Mc tiệc cưới, học làm mc đám cưới, video đám cưới hay nhất: ₪ Kiến trúc dân tộc Thái
Showing posts with label ₪ Kiến trúc dân tộc Thái. Show all posts
Showing posts with label ₪ Kiến trúc dân tộc Thái. Show all posts

Thursday, April 21, 2016

Độc đáo nhà sàn dân tộc Thái (Tuấn Hùng)

Người Thái ở Tây Bắc thường làm nhà dọc theo những con suối, giữa mênh mông ruộng bậc thang tạo nên không gian thơ mộng.

Hiện nay nhiều nơi ở những khu vực có đồng bào dân tộc Thái sinh sống, do tác động của các yếu tố văn hóa hiện đại đã làm thay đổi cơ bản cấu trúc của ngôi nhà sàn truyền thống để phù hợp với điều kiện kinh tế và sinh hoạt thì tại một số địa phương ở tỉnh Lai Châu, người Thái vẫn giữ nguyên được nếp nhà sàn xưa.

Theo quan niệm của đồng bào dân tộc Thái, nhà sàn là nơi đoàn tụ của nhiều thế hệ;  nơi chứng kiến buồn vui của cha ông để rồi mỗi người hiểu thêm về quá khứ, hiện tại và tương lai, trân trọng, nâng niu những tài sản vô giá cả về vật chất và tinh thần của dòng họ. Nhà sàn còn là nơi con trai đan lát, thổi khèn, pí; con gái quay tơ, dệt vải, thêu thùa...
Cầu thang ở đầu nhà thường dành cho nam giới, những người cao tuổi đi lại, thường có 7 bậc ứng với 7 vía; cầu thang cuối nhà dành riêng cho con dâu, người phụ nữ để phục vụ việc nấu nướng, nội trợ, bếp núc.
Nhà sàn của người Thái cổ có 2 bếp lửa. Một bếp lửa dành cho người già, bếp dành cho nữ giới. Người Thái xem bếp lửa hồng trong mỗi ngôi nhà sàn như trái tim hồng sưởi ấm và nuôi dưỡng cả về vật chất lẫn tinh thần cho mỗi con người.
Ở giữa sân nhà sàn, đồng bào dân tộc Thái thường tổ chức các hoạt động múa, hát, hội xòe trong các dịp lễ, tết, qua đó nhen lên ngọn lửa của tình đoàn kết gắn bó giữa đồng bào các dân tộc với nhau.

Nhà sàn của dân tộc Thái còn là một công trình kiến trúc tài hoa, gần gũi với thiên nhiên và đất trời.

Bếp lửa trong mỗi ngô nhà sàn là không gian nội trợ của chị em.

Sân nhà sàn thường diễn ra các hoạt động văn hóa, văn nghệ, nâng cao đời sống tinh thần cho bà con Nhân dân các bản.
Tuấn Hùng


