Chữ Thái Qùy Châu - Nghệ An
Tiếng là một dân tộc có chữ viết từ cả nghìn năm trước, nhưng có thể nói hiện tại người Thái ở Việt Nam vẫn chưa có được một bộ chữ chuẩn, thống nhất để ghi lại tiếng mẹ đẻ của mình. Vì sao ?
Theo tiến sỹ Vi Văn An, Bảo tàng Dân tộc học, tại Việt Nam chữ Thái được chia thành 8 ngành:- Ở Việt Nam thì cho đến nay các nhà nghiên cứu đã chia ra thành 8 phương ngữ, tức là 8 kiểu chữ viết mang tính địa phương, trong đó có chữ Thái đen ở vùng Sơn La, Mường Lò, chữ Thái của người Thái Mường So (Lai Châu,) chữ Thái Mộc châu, chữ Thái Mai Châu (Hòa Bình), chữ Thái Quan Hóa (Thanh Hóa), Con Cuông (Nghệ An).
Người Thái đen ở Sơn La, người Thái Lai Châu viết theo hàng ngang, chữ nọ viết liền với chữ kia, nhưng ở Nghệ An lại khác:
- Chữ Thái Quỳ Châu người ta viết giống như chữ Thái đen, nhưng viết từ trên xuống dưới, viết từ phải qua trái như là chữ Trung Quốc. Người ta gọi là chữ Quỳ Châu. Còn một kiểu chữ nữa rất độc đáo là chữ Lai pao, chỉ có ở người Thái vùng sông Lam, huyện Tương Dương, Con Cuông, (Nghệ An).
Vậy 8 phương ngữ này có những đặc điểm gì giống và khác nhau? Phó giáo sư - Tiến sỹ Hoàng Lương, Chủ nhiệm chương trình Thái học Việt Nam, cho biết:
- 8 nhóm Thái có đặc thù, thứ nhất là tất cả các chữ cái cơ bản giống nhau, thứ hai là tất cả các phụ âm giống nhau. Chỉ có một cái khác một chút, là cái may, nguyên âm của chữ Thái đen hơi khác chữ Thái khác, có âm ăư. Các nhóm Thái khác mang âm ơ. Còn cách ghép vần, chữ cái cơ bản là giống nhau.
Cơ bản, chữ Thái có chung ký tự, chỉ có điều mỗi địa phương, mỗi nhóm Thái có cách phát âm khác nhau mang tính thổ ngữ nên có thể cách ghép vần khác nhau, vì đặc điểm của chữ Thái là ghép vần chứ không phải chữ tượng hình.
Một cuốn sách dạy chữ Thái ngày nay.. Ảnh:baomoi.com
Năm 2002, nhóm nghiên cứu chữ Thái thống nhất của Trung tâm nghiên cứu Việt Nam và giao lưu văn hóa - Trường Đại học Quốc gia Hà nội, đã xây dựng Bộ chữ Thái thống nhất, in thành sách dạy thí điểm ở một số địa phương như Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu… Bộ chữ Thái này lấy chữ Thái ở Sơn La làm chuẩn.
Ý kiến của Phó giáo sư - Tiến sỹ Hoàng Lương:
- Chữ Thái Lai Châu hơi khác một số chữ, cách đọc khác đi, khác với các nhóm ở vùng thấp. Nhưng rõ ràng nó không phải là cơ bản. Vì thế, tóm lại, chỉ cần biết tiếng Thái, biết chữ Thái đen ở Sơn La thì ta có thể đọc được chữ Thái của các vùng khác. Vì chỉ thêm một vài từ khác thôi, ví dụ như ở Mường Tấc thêm một số từ khác, nhưng khi hiểu chữ Thái đen ở Sơn La thì vẫn có thể đọc và hiểu được, chữ Thái ở Lai Châu cũng thế, dù có khác đi một tí nhưng khi biết tiếng Thái đen rồi thì vẫn có thể đọc được.
Ông Sầm Văn Bình, người có thâm niên dạy chữ Thái nhiều năm ở Nghệ An, cũng cho rằng:
- Theo tôi biết, hệ chữ chung nhất ở đồng bào dân tộc Thái thì không có một hệ chữ nào để có thể đáp ứng được hết các địa phương, vì người Thái ở nhiều nơi người ta nói với các cách thức và từ vựng tương đối khác nhau. Cho nên hệ chữ Thái chung nhất, theo tôi hiện nay chỉ có hệ chữ Thái sử dụng ở Sơn La, có thể sử dụng chung cho người Thái ở nhiều nơi.
Bộ chữ Thái mới hiện nay có ưu điểm dễ đọc, không viết dính liền như chữ Thái cổ. Để bảo tồn và phát triển chữ Thái, Nhà nước đã có nhiều chủ trương, trong đó có chủ trương đưa chữ Thái vào giảng dạy tại hai cấp tiểu học và trung học cơ sở.
Cầm Hoài Thu