Gươm chém thuồng luồng suối rồng
Vua thuồng luồng
Ngày xửa ngày xưa con trai út của vua Then và nàng xao con gái út của một vị xen cha [1] ở trên mường bun (tiên giới) thương yêu nhau tha thiết. Nhưng khi chàng còn chưa kịp nhờ người mai mối tới dạm hỏi thì nàng đã bị con trai của vua thuồng luồng cướp đem về làm vợ. Chàng út đi xuống mường lúm (trần gian) để tìm nàng. Chàng đi mãi khắp mọi nơi hang cùng ngõ hẻm mà vẫn không thể nào tìm được nàng.
Một buổi đương lang thang ở trong rừng chàng út bỗng tình cờ gặp một vị xen cha đang cưỡi ngựa đi săn. Nhìn thấy bộ dạng chàng thảm hại thểu não vì mãi vẫn chưa tìm được người yêu nên xen cha mới xuống ngựa để hỏi thăm. Chàng út kể cho xen cha nghe chuyện. Thương tình xen cha liền đưa cho chàng một thanh gươm và dặn bao giờ chàng mài sắc được thanh gươm này thì sẽ tìm lại được nàng xao út.
Chàng út cầm thanh gươm đi tìm chỗ mài đợi ngày báo thù thuồng luồng đã cướp mất người yêu. Chàng đi cho đến khi gặp một bản nhỏ nằm cạnh con suối tá xi[2] (Suối Rồng) thì dừng lại ở nơi này để mài gươm. Chàng mài từ khi còn là một thanh niên cường tráng cho tới khi trở thành ông lão râu dài tóc bạc mà thanh gươm vẫn cùn chưa sắc. Không hề nản ngày nào cũng như ngày nào chàng út lúc này đã là ông lão cứ bắt đầu vào lúc mặt trời mọc là lại cầm gươm ra ngồi mài ở bến suối tá xi. Nếu có ai hỏi ông mài gươm làm gì thì ông nói là mài gươm để đến mùa thi còn đem đi thi chém. Nhưng rồi mặc cho tháng trôi năm qua mọi người vẫn chẳng thấy ông mang gươm đi thi thố ở đâu cả mà chỉ thấy ngày ngày ông đem gươm ra cặm cụi mài ở ngoài bờ suối. Dân bản chứng kiến cái chuyện kỳ dị này mãi rồi cũng quen họ mặc kệ ông ngồi mài không ai hỏi đả động gì đến ông nữa.
Thế rồi một hôm có một đám buôn lớn đi qua chỗ ông lão đang ngồi mài gươm. Nhìn thấy thanh gươm sáng loáng đẹp quá họ bèn nằn nỉ gạ hỏi mua với ông và trả giá cực cao. Nhưng nói thế nào thì ông lão vẫn cũng cứ lắc đầu từ chối không bán. Họ hỏi lý do tại sao ông không muốn bán thanh gươm.
Ông lão thủng thẳng đáp:
- Gươm này còn dùng để chém thuồng luồng suối tá xi!
Đám lái buôn đành ngao ngán thất vọng bỏ đi. Nhưng câu nói của ông lão thì đã bị bầy cá nghe thấy. Chúng liền đem tâu lại với vua thuồng luồng cai quản con suối tá xi. Vua thuồng luồng tức quá mới lên bờ và hoá thành một cụ già lưng còng chống gậy tới gặp người ông lão mài gươm.
Ban đầu vua thuồng luồng giả vờ ngỏ ý hỏi mua thanh gươm. Ông lão từ chối không bán. Vua thuồng luồng hỏi tiếp:
- Vậy thanh gươm này ông định dùng để làm gì?
Ông lão đáp:
- Gươm ta dùng để đi thi chém thứ gì cũng chém con gì cũng chém cái gì trôi qua trước mặt là chém! Và chém chỉ một nhát là đứt!
Vua thuồng luồng lại hỏi:
- Thế thần thuồng luồng ở dưới nước ông có chém được không?
Ông lão khẳng định:
- Chém được tất! Nếu chém một nhát mà không đứt thì ta sẽ chịu mất thanh gươm này.
Thế rồi ông lão vừa ngồi mài gươm vừa hát nghêu ngao:
"Gươm lưỡi thiêng ta mài từ thưở nhỏ
"Mài cho đến già để chém thuồng luồng tá xi
"Cho tới mùa thi lưỡi gươm thật sắc bén
"Già này sẽ đem chém thuồng luồng tá xi![3]"
Nghe ông lão nghêu ngao hát vậy vua thuồng luồng giật mình trong lòng dạ của cảm thấy không yên bởi sợ sau này có lúc ông lão sẽ mang gươm đi chém họ hàng thuồng luồng sống ở dưới nước. Vua thuồng luồng bèn đánh cược với ông lão nếu ông không chém chết được thuồng luồng tá xi thì sẽ phải chịu mất thanh gươm của xen cha.
Vì lúc nãy đã chót nói mạnh nên ông lão đành phải đồng ý và hẹn ngày đánh cược. Sau khi vua thuồng luồng đi rồi nhìn lưỡi của thanh gươm vẫn còn cùn lòng dạ buồn rười rượi nên ông lão bật ra những tiếng than thở. Đúng lúc này thì có một con rái cá chạy qua. Nhìn thấy ông lão buồn bã thở dài rái cá cất tiếng hỏi:
- Tại sao ông lại buồn đến như vậy?
Ông lão đem chuyện kể cho rái cá nghe. Rái cá bèn bảo ông:
- Khó gì đâu! Muốn lưỡi gươm sắc thì trong khi mài ông hãy khóc và nhỏ những giọt nước mắt của ông vào đó.
Ông lão làm theo đúng như lời của rái cá không ngờ rằng lưỡi gươm đã nhanh chóng trở nên sắc bén. Và để cho thanh gươm sắc bén hơn nữa hôm nào ông cũng vẫn mang gươm ra bờ suối mài và thấp thỏm chờ mong đến ngày hẹn.
Sắp tới ngày hẹn vua thuồng luồng lại hoá thành người tìm đến gặp ông lão. Vua thuồng luồng hỏi thăm dò:
- Ông định làm thế nào để chém chết thuồng luồng?
Đoán biết đó chính là vua thuồng luồng hoá thành người để dò hỏi ông lão tỉnh bơ đáp lại:
- Cho dù thuồng luồng hoá thành bất cứ con vật gì hay là các loại gỗ gì thì lão cũng chỉ chém một nhát là đứt. Chỉ khi nào thuồng luồng hoá thành cây chuối rừng thì lão mới chịu không thể chém đứt được!
