liệu có sẵn trong tự nhiên: tre, trúc, bầu nậm, cây gỗ “ma hó à chứ” – gỗ thường dùng làm cần đàn tính. Một số nhạc cụ đặc trưng của người Si La là sáo dài “pờ tư thế lế”, sáo ngắn “là pí”. Sáo của người Si La không nhiều lỗ do đó chỉ thổi các giai điệu khá đơn giản. Đàn tính của người Si La có 3 dây, đây có thể coi là điểm khác biệt so với đàn tính của dân tộc Thái vùng Tây Bắc hay Tày, Nùng vùng Đông Bắc. Người dân Seo Hai vẫn lưu truyền nhiều làn điệu dân ca hát giao duyên và hát trong lao động sản xuất, thường là hát đối đáp…
Cùng với đó, người Si La ở Seo Hai lưu giữ nhiều nét độc đáo trong trang phục, đặc biệt là trang phục của người phụ nữ. Áo của người phụ nữ có vạt trước được gắn đồng xu bằng kim loại. Váy của người phụ nữ Si La cũng quấn cạp như người Thái, nhưng khi mặc lại giắt váy đằng sau và quấn cạp. Phụ nữ Si La thường quấn khăn trên đầu, lúc còn thiếu nữ quấn khăn trắng, khi đã lập gia đình họ sẽ quấn khăn đen hoặc xanh thẫm màu.
Trước nguy cơ bị mai một những nét đặc trưng văn hóa của dân tộc Si La, một số ngành chức năng đã tiến hành điều tra, khảo sát, sưu tầm phục dựng nghi thức tế lễ, văn hóa để Seo Hai luôn thấm đẫm văn hóa dân tộc Si La bên bờ sông Đà.
Những lúc nông nhàn, người Si La ở bản Seo Hai, xã Can Hồ (huyện Mường Tè) tuyền dạy cho nhau điệu múa truyền thống.
 Đỗ Anh Chử (sưu tầm)

Kỳ lạ dân tộc ít người nhất Việt Nam (Lý Quảng Ninh)

Theo thống kê của Ủy ban Dân tộc, người Si La là một trong 5 dân tộc ít người nhất Việt Nam. Ở cực Tây Tổ quốc có một bản người Si La sinh sống ở xã Chung Chải (huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên).
Không bắt được sóc không ăn được Tết
Vào bản Nậm Sin, thủ phủ của người Si La, bây giờ đã có đường xe máy, nhưng cuộc hành trình vẫn còn lắm gian nan. Chủ tịch xã Chung Chải Pờ Xè Chừ nói rằng phải đến năm 2006, nhờ dự án bảo tồn dân tộc Si La nên mới có đường đi xe máy vào bản, còn trước đó Nậm Sin là một thế giới hoàn toàn tách biệt với bên ngoài.

Nậm Sin nằm ở khu vực biên giới khó khăn nhất của huyện Mường Nhé, cách trung tâm huyện gần 40 cây số, ngày trước, mỗi lần có việc vào Nậm Sin phải đi bè qua sông Đà, sau đó đi bộ xuyên rừng mấy cây số nữa mới tới nơi.
Năm nay Tết Ô Xị Chờ của đồng bào Si La bắt đầu từ ngày 6/12/2012 và kéo dài trong vòng 5 ngày. Theo phong tục của người Si La, cứ đến ngày con trâu (ngày Sửu) đầu tiên của tháng 12 dương lịch thì tổ chức ăn Tết chứ không cố định vào một ngày nào cả.
Ông Chừ dẫn tôi đến nhà già làng Lỳ Chà Chơ, người già nhất bản Nậm Sin nhưng chỉ mới 57 tuổi. Tôi định gọi ông nhưng phong tục người Si La bắt phải gọi bằng già. Lúc chúng tôi vào cũng là thời điểm gia đình chuẩn bị cúng tết. Bên bếp lửa thiêng, già Chơ lần lượt lý giải những điều mà tôi cho là kỳ lạ.
Chẳng hạn như bếp lửa thiêng gồm có 3 hòn cuội đặt trước bàn thờ. Hòn cuội chính ở giữa tượng trưng cho bà chủ; hòn phía ngoài bên trái hướng về bàn thờ tổ tiên tượng trưng cho tổ tiên hiện thân qua bếp lửa, bảo vệ sự ấm cúng cho gia đình; hòn thứ ba hướng về cửa ra vào nhằm ngăn không cho điều xấu vào nhà.
Người Si La quy định, nếu ai làm đổ một trong ba hòn cuội trong bếp thiêng đó thì đã phải nộp phạt một chai rượu và hai hào bạc trắng. Suýt chút nữa tôi phải nộp phạt do sơ ý làm một trong ba hòn đá ngả nghiêng.

