Mc tiệc cưới, học làm mc đám cưới, video đám cưới hay nhất: ₪ Văn học
Showing posts with label ₪ Văn học. Show all posts
Showing posts with label ₪ Văn học. Show all posts

Thursday, April 28, 2016

Nàng Han trong đời sống tâm linh dân tộc Thái (Văn Hóa Tây Bắc)

Điện thờ Nàng Han
Trong tâm thức của mỗi người con dân tộc Thái xưa và nay Nàng Han là niềm tự hào, là hiện thân của khát vọng hòa bình. Bà con dân bản vuột gội nước bên mó nước Nàng Han để cầu may mắn, bình an.
Tôn vinh Nàng Han như một vị thần che chở, bảo vệ cho muôn dân, cho bản mường thì bất kể người Thái, người Mông, người Dao, người Lự, người Khơ Mú... đều giống nhau. Nhưng đối với người Thái ở Mường So, Phong Thổ, Lai Châu, thờ cúng Nàng Han là một trong những ngày lễ hội quan trọng của bà con dân tộc.

Theo truyền thuyết còn lưu truyền trong cộng đồng người Thái, nàng Han là con gái một gia đình nghèo ở bản Lang (nay là xã Mường So, Phong Thổ, Lai Châu). Thủa ấy, giặc phương Bắc hung hãn mang quân sang cướp phá, bắt giết các bản mường. 3 tướng giỏi nhất của các xứ mường mang quân lên cũng không thể đánh thắng kẻ thù. Chúa đất liền đốt lửa tuyển người tài mang quân đi giết giặc. Trong khi trai bản thi triển tài năng đều không có ai thực sự giỏi giang thì nàng Han xuất hiện xin được cầm quân đi đánh giặc. Nàng Han động viên toàn thể tướng sỹ tập luyện võ thuật, tích trữ lương thảo, bày binh bố trận rồi cùng nhau kéo quân lên hợp sức với ba vị tướng. Với tài chỉ huy cùng sức mạnh phi thường của mình, nàng Han tuốt kiếm thúc ngựa tả xung hữu đột, cùng với nhân dân đánh tan kẻ thù xâm lược. Vì tất cả dồn cho luyện tập và đánh giặc, nên quân của nàng Han không kịp may cờ. Khi lâm trận, tướng sỹ đã lấy chiếc chăn thêu mà nàng Han đắp làm cờ, thân tre làm cán. Đúng ngày 30 Tết, quân xâm lược đã bị đánh bại, nàng Han được tướng sỹ khiêng kiệu trở về. Khi đi đến mó nước Nậm So bên suối Tùng Lùm, nàng Han cởi xiêm y, tắm bên mó nước sau đó thăng thiên. Năm ngày sau khi nàng Han bay lên trời, ba vị tướng chỉ đạo ba cánh quân dưới quyền của nàng Han cũng biến mất. Nhân dân quanh vùng sau đó lập đền thờ nàng Han cùng với các vị tướng của bà ở ngay chính mó nước Nậm So... 


Lễ hội Nàng Han đã có từ bao đời, đã trở thành dịp hội hè, tưởng nhớ công lao của vị nữ tướng, cầu mong mùa màng bội thu, lưu giữ tinh thần thượng võ, bất khuất của dân tộc Thái. Khi thực dân Pháp chiếm Lai Châu, để an lòng dân, chúng buộc phải để nhân dân nơi đây tiếp tục tổ chức lễ hội nàng Han. Mó nước nơi nàng Han tắm lạ kỳ thay quanh năm ngày tháng nước trong văn vắt, không bao giờ cạn. Các nghi lễ trong phần tế lễ, như rước nàng Han, ôn lại công lao của nàng Han, cầu xin nàng phù hộ độ trì cho khắp mường an thái, mưa nắng thuận hòa, mùa màng bội thu... được các thầy mo thỉnh lên nàng bằng tiếng Thái hiện đại. Vật phẩm dâng lên nàng Han gồm hoa trái của bản làng, cùng với một con trâu trắng được ngả thịt. Phần hội có sự tham gia của đông đảo bà con thôn bản trong xã Mường So như Tây An, Vằng Pheo, Huổi Én, Nà Củng, Phiêng Đanh... tham gia các trò chơi dân gian như ném còn, đánh cầu, chơi Má lệ, đi cà kheo, kéo co. Những trò chơi mang đậm tinh thần thượng võ như đẩy gậy, bắn nỏ. Các tiết mục văn nghệ đặc trưng của người Thái với những cô gái khăn piêu áo cóm múa xòe, múa quạt như những khóm hoa bung nở giữa ngày xuân...
Truyền thuyết về Nàng Han là bản anh hùng ca lịch sử hào hùng của dân tộc Thái và một số dân tộc khác ở Tây Bắc. Nó chứng tỏ truyền thống yêu nước, xả thân vì Tổ quốc, giữ gìn toàn vẹn lãnh thổ. Đó chính là cội nguồn sức mạnh truyền thống cố kết của dân tộc Thái.

Saturday, April 23, 2016

Vài Suy Nghĩ Khi Đọc "Quam Tô Mương" (Lò Văn Lả)

Quam Tô Mương là một tập sách cổ Thái mang nội dung lịch sử kể các sự kiện xảy ra trong một đời thủ lĩnh của một châu mường. Như vậy mỗi châu mường có cách kể khác nhau. Muốn hiểu nó phải đọc các quyển Quam Tô Mương rồi tổng hợp, so sánh, ghi lại để chú thích và khảo dị. Tôi mới được đọc Quam Tô Mương quyển Mường La, có đối chiếu với tập sưu tầm ở Mường Muổi và bước đầu có những suy nghĩ như sau:

1. Đoạn mở đầu, có thể nói đây là những câu chuyện biểu hiện vũ trụ quan của người Thái. Trong đó có giải thích về sinh trời, sinh đất, sinh người và sinh ra nơi cư trú của mình.
"Có pên nặm pên đin,
Có pên hin chết ton,
Có pên hin xam xẳu,
Có pên nặm cẳu qué,
Có pên pák Te Tao"
dịch
"Kể từ khi tạo thành nước và đất
Tạo thành bẩy vùng đất
Tạo thành núi ba ngọn
Tạo thành chín dòng nước
Tạo thành cửa Đà - Thao"
Như vậy qua đoạn này của Quam Tô Mương ta biết tổ tiên xa nhất của người Thái đã sinh tụ ở cửa Đà - Thao, ngày nay là thành phố Việt Trì nơi cố đô của các vua Hùng dựng nước.

2. Quam Tô Mương đã kể tới hơn 40 đời thủ lĩnh cũng là hơn 40 đời người sinh sống ở vùng Tây Bắc Việt Nam. Trong đó có ba thủ lĩnh nổi tiếng trong lịch sử:

Thế Kỷ XIII-XIV
a) Lò Lẹt mang biệt hiệu Ngu Háu, ghi và đọc theo âm Hán - Việt là Ngưu Hống đã có công phát triển Mường Muổi trở thành trung tâm và dần dần thu phục các mường khác.
b) Ta Ngân là cháu đích tôn của Lò Lẹt đã tiếp tục sự nghiệp của cha ông, đưa Mường Muổi Chiềng Pha thực sự trở thành trung tâm quy phục các mường lớn nhỏ của vùng Tây Bắc Việt Nam:
- Mở mang bờ cõi gồm Mường Tung, Mường Hoàng, Mường Chúp, Mường Mi, Mường Tiêng, Chiềng Khem nay thuộc vùng Tây Nam tỉnh Vân Nam Trung Quốc sang đến một phần Thượng Lào xuống tới vùng người Mường (Mường Pi, Mường Xàng) và phía đông là vùng tả ngạn sông Thao thuộc Yên Bái, Lào Cai. Là bầy tôi của triều đình, ông đã đem tất cả vùng đất này quy thuận chính quyền phong kiến Trung ương tập quyền Việt Nam.
- Ông đã hoàn thiện tổ chức xã hội theo mô thức bản mường của người Thái ở Tây Bắc Việt Nam

Thế Kỷ XVIII
c) Bun Phanh đã có công:
- Tổ chức lực lượng quét giặc Giẳng ra khỏi bờ cõi, khôi phục lại vùng mang tên Mười Sáu Châu Thái được xây dựng từ thời Ta Ngân.
- Ông đã được "vua Kinh tin dùng, vua Lào mến phục" (pua Keo ha, pua Lao hặc). Vua Lê Hiến Tông niên hiệu Cảnh Hưng (1740-1786) phong chức Gia Ngãi (Nghĩa) Tướng Quân, vua Lào phong "Minh úp xay phạ khưng" (Phìa Minh lớn chiến thắng nổi sấm gầm).

Ngoài ba vị rất nổi tiếng, Quam Tô Mương còn kể đến cuộc nổi dậy chống quân xâm lược Pháp. Thời kỳ đầu đứng trong phái chủ chiến của quan đại thần Tôn Thất Thuyết. Nghĩa quân của bản mường Tây Bắc đã tham gia hai trận đánh nổi tiếng trong lịch sử nước nhà:
Một là giết chết viên đại uý Frăng-xi-gác-ni-ê ngày 21 tháng 12 năm 1873. Hai là giết chết tên đại tá tổng chỉ huy quân đội Pháp ở Bắc Kỳ là Hăng-ri Ri-vi-e ngày 19 tháng 5 năm 1883.

Như vậy, tôi đọc Quam Tô Mương mà biết được nhiều sự kiện lịch sử của cha ông ở vùng Tây Bắc đã đóng góp vào sử xanh của Tổ quốc Việt Nam, tôi càng thêm yêu đất nước, quê hương. Đó chính là giá trị to lớn mà pho sách cổ này đã để lại sâu sắc trong lòng tôi.

Chương trình nhạc dùng khăn Piêu làm khố

BTC cần cẩn thận và chu đáo hơn nữa trong việc kiểm duyệt các tiết mục trước giờ lên sóng bởi đây là một gameshow được phát sóng trên cả nước, được hàng vạn độc giả xem, vậy mà BTC lại không phát hiện để một lỗi lớn như vậy lọt qua kiểm duyệt thì tôi cho là quá thiếu sót và thiếu trách nhiệm",
nhạc sĩ Doãn Nho - tác giả ca khúc "Chiếc khăn Piêu" chia sẻ về thông tin nhóm nhạc đóng khố bằng khăn Piêu trong chương trình X-Factor. Nhóm nhạc đóng khố... bằng khăn Piêu trên sóng truyền hình -  

Thưa nhạc sĩ, vừa qua Ban nhạc Fband đã dùng chiếc khăn Piêu đóng khố để biểu diễn trong đêm bán kết chương trình X-Factor diễn ra tối 12.10. Ngay sau đó đã có rất nhiều làn sóng phản đối và cho rằng đó là hành động thiếu văn hóa, phản cảm. Với tư cách là nhạc sĩ đã sáng tác ca khúc rất nổi tiếng - Chiếc khăn Piêu, nhạc sĩ nghĩ như thế nào về điều này?

