Dân ca Thái của Dân tộc Thái (Văn hóa Việt) - Mc tiệc cưới, học làm mc đám cưới, video đám cưới hay nhất

Friday, April 15, 2016

Dân ca Thái của Dân tộc Thái (Văn hóa Việt)

Dân tộc Thái còn được gọi là Tày Khao (Thái Trắng), Tày Đăm (Thái Đen), Tày Mười, Tày Thanh (Man Thanh), Hàng Tổng (Tày Mường), Pu Thay, Thổ Đà Bắc. Họ đã có mặt ở miền Tây Bắc Việt Nam trên 1200 năm.

Dân tộc Thái xuất xứ từ phía nam Vân Nam Trung Hoa, có cùng nguồn gốc với các nhóm dân ít người bây giờ như Choang, Tày, Nùng. Dưới sức ép của người Hán ở phía Đông và Bắc, người Thái dần di cư về phía Nam và Tây Nam. Dân tộc Thái di cư đến Việt Nam trong thời gian từ thế kỷ 7 đến thế kỷ 13. Trung tâm của họ khi đó là Mường Thanh Điện Biên. Từ đây, họ tỏa đi khắp nơi ở Đông Nam Á bây giờ như Lào, Thái Lan, bang Shan ở Miến Điện và một số vùng ở đông bắc Ấn Độ cũng như Nam-Vân Nam.

Người Thái Đen xưa.

Theo sách sử Việt Nam, vào thời nhà Lý, đạo Đà Giang, man Ngưu Hống (tức người Thái) đến từ Vân Nam, đã triều cống lần đầu tiên vào năm 1067. Trong thế kỷ 13, người Ngưu Hống kết hợp với người Ai Lao chống lại nhà Trần và bị đánh bại năm 1280, lãnh tụ Trịnh Giác Mật đầu hàng, xứ Ngưu Hống bị đặt dưới quyền quản lý trực tiếp của quan quân nhà Trần. Năm 1337 lãnh tụ Xa Phần bị giết chết sau một cuộc xung đột, xứ Ngưu Hống bị sáp nhập vào lãnh thổ Đại Việt và đổi tên thành Mương Lễ, hay Ninh Viễn (Lai Châu ngày nay) và giao cho họ Đèo cai quản. Năm 1431 lãnh tụ Đèo Cát Hãn, người Thái Trắng tại Mương Lễ, nổi lên chống triều đình, chiếm hai lộ Qui Hóa (Lào Cai) và Gia Hưng (giữa sông Mã và sông Đà), tấn công Mương Mỗi (Sơn La), Đèo Mạnh Vương (con của Đèo Cát Hãn) làm tri châu. Năm 1466, lãnh thổ của người Thái được tổ chức lại thành vùng (thừa tuyên) Hưng Hóa, gồm 3 phủ: An Tây (tức Phục Lễ), Gia Hưng và Qui Hóa, 4 huyện và 17 châu.

Chân dung chúa Đèo Văn Trị.

Những lãnh tụ Thái được gọi là phụ tạo, được phép cai quản một số lãnh địa và trở thành giai cấp quý tộc của vùng đó, như dòng họ Đèo cai quản các Châu Lai, Chiêu Tấn, Tuy Phụ, Hoàng Nham; dòng họ Cầm các châu Phù Hoa, Mai Sơn, Sơn La, Tuần Giáo, Luân, Ninh Biên; dòng họ Xa cai quản châu Mộc; dòng họ Hà cai quản châu Mai, dòng họ Bạc ở châu Thuận; họ Hoàng ở châu Việt…
Năm 1841, trước sự đe dọa của người Xiêm La, triều đình nhà Nguyễn kết hợp ba châu Ninh Biên, Tuần Giáo và Lai Châu bên bờ tả ngạn sông Mekong thành phủ Điện Biên. Năm 1880, phó lãnh sự Pháp là Auguste Pavie nhân danh triều đình Việt Nam phong cho Đèo Văn Trị chức tri phủ cha truyền con nối tại Điện Biên; sau khi giúp người Pháp xác định khu vực biên giới giữa Việt Nam với Trung Quốc và Lào, Đèo Văn Trị được cử làm quan của đạo Lai Châu, cai quản một lãnh thổ rộng lớn từ Điện Biên đến Phong Thổ, còn gọi là xứ Thái. Tháng 3, 1948 lãnh thổ này được Pháp tổ chức lại thành Liên bang Thái tự trị, qui tụ tất cả các sắc tộc nói tiếng Thái chống lại Việt Minh.