Theo truyền thống, cứ đến tết Ô Xị Chờ thì gia đình nào cũng mổ lợn. Một ngày trước khi sang năm mới của người Si La, dòng suối Nậm Sin vui như hội vì dân bản mang lợn ra mổ ăn tết. Nhưng năm nay là một ngoại lệ, khó khăn quá, vì thế mà tết cũng có phần kém vui. “Sắp đến tết thì trong bản có dịch nên lợn bị chết gần hết, chỉ còn lại có mấy con thôi”, già Chơ giải thích. Thịt lợn thì có thể ít đi một tý, nhưng trong tết Ồ Xị Chờ của người Si La không bao giờ được thiếu sóc.Ngày xưa, người Si La sống lang thang trên núi Xì Thau Chải xen lẫn với những hộ dân người La Hủ. Cứ mỗi mùa cây rụng lá vàng họ lại bỏ đất ấy, kéo nhau đi nơi khác phát nương, làm rẫy. Năm 1973 hơn 20 hộ dân Si La đến xã biên giới Chung Chải, thấy dòng suối Nậm Sin nước mát, rừng rậm, đất nương rẫy tốt tươi bèn tập hợp nhau dựng nhà ở lại luôn.
Dân tộc này quan niệm, con sóc vị thế vô cùng đặc biệt, giống như vật tổ của đồng bào họ vậy. Già Chơ lý giải rằng, ngày xưa tổ tiên sống lang thang, khổ cực, không có lợn gà nên cứ mỗi khi năm hết tết đến thì chỉ có con sóc là loài dễ kiếm nhất. Đến bây giờ, mỗi gia đình ở Nậm Sin đều có một bàn thờ sóc. Dân bản cũng qui định, dòng họ nào không bắt được sóc để cúng thì không được ăn tết Ô Xị Chờ. Vừa rồi có đợt thu vũ khí, sóc không bắn được nhiều nên có một vài gia đình không có tết.
Nậm Sin có 5 dòng họ: Lỳ, Pờ, Chu, Giằng, Hồ. Già Chơ là trưởng của dòng họ Lỳ. Mấy hôm trước đích thân ông dẫn con cháu lên rừng bắn sóc. Súng đã nộp cho Nhà nước nên phải dùng nỏ, những thanh niên trai tráng nhất của họ Lỳ đều được huy động nhưng cũng chỉ bắn được có vài con.
Mỗi chú sóc chỉ vài ba lạng nhưng cũng phải chia ra mỗi nhà một ít để cúng tết. “Theo qui định của tổ tiên truyền lại, người Si La phải cúng sóc ba lần. Tết Ô Xị Chờ, tết lúa mới và trong các đám cưới. Đối với dân tộc Si La, không có nỏ thì không sống được”.
Chờ đợi mãi cũng đến phần cúng tết. Nghi lễ sang năm mới của người Si La rất đơn giản, chủ nhà chỉ khấn vài câu với tổ tiên, nhờ phù hộ mùa màng xong là có thể vào tiệc rượu ngay. Năm nay khó khăn nên nhà già Chơ phải chung thịt lợn với 3 hộ khác. Bữa cơm rượu đầu năm tưởng như vui vẻ cả nhà nhưng không phải. Chỉ có mấy người đàn ông được phép ngồi ở nhà nhà trên, còn đàn bà con gái phải đợi khách ăn xong mới được dọn xuống nhà dưới ăn tết.
Thông thường, khi người Si la đã ngồi vào bàn rượu thì chẳng mấy khi cuộc vui kết thúc sớm. Mâm cỗ có thể không được đề huề nhưng rượu không bao giờ hết. Chúc, say, ngất ngư có khi cả ngày trời. Tết là ngày đẹp nhất, người lạ vào bản không được ra ngay trong ngày mà phải chờ đến hôm sau. Có việc cần thiết quá thì phải đóng 30.000 đồng tiền lý cho ông trưởng bản.