- Tôi rất tiếc, tôi không được xem chương trình đó, nhưng tôi cũng được nghe lại từ dư luận và phản đối hành động như vậy.
Theo tôi hành động lấy khăn Piêu làm khố thuộc về văn hóa, rất phản cảm và không hay, rất không nên. Có phải là thiếu vải đâu, sao lại dùng khăn Piêu, một chiếc khăn đội đầu của người con gái Thái làm khố để biểu diễn?

Quan điểm

Nhạc sĩ Doãn Nho  Tác giả của ca khúc "Chiếc khăn Piêu"

Theo tôi hành động lấy khăn Piêu làm khố thuộc về văn hóa, rất phản cảm và không hay, rất không nên. Có phải là thiếu vải đâu, sao lại dùng khăn Piêu, một chiếc khăn đội đầu của người con gái Thái làm khố để biểu diễn?...  
Theo nhạc sĩ, chiếc khăn Piêu có ý nghĩa như thế nào đối với người Thái?
- Chiếc khăn Piêu là biểu tượng thiêng liêng của dân tộc Thái, khi nói chiếc khăn Piêu là mọi người nghĩ ngay đến dân tộc Thái nên chiếc khăn Piêu là nét đặc trưng mà nhìn vào bất cứ ai đội đầu cũng sẽ biết ngay đó là người Thái.
Chiếc khăn Piêu là quà cô dâu về nhà chồng, là khăn để lên bàn thờ trong những ngày lễ Tết, là chiếc khăn trao tình, làm tin của cô gái với chàng trai.
Chiếc khăn Piêu của người Thái cũng giống như các cụ nam ngày xưa hay dùng  khăn xếp đội đầu, là chiếc khăn mỏ quạ của các cụ bà vấn trên đầu. Giờ thử hỏi chiếc khăn bị đem ra đeo ở chân, đóng thành khố thì sẽ thế nào?
Tuy nhiên tôi nghĩ có thể ban nhạc đã chưa kịp nhận thức, có thể là vô tình, bởi các bạn ấy còn quá trẻ không hiểu biết hết các nét văn hóa của các dân tộc. Nhưng theo tôi các bạn ấy cần phải rút kinh nghiệm, cẩn thận hơn mỗi khi biểu diễn để tránh những sai sót đáng tiếc như vậy lại tiếp tục xảy ra.
Đúng như nhạc sĩ nhận xét, các bạn trong ban nhạc còn quá trẻ để hiểu hết các nét văn hóa của các dân tộc. Và ngay sau khi nhận được phản ứng của khán giả trên trang cá nhân của các bạn, ban nhạc FBand đã gửi lời xin lỗi tới khán giả, đặc biệt những người con của dân tộc Thái. Tuy nhiên đó là về phía ban nhạc, nhưng sự việc đáng tiếc xảy ra còn là do BTC đã thiếu nhạy bén để kiểm duyệt các tiết mục trước giờ lên sóng, nhạc sĩ có nghĩ vậy?
- Đúng rồi, tôi nghĩ BTC cần cẩn thận và chu đáo hơn nữa trong việc kiểm duyệt các tiết mục trước giờ lên sóng. Bởi đây là một gameshow được phát sóng trên cả nước, được hàng vạn độc giả xem, vậy mà BTC lại không phát hiện để một lỗi lớn như vậy lọt qua kiểm duyệt thì tôi cho là quá thiếu sót và thiếu trách nhiệm.

Xin cảm ơn nhạc sĩ !

Thursday, April 21, 2016

Luật tục Thái ở Việt Nam - tái bản què cụt và thiếu sót về tri thức (Tuệ Lâm - Bùi Tuấn)

Sách "Luật tục Thái ở Việt Nam" bị cắt xén

Chúng tôi có trong tay 2 bản in “Luật tục Thái ở Việt Nam” của  Nhà xuất bản (NXB) Văn hóa Dân tộc ấn hành (đều do Lưu Xuân Lý chịu trách nhiệm xuất bản), trong đó bản in năm 2003 do Hoàng Tuấn Cư biên tập nội dung, bản in nộp lưu chiểu quý IV năm 2012 do Nguyễn Thị Chính – Lý Thanh Tâm biên tập. Đối chiếu hai bản này, chúng tôi thấy rằng văn bản in năm 2012 đã tùy tiện thay đổi và cắt xén nhiều trang quan trọng.

Tự ý tự quyền 
Có thể nói Cầm Trọng và Từ Chi là hai tên tuổi sáng giá nhất của lịch sử dân tộc học Việt Nam. Vì thế, tìm hiểu, dù đại quan hay chuyên sâu về người Thái Việt Nam, nhất là ngành Thái đen (Taidam) không thể bỏ qua Cầm Trọng như một mắt xích mang tính then chốt để nắm bắt các dữ liệu về Thái.
Sự nghiệp dân tộc học của Cầm Trọng về cơ bản là các thành tựu dân tộc chí, trong đó cuốn "Luật tục Thái ở Việt Nam" (đồng tác giả Ngô Đức Thịnh). "Luật tục Thái ở Việt Nam" được giới nghiên cứu Dân tộc học đánh giá cao, năm 2012 công trình này được tái bản trong Dự án công bố, phổ biến tài sản văn hóa văn nghệ dân gian Việt Nam (Dự án). Nhưng những người thực hiện khi cho tái bản đã biến công trình khoa học này có nguy cơ trở thành phế phẩm bởi văn bản do Dự án in đã tùy tiện thay đổi và cắt xén nhiều trang quan trọng. 
Xin dẫn vài ví dụ khi đối chiếu bản in năm 2012 với bản in năm 2003: Nxb đã tự ý chuyển "Lời giới thiệu" cuốn sách của cố GS Đinh Gia Khánh thành "Lời bạt" in cuối cuốn sách. Trong nghiên cứu khoa học Lời giới thiệu (tương tự như Lời tựa) và Lời bạt là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau, không thể đánh tráo, lại càng không thể hoán đổi vị trí một cách tùy tiện. 
Không những vậy, biên tập còn bỏ đi những chữ "thừa" trong Lời giới thiệu. Cố GS Đinh Gia Khánh viết: Đó là Bộ luật của triều Nguyễn (bao gồm Bộ Gia Long được soạn thảo hồi đầu thế kỷ XIX) thì biên tập cắt bỏ hết chỉ để lại Luật Gia Long. 
PGS. TS Đinh Thị Minh Hằng, (con gái cố GS Đinh Gia Khánh) cho biết: Khi tái bản lại cần nguyên xi như bản gốc, nếu có thay đổi thì trước hết phải xin ý kiến tác giả. Lời giới thiệu là phần tóm tắt nội dung cuốn sách, nếu cắt bớt câu chữ sẽ làm cho câu văn bị tối nghĩa, người đọc khó hình dung, đôi khi làm sai lệch vấn đề.  
Không chỉ thay đổi về hình thức, biên tập còn cắt xén nội dung so với bản gốc. Trang 560 sách Dự án đã cắt bỏ toàn bộ chú thích đánh số 6: Sơ đồ tổ chức mường phìa trong mường và mường phìa ngoài mường, trích từ sách "Văn hóa Thái ở Việt Nam" của tác giả Cầm Trọng và Phan Hữu Dật, Nxb Văn hóa Dân tộc, 1995. Chú thích này gồm 3 trang (Bản in 2003, trang 592 – 594) có Sơ đồ Châu Mường Muổi (Thuận Châu) trước năm 1954, với các khái niệm: Đất chiềng, Xổng pằn, Xổng pọng, Xổng ho luông, Xổng pọng cang, Lộng;… 
Trước những thay đổi vô lý này, PV Báo Pháp luật Việt Nam đã có cuộc trao đổi với ông Lưu Xuân Lý, Giám đốc NXB Văn hóa Dân tộc thì nhận được câu trả lời: "NXB có quyền sửa bản thảo, không phải bất kỳ chi tiết nào cũng phải xin ý kiến tác giả". 

GS Ngô Đức Thịnh bất bình khi so sánh 2 cuốn sách

Hậu quả khó lường  
Khi được hỏi về những chỉnh sửa trong lần tái bản này, GS.TS Ngô Đức Thịnh hết sức bất bình: "Làm thế là bậy, anh sửa cái gì cũng phải hỏi xem tác giả có đồng ý hay không. Một chữ cũng phải hỏi tác giả". Những quan điểm mang tính chính trị Nxb có thể sửa nhưng trước khi sửa cũng phải thông qua tác giả. Về quan điểm học thuật thì Nxb không có quyền. Quan điểm của tác giả sai thì phải tranh luận với tác giả chứ không được tự ý chỉnh sửa. 
Cuốn sách "Luật tục Thái ở Việt Nam" đã có những bản in hoàn chỉnh trước đó, đến bản in sau đáng ra phải tốt hơn mà lại để sai sót như vậy thì thật đáng quan ngại. Mỗi cuốn sách lỗi ra đời ảnh hưởng rất lớn đến danh tiếng học thuật của tác giả không chỉ trong nước mà còn với các nhà khoa học trên thế giới. "Người ta sẽ đánh giá chất lượng của các công trình nghiên cứu, đánh giá thái độ nghiêm túc của các nhà khoa học. Vì những cẩu thả, tắc trách để bị đánh giá như vậy rất là không nên", GS Ngô Đức Thịnh phân tích.
Một vài ví dụ nêu trên để bạn đọc thấy rằng, nếu đi vào cụ thể chi tiết hẳn sẽ còn nhiều điều phải nói về Dự án này. Dưới đây, xin dẫn lời của một nhà nghiên cứu dân tộc học đánh giá về công trình này và việc tái bản nó của Dự án: "Việc tái bản lại Luật tục Thái ở Việt Nam một cách thiếu trách nhiệm, nhất là bỏ đi hàng vài trang chú thích quan trọng của Cầm Trọng và Ngô Đức Thịnh làm cho biến dạng công trình quan trọng này của nghiên cứu Thái Việt Nam. Hậu thế sẽ không hiểu đủ, hiểu đúng di sản để lại của Cầm Trọng và tai hại hơn, tạo ra những tác phẩm mang danh tiếng Cầm Trọng què cụt và thiếu sót về tri thức".
Tuệ Lâm - Bùi Tuấn

Cuộc hành trình đi tìm lại chính mình... (Tường Phạm)

Múa dân gian không còn sức hút với khán giả hay lớp biên đạo trẻ bị "cám dỗ" bởi múa hiện đại phương Tây nên không "mặn mà" với múa dân gian?
Lâu lắm rồi, sân khấu múa chuyên nghiệp Việt Nam không thấy xuất hiện những tác phẩm múa dân gian dân tộc thực sự gây ấn tượng với công chúng. Phải chăng múa dân gian không còn sức hút với khán giả hay lớp biên đạo trẻ bị "cám dỗ" bởi sự "hào nhoáng" của múa hiện đại phương Tây nên không "mặn mà" với múa dân gian?