Vua thuồng luồng không tin nên tìm cách thử ông lão. Vua cho quân hoá thành con chim dữ bay đến mổ ông lão. Ông chém một nhát đứt đôi con chim. Vua lại cho quân hoá thành thân cây chuối rừng trôi qua trước mặt ông lão. Ông bỏ qua không chém. Thấy mọi điều đúng như ông lão đã nói vua thuồng luồng yên tâm trở về mường nước.
Đến ngày hẹn ông lão cầm gươm ra đứng đợi sẵn ở bên bờ suối. Họ hàng thuồng luồng tất cả đều hoá thành cây chuối rừng cứ thế lững thững trôi qua trước mặt ông lão. Ông không dám chém vì sợ chém nhầm phải cả người yêu. Bối rối quá ông lão ôm đầu rồi ngửa mặt lên trời than kêu Vua Then giúp đỡ. Vua Then bèn hoá thành một con diều hâu bay xuống giúp con trai.
Diều hâu bảo:
- Thân cây chuối nào mà ta bay tới đậu thì đó chính là nàng xao út! Đừng có chém phải!
Không sợ nhầm nữa vậy là ông lão vung gươm chém lia lịa vào thân các cây chuối trôi qua trước mặt. Nhưng chém đã mỏi tay mà vẫn chẳng thấy diều hâu đậu xuống đâu cả nên ông lão rất sốt ruột. Ông vừa chém vừa ngóng nhìn lên bầu trời để tìm bóng diều hâu. Bỗng dưng từ giữa không trung nổ ầm vang một hồi sấm bầu trời tối sầm lại. Rồi từ phía thượng nguồn lừng lững trôi xuống một bè chuối trên bè có một con nôộc cháu phạ (chim thiên nga) đang đậu. Đúng lúc này chim diều hâu bất thình lình xuất hiện nó lao xuống cắp chặt lấy nôộc cháu phạ rồi bay vút lên trời.
Đoán biết được là người yêu đã được diều hâu cứu thoát đem trở về mường bun nên ông lão yên tâm ra sức chém chết hết số thuồng luồng còn lại. Sau đó ông ném thanh gươm vào rừng trả lại cho xen cha rồi lập tức bay theo một ngọn gió để trở về trên mường bun.
Trở về đến mường bun thì ông lão thấy đám cưới cho mình và nàng xao út đã được chuẩn bị chu đáo đâu vào đấy. Mọi người chỉ còn đợi ông lão về tới nơi là bắt đầu cuộc vui. Đám cưới diễn ra linh đình ai ai cũng chúc phúc cho hai người dù cho nay đã tóc bạc da mồi nhưng được ở bên nhau như hằng mong ước.
Sau đám cưới hai người không ở lại sống cùng với vua Then. Mà họ hai mái đầu bạc cùng nắm tay nhau biến thành đám mây trắng bay lang thang nay đây mai đó khắp mọi nơi nhàn du rong chơi ngắm nhìn thiên hạ.
Người mường lúm thấy vậy mới đặt thơ hát về họ:
"Đời người tựa như mây trắng bay
"Nắm tay nhau rong chơi khắp bản mường
"Khi trời nắng ta hoá mây che đầu cho mẹ
"Làm bóng mây râm che mát cho mẹ yêu!"[4].
[1] Xen cha: Là từ mà người Thái dùng để chỉ chung các vị thần tiên.
[2] Theo lịch cổ của người Thái thì chi xi đứng tinh con rồng tương tự như chi thìn ở trong lịch Can Chi. Bởi vậy tá xi cũng có thể được hiểu là Suối Rồng. Song lại có người hiểu từ xi theo nghĩa kỳ rửa vậy cho nên giải thích tá xi có nghĩa là con suối để kỳ rửa tắm giặt. Tuy nhiên tác giả biên soạn nghiêng về cách giải thích xi là rồng bởi thấy cách giải thích này hay và phù hợp với nội dung câu chuyện hơn.
[3] Nguyên văn phiên âm tiếng Thái: "Đáp cặm lợm lặp chợ mớ nọi/ Khỏi thảu vạy phặn ngợ tá xi/ Họt mộ pí đáp lặp chắng khảu/ Thảu mạ lọ phặn ngợ tá xi!".
[4] Nguyên văn phiên âm tiếng Thái: "Chố cụn pin vả mók khao/ Chung khen căn cá mợng ỉn dú/ Phạ đét họn chí dú hẳư mé ý lả hủm hô/ Chợ bơn mộ hẳư mé ý pẹng dú din".
2 - Truyện cổ dân gian Thái
- Tại sao loài ve sầu rỗng ruột ?
Ve sầu cánh xanh
Chuyện xảy ra đã từ ngày xửa ngày xưa. Vào một buổi trưa mùa hè trời nắng chang chang đàn ve rừng cất tiếng kêu inh ỏi. Có một con hoẵng đang kiếm ăn ở bên cạnh nương vừng nghe thấy tiếng ve đột ngột cất lên thì giật thót mình. Hoẵng co chân nhảy chạy qua đám quả cây vừng đang vào độ chín làm cho hạt vừng bị bắn tung toé phải vào mắt của một con gà rừng. Gà rừng đột ngột bị hạt vừng bắn đúng vào mắt nên cuống cuồng bay đậu lên cành cây nơi có một tổ kiến bống. Bởi mắt đang bị đau cộm bởi hạt vừng nên gà rừng tức bực cứ thế bới lia lịa phá tổ kiến bống. Kiến bống bị phá tổ liền bò ra khắp cả cành cây. Bầy kiến bống đang bò thì gặp một con sóc thế là chúng bám chặt lấy con sóc và cùng nhau ra sức đốt. Sóc bị kiến đốt đau liền leo tót lên dây mák tỉnh kình[1] đồng thời cắn lung tung vào những thứ gặp ở xung quanh. Vô tình sóc cắn đứt cuống một quả mák tỉnh kình làm quả mák tỉnh kình rơi xuống trúng phải lưng một con trâu. Trâu giật mình tưởng có ai lấy đá ném mình nên lồng lên chạy thục mạng và nhảy xuống một cái ao. Không ngờ trâu giẫm phải một con nòng nọc khiến cho nòng nọc bị thủng bụng lòi gan ruột ra ngoài. Bị mất hết ruột gan nên nòng nọc bèn lên tận mường bun tìm tới vua Then để kêu kiện.
Vua Then hỏi:
- Nòng nọc tìm lên đây có việc gì?
Nòng nọc đáp:
- Thưa con muốn kiện kẻ đã làm hại con.
Vua Then hỏi tiếp:
- Vậy kẻ nào đã làm hại nòng nọc?
Nòng nọc bèn kể rõ từ đầu:
- Thưa vua Then! Con đang sống yên ổn ở dưới ao. Bỗng dưng vô cớ lại có một con trâu chạy lồng đến. Nó dẫm phải con khiến cho con bị vỡ nát bụng gan ruột chẳng còn gì. Vậy mong vua Then hãy trừng trị con trâu.