Dân tộc Si La hay còn gọi là người Cú Dè Xừ, Khả Pẻ, thuộc nhóm ngôn ngữ Tạng Miến. Trước khi di cư sang Việt Nam tổ tiên của họ đã cư trú ở Lasha, thủ phủ của Tây Tạng (Trung Quốc) sau đó di cư sang Mù Đi (Lào) rồi mới đến Việt Nam. Ngày nay họ vẫn còn nhớ câu sấm truyền về nguồn gốc của dân tộc mình: “Su đi La Sa khủa, phum Mù Đi khủa” (sinh ra ở La Sa, lập bản ở Mù Đi). Ngoài 198 nhân khẩu sinh sống ở bản Nậm Sin, hiện dân tộc Si La còn khoảng 600 người sinh sống ở xã Can Hồ, huyện Mường Tè (Lai Châu).

Lý Quảng Ninh (sưu tầm)

Dân tộc Si La (Mai Thị Hằng)

Tên tự gọi: Cù Dề Sừ.
Tên gọi khác: Kha Pẻ.
Dân số709 người (theo kết quả điều tra dân số năm 2009 của Tổng cục thống kê)
Ngôn ngữ: Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Tạng - Miến, gần với Miến hơn.
Lịch sử: Người Si La có nguồn gốc di cư từ Lào sang.
Hoạt động sản xuất: Trước kia chuyên làm nương du canh, nay sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa, ngô trên ruộng nương. Hái lượm giữ vị trí quan trọng trong đời sống.

Ăn: Người Si La quen dùng cả cơm nếp và cơm tẻ với các loại canh rau rừng là chính. Ðạm thực vật chủ yếu là sản phẩm của săn bắt, đánh cá.

Người Si La thích dùng loại túi lưới được đan bằng tơ gai. Quai đeo ở túi nữ còn can thêm chỉ mầu. Ðan túi là công việc của nữ giới.

Mặc: PHỤ NỮ MẶC VÁY, HỞ BỤNG. áo cài khuy bên nách phải, nổi bật là vạt ngực gắn đầy những đồng xu bạc, xu nhôm; cổ và tay áo được trang trí bằng cách gắn lên những đường vải màu khác nhau. Váy màu đen hay chàm, khi mặc giắt ra phía sau. Khăn đội đầu phân biệt theo lứa tuổi và tình trạng hôn nhân. Phụ nữ thường đeo túi đan bằng dây gai.
Tục nhuộm răng phổ biến, nam giới nhuộm đỏ, nữ nhuộm đen.
: Người Si La quần tụ trong vài ba bản ở huyện Mường Tè, LAI CHÂU. Ở nhà đất, hai gian và hai chái nhỏ, có hiên và một cửa ra vào. Bàn thờ ở góc trái trong cùng, trên có một chén rượu nhỏ và một quả bầu. Bếp chính ở giữa nhà, kê ba ông đầu rau bằng đá, ông đầu rau quan trọng nhất, nơi mà tổ tiên thường ở, trông coi bếp lửa, quay lưng hướng về bàn thờ.
Phương tiện vận chuyển: Người Si La phổ biến dùng gùi. Ngoài ra họ còn biết dùng thuyền, mảng đi lại trên sông.
Quan hệ xã hội: Làng bản Si La xưa kia chịu sự cai quản của hệ thống chức dịch người Thái, chưa có sự phân hoá giai cấp. Tính cộng đồng trong công xã cao.
Quan hệ dòng họ khá chặt chẽ. Có nhiều tên họ khác nhau nhưng họ Hù và họ Pờ đông hơn cả. Do quan niệm cùng tên họ là cùng chung tổ tiên xa xưa do điều kiện cư trú xa cách, người ở chi họ này dễ dàng xin nhập sang chi họ khác, cùng thờ tổ tiên với nhau. Mỗi chi họ đều có người già nhất, không phân biệt dòng trưởng hay thứ, đứng đầu. Hàng năm vào hai kì, tết năm mới và cơm mới, có lễ cúng tổ tiên chung ở nhà người trưởng họ với các lễ vật rất đặc trưng như thịt sóc, cua, cá bống, ống rượu cần tượng trưng, vài bông lúa, khoai sọ, bó lá hạt cườm. Trên mâm cúng không dùng hương mà đốt nến bằng sáp ong. Những đồ thờ gia bảo của dòng họ bày ở bàn thờ là trống, nhạc ngựa, quả bầu, chén đựng rượu. Khi người trưởng họ mất, chỉ sau 3 năm người lên thay mới được quyền chuyển những đồ thờ này sang bàn thờ nhà mình. Người trưởng họ có vai trò lớn trong việc điều chỉnh các quan hệ giữa các thành viên trong họ, cưới xin, ma chay, cho người ra khỏi họ hoặc kết nạp thành viên mới vào họ. Những người cùng họ không được lấy nhau.
Cưới xin: Trai gái yêu nhau được quan hệ với nhau, người con trai được ngủ qua đêm tại nhà người yêu của mình. Có tục cưới hai lần. Lần đầu đón cô dâu về nhà chồng. Lần thứ hai sau một năm, nhà trai trao tiền cưới cho nhà gái.
Sinh đẻPhụ nữ sinh con ở trong nhà, đẻ ngồi. Nhau đẻ đựng trong ống nứa, phủ một lớp tro bếp lên trên dựng ở góc bếp cho đến ngày đặt tên cho đến ngày đặt tên cho đứa trẻ.