Quá hiếm những tác phẩm múa dân gian
Một thực tế đáng buồn là những show diễn về múa mang tính giao lưu, đối ngoại nhằm quảng bá hình ảnh Việt Nam trên trường quốc tế vẫn phải sử dụng đến những tác phẩm múa mang tính "kinh điển" như Mùa ban nở (biên đạo NSND Minh Tiến), Những cô gái K’Tu (biên đạo NSND Thái Ly và NSƯT Ngân Quý), Lời ru của rừng (biên đạo NSND Anh Phương), Tiếng gọi nơi hoang dã (biên đạo NSND Công Nhạc), Hương xuân (biên đạo NSND Chu Thúy Quỳnh). Phải thừa nhận rằng sáng tác của những biên đạo trước đã "chạm" đến trái tim công chúng yêu nghệ thuật múa qua nhiều thế hệ. Đến tận bây giờ, khi xem lại những tác phẩm múa có "tuổi thọ" khá cao nhưng vẫn thấy rất hấp dẫn. Những cô gái Thái với chiếc nón duyên dáng, mềm mại chuyển động trên nền nhạc tạo nên hình tượng như bông hoa ban e ấp giữa núi rừng Tây Bắc. Tiếng gọi nơi hoang dã lại mang đến sự hùng vĩ, hoang dại của cánh chim giữa đại ngàn Tây Nguyên hùng vĩ. Một điều dễ nhận thấy rằng, ngôn ngữ múa được sử dụng trong những tác phẩm "kinh điển" không quá phức tạp, đội hình, tuyến chuyển động đơn giản, tạo hình múa theo kiểu truyền thống cân bằng – đối xứng. Tuy nhiên, thành công của những tác phẩm múa dân gian chính là không gian múa, tinh thần của múa dân gian dân tộc. Không chỉ thiếu vắng về số lượng, tinh thần dân gian trong sáng tác múa là những vấn đề đang đặt ra với đội ngũ biên đạo trẻ hiện nay.
Truyền hình thực tế về nhảy múa đang trở thành cầu nối đưa khán giả đến gần hơn với nghệ thuật múa. "So you think you can dance – Thử thách cùng bước nhảy" đã lên sóng mùa thứ hai và "Vũ điệu đam mê - Got to dance" mới kết thúc mùa thứ nhất đã "gieo" vào lòng công chúng ấn tượng đẹp về nghệ thuật múa. Tuy nhiên, trong những chương trình này, múa dân gian dân tộc đang bị "lép vế" trước múa đương đại, hip hop và dance sport. Đây có lẽ là điều dễ hiểu bởi nếu chọn múa dân gian, thí sinh dự thi rất khó thể hiện được kỹ thuật, kỹ xảo của mình. Kỹ thuật của múa dân gian dân tộc Việt Nam thể hiện ở sự tinh tế, nhuần nhuyễn trong động tác múa và khả năng trình diễn chứ không phải ở những động tác quay, nhảy lớn hay bê đỡ. Một "nghịch lý" khác xuất hiện trong các chương trình truyền hình thực tế về nhảy múa là tác giả những tác phẩm múa dân gian xuất sắc đôi khi lại không phải là biên đạo Việt. Tiết mục Cõng mẹ đi chơi (biên đạo NSƯT Kiều Lê, biểu diễn: Thái Sơn, Minh Tú), Lý Ngựa ô (biên đạo: Hữu Trị, biểu diễn: Ngọc Tiên và Thái Sơn) là hai trong số những tác phẩm múa dân gian hiếm hoi lên sóng trong chương trình "Thử thách cùng bước nhảy – So you think you can dance" năm 2013. Tuy nhiên, ấn tượng nhất phải kể đến tiết mục dự thi của cặp đôi Minh Trường và Mỹ An tại liveshow 7 do biên đạo Hani Abaza dàn dựng. Là một người nước ngoài nhưng biên đạo trẻ này đã rất khéo léo kết hợp luật động múa, tinh thần dân tộc với múa đương đại gây ấn tượng mạnh với người xem. Thế mới nói rằng, với múa dân gian dân tộc thì “tinh thần dân tộc” hay “hồn dân tộc” mới là yếu tố quyết định sự thành công.


Một cảnh trong vở Men tình – tác phẩm đoạt giải A cuộc thi Tác phẩm múa dân gian các dân tộc Việt Nam năm 2010 .

Ngôn ngữ múa dân gian đang bị pha tạp
Cuộc thi "Tác phẩm múa dân gian các dân tộc Việt Nam" năm 2010 là sự nỗ lực, cố gắng rất lớn của Hội Nghệ sĩ múa Việt Nam trong việc tìm kiếm những tác phẩm múa dân gian mới bổ sung vào "kho tư liệu" múa dân tộc. Cũng chính từ cuộc thi này, nhiều người phải "thốt" lên rằng, múa dân gian đang được khoác lên mình diện mạo mới rất khác so với hình ảnh của nó nhiều năm về trước. Đó là hình ảnh vừa hiện đại, trẻ trung nhưng đôi khi lại quá táo bạo, thậm chí là “biến dạng”. Những tác phẩm được trao giải cao nhất của cuộc thi là Kháp ông Trâu (biên đạo Nguyễn Văn Dũng, Đoàn Nghệ thuật Quân chủng Hải quân), Đêm trăng bên cối gạo mới (biên đạo Phan Duy Hưng, Trường Đại học Văn hóa nghệ thuật quân đội), Men tình (NSND Kim Chung, Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam) cũng chưa làm khán giả “tâm phục, khẩu phục”. Những tạo hình múa đôi (duo) được khai thác quá nhiều khiến Đêm trăng bên cối gạo mới mất đi sự dung dị, chân tình của những chàng trai, cô gái dân tộc Khơ mú. Với Men tình, một vài màn bê đỡ quá táo bạo, sự lạm dụng kỹ thuật của múa hiện đại phương Tây và múa ba lê cổ điển châu Âu trong bài múa dân gian dân tộc Mông đôi chỗ gây phản cảm. Cũng trong cuộc thi này, có tác phẩm múa thậm chí còn "mạnh dạn" sử dụng âm nhạc Trung Quốc, cách biên đạo bị ảnh hưởng sâu sắc của múa Trung Quốc.
Nói gì thì nói, vấn đề ngôn ngữ múa dân tộc hiện đại cũng là vấn đề rất đáng bàn trong sáng tác của biên đạo trẻ. Hiện nay, hòa trộn ngôn ngữ múa dân gian dân tộc với múa hiện đại phương Tây đang trở thành trào lưu phát triển mạnh mẽ. Múa hiện đại phương Tây có nhiều lợi thế về kỹ thuật, cấu trúc, luật động động tác, đội hình, tuyến múa, không gian múa mở nên có nhiều điều kiện để khai thác, phát triển múa dân gian dân tộc. Tuy nhiên, thực tế đã cho thấy rằng, sự khai thác “quá đà” ngôn ngữ múa hiện đại trong sáng tác múa dân gian đã khiến múa dân gian không còn là chính mình. Hình ảnh duyên dáng của những cô gái Tày, Thái, những bước xúng xính váy hoa của cô gái Mông xuống chợ thỉnh thoảng lại được xen kẽ với những cú "đá", "xoạc chân", "lăn", "bò"... trên mặt sàn không phải hiếm và rất phản cảm.
Múa dân gian được coi là tài sản quý báu của văn hóa dân tộc, mạch nguồn khơi dậy cảm hứng sáng tạo trong nghệ thuật múa. Giá trị của múa dân gian không phải là cái gì đó hiện hữu cụ thể mà ta có thể cầm, nắm mà phải được thông qua những tác phẩm múa dân gian "đỉnh cao". Tác phẩm múa chính là cầu nối để lưu truyền, cải tiến và tiếp biến những giá trị của múa dân gian dân tộc. Để có được tác phẩm múa dân gian "đỉnh cao", trước hết, cần tình yêu, đam mê cháy bỏng với múa dân gian dân tộc, sự hiểu biết, vốn sống, sự trải nghiệm của biên đạo và tất nhiên, cần một tài năng đang chờ tỏa sáng...
Tường Phạm

Khèn Bè - Nhạc cụ độc đáo của người Thái (Văn Hóa Tây Bắc)

Say sưa trong men rượu cần nồng nàn, êm dịu; thú vị khi xem điệu múa xòe uyển chuyển, nhẹ nhàng của các cô gái Thái trong trang phục truyền thống cùng với điệu khèn Bè dìu dặt để nghe một lần vấn vương, lưu luyến mãi không về.
Đến với bản người Thái ở huyện vùng cao Yên Châu, có ai không một lần say sưa trong men nồng nàn, êm dịu của rượu cần, thú vị khi xem điệu múa xòe uyển chuyển, nhẹ nhàng của các cô gái Thái trong trang phục truyền thống cùng với điệu khèn Bè dìu dặt. Tiếng khèn nghe một lần vấn vương, lưu luyến mãi không về.