Vua Then cho gọi trâu tới để xét hỏi.
- Tại sao trâu lại tự dưng giẫm bẹp gan nát ruột của nòng nọc?
Trâu ra sức thanh minh:
- Xin vua Then xem xét cho công bằng. Không phải là tại do con cố ý. Mà là tại có một quả mák tỉnh kình rơi trúng phải lưng con khiến cho con hoảng sợ mà lồng chạy lung tung nên mới vô ý giẫm phải nòng nọc đấy thôi.
Vua Then lại cho gọi quả mák tỉnh kình đến để hỏi:
- Bỗng dưng tại sao ngươi lại rơi rụng trúng vào lưng trâu?
Mák tỉnh kình thưa:
- Tất cả đều tại con sóc. Con vẫn đang gắn lơ lửng ở trên dây. Tự dưng sóc ở đâu chạy tới cắn đứt cuống vì thế nên con mới rụng xuống trúng phải lưng trâu đấy ạ.
Vua Then lại cho gọi đến sóc.
- Sao ngươi bỗng dưng lại đi cắn đứt cuống của quả Mák tỉnh kình?
Sóc liền ra sức thanh minh để chối tội:
- Dạ thưa vua Then. Con đang kiếm ăn ở trên một cành cây. Nào ngờ có đám kiến bống lại bâu đến cắn con. Đau không chịu nổi nên con mới cắn lung tung lỡ trúng phải quả mák tỉnh kình. Vậy nên có trách tội thì xin vua Then hãy trách tội đám kiến bống đã cắn con ấy ạ.
Vua Then tiếp tục cho gọi bầy kiến bống lên và hạch tội:
- Sao đám kiến các ngươi tự dưng lại đi cắn con sóc?
Kiến từ tốn trình bày:
- Đàn kiến chúng con xưa nay vốn chỉ biết chăm chỉ làm ăn nào đâu có nỡ muốn hại ai. Nhưng chẳng hiểu sao có một con gà rừng bay xổ đến cào bới lung tung phá tổ của chúng con làm chúng con hoảng loạn phải chạy hết ra khỏi tổ. Trong lúc chạy đó chúng con gặp sóc nên mới cắn sóc cho hả cơn tức bỗng dưng bị gà rừng phá tổ.
Lần này thì vua Then cho gọi gà rừng. Vừa nhìn thấy gà vua Then đã quát ngay:
- Gà rừng tại sao tự dưng ngươi lại đi bới phá tổ kiến bống?
Gà rừng thật thà đáp:
- Lúc ấy con đang kiếm ăn ở chỗ nương vừng. Tự nhiên có hạt vừng bắn vào đúng mắt con. Không chịu nổi con mới bay lên cành cây đậu rồi đạp chân lung vô tình làm hỏng tổ kiến chứ không phải là do cố ý.
Vua Then lại cho gọi cây vừng để hạch tội. Cây vừng đổ tội cho hoẵng. Hoẵng lại đổ tội cho ve sầu.
Vua Then bèn cho gọi đến ve sầu. Ve sầu cố gắng thanh minh:
- Dạ bẩm thưa vua Then. Cứ mùa hè tới nắng nóng nên ve sầu chúng con tìm đậu ở dưới những bóng cây râm mát. Tụ tập cùng nhau đông đúc nên chúng con rủ nhau hát chơi cho vui mà thôi.
Nghe ve sầu nói xong vua Then phán xử:
- Ve sầu các ngươi chỉ vì thú vui của mình mà làm tổn hại tới người khác. Vì vậy các ngươi phải lấy ruột gan của mình đền cho nòng nọc.
Thế là từ đấy loài ve sầu con nào trong bụng cũng bị rỗng bởi ruột gan đã phải đem đền cho nòng nọc.
[1] Cây mák tỉnh kình: Là loài thân dây leo như gấc quả to cỡ bằng quả bưởi lớn. Bổ ra trong mỗi quả có từ 6 - 8 múi hạt nhân hạt đem nướng hoặc luộc lên ăn rất bùi và ngậy.
3 - Truyện cổ dân gian Thái
- Truyền thuyết Dá Tai Nao.
Ngày xửa ngày xưa ở vùng đất Mường Xo có hai dòng họ lớn dòng họ Hoàng và dòng họ Tao (là dòng họ Đèo ngày nay). Chẳng biết từ thưở nào có một lời nguyền cho rằng nếu người họ Hoàng mà lấy người họ Tao thì mường bản sẽ không được bình yên và trở nên loạn lạc (bá mợng). Cho nên hai dòng họ này không bao giờ dám gả con cái cho nhau.
Thế rồi lời nguyền cũng không ngăn cản được có một người con trai họ Hoàng yêu một người con gái họ Tao. Hai người yêu nhau tha thiết bất chấp sự cấm đoán của cả hai bên dòng họ.
Thấy nếu ở lại bản thì hai người sẽ không bao giờ lấy được nhau vậy là họ bàn nhau cùng dắt nhau chạy trốn đi sang sống ở nơi khác. Nhưng cho dù họ có trốn đến ở bản nào thì gia đình họ hàng cũng biết rồi lại đi bắt họ về. Mỗi lần bị bắt trở về hai người đều bị trói nhốt ở chuồng ngựa bị đánh đập rất khổ sở.
Không nản hai người lại tìm cách rủ nhau trốn. Lần này họ bàn nhau phải trốn đi xa tới tận chân trời góc bể (tin phạ che nặm) thì mới không bị bắt lại nữa.
Đôi trai gái cùng nhau chạy trốn khi đi đến địa phận núi Cổ Rồng (Pụ khọ lôộng)[1] thì họ gặp một bà cụ già râu tóc bạc phơ trên tay cầm cây gậy trúc. Hai người cùng quỳ xuống hỏi cụ rằng:
- Cụ ơi làm thế nào thì chúng cháu mới có thể lấy được nhau?
Bà cụ không trả lời câu hỏi mà chỉ kể cho hai người nghe lại câu chuyện về cuộc đời của mình. Đời bà ở kiếp trước cũng đã từng yêu say đắm một người nhưng cha mẹ hai bên không đồng ý cho lấy. Không thắng được số mệnh nên bà và người yêu cùng gieo mình xuống vực tự vẫn. Vì thế sang cho đến kiếp này bà vẫn một mình ở vậy cho đến già mà không hề yêu ai.
Nghe xong câu chuyện buồn đôi trai gái thất vọng đến khôn cùng. Họ cũng định gieo mình xuống vực tự vẫn như hai người trong câu chuyện kể của bà cụ. Nhưng bà cụ ngăn lại và bảo:
- Thôi đừng có bao giờ để mình hết hy vọng. Hai cháu hãy tiếp tục lên đường đi tìm Dá Tai Nao. Dá Tai Nao sống ở đâu hai cháu sống ở đấy thì sẽ không một ai tìm thấy hai cháu. Và hai cháu sẽ được ở bên cạnh nhau mãi mãi.