Người Thái Trắng xưa.

Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Thái ở Việt Nam có dân số 1.550.423 người, là dân tộc có dân số đứng thứ 3 tại Việt Nam, có mặt trên tất cả 63 tỉnh, thành phố. Người Thái cư trú tập trung tại các tỉnh:
Sơn La (Mương La) (572.441 người, chiếm 53,2% dân số toàn tỉnh và 36,9% tổng số người Thái tại Việt Nam)
Nghệ An (295.132 người, chiếm 10,1% dân số toàn tỉnh và 19,0% tổng số người Thái tại Việt Nam)
Thanh Hóa (225.336 người, chiếm 6,6% dân số toàn tỉnh và 14,5% tổng số người Thái tại Việt Nam)
Điện Biên (Mương Thèng) (186.270 người, chiếm 38,0% dân số toàn tỉnh và 12,0% tổng số người Thái tại Việt Nam)
Lai Châu (Mương Lay) (119.805 người, chiếm 32,3% dân số toàn tỉnh và 7,7% tổng số người Thái tại Việt Nam)
Yên Bái (Mương Lo) (53.104 người)
Hòa Bình (31.386 người)
Đắk Lắk-Đắk Nông (17.135 người)

Thiếu nữ Thái Đen

Nhóm Thái Đen (Táy Đăm/Taidam/ไทดำ) cư trú ở khu vực tỉnh Sơn La và Điện Biên (Mương La & Mương Thèng). Các nhóm Tày Thanh (Man Thanh), Tày Mười, Tày Khăng ở miền Tây Thanh Hóa, Nghệ An cũng mới từ mạn Tây Bắc chuyển xuống cách đây vài ba trăm năm và bị ảnh hưởng bởi văn hóa và nhân chủng của cư dân địa phương và Lào. Nhóm Tày Thanh từ Mường Thanh (Điện Biên) đi qua Lào vào Thanh Hóa và tới Nghệ An định cư cách đây hai, ba trăm năm, nhóm này gần gũi với nhóm Thái Yên Châu (Sơn La) và chịu ảnh hưởng văn hóa Lào.

Thái Trắng

Nhóm Thái Trắng (Táy Đón/Táy Khao/ไทขาว) cư trú chủ yếu ở tỉnh Lai Châu, Điện Biên và một số huyện tỉnh Sơn La (Quỳnh Nhai, Bắc Yên, Phù Yên). Ở Đà Bắc thuộc tỉnh Hòa Bình, có nhóm tự nhận là Táy Đón, được gọi là Thổ. Ở xã Dương Quỳ, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai, có một số Thái Trắng chịu ảnh hưởng đậm của văn hóa Tày. Ở Sapa, Bắc Hà, nhiều nhóm Thái Trắng đã Tày hóa. Người Thái Trắng đã có mặt dọc hữu ngạn sông Hồng và tỉnh Lai Châu, Điện Biên từ thế kỷ 13 và làm chủ Mường Lay (địa bàn chính là huyện Mường Chà ngày nay) thế kỷ 14, một bộ phận di cư xuống Đà Bắc và Thanh Hóa thế kỷ 15. Có thuyết cho rằng họ là con cháu người Bạch Y ở Trung Hoa.
Người Thái nói các thứ tiếng thuộc nhóm ngôn ngữ gốc Thái của hệ ngôn ngữ Thái-Kadai. Trong nhóm này có tiếng Thái của người Thái (Thái Lan), tiếng Lào của người Lào, tiếng Shan ở Myanmar và tiếng Choang Tráng ở miền nam Trung Hoa. Tại Việt Nam, 8 sắc tộc ít người gồm Bố Y, Giáy, Lào, Lự, Nùng, Sán Chay, Tày, Thái được xếp vào nhóm ngôn ngữ Thái.
Người Thái có nhiều kinh nghiệm đắp phai, đào mương, dựng con, bắc máng lấy nước làm ruộng. Lúa nước là nguồn lương thực chính, đặc biệt là lúa nếp. Người Thái cũng làm nương để trồng lúa, hoa màu và nhiều thứ cây khác. Từng gia đình chăn nuôi gia súc, gia cầm, đan lát, dệt vải, một số nơi làm đồ gốm… Sản phẩm nổi tiếng của người Thái là vải thổ cẩm, với những hoa văn độc đáo, màu sắc rực rỡ, bền đẹp.

Thiếu nhi Thái.

Múa Sạp.