Với người Thái, khèn Bè là nhạc cụ kết tinh của tình yêu. Là khúc dạo đầu cơ bản để các chàng tra Thái tìm được người yêu mình.
Theo các cụ già trong bản kể lại: Xưa có chàng trai họ Lò nghèo, nhân hậu và có tài thổi sáo, thậm chí lấy lá cây đưa lên miệng thổi cũng ra một thứ âm thanh kỳ lạ làm xao xuyến lòng người. Vì tài đó, con gái một Tạo bản giàu có trong vùng đã yêu chàng tha thiết. Hay tin con gái mình đã bén hơi chàng trai họ Lò, Tạo bản giận lắm, nhốt con gái trong buồng, đợi ngày lành tháng tốt sẽ gả cho một người giàu có ở làng bên. Không cưỡng nổi ý muốn của cha mẹ, nàng gửi lại cho chàng gói sáp ong đá đã in dấu tay của nàng mỗi khi kéo sợi. Nhận kỷ vật cuối cùng của người yêu, chàng buồn bã bỏ bản ra đi. Lang thang hết ngày này qua ngày khác, cuối cùng chàng gặp con suối và dừng lại thả tâm hồn theo dòng nước. Bên dòng suối vắng, chàng nảy ra ý định làm cây sáo thổi để giải buồn. Thấy có nhiều cây nứa tép bên bờ suối, chàng chọn lấy từng dóng nứa to, nhỏ khác nhau bó lại và lấy sáp ong người yêu tặng bịt kín các kẽ hở giữa các ống sáo, rồi lấy dao vạt chéo phần đầu và thổi thử. Lạ thay cây sáo bè có tiếng to, nhỏ, cao, thấp khác nhau theo các ngón tay bấm của chàng. Chàng mải mê thổi bên dòng nước chảy, quên ăn quên ngủ. Bẵng đi một thời gian không thấy chàng trai nghèo về bản, bạn bè liền đi tìm và thấy chàng đã chết khô bên bờ suối, tay vẫn nắm chặt chiếc khèn. Từ đó, cây khèn của chàng trai nghèo họ Lò được bạn bè bắt chước làm theo. Khèn bè theo tay các chàng trai đi sương về nắng, còn sáp ong thì bện chặt lấy khèn, không bao giờ tách rời.

Khèn Bè của dân tộc Thái

Không giống với khèn của các dân tộc khác, khèn Bè của dân tộc Thái (Yên Châu) được cấu tạo với 14 ống nứa, nhưng phải là nứa tép bánh tẻ, nhỏ, mỏng, ít mấu và xếp từ thấp đến cao. Khèn được chia làm 2 bè, mỗi bè 7 ống. Bầu khèn làm bằng gỗ, một đầu khoét thủng để thổi, một đầu bịt kín bằng sáp ong đá. Lớp sáp ong này cần bịt kín để tạo ra âm thanh cho khèn.
Một cây khèn Bè của người Thái gồm có 4 ống khèn được thuôn thông suốt gắn chặt vào bầu hơi. Độ dài của ống khèn tùy thuộc vào nghệ nhân làm khèn, nhưng cây khèn kêu được còn phụ thuộc vào những lưỡi khèn. Lưỡi khèn được làm bằng đồng hoặc bạc trắng, đánh mỏng như tờ giấy để gắn vào trong các ống khèn. Phía trên bầu hơi có dùi những nốt bấm. Âm thanh của khèn phụ thuộc vào cách cài những lưỡi khèn và độ chính xác về khoảng cách của những nốt bấm. Vì thế, những người làm khèn Bè cần thẩm âm chuẩn và có đôi tai thính. Chiếc khèn bè không chỉ là nhạc cụ tạo nên âm thanh đặc biệt mà còn là một sản phẩm nghệ thuật cần sự kết tinh từ tâm hồn - trí tuệ - tình yêu và sự sáng tạo của người chế tác.
Trong hệ thống nhạc cụ của dân tộc Thái, khèn Bè là một loại nhạc cụ độc đáo, gắn liền với đời sống tinh thần và trong lao động nghệ thuật của đồng bào dân tộc Thái. Nó không chỉ thể hiện được những cung bậc cảm xúc trong các bài hát dân ca truyền thống mà còn thể hiện được sự tinh tế nhạc hiện đại, trong những bài hát dân vũ.
Đã bao đời nay, những chiếc khèn Bè đơn sơ, mộc mạc đã tạo nên những thanh âm rộn ràng, rạo rực cho những điệu xòe, điệu khặp trong các dịp lễ hội. Tiếng khèn trầm bổng, sâu lắng, dồn dập làm thổn thức bao trái tim chàng trai, cô gái Thái. Không chỉ thế, khèn bè còn là một biểu tượng cho sự gắn kết cộng đồng, tạo nên sức mạnh đoàn kết của những con người trong bản Thái. Có thể vì thế, mà người Thái có câu:  
"Tiếng khèn làm đẹp bản Mường
Như nắng dệt gấm trên quê hương
Như núi lam xanh sương đêm vừa gội
Như suối hát tình ca

Như tiếng người yêu gọi..."

Wednesday, April 20, 2016

Thành ngữ tục ngữ Thái (Văn Hóa Tây Bắc)


Nặm đởi tá lá cón
Bon đởi xôn lá cản
Chụ côông bản lá khạm xương.
Dịch:  Suối trôi nước lạ
Vườn thay lá mới
Giọng người tình cũ cũng khác xưa.


Lược giải: Người đã xa quê lâu ngày trở về nay nhìn cái gì cũng thấy đổi thay khác lạ. Dòng suối chảy những luồng nước mới. Cây trong vườn thay lá mới. Giọng nói của người tình cũ cũng già đục đi theo thời gian không còn được ngọt ngào   trong trẻo như xưa.
* Thành ngữ tục ngữ phổ thông liên quan ý nghĩa:
- Ngày đi trúc chửa mọc măng
Ngày về trúc đã cao bằng ngọn tre
Ngày đi lúa chửa chia vè
Ngày về lúa đã vàng hoe ngoài đồng
Ngày đi em chửa có chồng
Ngày về em đã con bồng con mang. (Ca dao).

Lụk tang pó
Nó tang lặm.
Dịch:  Con thay cha
Măng thay tre.
Lược giải: Lớp trước bao giờ cũng có lớp sau kế tiếp. Cha già yếu đi thì đã có con trưởng thành thay cha gánh vác lo lắng mọi công việc. Tre già bị gẫy đổ vì gió bão thì đã có măng non lớn lên thay thế.
* Thành ngữ tục ngữ phổ thông liên quan ý nghĩa:
- Tre già măng mọc.

Tốp ta xếu kin.
Dịch:  Trừng mắt ăn người.
Lược giải: Thành ngữ dùng để ám chỉ những kẻ khôn vặt khôn lỏi lọc lõi ranh mãnh láu cá thực dụng luôn luôn biết tìm cách giở thủ đoạn đối với người khác để vơ lợi về bản thân.
* Thành ngữ tục ngữ phổ thông liên quan ý nghĩa:
- Khôn ăn người.

Mu pị bớ cứ xôn phom.
Dịch:  Lợn béo không bằng vườn gầy.
Lược giải: Câu tục ngữ mang tính so sánh ý nói việc chăn nuôi lợn không kinh tế bằng trồng trọt.
* Thành ngữ tục ngữ phổ thông liên quan ý nghĩa:
- Nuôi lợn ba năm không bằng chăn tằm một lứa.

Bẳư pé mu chôn phớ.
Bẳư pé đớ kin khoại
Dịch:  Dốt như lợn dũi khoai
Dốt như ve cắn trâu.
Lược giải: Ve ở đây là một loại côn trùng ký sinh chuyên hút máu trâu bò để sống. Câu tục ngữ được dùng để chê kẻ hết sức ngu dốt.
* Thành ngữ tục ngữ phổ thông liên quan ý nghĩa:

- Dốt đặc cán mai/ Dốt dài cán thuổng.

Tục ngữ dân tộc Thái (Admin: Góc)


Trong quá trình lao động sản xuất và giao tiếp ứng xử, dân tộc Thái qua nhiều thế hệ đã tích lũy kinh nghiệm, tạo nên một nguồn tri thức phong phú, đó là những câu tục ngữ. Bài viết sau đây nêu một số chủ đề nổi bật trong kho tàng tục ngữ Thái, nhằm góp phần bảo tồn một lĩnh vực quan trọng trong nguồn tri thức bản địa của dân tộc Thái.


1. Tục ngữ về nông nghiệp
Người Thái đúc rút được nhiều câu tục ngữ để khuyến nông. Người Thái đã có nhiều thực tiễn trên lĩnh vực làm lúa nước, coi trọng những khâu liên hoàn trong việc cấy trồng như nước, giống, phân. Họ khuyến khích phát triển ruộng nước, hạn chế phát nương làm rẫy, điều đó thể hiện ở các câu tục ngữ sau:
"Háy têm ta báu pán nà hới nọi"
(Nương bao la không bằng ruộng nhà một thửa)
"Pí đáy sớ đáy khoai
Pí xia sớ tái giác"
(Làm nương rẫy năm được thì được trâu
Năm mất thì chết đói)
Làm nương rẫy phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, nếu năm nào mưa gió thuận hòa thì năm đó được mùa, còn nếu năm nào thời tiết khắc nghiệt thì mất mùa cuộc sống bấp bênh. Mặt khác làm nương rẫy là phá rừng, huỷ hoại môi sinh, môi trường ảnh hưởng đến đời sống con người, chỉ làm ruộng nước mới chủ động, con người có thể áp dụng kỹ thuật, đưa năng suất sản lượng lên cao. Do vậy, trong nhận thức, người Thái cho rằng dù nương rẫy rộng bao nhiêu cũng không chắc ăn bằng một thửa ruộng con.
Ý thức làm ruộng còn được thể hiện thông qua việc lập mường, bản. Mường, bản của người Thái nói chung bao giờ cũng theo nguồn nước, nơi nào có sông suối thì nơi đó có người Thái thành lập bản mường. Hướng nhà của người Thái thường dựa lưng vào núi, mặt trước nhà quay ra hướng sông suối hoặc cánh đồng để tận hưởng nguồn nước:
"Kháu dú nà, pa dú nặm
Chăm chắng đáy kín, non nghin tai giác"
(Lúa dưới ruộng, cá dưới nước
Khéo làm có ăn, siêng nằm chết đói)
Do gắn bó lâu đời với nghề lúa nước nên trong kho tàng tri thức dân gian Thái còn bảo lưu được nhiều kinh nghiệm liên quan đến nghề gieo trồng lúa nước. Quá trình khai khẩn đất đai làm ruộng nước đã giúp người Thái rút ra nhiều kinh nghiệm, chọn những nơi đất màu mỡ để sản xuất và sáng tạo ra ruộng bậc thang. Từ lao động sáng tạo, người Thái tạo ra sự liên kết sức mạnh cộng đồng, sức mạnh ấy có cội nguồn từ nhu cầu tạo ra nhiều lúa gạo để nuôi sống con người.