Tuesday, March 29, 2016

Nét đẹp trong ngôi nhà sàn của người Thái


Theo truyền thống, người Thái ở nhà sàn như họ đã xác định trong thành ngữ: "Nhà có gác, sàn có cột" (Hươn mi hạn quản mí xau). Nhà sàn của người Thái mang một nét đẹp riêng biệt, đơn sơ nhưng cũng không kém phần bề thế, sang trọng. 
Ngôi nhà sàn được cấu trúc bởi các loại cây thân gỗ và các loại cây như tre, vầu, nứa... lợp bằng cỏ gianh. Nếu ai đó đã quen với nếp sống thủ công nghiệp mà chưa một lần được nhìn ngắm ngôi nhà của người dân tộc Thái thì khi được tận mắt ngắm nhìn sẽ không sao tránh khỏi ngạc nhiên,
đó là mt ngôi nhà sàn khá đồ sộ như nhà của các gia đình quý tộc ngày xưa mà "không phi dùng đến một mẩu sắt nhỏ nào trong thiết kế xây dựng". Thay vào những cái đinh là cả một hệ thống dây chằng, buộc thắt khá công phu và tinh xảo bằng lạt, tre, giang và mây, hoặc vỏ những cây chuyên dùng như năng hu, năng xa, năng xiu. Khi làm nhà, để nối cái cột kèo, người Kinh thường lắp mộng thắt, còn nhà sàn người Thái sử dụng những đòn dầm xuyên suốt qua các lỗ đục của các cột. Kiểu kiến trúc có vẻ đơn sơ nhưng lại rất chắc chắn, nó đủ lực để chống nắng, mưa, gió, bão và đặc biệt là động đất như hiện nay. Thậm chí có những nếp nhà sàn tồn tại tới hàng trăm năm. Chính vẻ đẹp khác biệt của ngôi nhà mang đậm nét văn hóa truyền thống ấy đã đem đến nguồn cảm hứng sáng tác cho một số thi sĩ, nhạc sĩ, họa sĩ... 
Nhìn vào cấu trúc mái của nhà sàn, ta có thể phân biệt kiểu nhà của từng nhóm địa phương khác nhau:
Nhà sàn của người Thái đen và người Thái trắng ở Tuần Giáo (Ðiện Biên) thì có mái "vòm khum mui rùa" (tụp cống) và thường đặt ở hai đầu hồi, biểu tượng tạc bằng gỗ quét vôi trắng tựa như hai đôi sừng gọi là khâu cút. Khâu cút có nhiều loại như: khâu cút bẻ, khâu cút méo và khâu cút pụa là một hình thức trang trí hoa văn của dân tộc Thái đen.

Nhà sàn của người Thái trắng ở Mường Lay, Phong Thổ và Mường Tè (Lai Châu) do có mặt phẳng cắt hình chữ nhật gần vuông nên có bốn mái thẳng và gấp góc (gọi là tụp lặn). Bởi vậy, một nhà thơ người Thái đen quê ở Mai Sơn cuối thế kỷ 19, khi quan sát thấy được nét khác biệt của những nếp nhà sàn này so với nhà sàn quê mình, đã có hai câu thơ:

"Là nhà người Hán?
Nhưng sao là nhà sàn?
Nhà người Thái nhưng sao có
Bốn mặt hình vuông?..." 
Một nếp nhà sàn là một đơn vị không gian chứa đựng một tế bào của xã hội nên người Thái mới gọi là "Cộng đồng nhà" (chúa hướn). Ðó có thể là một gia đình nhỏ gồm một cặp vợ chồng và con cái chưa đến tuổi trưởng thành để lấy vợ, lấy chồng rời ra ở riêng. Hoặc đó cũng có thể là một gia đình lớn gồm ba, bốn thế hệ cùng chung sống hòa thuận bên nhau. 


Ngày nay người Thái đang lựa chọn nhà ở hợp với không gian văn hóa truyền thống của dân tộc mình. Hy vọng trong tương lai đồng bào sẽ tạo ra những kiểu nhà sàn đẹp, nhưng không để mất đi nét đẹp truyền thống ngôi nhà sàn dân tộc mình.

Wednesday, March 23, 2016

Nhà sàn truyền thống dân tộc Thái Tây Bắc (Văn Hóa Tây Bắc)

Nhà sàn truyền thống của dân tộc Thái

Trong khi nhiều nơi có đồng bào dân tộc Thái sinh sống đã thay đổi cơ bản cấu trúc cũng như cách làm nhà sàn truyền thống cho phù hợp với điều kiện kinh tế và sinh hoạt thì tại một số địa phương ở tỉnh Lai Châu, người Thái vẫn giữ nguyên được nét nhà sàn xưa.
Với họ, nhà sàn chính là tài sản vô giá cả về vật chất và tinh thần, là nơi đoàn tụ của nhiều thế hệ và để con cháu biết được những phong tục văn hóa truyền thống của cha ông.

