Thành ngữ tục ngữ Thái (Văn Hóa Tây Bắc) - Mc tiệc cưới, học làm mc đám cưới, video đám cưới hay nhất

Wednesday, April 20, 2016

Thành ngữ tục ngữ Thái (Văn Hóa Tây Bắc)


Nặm đởi tá lá cón
Bon đởi xôn lá cản
Chụ côông bản lá khạm xương.
Dịch:  Suối trôi nước lạ
Vườn thay lá mới
Giọng người tình cũ cũng khác xưa.


Lược giải: Người đã xa quê lâu ngày trở về nay nhìn cái gì cũng thấy đổi thay khác lạ. Dòng suối chảy những luồng nước mới. Cây trong vườn thay lá mới. Giọng nói của người tình cũ cũng già đục đi theo thời gian không còn được ngọt ngào   trong trẻo như xưa.
* Thành ngữ tục ngữ phổ thông liên quan ý nghĩa:
- Ngày đi trúc chửa mọc măng
Ngày về trúc đã cao bằng ngọn tre
Ngày đi lúa chửa chia vè
Ngày về lúa đã vàng hoe ngoài đồng
Ngày đi em chửa có chồng
Ngày về em đã con bồng con mang. (Ca dao).

Lụk tang pó
Nó tang lặm.
Dịch:  Con thay cha
Măng thay tre.
Lược giải: Lớp trước bao giờ cũng có lớp sau kế tiếp. Cha già yếu đi thì đã có con trưởng thành thay cha gánh vác lo lắng mọi công việc. Tre già bị gẫy đổ vì gió bão thì đã có măng non lớn lên thay thế.
* Thành ngữ tục ngữ phổ thông liên quan ý nghĩa:
- Tre già măng mọc.

Tốp ta xếu kin.
Dịch:  Trừng mắt ăn người.
Lược giải: Thành ngữ dùng để ám chỉ những kẻ khôn vặt khôn lỏi lọc lõi ranh mãnh láu cá thực dụng luôn luôn biết tìm cách giở thủ đoạn đối với người khác để vơ lợi về bản thân.
* Thành ngữ tục ngữ phổ thông liên quan ý nghĩa:
- Khôn ăn người.

Mu pị bớ cứ xôn phom.
Dịch:  Lợn béo không bằng vườn gầy.
Lược giải: Câu tục ngữ mang tính so sánh ý nói việc chăn nuôi lợn không kinh tế bằng trồng trọt.
* Thành ngữ tục ngữ phổ thông liên quan ý nghĩa:
- Nuôi lợn ba năm không bằng chăn tằm một lứa.

Bẳư pé mu chôn phớ.
Bẳư pé đớ kin khoại
Dịch:  Dốt như lợn dũi khoai
Dốt như ve cắn trâu.
Lược giải: Ve ở đây là một loại côn trùng ký sinh chuyên hút máu trâu bò để sống. Câu tục ngữ được dùng để chê kẻ hết sức ngu dốt.
* Thành ngữ tục ngữ phổ thông liên quan ý nghĩa:

- Dốt đặc cán mai/ Dốt dài cán thuổng.

Share with your friends