2. Tục ngữ về khuyến lâm
Người Thái Thanh Hóa nói:
"Tái pá phăng, nhằng pa liệng"
(Sống rừng nuôi, chết rừng chôn)
Việc bảo vệ rừng, trồng rừng, nuôi dưỡng rừng đã từ lâu là trách nhiệm của cộng đồng, trở thành luật lệ của bản mường được người Thái lưu truyền qua các thế hệ:
"Dom pá bạy lùn lăng chắng má
Bạy hớ nặm chú bó láy lông
Phớ chứ đáy khoàm nặn mằn chắng pên cun"
(Giữ rừng cho muôn đời phát triển
Để cho muôn mó nước tuôn trào
Ai nhớ được câu ấy thì thành người)
Quan niệm của người Thái là rừng phải có cây cổ thụ che chắn cho các cây con và muôn loại sinh vật phát triển, cũng ví như trong bản trong mường có người già làm trụ cột, hướng dẫn con cháu xây dựng bản mường phát triển. Nhờ rừng có nhiều cây cổ thụ mà giữ được mùn, đất cằn tái sinh, mùn rác không trôi xuống lấp ruộng, nghẽn suối, nước mưa ngấm vào lòng đất ngăn những cơn lũ ống, lũ quét. Cách ứng xử với rừng như vậy là rất khoa học và nhân văn trong cái nhìn sinh thái học:
"Pa đông xông cột
Mạy mí khôn
Cun mí nuốt"
(Rừng bạt ngàn
Cây có lông (cây cổ thụ gốc mọc rêu)
Người có râu)

3. Tục ngữ về khuyến học
Người Thái rất coi trọng việc học hành, tôn trọng thày giáo, cô giáo, người đã dạy cho mình vào đời, đồng thời cũng khuyên mọi người phát huy tính tự lực, tự cường không trông chờ ỷ lại, thể hiện qua câu tục ngữ:
"Pó mé tạy, báu qua xày xon
Xày xón báu pớn chớ bòn há ngắm"
(Bố mẹ dạy không bằng thầy giáo dạy
Thày giáo dạy không bằng mình tự suy).
Người Thái xác định việc học hành là việc lâu dài, học suốt đời, còn sống còn phải học:
"Hóc lặc hóc cún tai
Hóc lài hóc tặm thấu"
(Học khôn học đến khi chết
Học khéo học đến già)
Một mình nghĩ không tròn, một thân lo không được, vàng mười xếp chật kho, chẳng biết liệu lo cũng bằng vàng rỉ. Học thày học bạn vô vạn phong lưu. Làm người mà được khôn ngoan, cũng nhờ học tập mọi đàng mới hay, nghề gì ta có trong tay mai sau rồi cũng có ngày có ích.

4. Tục ngữ khuyến cần
Tục ngữ Thái ca ngợi, khích lệ người siêng năng chăm làm và làm ăn có tính toán biết gắn cuộc sống của người lao động đối với vai trò, vị trí của mình trong xã hội, được xã hội quý mến, trân trọng. Ngay từ ngày mới trưởng thành con trai Thái phải học những việc cần thiết của người đàn ông như đan lát, tập chặt dao, rìu, tập cầm cày bừa..., con gái Thái phải học dệt thổ cẩm, thêu thùa, may vá, các công việc nội trợ:
"Ba háp lua
Hua pế đớp
Xong hặc hẹ ki níp pó tong
Xong mớ híu mác phặc"
(Vai gánh củi
Đầu gùi bế
Hai nách kẹp bó dong
Hai tay ôm bó rau quả)
"Khoóng só báu pò mự
Khoong sự báu pò mùa
Ệt đáy, đáy kin, non nghin tai giác"
(Của xin không đủ ngày,
Của mua không đủ năm,
Chăm làm có ăn, siêng nằm chết đói)
"Giác mì kin nhà nắng
Giác ệt hắng nhà non"
(Muốn có ăn đừng siêng ngồi
Muốn giàu đừng siêng nằm)
"Ngân khăm khoong phi phạ
Kháu nặm khoong phi then
Khoé khén ệt sớ đáy"
(Vàng bạc là của trời
Gạo nước là của then,
Khỏe tay làm sẽ được)
Những câu tục ngữ trên xây dựng đức tính yêu chuộng người ham làm, quý người xốc vác, ghét người nhác việc. Lười biếng chẳng ai thiết, siêng việc ai cũng mời chào

5. Về giáo dục cách sống, cách ứng xử
Tục ngữ Thái còn dạy đạo làm người, giáo dục mọi người đoàn kết sống vì cộng đồng, ăn ở phải có trước có sau, sống có phường có bạn, sống ngay thẳng thật thà, tôn trọng người già, quý trọng trẻ em:
"Cần nứng ngắm báu no
Cần nứng lo báu khóp"
(Một người nghĩ không nổi
Một người lội không khắp)
Người Thái quan niệm, sống lẻ loi không bạn bè dù có tài giỏi đến mấy cũng không thể xây dựng nên làng, nên bản. Muốn xây dựng nên làng nên bản cần phải đoàn kết tập hợp nhiều người có già, có trẻ:
"Lai móc pin phấn
Lai cần pin bán"
(Nhiều mây trời mới đổ mưa
Nhiều người mới nên làng nên bản)
"Ệt phục nom phạ đáy dú đi
Ệt phục nom phi đáy dú tháu"
(Làm phúc với trời thì được hưởng lộc đến già
Làm phúc với ma thì được thọ thêm tuổi)
Trong giao tiếp hàng ngày, cộng đồng người Thái cũng chú ý và giáo dục cho mọi người cái nên làm, cái không nên làm:
"Úp phái ngắm
Hắm phái dành"
(Nói phải suy, Đi phải nhìn)
"Giác kin bán sớ púc cuối
Giác thức xội sớ lặc khoài
Giác tái xớ ín mưa pí noọng"
(Muốn ăn ngọt thì trồng chuối
Muốn có tội thì trộm trâu
Muốn mất đầu thì yêu vợ người ta)
Phép lịch sự với khách đến nhà:
"Khéch táu hươn tí má
Cú mà hươn linh nọ"
(Khách đến nhà đừng đánh chó, Có bạn đến chớ đánh con)
"Mặc nòn nhà đăng lua đóc
Pác phóc nhà dú khớ tàng" (Hay ngủ đừng đốt củi mục, Hay nói tục chớ ở gần đường).
Về tính cộng đồng, quan niệm của người Thái cho rằng vỗ tay cần nhiều ngón, bàn kỹ cần đông người, nhiều cây làm nhà mới đẹp, nhiều cột chống vững sàn, nhiều anh em nhà mới vui vẻ, sống có bạn có phường mới hay, biết lo thì được vợ. Chớ eo xèo cơm đãi khách, chỗ dơ dếch chớ qua lại, chớ lê la nói mách, chớ nói dối ăn gian, không đi tắt về ngang, làm người phải trông rộng nghe xa, biết luật, biết lý mới là người tinh, rõ đường phải trái phân minh, sống có nghĩa có tình mới nên.
Kho tàng tục ngữ của người Thái là một trong những phương tiện để giáo dục con người trong gia đình và xã hội. Từ những câu tục ngữ cùng chủ đề, người Thái đã xâu chuỗi thành những bài ca có vần điệu, nhằm răn dạy con người cách sống. Những bài này được người Thái chép tay và lưu truyền phổ biến qua nhiều thế hệ trong cộng đồng bản mường, được truyền gọi là những bài răn dạy như Dặn con trước lúc nhắm mắt đi xa (Xắng lúc páy tài khoam mó phí)
"Luc óc chặm khinh pó ơi
Táng nghin tộc nhăng mi chớ khấn
Pó khoắm lụm bàu mi mớ khưn ma
Bậu khoam chá khoam chiên hớ luc
Chắng xứp bạy mưa ná ệt cân
Dú luân lằng tánh hươn đà xáng
Húa chớ quáng măn chắng ệt pín..."
(Con quý, con yêu ơi
Mặt trời lặn đến khi lại mọc
Bố ra đi không trở lại bao giờ
Phải nói lời chia tay vĩnh biệt
Dặn dò con điều ăn ở làm người
Con ở lại muốn nhà cao cửa rộng
Phải có tấm lòng thương mến bao dung...)

Tục ngữ dân tộc Thái là một kho trí tuệ, một kho cái khôn cái khéo của người Thái, đồng thời nó cũng chứa đựng nhiều giá trị về lịch sử, dân tộc học mang đậm bản sắc dân tộc từ cách nghĩ, cách nói. Tục ngữ dân tộc Thái đã tồn tại và phát triển cùng với những người sáng tạo ra nó hàng bao đời nay. Đó là một nguồn tri thức bản địa trong văn hóa phi vật thể của dân tộc Thái, góp phần làm nên sự phong phú trong văn hóa dân tộc Thái Việt Nam.
Admin: Góc.

Tục ngữ, ca dao dân tộc Thái và Tục ngữ, ca dao người Kinh (Cảnh Thụy)

Cộng đồng dân tộc Thái ở Việt Nam có khoảng hơn 1,5 triệu người, cư trú chủ yếu ở các tỉnh thuộc địa bàn Tây Bắc. Theo nhiều nguồn tài liệu nghiên cứu, người Thái xuất hiện ở Tây Bắc cách đây hàng nghìn năm, qua các đợt di cư của tộc người Thái từ Vân Nam (Trung Quốc) xuống và từ Thái Lan sang. Dân tộc Thái có truyền thống văn hóa lâu đời, đạt đến trình độ cao. Ngoài chữ viết, người Thái còn bảo tồn được kho tàng văn hóa, lễ hội, luật tục, tục ngữ, ca dao, dân ca rất phong phú và đặc sắc.

Cũng như kho tàng văn hóa các dân tộc khác, tục ngữ, ca dao của dân tộc Thái là một kho kinh nghiệm về sản xuất, đời sống tinh thần; qua đó, thể hiện  thế giới quan, nhân sinh quan, tư tưởng, tình cảm của con người. So sánh tục ngữ, ca dao của người Thái với người Kinh, chúng ta sẽ tìm thấy ở đó có sự tương đồng thú vị, trên cơ sở đó, có những phân tích, đánh giá và đặt ra những vấn đề cần lý giải.
Trong khuôn khổ giới hạn, bài viết này, xin chỉ trình bày bước đầu so sánh, tìm hiểu những nét tương đồng về nội dung giữa tục ngữ, thành ngữ dân tộc Thái và với thành ngữ, tục ngữ dân tộc Kinh, trong khuôn khổ nguồn tư liệu còn hạn hẹp: “Luật tục Thái ở Việt Nam” của Ngô Đức Thịnh và Cầm Trọng (NXB Văn hóa dân tộc, 2012) và “ Thơ ca nghi lễ dân tộc Thái” (Hội Văn nghệ dân gian- NXB Văn hóa dân tộc, 2012)        
1. Về kinh nghiệm sống
Tổ chức  xã hội theo truyền thống của người Thái là bản, mường. Bản  của người Thái nhỏ nhất vài ba nóc nhà, lớn thì hàng chục, hàng trăm nhà. Trong cộng đồng ấy, con người được gắn kết với nhau bằng tình cảm và những luật tục, nghi lễ. Lễ hội “xên bản, xên mường” của người Thái kết tinh cao giá trị văn hóa, lịch sử và nhân văn. Do vậy, tục ngữ Thái khuyên răn con người ta sống phải biết yêu quý bản mường của mình, gắn kết với nơi ăn, trốn ở nơi mình sinh sống:
- Rời nơi ăn chốn ở mãi mãi rồi cũng thành ma
Bỏ nhà mất vò mẻ
Bỏ chốn mất nơi ăn
Bỏ bản mất cây ăn qua
Rời làng bỏ gốc trầu

Tương tự như vậy, người Kinh có câu:
- Ta về tắm nước ao ta
Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn
- Trâu ta ăn cỏ đồng ta
- Sểnh nhà ra thất nghiệp



Tinh thần đoàn kết cộng đồng, muôn người như một, tạo thành sức mạnh được người Thái ví von bằng những hình ảnh rất cụ thể và gần gũi:
- Vỗ tay cần nhiều ngón
Bàn bạc cần nhiều người
- Chuối đến lúc trĩu buồng phải có cây chạc chống
Lúc đó cây chống chuối
Chuối dựa cây
Mình trông cậy người
Người nhờ mình, tốt quá
hoặc:
- Khỏe một mình làm không được
Khôn một mình làm không xong
Tương tự như vậy, tục ngữ người Kinh có những câu:
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
Ngựa chạy có bày, chim bay có bạn
Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng
Một con ngựa đau, cả tàu không ăn cỏ
Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.