Điểm khác biệt nhất của nhà cửa người Thái so với người Việt và Hán là họ xây nhà sàn. Nhà người Thái trắng có khá nhiều điểm gần với nhà Tày-Nùng. Còn nhà người Thái Đen lại gần với kiểu nhà của các cư dân Môn-Khmer. Tuy vậy, nhà người Thái Đen lại có những đặc trưng không có ở nhà của cư dân Môn-Khmer: nhà người Thái Đen nóc hình mai rùa, chỏm đầu đốc có khau cút với nhiều kiểu khác nhau. Hai gian hồi để trống và có lan can bao quanh. Khung cửa ra vào và cửa sổ có nhiều hình thức trang trí khác nhau.
Bộ khung nhà Thái có hai kiểu cơ bản là khứ tháng và khay điêng. Vì khay điêng là vì khứ kháng được mở rộng bằng cách thêm hai cột nữa. Kiểu vì này dần gần lại với kiểu vì nhà người Tày-Nùng.
Cách bố trí trên mặt bằng sinh hoạt của nhà Thái Đen khá độc đáo: các gian đều có tên riêng. Trên mặt sàn được chia thành hai phần: một phần dành làm nơi ngủ của các thành viên trong gia đình, một nửa dành cho bếp và còn là nơi để tiếp khách nam.
Người Thái có tục ở rể, vài năm sau, khi đôi vợ chồng đã có con mới về ở bên nhà chồng, nhưng bây giờ hầu như không có trừ vài trường hợp gia đình bên gái khó khăn quá. - Cô gái Thái khi lấy chồng phải búi tóc (tẳng cẩu).
Người Thái quan niệm chết là tiếp tục "sống" ở thế giới bên kia. Vì vậy, đám ma là lễ tiễn người chết về "mường trời".

Nam nữ dân tộc Thái Đen.

Trang phục người Thái có nhiều nhóm địa phương với những phong cách trang phục khác nhau. Thường nhật, trong sinh hoạt và lao động, nam giới người Thái mặc áo cánh ngắn, xẻ ngực, quần xẻ dũng. Áo là loại cổ tròn, không cầu vai, hai túi dưới và trước cài cúc vải hoặc xương. Đặc điểm của áo cánh nam giới người Thái khu Tây Bắc không phải là lối cắt may (vì cơ bản giống ngắn nam Tày, Nùng, Kinh…) mà là ở màu sắc đa dạng của loại vải cổ truyền của cộng đồng sáng tạo nên: không chỉ có màu chàm, trắng mà còn có màu cà phê sữa, hay dật các vuông bằng các sợi màu đỏ, xanh, cà phê… Trong các ngày lễ, tết, họ mặc nhiều loại áo sặc sỡ, tương phản màu sắc với ngày thường với lối cắt may dài, thụng, không lượn nách với các loại: xẻ ngực, xẻ nách, chui đầu. Trong tang lễ họ mặc áo xẻ nách màu cham đầu quấn khăn, chân đi guốc. Mấy chục năm gần đây, nam giới người Thái mặc âu phục khá phổ biến.
Trang phục nữ Thái chia làm 2 loại phân biệt khá rõ theo hai ngành Thái Tây Bắc là Thái Trắng (Táy Khao) và Thái Đen (Táy Đăm).
Thái Trắng: Thường nhật, phụ nữ Thái Trắng mặc áo cánh ngắn (xửa cóm), váy màu đen không trang trí hoa văn. Áo thường là màu sáng, trắng, cài cúc bạc tạo hình bướm, ve, ong… Cái khác xửa cóm Thái Đen là cổ áo hình chữ V. Thân áo ngắn hơn áo cánh người Kinh, tạo dáng ôm chặt lấy thân, khi mặc cho vào trong cạp váy. Váy là loại váy kín (ống), màu đen, phía trong gấu đáp vải đỏ. Khi mặc xửa cóm và váy phụ nữ Thái còn tấm choàng ra ngoài được trang trí nhiều màu. Khăn đội đầu không có hoa văn mà chỉ là băng vải chàm dài trên dưới 2 mét… Trong các dịp lễ tết họ mặc áo dài màu đen. Đây là loại áo đầu thụng thân thẳng, không lượn nách, được trang trí bằng vải ‘khít’ ở giữa thân có tua vải phủ từ vai xuống ngực, nách áo trang trí theo lối đáp hai mảng hoa văn trong bố cục hình tam giác. Phụ nữ chưa chồng hay có chồng không có dấu hiệu quy định nhận biết… Họ có loại nón rộng vành.
Thái Đen: Thường nhật phụ nữ Thái Đen mặc áo ngắn (xửa cóm) màu tối (chàm hoặc đen), cổ áo khác Thái Trắng là loại cổ tròn, đứng. Đầu đội khăn gọi là “piêu” thêu hoa văn nhiều mô-típ trang trí mang phong cách từng mường. Váy là loại giống phụ nữ Thái Trắng đã nói ở trên. Lối để tóc kkhi có chồng búi lên đỉnh đầu gọi là “Tằng cẩu”;khi chồng chết có thể búi tóc thấp xuống sau gáy; chưa chồng không búi tóc. Trong lễ, tết áo dài Thái Đen đa dạng với các loại xẻ nách, chui đầu, trang trí phong phú đa dạng về màu và màu mà mô-típ hơn Thái Trắng.