Bản Hua Ná, xã Pa Khóa, huyện biên giới Sìn Hồ là một trong những địa chỉ được nhiều người ở Lai Châu biết tới khi nhắc đến việc lưu giữ vẻ đẹp của nhà sàn dân tộc Thái Tây Bắc. Khi biết có người đến tìm hiểu về nét đẹp nhà sàn, Trưởng bản Hua Ná Lò Văn Uốn không thể giấu được niềm hoan hỉ, nói: "Ở Hua Ná có 96 hộ dân, chỉ có 3 hộ không sống trong nhà sàn, số còn lại đều là những nóc nhà sàn xưa cũ, mộc mạc và đậm chất truyền thống. Việc giữ gìn văn hóa nhà sàn luôn luôn trong ý thức của từng hộ dân. Người dân trong bản chúng tôi luôn quan niệm nhà sàn là nơi sinh hoạt gia đình thiêng liêng, vì thế không gian ấy luôn luôn phải được bền vững". 
Trưởng bản Lò Văn Uốn giới thiệu, ngôi nhà sàn xưa của tổ tiên được làm hầu hết bằng gỗ to lấy trên rừng. Phải mất khá nhiều thời gian mới có thể tìm được cây gỗ lim, gỗ sấu ưng ý về làm cột nhà. Khi tìm đủ gỗ, đồng bào Thái phải ngâm từ 1 - 3 tháng trong ao nước, mới được lấy lên làm cột nhà. Người Thái thường dựng nhà cao chừng 2 mét so với mặt đất để chống ẩm thấp và thú dữ xưa. 
Điều đặc biệt trong ngôi nhà sàn người Thái đó là không sử dụng sắt để vít, chằng chéo trong xây dựng. Nhà sàn thường được chia thành 3 - 5 gian buồng; tùy vào điều kiện và hoàn cảnh gia đình mà có nhà chia thành 7 gian buồng. Nhà nào càng nhiều gian là khá giả và sang giàu. Nhà sàn ở Hua Ná được trang trí nhiều hoa văn họa tiết tinh xảo như hình bông hoa, sừng trâu, răng cưa... ở xà nhà, lan can cầu thang, trên cửa sổ... 
Bản Nậm Mạ 2, xã Nậm Mạ thuộc vùng thấp của huyện Sìn Hồ cũng là nơi được xem là gìn giữ tốt những nét đẹp văn hóa độc đáo của nhà sàn dân tộc Thái Tây bắc. Thuộc diện tái định cư vùng lòng hồ thủy điện Sơn La, người dân bản Nậm Mạ 2 đã di chuyển đến nơi ở mới này. Tưởng như những ngôi nhà sàn cũ sẽ được người dân thay đổi về mặt kiến trúc cho phù hợp hơn với cuộc sống hiện tại, hay xây dựng những ngôi nhà cấp bốn hiện đại, tuy nhiên bà con đã không làm như vậy. 
Ông Lò Văn Nguyễn, Trưởng bản Nậm Mạ 2 cho biết: "Bản có trên 60 hộ đồng bào dân tộc Thái. Khi phải di chuyển từ bản cũ lên khu tái định cư, tất cả các hộ đều mang theo toàn bộ cột, khung, xà, thưng dựng. Tuy mất công, mất sức, bởi việc vận chuyển những cột trụ gỗ to nặng không phải dễ dàng nhưng truyền thống của dân tộc vẫn phải giữ. Hiện tại, có thay đổi kiến trúc thì chỉ là thêm vào vài mái nhà bằng tôn, bằng ngói bro, móng trụ bằng xi măng...". 
Những ngôi nhà sàn ở bản Nậm Mạ 2 vẫn giữ được thiết kế truyền thống, đó là có hai cầu thang lên xuống nằm ở đầu nhà và cuối nhà. Theo quan niệm, cầu thang ở đầu nhà thường dành cho nam giới, những người cao tuổi đi lại; còn cầu thang cuối nhà dành riêng cho con dâu, phục vụ việc nấu nướng, nội trợ, bếp núc. Bếp được đặt ở trong nhà và luôn luôn có lửa hồng để sưởi ấm không khí. Bếp lửa được người Thái coi như là "trái tim", là "linh hồn" của ngôi nhà. Để phù hợp hơn với điều kiện sinh hoạt hiện nay, nhiều ngôi nhà sàn cũng được quây gỗ kín gầm; mua tấm lợp tôn thay bằng ngói đá cho mái nhà... 
"Trong bản Nậm Mạ 2 có rất nhiều ngôi nhà sàn có tuổi đời hàng chục năm. Trụ nhà được làm bằng gỗ sấu ngâm nước nên qua nhiều thời gian, gỗ vẫn rất bền và ít bị mối mọt. Bởi vậy, thời gian qua, đã có người ở nơi khác đến dò hỏi và có ý định muốn mua nhà sàn nhưng người dân không bán. Bởi lẽ, người dân trong bản biết rằng, giá trị truyền thống của nhà sàn không thể tính bằng giá trị vật chất" - Trưởng bản Lò Văn Nguyễn cho biết thêm. 