Trong phạm vi rộng, tục ngữ Thái khuyên con người biết đoàn kết cộng đồng trong bản, trong mường; ở phạm vi hẹp, tục ngữ Thái khuyên con người đoàn kết anh em trong một nhà:
-  Anh em đừng bỏ nhau
Không nặng tiếng trái lời
Không thóc mách nhỏ nhen
Phải năng tới hỏi thăm
Phải đoàn kết, nhớ lấy

Để nhắc nhở anh chị em trong một nhà đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ nhau, người Kinh cũng có những câu:
- Anh em như thể chân tay
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần
- Chị ngã em nâng
-  Khôn ngoan đá đáp người ngoài
Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau

Điều thú vị là trong kho tàng ca dao, tục ngữ của người Thái và người Kinh, số lượng ca dao, tục ngữ nói về đoàn kết gia đình, đoàn kết cộng đồng khá phong phú. Qua đó cho thấy, tinh thần đoàn kết được xây dựng từ gia đình- tế bào của xã hội, được người Thái và người Kinh rất coi trọng. Nó là bài học của con người qua đấu tranh với thiên nhiên để sinh tồn và chống kẻ thù để bảo vệ cuộc sống bình yên.
         Vượt lên những kinh nghiệm thông thường được con người đúc rút qua thực tiễn, thể hiện nhân sinh quan, mối quan hệ ứng xử giữa người với người, tục ngữ Thái còn có những câu đậm tính triết lý, khái quát những quy luật của tự nhiên, xã hội, thể hiện một trình độ tư duy cao, có tính biện chứng. Đọc những câu sau, ta thấy cái nhìn của người Thái về thế giới không phải là bất biến, trái lại, rất động:
- Mưa nhiều không cần nắng, cũng nắng
Nắng nhiều không cần mưa, cũng mưa
- Không ai gặp xấu cả năm
Không ai gặp tốt cả đời
- Người biết già
Rượu biết nhạt
- Người ta có gặp vận rủi
Qua vận rủi rồi cũng phải tới vận may

Tuy thuộc hai nền văn hóa khác nhau, nhưng người Thái với người kinh lại gần nhau trong quan niệm về thế giới. Cả người Thái và người Kinh đều nhìn thế giới với con mắt "vạn vật hữu linh". Tục ngữ Thái có câu :
Một cái cây to bằng cái đũa cũng có thần
Một miếng đất bằng cái quạt cũng có chủ
Cũng giống như câu tục ngữ của người kinh :
- Đất có thổ công, sông có hà bá

Nhìn sự thay đổi của tạo hóa theo quy luật, người Thái cũng có những câu thật triết lý :
- Hoa tàn hoa về cây
Hoa úa hoa về cành
Cũng như người Kinh quan niệm :
- Lá rụng về cội



Quan niệm của người Thái về khả năng của con người trong nhận thức thế giới khách quan cũng rất gần với triết học hiện đại vì nó thừa nhận thế giới là vô cùng tận, nhận thức của con người về thế giới luôn hữu hạn :
- Không ai nhìn thấy gáy
- Không ai biết ngày tận

Những câu tục ngữ trên rất gần với quan niệm của Kinh qua các câu tục ngữ :
- Không ai nắm tay được đến tối, gối tay được đến sáng
Nhìn cuộc sống theo quy luật nhân quả, người Thái có cái nhìn rất hướng thiện :
- Làm lành ắt gặp phúc
Làm ác thể nào cũng gặp ác
Người không đáp thì ma cũng đáp

Quan niệm đó trùng với quan niệm của người Kinh, tuy người Thái ít chịu  ảnh hưởng bởi quan niệm của Phật giáo:
- Ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác
- Gieo gió gặt bão

Khi phát triển về trình độ tư duy, con người ta nhận thức được đúng với sai, thật với giả, mà cao hơn là phân biệt được sự khác nhau giữa hiện tượng và bản chất, hình thức với nội dung. Tục ngữ Thái có nhiều câu chỉ rõ mối quan hệ này:
- Người đi kẻ lại phải xem biết ai tốt xấu
Mặc rách rưới, người có lòng nhân nghĩa cũng nên
Người mặc đẹp, ăn ngon,  lòng dối trá cũng có
Người Kinh cũng có những câu tương tự:
- Tốt gỗ hơn tốt nước sơn
- Mật ngọt thì ruồi chết tươi
Những nơi cay đắng là nơi thật thà
- Thân em như củ ấu gai
Ruột trong thì trắng vỏ ngoài lại đen

Qua những câu tục ngữ đúc rút kinh nghiệm về nhìn nhận, đánh giá con người, có thể thấy người Thái cũng như người Kinh, đều nhìn nhận con người về thể chất và nhân cách như là sản phẩm của tự nhiên và môi trường xã hội. Cho nên, trong việc chọn vợ gả chồng người Thái khuyên răn người ta phải chọn dòng giống, nhìn vào gia phong:
- Lấy vợ trông mẹ vợ
Tậu trâu coi con đầu đàn
Kén vợ, kén chồng không chỉ đi tìm gương mặt bề ngoài
Chọn con dao chứ không phải chọn vỏ dao
Phải biết thật kỹ đáy lòng mà nắm bắt được ngay, gian
Lấy vợ kén tông, lấy chồng kén giống

Cũng giống như quan niệm của người Kinh:
- Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh
- Trứng rồng lại nở ra rồng
Liu điu lại nở ra dòng liu điu
- Giỏ nhà ai quai nhà nấy
- Rau nào sâu nấy

Mặc dù đặc điểm và trình độ phát triển xã hội ở hai cộng đồng người Thái và Kinh không giống nhau, nhưng tổng kết, đúc rút về thói đời, người Thái có câu :
- Đời nối đời ghi nhớ
Lúc làm nên thì luôn thấy chín bà vợ
Khi không làm nên thì chỉ có một em vợ cũng chẳng thấy
-  Anh em rượu đắng khác hẳn với anh em cùng chịu mùi tanh hôi

(“Anh em rượu đắng” ở đây chỉ những người dưng, chỉ anh anh em em bên chiếu rượu (với người Thái, rượu đắng là rượu ngon). Còn “anh em cùng chịu mùi tanh hôi” là anh em ruột rà, máu mủ. Có thể ngày thường anh em ít gặp nhau, nhưng khi cha mẹ mất (bốc mùi hôi tanh) thì cùng nhau gánh chịu:
Tương tự như vậy, người Kinh cũng có những câu:
-  Lúc khó thì chẳng ai nhìn
Đến khi đỗ trạng chín nghìn anh em
- Bần cư thành thị vô nhân vấn
Phú tại sơn lâm hữu khách tầm
 (nghèo ở thành thị không có người hỏi, giầu thì ở rừng núi có người tìm đến)

Trong quan hệ ứng xử, người Thái cũng có cái nhìn tinh tế và sâu sắc:
- Uống rượu đừng nói chuyện ruộng
Ngủ với vợ (chồng) không nói chuyện tình cũ

Để con người sống có nghĩa, có tình, sống hướng thiện, trong kho tàng tục ngữ của người Thái cũng như người Kinh, có nhiều câu đúc rút những kinh nghiệm giáo dục con cháu. Trách nhiệm giáo dục con cháu thuộc về ông bà, cha mẹ. Nếu như người Kinh quan niệm “con hư tại mẹ, cháu hư tại bà”, “con dại, cái mang” thì người Thái cũng quan niệm “Con cháu gây tội ác, tất cả bậc cha mẹ đều phải lo”. Việc đề cao giáo dục trong gia đình là bài học quý về giáo dục mà đến nay vẫn còn mang tính thời sự. Người Thái có những câu răn dạy:
- Người già hãy bảo con cháu
Để quá thì chúng lớn khó bảo
Lúc quá thời dạy dỗ
Con cháu thành đần độn
Lớn lên tưởng mình cao bằng núi
Những đỉnh núi cao không vượt gối của người

Và người Kinh cũng có những câu tương tự:
- Uốn cây từ lúc còn non
- Dạy con từ thưở còn thơ

Trong nền văn minh nông nghiệp, người Thái cũng như người Kinh rất trọng kinh nghiệm. Tục ngữ Thái có câu:
Kẻ khôn ngoan nhà tạo không bằng người đi dạo khắp muôn mường
Đi nhiều thấy nhiều điều khôn ngoan hơn mình
Ghi vào lòng để hiểu biết và khôn

Và tương tự, người Kinh cũng quan niệm:
- Đi một ngày đàng, học một sàng khôn
- Đi cho biết đó biết đây
Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn

Vì đề cao kinh nghiệm, nên người Thái cũng như người Kinh rất tôn trọng người già. Gìa làng, trưởng bản luôn là người có uy tín, được cộng đồng tôn sùng. Tục ngữ Thái có câu:
- Cây nhọn không bằng sắt cùn
Trẻ hiểu biết không bằng già quên
Cũng giống như quan niệm của người Kinh:
- Khôn đâu đến trẻ, khỏe đâu đến già

Có thể nói, người Thái có cả một kho tàng kinh nghiệm rất phong phú, đúc rút từ cuộc sống xã hội, cho thấy cộng đồng người Thái có những mối quan hệ xã hội khá phong phú ở trình độ xã hội đã được tổ chức cao.