Thần thoại, cổ tích, truyền thuyết, truyện thơ, ca dao… là những vốn quý báu của văn học cổ truyền người Thái. Những tác phẩm thơ ca nổi tiếng của dân tộc Thái là: “Xống chụ xon xao”, “Khun Lú Nàng Ủa”. Người Thái sớm có chữ viết nên nhiều vốn cổ (văn học, luật lệ, dân ca) được ghi chép lại trên giấy bản và lá cây. Người Thái rất thích ca hát, đặc biệt là Khăp tay. Khăp là lối ngâm thơ hoặc hát theo lời thơ, có thể đệm đàn và múa. Nhiều điệu múa như múa xòe, múa sạp đã được trình diễn trên sân khấu trong và ngoài nước, hấp dẫn đông đảo khán giả. Hạn khuống, ném còn là hai đặc trưng văn hóa nổi tiếng của người Thái.
Những bài hát dân ca Thái:
1. Ngủ Đi Em
Bé yêu ơi
Ngủ đi em
Đắp mền ấm chăn êm
Ngủ đi em
Ngủ đi em
Lớn mau theo mẹ đi nương
Bé ơi ngủ cho ngoan
Nào bé yêu
Ngủ đi em
Ru hời ru hời
NS Nguyễn Đình Nghĩa ký âm.

2. Xoè Hoa
Bùng bong bính bong
Ngân nga tiếng cồng vang vang
Nghe tiếng chiêng reo vui rộn ràng
Theo tiếng Khèn, tiếng Sáo vang lừng
Tay nắm tay, ta cùng xoè hoa


NS Nguyễn Đình Nghĩa ký âm.

3. Inh Lả Ơi
Inh lả ơi
Sao noọng ời
Khắp núi rừng Tây Bắc sáng ngời
Mùa xuân đến ngàn hoa hé cười
Inh Lả Ơi
Sao noọng ơi!

NS Nguyễn Đình Nghĩa ký âm.

Tựa đề những bài viết:
- Đằm thắm dân ca Thái Mường Lò
- Say đắm "Hội xoè" dân tộc Thái
- Khua luống-thứ âm thanh gần gũi của người Thái, Đắk Nông
- Lễ hội Then Kin Pang của người Thái trắng ở Lai Châu
- Những tác phẩm văn học đặc sắc của người Thái cổ
- Độc đáo lễ hội cầu an dân tộc Thái, Sơn La
- Tết Độc lập của người Thái, Yên Bái
- Hết Chá-Lễ hội văn hóa tâm linh của người Thái ở Sơn La
- Lễ gội đầu độc đáo của người Thái Trắng
- Độc đáo nghi thức cầu mưa người Thái, Sơn La
- Nhà sàn-công trình đoàn kết của cộng đồng dân tộc Thái
- Trang phục dân tộc Thái
- Tục lệ uống rượu cần độc đáo của người Thái

Chương trình nghệ thuật trong ngày hội dân tộc Thái. (ảnh Thanh Hà)