Đôi trai gái họ Hoàng và họ Tao được thắp lên tia hy vọng liền lên đường đi tìm Dá Tai Nao theo như lời chỉ bảo của bà cụ. Hai người đi đến đâu cũng hỏi dân bản địa có ai biết Dá Tai Nao ở chỗ nào không. Được hỏi người thì lắc đầu nói không biết người thì chỉ xa tận chân trời và bảo Dá Tai Nao ở đó.
Đôi trai gái không hề nản lòng họ cứ thế dìu tựa vào nhau mà đi. Năm trôi rồi tháng qua đôi trai gái trẻ xưa kia đã trở nên tóc bạc da mồi mà vẫn không tìm được Dá Tai Nao. Hai người đứng ở lưng núi Cổ Rồng mà khóc than. Vua Then động lòng nên mới phái xen cha xuống giúp họ. Xen cha xuống chỉ lối cho hai người đi thẳng. Đi theo lối xen cha chỉ hai người gặp được một cụ già đang chăn trâu. Cụ nghêu ngao hát:
"Núi Cổ Rồng đường xa và hiểm trở
"Lạnh khiến con người hoá thành đá lặng câm
"Đỉnh núi Cổ Rồng cây mọc lông người mọc râu[2]
"Nhưng đã đến được nơi này thì đời bình yên không lo lắng".[3]
Nghe câu hát của ông cụ hai người hiểu ý là đi nữa thì sẽ gặp được Dá Tai Nao và họ sẽ được sống cùng bên nhau trọn đời.
Từ chỗ hai người gặp cụ già chăn trâu lên đến đỉnh núi Cổ Rồng còn phải đi qua 9 con dốc cao dài và hiểm trở nữa. Hai người lại dìu nhau tựa vào nhau men theo lối trâu rừng mà đi. Khi hai người đi qua hết được đỉnh dốc thứ 8 thì chỉ thấy xung quanh toàn là những cây cổ thụ. Không khí lạnh rét run người sương mây che kín lấp chẳng còn nhìn thấy gì. Hai người vừa mệt vừa đói vừa rét không thể đi tiếp được nữa. Họ bèn ngồi xuống một tảng đá ôm lấy nhau mong truyền hơi ấm cho nhau. Tuyết rơi xuống phủ lên hai người. Họ chết đi hoá thành một tảng đá hình một nam một nữ ôm chặt lấy nhau không rời.
Về sau người đời nhìn thấy đặt tên cho tảng đá đó là Dá Tai Nao (Già chết rét) mỗi khi đi qua hòn đá này người ta thường đến vái và cầu chúc cho họ mãi mãi bên nhau như ước nguyện.[4]
[1] Pụ khọ lôộng chính là dãy núi Hoàng Liên Sơn bây giờ. Theo tín ngưỡng của người Thái vùng Mường Xo thì đây chính là nơi tiếp giáp giữa trời và đất. Linh hồn con người khi tạ thế muốn đi lên trời (mường bun) thì phải đi qua nơi đây.
[2] Bắt nguồn từ câu chuyện truyền thuyết này người Thái mới sử dụng câu "mạy ók khun cụn ók nốt" (cây mọc lông người mọc râu) để chỉ những nơi cực rét. Rét đến nỗi có tuyết rơi bám vào cây vào người khiến cho cây trông như mọc lông người như mọc râu vậy.
[3] Nguyên văn phiên âm tiếng Thái: "Pụ khọ lôộng phái phơng pay đắc/ Hẳư cụn chăư nọi pến dá tai nao/ Hô khọ lôộng mị mạy ók khun cụn ók nốt/ Pay họt đảy cá nặn bớ mí phắư tọ họt".
[4] Tảng đá Dá Tai Nao mang hình một đôi trai gái ôm ấp nhau trước đây tồn tại ở chỗ trạm tôn (ranh giới giữa tỉnh Lào Cai và Lai Châu bây giờ). Người dân sống xung quanh vùng này coi đó là một biểu tượng của tình yêu. Họ rất tôn trọng tảng đá khi đi qua bao giờ cũng phải ngả mũ nón sợ không dám nói chuyện vì sợ làm mất giấc ngủ của đôi Dá Tai Nao. Nhưng về sau do nhu cầu mở đường quốc lộ người ta đã phá mất tảng đá này.
4 - Truyện cổ dân gian Thái
- Tạo Hôm Nàng Hai.
Đây là bản có nội dung khá đầy đủ và chi tiết so với một số bản khác
do tác giả Vương Thị Mín ST và biên soạn
Ngày xửa ngày xưa có hai chị em gái nhà nọ đều rất xinh đẹp tính tình nết na thuỳ mị. Thường thường tối nào hai chị em cũng ngồi ở đầu sàn cùng nhau quay xa kéo sợi cho đến tận khuya mới đi ngủ.
Vào một đêm trăng sau khi ngửa mặt lên nhìn các vì sao trên bầu trời mọc chi chít sáng lấp lánh người chị chỉ vào một ngôi sao to và sáng nhất và nói với em gái:
- Nếu cho chị ước lấy ngôi sao trên bầu trời làm chồng thì chị sẽ ước là được lấy ngôi sao to nhất kia làm chồng.
Còn cô em gái thì chỉ vào một ngôi sao nhỏ và nói:
- Còn em thì chỉ xin được lấy ngôi sao nhỏ đang nhấp nháy đằng kia làm chồng thôi!
Chuyện hai chị em nói với nhau ban đầu chỉ là đùa. Nhưng có ai nào ngờ vào một đêm khuya ngôi sao lớn bỗng dưng sà xuống và rơi đúng vào trong lòng người chị. Đầu tiên ngôi sao hoá thành một nắm đất to. Người chị vừa cầm nắm đất lên tay thì nắm đất đó tiếp tục hoá thành một chàng trai tuấn tú vạm vỡ. Hai người nói chuyện với nhau thâu đêm. Sau đó người chị vui mừng bèn dẫn chàng trai đến ra mắt bố mẹ và xin cho chàng được ở lại làm con rể. Bố mẹ đồng ý cho hai người kết nghĩa thành vợ thành chồng ngày ngày vui vẻ bên nhau chăm lo công việc ruộng nương.
Rồi lại vào một đêm khác khi cô em gái đang ngồi một mình quay xa quấn búp thì ngôi sao nhỏ lấp lánh đột nhiên rụng xuống hoá thành một quả cau nhỏ tươi roi rói rơi đúng vào lòng. Cô em gái vô cùng thích thú đem quả cau cất giấu kỹ vào trong chiếc bem đựng quần áo. Đến gần sáng quả cau bỗng biến hoá thành một tạo trẻ đến bên trò chuyện với cô em. Tạo trẻ nói cho cô em biết tên của mình là Tạo Hôm và hỏi tên của cô. Cô em thưa lại rằng tên mình là Nàng Hai.