Những ngôi nhà sàn bình dị với mái phủ rêu phong lấp ló sau những rặng cây nằm quần tụ ven suối, tất cả đã tạo nên khung cảnh sơn cước đặc trưng quê hương của dân tộc Thái Tây Bắc. Dù cuộc sống có thay đổi, đồng bào Thái nơi đây vẫn sinh hoạt yên ấm bên trong ngôi nhà sàn đã gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của dân tộc mình./. 

Tuesday, March 22, 2016

Kiến trúc nhà sàn dân tộc Việt-Nam

Nhà sàn của đồng bào Tày Nghĩa 

Nhà dài Ê Đê


Nhà sàn người Thái ở Việt Nam


Nhà sàn đồng bào Ca Dong, huyện Sơn Tây


Kho thóc của đồng bào dân tộc Cor thôn 3B, xã Trà Kót, huyện Bắc Trà My (Quảng Nam) Thoạt nhìn, nhà kho của các dân tộc miền núi Quảng Nam có ...


Nếp nhà sàn trong bản Co Pục


Một ngôi nhà sàn ở Nam Bộ




Vùng-núi-phía-Tây-Nghệ-An




Nhà cộng đồng của người Lạc Việt Tráng Zhuang ở Quảng Tây, Trung Quốc có kiến trúc hình thuyền trên mái (ảnh của tác giả chụp tại Làng Văn Hóa Sắc Tộc ...


AttapeuStiltHouse-Stilt house, Attapeu province, Laos.


Nhà sàn của đồng bào Tày bản Vắc, Xuân Hòa


Từ chuyện “khau cút” có hình mặt trăng khuyết, kỷ vật của cuộc đại thiên di và những trang trí hình chiếc sừng trâu trên các cửa sổ của người Thái liên ...




Ngôi nhà sàn của nhà thơ Lò Cao Nhum


tune-homestays


Nhà sàn ven hồ 







Nhà sàn dài truyền thống của đồng bào dân tộc Êđê (Đắk Lắk) 


Lao



Sự kết hợp độc đáo giữa nhà sàn và nhà đất trình tường-Người La Chí 


Nhà sàn người HMông.




Nhà sàn ở bản Hát


Không gian bên trong nhà Lang xứ Mường 


Nhà sàn thường được sử dụng để tránh thú dữ và hơi ẩm từ đất


Nhà sàn Cao Sơn


Ngôi nhà sàn được cấu trúc bởi các loại cây thân gỗ và các loại cây như tre, vầu, nứa... lợp bằng cỏ gianh. Nếu ai đó đã quen với nếp sống ...


Nhà sàn của một ông đạo Bửu Sơn Kỳ Hương..


NHÀ HÀNG Á CHÂU


Nhà sàn của người Giẻ Triêng thường được dựng trên nền đất hình chữ nhật, sàn thường cách mặt đất từ 0,8 – 1m. Thông thường, ngôi nhà có chiều dài khoảng ...