2. Những chuẩn mực đạo đức
Tục ngữ Thái có rất nhiều câu răn dạy người ta sống theo đạo làm người. Thông qua đó, chúng ta thấy quan niệm nhân sinh của người Thái.
Các nhà dân tộc học gọi người Thái là người của « nền văn minh thung lũng ». Tục ngữ Thái có câu : Tsả kin tói phạy, Tay kin tói nặm (Xá ăn theo lửa , Thái ăn theo nước). Vùng đất có sông, suối là nơi người Thái chọn để cư trú. Do vậy, người Thái có tập quán canh tác từ rất sớm : trồng lúa nước ở nơi thung lũng lòng chảo, nơi gần nguồn nước và làm nương rẫy trên sườn núi, đánh bắt cá dưới sông suối, dùng thuyền bè để đi lại, lợi dụng sức nước để sản xuất. Người Thái sớm biết dùng trâu kéo cày, chăn nuôi nhiều gia súc. Người đàn ông Thái nếu không biết phát nương, săn thú,  đánh bắt cá sẽ bị chê cười ; người phụ nữ Thái phải biết chăn tằm, ươm tơ, dệt vải, thêu thùa... Bởi thế, trong những chuẩn mực đạo đức, người Thái đặc biệt coi trọng sự chăm chỉ, hay lam hay làm và phê phán thói lười biếng. Tục ngữ Thái có rất nhiều câu khuyên con người phải biết chăm làm, không ngại việc :
- Phải lam lũ  mới có
Phải chịu khó mới giầu
- Đừng chây lười ngại việc
Đừng tiếc công tiếc sức, gắng lòng làm ăn
Việc làm được, lớn như đồi núi chưa đủ
Đổ mồ hôi, cạn kiệt sức mới vừa tầm
Bởi vì có lao động mới có cái ăn
- Muốn để bụng đói hãy nằm im
Muốn ăn ngon trồng quả
Muốn ăn ở nghèo khó thì chỉ nói, không làm
Muốn thành lớn hãy bắt tay từ việc nhỏ
- Lười biếng bụng trống rỗng
Chăm làm bụng no
- Người giàu có, nhờ làm ăn liên tục
Người nghèo khó bởi làm ăn dông dài

Tất cả mọi của cải trên đời đều từ bàn tay lao động của con người. Không có gì tự dưng sẵn có:
- Bạc vàng là của trời
Trong đó có ít người số may mà được
Nhìn chung mọi người phải nghĩ, phải lo mới có được
Nếu không nghĩ, không lo để tìm kiếm thì kho bạc, kho vàng của nhà trời cũng không tự đến
- Của ngon ai cũng biết
Cố cùng bạn làm lụng, nó khắc tới mình

Lao động còn khiến con người thêm hiểu biết, thông minh, tài giỏi. Quan niệm đó rất duy vật và có cơ sở khoa học:
- Nhẫn được thành người khôn
Chăm được thành người tài

Tục ngữ người Kinh cũng khuyên con người chăm chỉ làm ăn:
- Có làm thì mới có ăn
Không dưng ai dễ mang phần đến cho
- Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ

Người Thái cho rằng nếu không lao động mà chỉ hưởng thụ thì của cải dẫu có bao nhiêu cũng hết:
- Chẳng làm gì, gác chân ăn, mỏ vàng bằng trái núi cũng hết

Người Kinh đúc kết điều này trong một câu tương tự:
- Miệng ăn núi lở

Người Thái khuyên con cháu phải biết tự lực, chỉ có của cải do chính mình làm ra mới đảm bảo cuộc sống được ổn định, bền vững; đừng ỷ nại người trên, trông chờ vào của cải ông bà, cha mẹ để lại:
- Của cải từ tay chân làm ra là nguồn tuôn chảy
Của cải từ cha mẹ để lại là nước lũ cuốn đi

Còn người Kinh dặn dò con cháu:
- Của làm ra là của trong nhà
Của ông bà là của ngoài sân
Của phù vân có chân nó chạy

Do nền sản xuất nông nghiệp còn ở trình độ thấp, thiên tai bất thường, con người phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, nên người Thái cũng như người Kinh, đều nhắn nhủ nhau “tích cốc phòng cơ”, đề phòng rủi ro, thiên tai, và phải  tiết kiệm. Tục ngữ Thái có câu:
- Gom của phòng mùa thiếu
Khi đói để mua ăn
- Vừa ăn lại vừa để, tốt lắm
Vừa kiệm lại vừa giành, tốt quá

Người Kinh có câu:
- Buôn tàu bán bè không bằng ăn dè hà tiện

Khuyên con người phải biết chăm chỉ lao động, tiết kiệm, tục ngữ Thái cũng dạy người ta không tham lam, trộm cắp:
- Không tham lam của cải
- Đừng trộm hái rau quả của vườn người

Cũng như tục ngữ của người Kinh:
- Đói cho sạch, rách cho thơm

Người Thái đặc biệt coi trọng tình cảm gia đình và những quy ước đạo đức trong phạm vi gia đình. Con cái luôn luôn phải vâng lời ông bà, cha mẹ; không được hỗn hào làm cha mẹ phiền lòng:
- Đừng làm cho cha mẹ mếch lòng
Không thét mắng thốt những lời nặng tiếng
- Ơn mẹ dưỡng cha sinh
Nhọc nhằn ấy hơn cả trái núi lớn
Nhưng vẫn còn có nhiều người
Điên dại, chẳng nghĩ gì tới công cha mẹ nuôi nấng
Họ còn đánh đuổi, chửi thét mắng, lời bỉ ổi xui cho chết

Người Thái cũng có những hình ảnh tương tự nói về công lao trời biển của mẹ cha đối với con cái và nghĩa vụ của con cái đối với các đấng sinh thành:
- Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con

Với người Thái, con cái cưỡng lại cha mẹ là con hư:
- Rùa bé lại muốn thi chạy nhanh
Vì thế chúng mới cưỡng cha mẹ
- Con cháu cưỡng lại bậc cha ông ắt dẫn đến chỗ lìa khỏi cộng đồng
- Đạo người do trời phân đặt xuống
Cây cối còn có gốc
Loài chim còn có tổ
Người dựng mới thành bản
Người xây mới thành mường
Bởi thế mới có người làm gốc, làm ngọn

Người Việt cũng quan niệm vậy:
- Cá không ăn muối cá ươn
Con cãi cha mẹ trăm đường con hư

Nếu người Thái cho rằng con người có tổ tông như cây có gốc, chim có tổ, thì người Kinh lại có thêm hình ảnh “sông có nguồn” bên cạnh “cây có cội”:
- Con người có cố có ông
Như cây có cội, như sông có nguồn

Coi trọng mối quan hệ họ hàng, người Thái khuyên con cháu phải thường xuyên thăm hỏi để duy trì tình cảm:
- Cây không róc thành gai
Người thân không thăm hỏi cũng thành người dưng

Người Kinh cũng có lời khuyên như vậy, dưới hình thức lời cô gái khuyên chàng trai mà mình yêu mến:
- Năng mưa thì giếng năng đầy
Anh năng đi lại mẹ thầy năng thương
Nếu không “năng đi lại” thì rất dễ rơi vào tình trạng: “Xa mặt, cách lòng”.
Và nếu người Thái có các câu tục ngữ :
- Đừng ném đá qua vai

Để khuyên con người nên tuân theo những luật lệ ở đời, không được vượt quá những quy định,  thì người Việt cũng có câu: “Mặc áo không qua khỏi đầu” để diễn đạt điều này. Câu “Nhập gia tùy tục” của người Kinh trong một số trường hợp cũng có ý nghĩa tương đương với câu: “Vào thuyền nào cầm tay chèo thuyền đó” của người Thái.
Trong những chuẩn mực về đạo đức, người Thái đặc biệt chú trọng đến lời ăn tiếng nói. Cũng như người Kinh, quan niệm « lời nói, đọi máu », nên răn dạy con người cách ăn nói như thế nào cho phải. Trong Luật mường, người Thái dựa vào cách ăn nói của mỗi người mà phân ra từng loại người khác nhau, ví dụ:
- Loại người hay đi nói những điều người khác đã bảo cần giữ kín để làm hại người đã nói với mình, gọi là người xỏ xiên (cồn xéo lách)
- Loại người đối với người trên thì nịnh, thì nâng; đối với người nghèo thì khinh, thì dèm pha gọi là người nịnh, người hại người (cồn xăm)
- Loại người vừa đi vừa nói vui miệng là nói theo, như gió thổi chiều nào hùa theo chiều đấy, điều nào cần giấu lại nói toẹt ra hết gọi là người hớt lẻo (cồn bẻo)
- Loại người gốc bằng đũa, ngọn bằng quạt (cốc tỏ thú, pai tỏ bi), thấy bé lại xé ra to gấp ba bốn lần, gọi là người khoác lác (cồn cáo phứa)
- Loại người có điều đáng giấu ngàn đời, lúc vui chuyện mở miệng nói ngay, ruột để ngoài da cho người khác thấy, gọi là người nhẹ dạ (cồn bấu đăm)
- Loại người nhà ào có rượu thịt cho ăn thì coi như người ăn ở có đầu có đũa (chảu hua, chảu hang); nhà nào nghèo không được chấm mút gì thì chửi đổng họ suốt từ sáng đến tối, gọi là người kiếm ăn (cồn kiếm kin).
- Loại người làm gì thì làm thật,  ăn gì thì ăn thật, nói gì thì nói thật, mọi thứ đều làm vừa lòng người khác thì gọi là người thực bụng (cồn thực)…vv

Quy định cụ thể và chi tiết về từng loại người, nên luật tục của dân tộc Thái cũng quy định rất rõ việc với những người xấu bụng thì xử lý ra sao. Những người ăn nói vi phạm chuẩn mực đạo đức quy định của cộng đồng thì sẽ bị xử phạt khá nặng, ví dụ:
- Đối với người hay hớt lẻo, xỏ xiên, chiểu theo luật, tội nhỏ thì bắt, tội to thì giết.
- Đối với người hay nịnh trên, chèn dưới, chiểu theo luật lần đầu thì mắng, mắng không chừa thì bắt.
- Đối với người gian ác, chiểu theo luật thì đừng cho ở gần..