Hai người chuyện trò vô cùng tâm đầu ý hợp. Họ quấn quít lấy nhau chẳng muốn rời. Bắt đầu từ đây cứ ban ngày thì ngôi sao nhỏ hoá thành quả cau được cất giấu ở trong bem còn khi đêm tối buông xuống ngôi sao nhỏ lại hoá thành tạo trẻ sống ân ái như vợ chồng cùng với cô em gái.
Sợ mọi người trong gia đình biết chuyện cho nên mỗi khi có việc đi đâu rời khỏi nhà thì Nàng Hai lại dặn mẹ:
- Mẹ à mẹ ơi! Con đi vắng không ở nhà mẹ đừng có cho ai lục bem của con mẹ nhé!
Nhiều lần như vậy khiến cho bà mẹ sinh nghi không biết ở trong bem có thứ gì mà con gái của bà lại không muốn để cho mọi người biết? Thế là một hôm nhân lúc Nàng Hai đang làm ở ngoài ruộng chưa về bà bèn lén mở bem của cô ra và lục lọi xem ở trong có thứ gì.
Lục đi lục lại mãi bà mẹ chỉ tìm thấy có mỗi quả cau nhỏ tươi roi rói. Đúng phải dịp đang thiếu cau ăn trầu bà mẹ liền đem quả cau ra bổ. Nào ngờ chỉ vừa mới khẽ cứa lưỡi dao vào cau thôi thì bà mẹ đã thấy những giọt máu tươi ứa ra rớt xuống đất. Quá hốt hoảng bà vội vứt quả cau ra ngoài vườn.
Nàng Hai đi làm ruộng về mở bem ra xem thì thấy mất quả cau. Cô bèn hỏi mẹ:
- Mẹ ơi! Mẹ có biết ai lấy quả cau của con không?
Bà mẹ đáp:
- Mẹ định bổ ra để ăn trầu nhưng nhìn thấy cau đỏ như máu sợ quá nên mẹ đã đem vứt ra ngoài vườn rồi.
Nàng Hai chạy ra chỗ mẹ vứt quả cau thì chẳng còn thấy cau đâu mà chỉ thấy ở chỗ đó tự nhiên mọc lên một cây rau dền đỏ tốt tươi. Biết là quả cau đã hoá thành cây rau dền đỏ nên ngày nào Nàng Hai cũng tưới tắm chăm sóc cho cây rau dền cẩn thận. Cô còn dặn mẹ:
- Mẹ đừng có để cho ai vặt cây rau dền của con mẹ nhé!
Nhưng rồi một hôm nhà hết sạch rau ăn quên mất lời Nàng Hai dặn bà mẹ đã ra vườn vặt cây rau dền đem bỏ vào chõ xôi rồi đồ lên. Bà đun to lửa đồ mãi mà vẫn không thấy rau chín. Đúng lúc đó Nàng Hai đi làm về. Cô lấy nước đi tưới cây rau dền như mọi khi thì thấy cây rau đã bị vặt trụi. Nàng Hai hớt hải chạy lên nhà hỏi mẹ. Mẹ cô chỉ vào chõ xôi đang đặt trên bếp bảo:
- Nhà không có rau ăn nên mẹ đã hái lấy nó đem về đồ rồi!
Nàng Hai vội vàng mở vung chõ đồ ra xem. Một làn hơi từ trong chõ bốc lên. Giữa làn hơi mỏng Nàng Hai nhìn thấy Tạo Hôm đang cưỡi trên lưng một con ngựa cánh (mạ pík).
Trước khi cùng ngựa cánh bay lên trời Tạo Hôm dặn lại:
- Nếu em vẫn còn thương anh thì hãy đi tìm!
Không muốn mất người mình thương yêu Nàng Hai nhằm theo hướng ngựa cánh bay vào không trung mà đuổi theo. Trên đường đi nàng gặp một cái cây to đổ chặn ngang đường. Nàng định trèo qua thì thân cây cao lên. Nàng định chui qua thì thân cây lại hạ thấp xuống bởi khi cưỡi ngựa bay qua đây để thử thách xem Nàng Hai có thật sự yêu thương mình hay không Tạo Hôm đã chặt đổ cây và dặn:
- Nếu Nàng Hai đi đến đây thì "Nàng muốn chui qua thì hạ thấp. Nàng muốn vòng qua thì dài ra!"[1].
Không còn cách nào khác nàng đành lần theo chiều dài đi về phía ngọn cây để tìm cách vượt qua. Nàng đi tới đâu thì thân cây lại cứ kéo dài ra đến đấy khiến cho Nàng Hai cứ phải đi mãi đi mãi mà vẫn không qua được. Đang mệt nhọc thì nàng nhìn thấy một vườn mía. Vừa đói vừa khát nàng liền bẻ mía ăn mà không biết đó là vườn mía của mụ yêu tinh Dá Cói[2]. Dá Cói đang nằm ngủ nghe thấy có tiếng bẻ mía thì thức dậy. Tưởng là con lợn của mình nuôi ra phá mía nên mụ ta vẫn nằm tại chỗ và quát vọng ra:
- Chúi con lợn đen thả trong chuồng của bà đừng ăn mía của bà. Chúi con lợn khoang thả trong chuồng của ta đừng ăn mía của ta![3]
Nhưng yêu tinh Dá Cói quát đến mấy lần như vậy mà vẫn nghe thấy tiếng bẻ mía rào rào. Vậy là mụ bèn dậy để đi ra xem có kẻ nào cả gan dám phá mía của mụ.
Yêu tinh Dá Cói chạy ra ngoài vườn thì nhìn thấy Nàng Hai đang ăn mía. Mụ ngửa cổ lên trời vừa cười sằng sặc vừa nói:
- Cũng tốt cũng tốt. Thịt bỗng dưng tự đến cá bỗng dưng tự tới. Cũng tốt cũng tốt![4]
Lúc này Nàng Hai đã có mang trong người được 8 tháng. Nghe Dá Cói nói như thế nàng sợ đến mức cảm thấy như rụng rời hết chân tay.
Nàng khóc lóc van xin với mụ yêu tinh:
- Xin bà đừng có vội ăn thịt cháu mà hãy tạm để cháu hầu hạ bà. Nay cháu đang có mang. Nếu cháu đẻ ra con trai thì sẽ cho làm chồng nhỏ của bà. Nếu đẻ con gái thì bà ăn thịt cả hai mẹ con cũng chưa muộn![5]
Dá Cói nghe thấy vậy thì bùi tai nên chưa vội ăn thịt Nàng Hai. Không những thế mà hàng ngày mụ còn đi tìm kiếm thức ăn về nuôi nàng mong nàng sinh ra được một đứa con trai để cho mụ lấy làm chồng.