Đến buôn Jun, nhìn những ngôi nhà sàn theo kiểu kiến trúc cổ truyền của đồng bào Tây Nguyên nép mình dưới bóng cây xanh, ngắm các thiếu nữ buôn làng chăm ...


Núi Voi và rừng Da K'nang


[IMG]

[IMG]


[IMG]
những ngôi nhà sàn làm bằng gỗ, đặc chưng của vùng cao tây bắc


Nhà sàn ở Ngọc Đường Hà Giang


ngôi nhà sàn xây bằng đá tảng của người Tày Trùng Khánh


Nhà sàn người Thái


Bản Mường Giang Mỗ nằm nép mình dưới bạt ngàn núi rừng trong một thung lũng nhỏ dưới chân núi Mỗ. Với không gian yên bình và những nếp nhà sàn thấp ...


Nhà Sàn - Nhà nghỉ cộng động




Nhà sàn của người Thái cổ có hai bếp lửa – “Chík pháy”. Bếp lửa phía “Tang quản” dành cho người già, bếp chính ở phía “Tang chan” dành cho nữ giới.


Nhà sàn Ê Đê


ngôi nhà của người Thái 


Nhà sàn Mộc Châu.




Ngôi nhà sàn là một nét truyền thống của người J'Rai.


Nhà sàn của người Lào ở Lai Châu


Nhà sàn ở Võ Nhai


Nhà Sàn K`ho Mang Tố


Nhà sàn của người Tày
Bản Hìn của người Thái

... quả và những nếp nhà sàn xinh xắn. Những làn khói lam uốn nhẹ theo triền núi, dưới ánh nắng chiều, Bản Hìn hiện ra thật thơ mộng và đầy quyến rũ.
Bên trong một căn nhà sàn của người dân tộc

Nhà sàn các dân tộc vùng cao tây bắc


du-lich-pu-luong


Măng Đen- Kon tum



Nhà ở dân tộc Xơ Đăng


Ngôi nhà Hoàn Thiện của gia đình Chú Điệt- Cô Khanh.


Đến buôn Jun, nhìn những ngôi nhà sàn theo kiểu kiến trúc cổ truyền của đồng bào Tây Nguyên nép mình dưới bóng cây xanh, ngắm các thiếu nữ buôn làng chăm ...



chua-mot-cot-Thu-Duc


Nhà sàn Mường cổ


Kết cấu và chi tiết trong kiến trúc nhà gỗ Việt Nam


Nhà sàn của người Lào dọc bờ sông Mê Kông






Cũng như nhiều đình làng Việt Nam dựng vào cuối thế kỷ 17, đầu thế kỷ 18, đình Báng có kiến trúc bề thế, hòa hợp với thiên nhiên Việt Nam.


Nhà Sàn ở Bản Mển ...


Cao Bằng, trong một căn nhà sàn 3 gian tọa lạc dưới chân núi đá của xóm bản Kỉnh


Các cô gái Hrê duyên dáng bên nhà sàn




nhà bẩy buông







Tổng khuôn viên cơ sở 1 với 3 nhà sàn và 8 lều câu, nhà sàn lớn có sức chứa 300 khách, nhà hàng Xuân Quế là không gian vừa đủ cho những cuộc gặp gỡ cỡ


Nhà sàn mái luồng của người Tày


Đình mang kiến trúc nhà sàn với sàn gỗ cao 0,7 m so với mặt nền gồm 6 hàng cột ngang và 10 hàng cột dọc.


Nghệ thuật dưới mái nhà sàn





Đình Bảng được xây dựng năm 1700-1736, do ông quan Nguyễn Thạc Lượng, người Đình Bảng và vợ là bà Nguyễn Thị Nguyên (quê Thanh Hóa) xây dựng.




Ngày hội văn hóa Tà Ôi


Những ngôi nhà sàn bề thế của bà con bản Vặt