Coi trọng lời ăn tiếng nói như vậy, nên không có gì khó hiểu khi trong tục ngữ, thành ngữ Thái, số câu khuyên bảo con người cẩn trọng trong lời ăn tiếng nói khá nhiều. Người Thái kỵ nhất là nói dối:
- Không ăn gian nói dối
Nhiều lần sẽ lụy thân
và đành đưa thân vào vòng tội lỗi

Và khẳng định:
- Đường dối trá tuy biết mọc mầm
Nhưng cũng có lúc phải tận

Người Kinh cũng có câu: « Thật thà là cha quỷ quái » để đề cao những lời nói thật, lên án những kẻ hay dối trá.
Nói dối hại thân vì nói dối không thể lừa người được mãi. Những gì là sự thật sẽ nhanh chóng được phơi bày. Tục ngữ Thái :
- Dù có hai ba rặng núi che khuất
Lời thì thầm người dưng cũng hay
- Nói dối người sẽ biết
Bởi vì tiểu nhân có tai như tai nai ; bậc tạo, nàng có tai hình ống tre, ống bương
- Những việc cong queo không theo là tốt nhất
Bởi vì có loài ma kề trên đôi vai
Mình làm điều dở tự khắc có điều tường

Tục ngữ người Kinh có nhiều câu tương tự:
- Cái kim trong bọc lâu ngày cũng lòi ra
- Bức vách có tai
- Ở đây tai vách mạch rừng
Có mồm thì nói xin đừng ba hoa
- Tai vách mạch rừng

Tục ngữ Thái khuyên con người tránh xa những kẻ nịnh hót, cơ hội:
- Đừng ăn nấm một chân
Đừng với theo những kẻ nịnh hót, mách qué
Không nên nghe lời xúc xiểm, bịa đặt
- Người nói hãy nghe xem
Có tai nghe thật kỹ
Đừng vội vàng hấp tấp
Mà bỏ chấy vào đầu

Bởi thế nên, nhiều câu tục ngữ của người Thái khẳng định con người cần phải biết cách nói năng sao cho không cộc cằn, không mất lòng người khác, cũng đừng tự phụ, huênh hoang… Nếu lời nói dễ nghe, sẽ làm đẹp lòng mọi người:
- Thương nhau ở bát canh
Mến nhau ở lời nói
- Đừng nói quá lời
Đừng kể quá câu
Đừng khen mình, chê người
- Lời nói không phải mua
Lời khéo dùng lời ngon lời ngọt
Phải xưng ông xưng tôi
Không nặng tiếng nặng lời
Không kiếm việc để mắng, chê, chửi
Không kháy cạnh, gièm pha
- Đừng nhặt lời đi, xoay tiếng lại
Đừng khó tính bẩn bụng cáu gắt
Mình biết lựa lời nói cho vừa thì người cũng khéo lắng tai nghe

Tục ngữ của người Kinh diễn đạt điều ấy qua những câu ngắn gọn thế này:
- Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau

Cả người Thái và người Kinh đều dạy bảo con cháu phải suy nghĩ chín chắn trước khi cất lời nói. Tục ngữ Thái có câu:
- Nói phải nghĩ
Bàn phải suy

Còn tục ngữ người Kinh có câu:  “Ăn có nhai, nói có nghĩ
Nói phải nghĩ, phải lựa lời nhưng không được nói dối. Chính vì vậy nên nhiều khi lời nói thật lại vụng về. Thà vụng về còn hơn nói dối. Tục ngữ Thái:
Nói trước còn hơn để về sau phải trách móc.
Tục ngữ người Kinh cũng khẳng định:
- Mất lòng trước, được lòng sau.
Tục ngữ Thái có câu khuyên con người đừng nên cãi vã, tranh khôn bằng lời:
- Đừng nhặt lời đi, xoay tiếng lại
        
Tục ngữ Kinh cũng nêu sự tai hại của việc cãi vã:
- Tiếng bấc ném đi, tiếng chì ném lại

Cũng từ lời ăn tiếng nói, người Thái khuyên con cháu không khoe khoang, không nói trước huênh hoang những việc chưa thành:
- Đương làm việc gì cần giữ kín, chưa thành đừng vội thốt
- Không khoe khoang, khoác lác

Còn người Kinh chê trách những kẻ chưa đâu vào đâu đã lên mặt với mọi người xung quanh:
- Chưa đỗ ông nghè đã đe hàng tổng
- Bảy mươi chưa què, chớ khoe rằng tốt

Ngoài những quy định về lời ăn tiếng nói, tục ngữ Thái còn rất nhiều những quy định khác gần gũi với những quy định chuẩn mực đạo đức của người Kinh. Khuyên con người không nên so bì, tị nạnh, người Thái có câu:
- Ở nơi này chớ khoe khoang nơi kia
Ở bậc dưới không khoe khoang bậc trên
Xem núi này thì thấp
Nhìn núi nọ thì cao
Bỏ chốn cũ sang nơi ở mới liên tiếp rồi cũng thành kẻ tôi đòi

Người Kinh cũng dạy con cháu bằng những hình ảnh tương tự thế:
- Đừng đứng núi này trông núi nọ
- Đừng tham bát bỏ mâm
        
Dạy con người ý tứ trong đi đứng, hành động, người Thái dặn dò :
- Nhổ nước miếng phải nhìn khe sàn
Ngồi xổm nhìn khe đùi

Và người Kinh cũng vậy:
- Ăn trông nồi, ngồi trông hướng

Trong đối nhân xử thế, người Thái tâm niệm:
- Mình khinh người, người lại khinh mình
Ta nhường nhịn người, người nhường nhịn lại ta
Mình thương người, người lại thương mình

Người Kinh cũng đồng quan điểm ấy:
- Cười người chớ vội cười lâu
Cười người hôm trước, hôm sau người cười.

3. Về kinh nghiệm sản xuất
Đây là mảng ít có sự tương đồng nhất trong kho tàng tục ngữ, thành ngữ của người Thái và người Kinh. Bởi lẽ điều kiện tự nhiên cũng như tập quán canh tác của người Thái khác người Kinh. Tuy nhiên, cùng trồng lúa nước, nên trong kho kinh nghiệm sản xuất của người Thái, những câu nói về sản xuất lúa nước rất giống với kinh nghiệm của người Kinh được đúc kết trong tục ngữ. Người Thái ý thức rất rõ rằng trong việc trồng lúa nước, thì yếu tố nước vô cùng quan trọng:
- Làm ruộng mương phai tốt
Ắt có thóc đầy bồ đầy bịch
- Có thỏi bạc thỏi vàng dài tới chín sải tay, dầy bằng chín nắm tay để chồng
Không bằng có con mương dẫn nước to bằng bịch thóc đổ vào ruộng
- Buôn bán không hay bằng làm mương phai, làm ruộng thu thóc lúa
Làm mương không phí
Làm phai không hoài

Với người Thái, nguồn nước tự nhiên rất quan trọng. Có nước là có sự sống. Có nước là có thể cấy trồng. Trồng lúa nước lại càng không thể thiếu nước. Những cánh đồng của người Thái được tạo nên bằng cách “dẫn thủy nhập điền” đã đúc kết trong câu thành ngữ ngắn gọn: “mương, phai, lái, lin”. Đây là bốn cách người Thái lấy nước cho đồng ruộng: mương – (đào) mương dẫn nước từ sông, ngòi, suối; phai: (đắp) đập ngăn dòng chảy; lái: các cọn nước để dẫn nước qua các chướng ngại vật, nắn lại dòng chảy cho thích hợp với địa hình và nhu cầu sử dụng; lin: các máng dẫn nước vào ruộng. Có làm mương, phai tốt thì cây lúa mới có nước, mới cho nhiều thóc gạo. Người Kinh cũng đặt tầm quan trọng của nước lên hàng đầu trong quá trình canh tác:
- Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống

Là cư dân sống ở vùng thấp, nên người Thái ngoài việc săn bắn thú trên rừng còn biết đánh bắt cá dưới sông, suối. Do vậy, họ cũng đúc rút được những kinh nghiệm, như:
Nước vơi thì đi khuya
Nước lũ thì đi xúc

Người Kinh cũng có câu:
Tôm đi chạng vạng
Cá đi rạng đông
Trong lao động, sản xuất cũng như đời sống, thiên tai luôn là nỗi ám ảnh với con người. Người Kinh có câu: “Thủy, hỏa, đạo, tặc” để xếp hạng những yếu tố gây nguy hiểm cho cuộc sống con người. Trong đó, “thủy” đứng ở vị trí đầu tiên. Chắc hẳn những trận lụt kinh hoàng đã thành ám ảnh không phai đối với người Kinh xa xưa. Sau “thủy” là “hỏa”. Nạn lửa chỉ sau nạn cháy, còn nguy hiểm hơn cả trộm cướp và giặc giã. Còn với người Thái thì:
- Không nạn nào hơn nạn lửa, nạn nước
Dùng nước phải biết tránh nguồn nước
Dùng lửa hãy giữ gìn nạn cháy
- Bừa bãi lửa thường sinh nạn cháy

Kinh nghiệm sản xuất của người Kinh thiên về cấy trồng, mùa vụ còn kinh nghiệm sản xuất của người Thái ngoài việc trồng trọt, chăn nuôi, còn có săn bắn, hái lượm, cách thức đi rừng, kinh nghiệm khai thác lâm sản…mà ở đề tài này, ca dao tục ngữ của người Kinh không nhiều.

4. Kết luận
Đi sâu tìm hiểu ca dao, tục ngữ của người Thái với người Kinh, chúng ta thấy có nhiều nét tương đồng. Sự tương đồng được thể hiện ở nhiều lĩnh vực: từ sản xuất đến đời sống, từ tư tưởng đến tình cảm, thế giới quan đến quan niệm sống, quan niệm về giá trị đạo đức, nhân văn…
Những nét tương đồng đó là kết quả của nhiều nguyên nhân: do sự tương đồng về tự nhiên, điều kiện sống, trình độ canh tác, hoặc do sự tương đồng trong cách cảm, cách nghĩ và ảnh lẫn nhau trong giao lưu văn hóa…Tuy nhiên, những sự tương đồng này chỉ được đề cập ở phương diện nội dung, tư tưởng. Đi sâu vào tìm hiểu, trong sự tương đồng vẫn có sự khác biệt, kể cả về nội dung cũng như hình thức nghệ thuật, mà trong bài viết này chưa có dịp đề cập đến.
Những nét tương đồng đi cùng với sự khác biết, vừa thể hiện nét chung về văn hóa của các dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam vừa phản ánh bản sắc riêng trong văn hóa của mỗi dân tộc. Bởi thế mà nền văn hóa Việt Nam có sự thống nhất trong đa dạng, mà chúng ta cần giữ gìn và phát huy.

Tài liệu tham khảo
1. Hội Văn nghệ dân gian (2012), Thơ ca nghi lễ dân tộc Thái, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.       

2. Ngô Đức Thịnh và Cầm Trọng (2012), Luật tục Thái ở Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.