Đủ chín tháng mười ngày Nàng Hai sinh hạ được một đứa con trai. Yêu tinh Dá Cói vô cùng mừng rỡ lại càng chịu khó đi vào rừng kiếm thịt hươu nai về để nuôi hai mẹ con Nàng Hai.
Ngày nối ngày tháng tiếp tháng trôi đi đứa con trai của Nàng Hai dần cứng cáp. Sống bên cạnh Dá Cói Nàng Hai để ý thấy rằng mụ rất thường hay nói ngược.
Nếu mụ như dặn: "Chồng bé chồng nhỏ của ta/ Ta chỉ đi chốc lát sẽ trở về/ Ta chỉ đi một lúc sẽ quay lại/ Chồng bé chồng nhỏ của ta ơi/ Ngoan ở nhà đợi ta nhé!"[6] thì chắc chắn là mụ sẽ đi rất lâu.
Còn nếu như mụ dặn: "Chồng bé chồng nhỏ của ta/ Ở nhà đợi ta nhé/ Ta phải đi thật lấu thật lâu mới về"[7] thì là mụ chỉ đi đâu đó một thoáng một chốc thôi là sẽ quay lại ngay.
Ngoài điều đó ra mụ yêu tinh Dá Cói còn có một cây gậy sinh tử có thể làm người ta chết đi sống lại một chiếc quạt thần có khả năng quạt ra nước ra lửa. Nắm biết vậy nên Nàng Hai nghĩ ra kế để bỏ trốn. Nàng tính toán trong bụng muốn trốn thì trước tiên phải lấy cho bằng được chiếc quạt thần và chiếc gậy sinh tử.
Vậy là đợi vào đúng lúc nửa đêm nàng mới cấu cho con khóc. Dá Cói nghe thấy tiếng khóc nên cất tiếng hỏi:
- Tại sao chồng nhỏ của ta khóc vậy hả?
Nàng đáp:
- Chồng nhỏ của bà đòi lấy cây gậy để chơi!
Mụ Dá Cói tưởng thật liền đưa chiếc gậy sinh tử cho Nàng Hai. Một lát sau Nàng Hai lại cấu cho con khóc.
Dá Cói lại hỏi:
- Tại sao chồng nhỏ của ta vẫn khóc vậy hả?
Lần này Nàng Hai đáp:
- Chồng nhỏ của bà muốn đòi lấy chiếc quạt để chơi!
Cứ ngỡ là thật Dá Cói lại đưa tiếp chiếc quạt thần cho Nàng Hai.
Có được gậy sinh tử và quạt thần rồi nhưng chưa biết cách sử dụng nên Nàng Hai lại sử dụng mẹo cũ để hỏi Dá Cói. Không chút nghi ngờ Dá Cói nói cho nàng biết: Đối với cây gậy sinh tử thì "chỉ bằng đằng gốc thì chết chỉ bằng đằng ngọn thì sống"[8]. Còn với chiếc quạt thần thì "quạt xuống phía cuối dòng thì suối lũ quạt lên phía trên dòng thì suối cạn"[9].
Đã biết được hết bí mật cách sử dụng gậy sinh tử và quạt thần Nàng Hai chỉ còn đợi thời cơ để đưa con đi trốn.
Nàng chẳng phải đợi lâu. Ngay sáng hôm sau Yêu tinh Dá Cói đã lại đi ra ngoài săn thú. Trước khi đi mụ ta dặn là chỉ đi một lát là về ngay có nghĩa là mụ sẽ đi rất lâu. Lợi dụng nhân dịp này Nàng Hai quyết định đem con bỏ trốn.
Trước khi bỏ trốn nàng ra dặn vườn mía con lợn cái cối phên gianh … là khi mụ Dá Cói trở về có hỏi thì hãy đáp rằng không biết mẹ con nàng đi đâu. Cẩn thận đến vậy nhưng nàng vẫn quên mất không dặn con gà mái đang bận ấp trứng ở trên ổ. Không những thế nàng còn lấy của gà mái một quả trứng để mang theo. Cho nên con gà mái hận nàng lắm.
Lúc Dá Cói trở về không nhìn thấy mẹ con Nàng Hai đâu cả nên hỏi khắp mọi thứ mọi vật. Chúng đều trả lời là không biết. Nhưng khi Dá Cói hỏi đến gà mái đang ấp vì tức giận Nàng Hai nên nó mách ngay là tói tạng tá tói tạng tá (đi đường suối đi đường suối). Yêu tinh Dá Cói liền cưỡi lợn tức tốc đuổi theo.
Hai mẹ con Nàng Hai vừa kịp lội qua khỏi bờ bên kia suối thì Dá Cói đã cưỡi lợn đuổi đến bờ bên này. Mụ gọi với theo sau lưng:
- Chồng nhỏ chồng bé của ta ơi đợi ta với!
Nàng Hai quay lại bảo:
- Bà ơi! Giặc đang đến đằng dưới hổ đang tới đằng trên. Chồng nhỏ của bà chạy vội quá quên cả đem theo cái chum con lợn cái và mái gà đang ấp. Vì thế bà hãy quay về để lấy đem theo!
Dá Cói tưởng là thật nên quay trở về để lấy những thứ mà Nàng Hai đã dặn. Khi mụ đem những thứ đó đến bờ suối thì Nàng Hai lại tiếp tục nói:
- Bà hãy lấy chum buộc vào cổ lấy ổ gà buộc vào ngực còn con lợn nái thì buộc vào chân. Bà buộc xong thì chồng nhỏ sẽ quạt khiến cho nước suối cạn để bà lội sang.
Mụ Dá Cói lập tức làm theo lời của Nàng Hai. Nàng quạt về phía đầu nguồn khiến cho nước suối cạn để Dá Cói lội sang. Nhưng khi mụ vừa đi ra đến giữa dòng thì nàng lại quạt về phía cuối nguồn khiến cho lũ ầm ầm kéo về nước chảy cuồn cuộn cuốn trôi chìm nghỉm mụ yêu tinh Dá Cói.
Thoát được khỏi Dá Cói hai mẹ con Nàng Hai đi mãi đi mãi thì tới một nơi rất nghèo người dân ở đây khi nấu nướng toàn phải dùng nồi vỡ và chảo vỡ nên bị gọi là mường Mỏ Té. Mệt quá nên hai mẹ con nàng nghỉ lại ở Mỏ Té một đêm. Sáng hôm sau hai mẹ con lại lên đường đi tiếp tới một nơi nom xơ xác đìu hiu nên gọi là mường Moong Quạnh. Ở nơi này hai mẹ con nàng chẳng nhìn thấy bóng dáng một ai cả mà chỉ toàn nhìn thấy xương người phơi đầy khắp mọi chỗ. Đi đến cuối mường thì mẹ con Nàng Hai bắt gặp một chiếc loỏng[10] nằm úp xuống đất bên trong phát ra tiếng động. Nàng Hai lật loỏng lên thì thấy có một cô gái trẻ đang nấp ở trong đó. Nàng Hai đỡ cô gái chui ra rồi hỏi chuyện. Cô gái trẻ kể cho nàng hay: Mường Moong Quạnh nay đang gặp phải tai hoạ "quạ đen ăn thịt trẻ con còn quạ trắng ăn thịt người già"[11].