Thiếu nữ Si La khi chưa chồng thì vấn tóc quanh đầu và đội khăn trắng giản dị. Khi lấy chồng thì búi tóc lên đỉnh đầu và cuốn đội khăn chàm đen.

Họ thường mời bà già trong bản tới đặt tên cho con để mong con sống lâu. Sau khi đặt tên, bà già này bịt ống đựng nhau bằng lá chuối, nếu con trai buộc chín lạt, con gái buộc bảy lạt, rồi đem treo hoặc chôn. Lễ cúng hồn cho trẻ sơ sinh được tiến hành 3 ngày sau khi đặt tên.
Ma chay: Nghĩa địa thường để dưới bản, mộ của những người cùng họ thường ở gần nhau. Kiêng đặt mộ xa giữa những người khác họ. Chọn được đất ưng ý để đặt mộ thì cuốc một nhát, đặt cục than vào nhát cuốc đó, coi như đất đã có chủ. Sáng hôm sau mới làm nhà táng và đào huyệt. Quan tài bằng khúc gỗ bổ đôi khoét rỗng. Cúng đưa hồn người chết về quê hương cũ ở Mồ U. Sau khi chôn, gia đình tang chủ dội nước tắt bếp, mang hết than củi cũ ra ngoài nhà rồi mới đốt bếp. Không có tục cải táng và tảo mộ. Ðể tang bằng cách: con trai buộc túm ít tóc trên đỉnh đầu, con gái tháo vòng tay, vòng cổ.
Thờ cúng: Con cái thờ bố mẹ đã mất. Mỗi bàn thờ phải có chén thờ lấy từ chén cúng cơm bố mẹ trong ngày làm ma. Nhà có bao nhiêu con trai thì có bấy nhiêu chén và tất cả để lên bàn thờ. Ðến khi chia nhà thì mang chén đó ra lập bàn thờ riêng. Thờ tổ tiên từ đời ông trở lên do người trưởng họ đảm nhận. Lễ cúng bàn là lễ cúng quan trọng nhất cầu mong cả bản không ốm đau, bệnh tật, lợn gà không bị thú rừng bắt trong năm. Cứ 7 năm lại làm lễ cúng hồn lúa, dùng vợt bắt cá, gạo đưa đường để đưa hồn lúa từ nương về bản, tới nhà rồi cất kỹ trên bồ thóc.
Học: Trước kia, họ không có chữ viết riêng, kinh nghiệm trao truyền bằng lời hoặc qua thực hành.
Văn nghệ: Người Si La hát giao duyên giữa nam nữ thanh niên, hát sử ca.
Tết lễ: Ngày tết năm mới vào đầu tháng 12 âm lịch. Ngoài ra họ còn ăn tết cơm mới.
Chơi: Các em nhỏ Si La thường chơi các đồ chơi tự chế từ tre gỗ hay đất sét. Ðồng thời, chúng cũng có các trò chơi tập thể rất vui nhộn.

 Mai Thị Hằng (sưu tầm)