Bước 1: Tìm hiểu
Bước 2: Tìm kiếm đồng minh
Bước 3: Làm cầu nối
Bước 5: Những món quà
Bước 6: Đối thoại
Hầu như mọi cô dâu đều e dè trước cửa
ải mẹ chồng khó tính. Để vượt qua được những xa lạ buổi đầu, bạn nên có
một cuộc "nghiên cứu" để hiểu mẹ chồng, từ đó gây dựng tình cảm mẹ
chồng nàng dâu em đẹp. Đầu tiên, bạn có thể hỏi chồng về tính cách của
mẹ, món ăn mẹ yêu thích, những điều cấm kị đối với mẹ hay một thói quen
nào đó dễ nhận thấy. Đây là một tiền đề tốt cho những bước tiếp theo để
chinh phục mẹ đấy!
nghi lễ cưới hỏi, phong tục cưới hỏi, |
Bước 2: Tìm kiếm đồng minh
Nếu bạn có thể thân thiết với cô em
chồng hay bất kỳ người thân nào trong nhà thì đó là một dấu hiệu đáng
mừng. Bạn có thể khéo léo "khai thác thông tin" từ những người này để
hiểu rõ hơn mẹ của chàng. Dù mẹ chồng có khó tính như thế nào, việc bạn
thân thiết và bắt đầu đóng góp vào việc tạo ra bầu không khí gia đình
hạnh phúc sẽ được ghi nhận, dù không phải lúc nào bà cũng nói cho bạn
biết điều đó.
Bước 3: Làm cầu nối
Cuộc sống gia đình không phải lúc nào
cũng bình yên mà có thể có nhiều mâu thuẫn. Và trong những trường hợp
chồng bạn có những tranh cãi cùng mẹ anh ấy, bạn cũng không đứng về phía
mẹ mà nói xấu chồng hoặc ngược lại. Điều này sẽ được ghi trong sổ đen
của mẹ chồng khó tính! Khi đó, bạn cần lắng nghe cả đôi bên, khéo léo
để tình hình lắng dịu và làm cầu nối giữa những người đang cùng sống
chung một nhà với bạn.
Bước 4: Tạo sự gần gũi và giúp đỡ
Dù mẹ chồng của bạn đang còn làm việc hay đã nghỉ hưu, việc bạn thăm hỏi công việc hằng ngày, giúp đỡ bà dù ít dù nhiều cũng sẽ tạo nên được thiện cảm và ghi điểm với nhà chồng đấy! Sự gần gũi này cũng giúp bạn học hỏi được những bí quyết từ chính mẹ chồng của mình, để từ đó bà cảm thấy mình được quan tâm và trân trọng, yêu thương.
Bước 4: Tạo sự gần gũi và giúp đỡ
Dù mẹ chồng của bạn đang còn làm việc hay đã nghỉ hưu, việc bạn thăm hỏi công việc hằng ngày, giúp đỡ bà dù ít dù nhiều cũng sẽ tạo nên được thiện cảm và ghi điểm với nhà chồng đấy! Sự gần gũi này cũng giúp bạn học hỏi được những bí quyết từ chính mẹ chồng của mình, để từ đó bà cảm thấy mình được quan tâm và trân trọng, yêu thương.
Bước 5: Những món quà
Không cần phải là những món quà xa xỉ
hay đợi đến dịp lễ mới tặng, bạn có thể làm tan chảy sự băng giá của một
mẹ chồng khó tính bằng những món quà đáng yêu thể hiện sự quan tâm
thường trực. Điều này tạo nên một tâm lý là bạn luôn nhớ đến mẹ chồng và
luôn quan tâm đến mọi người trong gia đình. "Thả con tép, bắt con tôm" -
Bạn đã biết câu này chứ?
Bước 6: Đối thoại
Nếu không thường xuyên nói chuyện,
chia sẻ thì khoảng cách giữa các thế hệ sẽ dần lớn và những cách biệt
rất khó để hàn gắn. Bạn có thể mở lời bằng cách hỏi lời khuyên từ mẹ
chồng cho các vấn đề trong cuộc sống. Những lời khuyên từ những người đi
trước luôn hữu ích cho bạn và chồng trong cuộc sống sau này. Hãy lắng
nghe bằng thái độ chân thành nhất để các bậc tiền bối mở lòng và chia
sẻ.
Mỗi gia đình sẽ là một hoàn cảnh khác nhau nhưng nếu bạn biết vun vén và khéo léo, chẳng mấy chốc mẹ chồng khó tính buổi đầu sẽ trở thành người bạn tâm giao sau này của bạn đấy.
Mỗi gia đình sẽ là một hoàn cảnh khác nhau nhưng nếu bạn biết vun vén và khéo léo, chẳng mấy chốc mẹ chồng khó tính buổi đầu sẽ trở thành người bạn tâm giao sau này của bạn đấy.
Theo: Marry.vn