Sẵn cây gậy sinh tử ở trong tay Nàng Hai quyết định sẽ giết lũ quạ để trừ hoạ giúp dân mường Moong Quạnh. Trước khi lũ quạ kéo đến nàng bảo cô gái trẻ còn sống sót hãy cùng nàng đi gom tất cả xương những người đã bị chết đem về xếp tập trung vào một chỗ. Sau đấy nàng dùng đằng ngọn của cây gậy sinh tử để cứu mọi người sống lại.
Cứu được mọi người rồi Nàng Hai mới hỏi khi nào thì bầy quạ đen quạ trắng tìm đến. Mọi người nói cứ nhìn thấy khói bếp là chúng sẽ lập tức bay tới. Vậy là nàng bảo mọi người hãy đi đốt một đống lửa. Khói lửa vừa mới bốc lên thì bầy quạ đã kéo nhau tới chúng đông đến nỗi tiếng vỗ cánh ầm ầm tạo nên một cơn lốc lớn. Nàng Hai liền lấy cây gậy sinh tử chỉ đằng gốc vào lũ quạ khiến chúng chết hết không còn sót mống nào.
Dân mường Moong Quạnh vô cùng biết ơn cứu mạng của Nàng Hai nên đã đồng lòng tôn nàng lên làm người đứng đầu và cùng nhau dựng một ngôi nhà lớn cao hai mươi tầng lầu (hợn ho xạo hạn) để cho hai mẹ con nàng ở.
Tháng trôi và năm qua đứa con trai của Nàng Hai đã lớn đến tuổi biết ôm gà đi chọi. Con gà con được nở ra từ quả trứng gà mà nàng đã mang theo nay cũng đã trở thành một con gà chọi dũng mãnh. Đứa con trai của Nàng Hai đem đi chọi đâu là thắng đấy. Mặc dù cuộc sống hiện đang rất sung sướng nhưng trong lòng của Nàng Hai vẫn không nguôi nỗi niềm nhớ tới Tạo Hôm. Cho nên nàng dạy con hằng ngày bế gà ra bờ suối uống nước thì vừa xui gà bới đất vừa hát rằng:
"Gà ơi hãy bươi
"Gà ơi hãy bới
"Nước đục chảy sang bờ bên kia để Tạo Hôm uống
"Nước sạch chảy ở bờ bên này để mẹ ta dùng!"[12]
Tình cờ trùng hợp mường do Tạo Hôm cai quản và mường Moong Quạnh cùng đều ăn chung nước của cùng một con suối. Vì thế khi con gà chọi bươi đất đã làm bẩn đục nước suối chảy qua mường của Tạo Hôm. Thấy đang yên đang lành bỗng dưng nước suối chảy qua mường mình bị bẩn đục Tạo Hôm bèn sai người nhà đi tìm hiểu xem nguyên nhân tại sao. Người nhà đi rồi về kể lại chuyện đứa bé và con gà chọi cho Tạo Hôm nghe. Tạo bán tính bán nghi trong lòng đoán rằng biết đâu đấy lại là đứa con trai của mình.
Vậy là tạo đem theo quân lính đi tới bến suối của mường Moong Quạnh mong tìm được Nàng Hai cùng đứa con trai. Nhưng khi tạo đem quân lính tới đó thì chẳng thấy đứa bé và con gà chọi đâu mà chỉ thấy người trong bản ra suối tắm giặt và lấy nước.
Tạo bèn bảo quân lính tạm lánh đi còn mình thì cởi quần áo đắp bỏ thành đống giấu thanh kiếm vào trong đó rồi xuống suối tắm.
Trong lúc Tạo Hôm đang bơi đang tắm thì đứa bé lại ôm gà ra và hát. Tạo Hôm vội chạy tới gần và giữ đứa bé lại. Tạo giơ ngửa lưỡi thanh kiếm lên và nói:
- Nếu đúng là con của Tạo Hôm thì hãy đứng lên trên lưỡi kiếm này. Còn nếu không phải là con của Tạo Hôm thì từ nay không được cho gà bới làm đục nước ở bến dưới.
Đứa bé không hề sợ sệt mà rất dạn dĩ. Nó lập tức đứng ngay lên trên lưỡi kiếm rồi vòng cánh tay ôm chặt lấy cổ tạo. Biết chắc chắn đấy là con của mình tạo dặn đứa trẻ trở về nhà với mẹ còn tạo thì đem quân lính quay trở về mường nhà để còn sai người cùng mình đem lễ sang đón mẹ con Nàng Hai một cách đường hoàng.
Nào ngờ khi tạo đến rước vợ và con thì Nàng Hai đã dặn dân mường Moong Quạnh không được nói cho tạo biết mẹ con nàng đang ở đâu. Dân mường Moong Quạnh cũng không muốn để cho nàng đi nên nghe theo lời dặn của nàng. Khi tạo hỏi thăm đến ai ai cũng đều lắc đầu nói rằng không biết.
Nhưng có một bà cụ sống gần ngôi nhà lớn cao 20 tầng lầu mà mẹ con Nàng Hai đang ở sau khi vô tình biết mọi chuyện đã quyết định giúp cho cả nhà Tạo Hôm Nàng Hai gặp nhau. Bà đi ra ruộng nhặt rau phắc vén (rau cỏ bợ) rồi làm cơm mời Tạo Hôm đến ăn. Bà xếp đặt cho Tạo Hôm ngồi xoay mặt về phía ngôi nhà lớn 20 tầng lầu. Bà dặn tạo khi ăn rau phắc vén thì không được cuộn lại sợi dài thế nào thì phải để nguyên như thế. Sợi rau phắc vén quá dài khiến cho Tạo Hôm khi ăn cứ phải ngửa cổ lên. Vậy là tạo nhìn thấy mẹ con Nàng Hai đang đứng ở tận tít trên tầng lầu thứ 20. Tạo Hôm mừng rỡ khôn xiết bèn xin dân mường Moong Quạnh cho phép được chính thức cưới Nàng Hai. Tạo hứa vẫn sẽ để nàng ở lại làm người đứng đầu mường Moong Quạnh. Còn chàng thì sẽ đứng ra làm tạo chăm lo cho dân cai quản chung công việc của cả hai mường.
Và bắt đầu từ đấy vợ chồng Tạo Hôm Nàng Hai đã được xum họp. Họ cùng con trai sống một cuộc đời hạnh phúc bên nhau.
[1] Nguyên văn phiên âm tiếng Thái: "Nạng chí chọn dơ tắm/ Nạng chí vịn dơ hị nơ!".
[2] Có người lại kể rằng là mụ yêu tinh Cang Cói. Tuy nhiên cho dù gọi là Cang Cói Dá Cói hoặc Phi Ca Đạ thì đều là cái tên người Thái dùng để chỉ chung loài đười ươi. Còn có vùng khi kể câu chuyện này thì yêu tinh Dá Cói lại được gọi bằng cái tên là Dá Bái (hoặc Dá Vái).
[3] Nguyên văn phiên âm tiếng Thái: "Chúi mé mu đăm thả láng dá nà kin ỏi dá/ Chúi mé mu báng thả láng dá nà kin ỏi dá!". Còn chúi là từ tượng thanh người dân dùng để đuổi lợn.
[4] Nguyên văn phiên âm tiếng Thái: "Cọ đi cọ đi/ Chịn ma ha pa mạ xú/ Cọ đi cọ đi!".
[5] Nguyên văn phiên âm tiếng Thái: "Lan ók đảy lụk nhịnh/ Hẳư dá kin hôộc kin hại/ Lan ók đảy lụk chại/ Hẳư dá au hệt phô nọi phô nói dá ởi!".
[6] Nguyên văn phiên âm tiếng Thái:"Phô nọi phô nói/ Dá pay ít í lè tảu/ Dá pay ít ảu lè mạ? Phô nọi phô nói/ Cói dú hợn thả dá nơ!".
[7] Nguyên văn phiên âm tiếng Thái:"Phô nọi phô nói/ Cói dú hợn thả dá nơ/ Dá pay hứng pay hừng chắng mạ!".
[8] Nguyên văn phiên âm tiếng Thái:"Chị tạng côốc lè tai/ Chị tạng pai lè tứn".
[9] Nguyên văn phiên âm tiếng Thái:"Pặt pay tạng lả nặm lè nặm mả/ Pặt pay tạng hô tá lè tá hẻng".
[10] Loỏng: Là một loại đạo cụ được đục trực tiếp từ thân cây gỗ hình lòng máng dài khoảng từ 5 - 7m. Được dùng làm đạo cụ phục vụ múa toỏng loỏng trong lễ tết cốm diễn ra vào tháng chín âm lịch.
[11] Nguyên văn phiên âm tiếng Thái: "Ca đăm kin lụk ón/ Ca đón kin lụk cụn!".
[12] Nguyên văn phiên âm tiếng Thái: "Cáy ả khắc khắc/ Cáy ả khế khế/ Nặm khún pay máng nặư hẳư tạo hôm tạo hai kin/ Nặm xăư mạ máng nị hẳư ý cu kin!".
5 - Truyện cổ dân gian Thái
- Địa danh liên quan đến truyền thuyết Nàng Han.
Chuyện kể lại rằng trước đây ở khu vực Bản Mấn (Phong Thổ) bây giờ có một rừng bưởi (đung pục) rất ngon. Ở ngay trong rừng bưởi đó có một mỏ nước muối (bó cơ) chảy ra liên tục dân sống xung quanh đấy thường xuyên đến lấy nước mỏ để đem về dùng thay muối.
Vào một ngày giặc tàu ô đưa quân sang hòng cướp bóc của cải của các dân tộc thiểu số sống ở vùng biên. Cờ của lũ giặc tàu ô này có màu vàng và màu đỏ nên mọi người còn gọi chúng là Xớc cợ lơng cợ đeng (Giặc cờ vàng cờ đỏ). Giặc tàu ô kéo đến gần khu vực rừng bưởi và đóng quân trú ở trên một ngọn đồi. Dân bản bèn gọi đồi mà chúng đóng là Pom Hán (Đồi Hán). Giặc tàu ô rất dã man tàn ác chúng cướp lấy hết tất cả lương thực súc vật gia cầm ... khiến cho dân lành ở vùng biên sống rất khổ sở.
Đúng lúc đó thì hai chị em Nàng Han cưỡi chung một con voi đưa quân lính người Kinh lên tới tận nơi đây để giúp dân đánh đuổi quân tàu ô. Nàng Han cho quân lính đóng đối diện với Pom Hán cách nhau con suối Nặm Pạt và dân bản gọi chỗ nàng Han đóng quân là Pom Keo (Đồi Kinh).
6 - Truyện cổ dân gian Thái
- Ý Cáy Ý Pết
Chuyện kể lại rằng ngày xưa có một cặp vợ chồng nọ lúc nào cũng nói năng khắc khẩu với nhau. Thường thì ban ngày chồng đi làm ruộng hoặc làm nương còn vợ thì ở nhà lo liệu cơm nước.
Một hôm nhân khi chồng dắt trâu đi ra cày ruộng. Người vợ liền bảo đứa con gái nhỏ tên là Ý Pết đi theo cùng cha xem có con ếch nào thì bắt đem về để nấu bữa trưa.
Ý Pết theo cha ra ruộng mà không để ý chiếc giỏ đựng mình đem theo đã bị thủng một lỗ ở dưới đáy. Và cứ thế cha thì cày đi trước Ý Pết buộc giỏ ở ngang hông lẽo đẽo theo sau. Đi được mươi đường cày thì cha bắt được một con ếch và đưa cho Ý Pết. Ý Pết cho ếch vào giỏ giỏ thủng nên ếch tìm cách chui thoát được ra ngoài. Khi cày quay lại cha Ý Pết lại bắt được con ếch cũ và đưa cho Ý Pết. Đúng như thế tất cả là 9 lần nên cha Ý Pết cứ ngỡ là mình đã bắt được 9 con ếch. Ông bèn bảo con đem ếch về cho mẹ nướng làm bữa trưa. Cũng may ở lần bắt được thứ 9 ông đã bẻ chân con ếch nên nó không chui ra khỏi giỏ được nữa.
7 - Truyện cổ dân gian Thái
- Truyện cổ dân gian Thái - Ý Cú.
Xưa kia đã từ lâu lắm rồi có một người đàn ông tên là Ý Cú vừa lười lại vừa không được thông minh cho lắm thường xuyên bị dân bản chê cười là đần ngốc. Mọi việc trong nhà của Ý Cú đều do người vợ đảm đương gánh vác. Sáng nào vợ giục mãi Ý Cú cũng mới chịu dậy.
Một buổi tối vợ Ý Cú bảo:
- Ngày mai anh chịu khó dậy sớm đi phát nương em ở nhà nấu cơm lên nương muộn hơn một chút. Nương nhà người ta thì đã được đốt rồi đấy còn nương nhà mình thì vẫn chưa phát được là bao.