Theo những nghiên cứu của các nhà khoa học về sự thiên di của các hệ Thái ở Tây Bắc Việt Nam, đặc biệt qua hai cuốn sử thi của người Thái Đen: "Quắm tố mương" và "Táy pú xấc", vào khoảng thế kỷ IX đến XI hệ Thái Đen do Tạo Xuông và Tạo Ngần dẫn đường di cư từ Mường Ôm, Mường Ai đến Mường Lò cư trú và họ đã sáng tạo ra chữ viết để ghi lại những sinh hoạt văn hóa của mình. Chữ viết là phương tiện duy nhất để ghi chép các thông tin kinh tế, xã hội, văn hóa của dân tộc Thái. Và như thế, chữ Thái cổ đã trở thành di sản văn hóa của tộc người và nhân dân Thái Mường Lò.
Chữ Thái cổ Mường Lò không có dấu ngắt câu, bởi vậy, các văn bản chủ yếu được viết bằng văn vần, có vần điệu như thơ, có nhạc điệu và tiết tấu rất cao để dễ đọc và dễ nhớ. Bởi vậy, không kể các bài "mo", "then", người Thái có rất nhiều tác phẩm nổi tiếng nhưng nhân dân vẫn dễ dàng thuộc lòng và truyền khẩu như: "Quắm tố mương" – Kể chuyện bản mường; "Táy pú xấc" – Bước đường chinh chiến của cha ông; "Căm Hánh tặp xấc Hán cớ lương” – Cầm Hánh đánh giặc Hán cờ vàng; "Sống chụ xon xao" – Tiễn dặn người yêu; "Khun Lú nang Ủa" – Chàng Lú nàng Ủa; "Tản chụ xống xương" – Tâm tình yêu thương; “Tản chụ xiết xương” – Tâm tình trêu ghẹo yêu thương… Mỗi tác phẩm đều có độ dài hàng nghìn câu trở lên, nhưng hầu hết các thế hệ người Thái đều thuộc lòng và có khả năng "khắp" – hát, hò, ngâm.
Có rất nhiều cách "khắp" các tác phẩm thơ Thái, mà chỉ điểm qua, ta đã thấy sự phong phú đến ngạc nhiên: Nói tới các làn điệu dân ca Thái Mường Lò là nói tới sự phong phú, đặc sắc, không pha trộn mang tính đặc thù địa phương rất cao. Chính các làn điệu dân ca này đem lại sức sống cho hệ thống dân ca Thái Mường Lò. Mỗi làn điệu này không chỉ khác nhau về cách thức thể hiện, nơi thể hiện, nhạc cụ đệm, mà còn gắn với một nội dung hoặc mục đích thể hiện khác nhau.


Ở điệu “khắp xư” – tức là hát thơ, điệu này thường dùng để kể lại một câu chuyện về tình yêu, về lịch sử như: "Sống chụ xon xao", "Khun Lú nang Ủa", "Chương Han", "Quắm tố mương"…, lời khắp thường trầm lắng làm sống lại một giai đoạn lịch sử của dân tộc. Lúc nông nhàn, cũng có khi chỉ trong một gia đình, người cao tuổi thường khắp để cho con cháu hiểu, biết sống và biết yêu, có trách nhiệm hơn với quê hương đất nước.
Khi khắp làn điệu này không dùng nhạc đệm, người nghe được lắng trong từng câu khắp trầm trầm, đi vào lòng người. Song cũng có tác phẩm khi thể hiện trong hội cưới, ngày vui lại được thể hiện theo làn điệu "Báo xao" – tức là trai gái hát đối đáp giao duyên, như truyện thơ "Sống chụ xon xao" – Tiễn dặn người yêu, trong tiếng nhạc dặt dìu của "pí pặp", "pí ló"…
Với điệu "Han nê" – tức là ở đây, tại đây, ngụ ý tự hào, chỉ dùng trong Hội xuân chơi hang Thẩm Lé. Giai điệu của làn điệu này dặt dìu, tình tứ, như muốn gửi trao những điều sâu kín của tâm hồn, như tiếng của con tim khát khao cháy bỏng yêu đương. Bởi vậy, khi thể hiện làn điệu này nhạc cụ thường dùng là "pí ló" và nhị – "so lo". Trong lòng hang, những làn điệu nhẹ nhàng tình tứ được âm thanh trong sáng, réo rắt của nhạc cụ thổi hồn, thấm sâu vào lòng đất, rung động mỗi trái tim yêu.


Khi người già đến thăm nhau, trong bữa cơm thân mật lại khắp điệu "Nả lảu". Tuy cũng là "Khắp mơi lảu" – tức hát mời rượu, nhưng lời hát như lắng đọng sự trải nghiệm, sự ưu tư, trăn trở, chia sẻ cho nhau những vui buồn trong cuộc đời. Song cũng là "Khắp mơi lảu", nhưng khi thanh niên nam nữ đến thăm nhau lại khắp theo làn điệu được gọi là: "Nả lảu khom côn nóm". Lời hát rộn ràng tươi vui, đầy ẩn ý vẫn không kém phần tinh tế và lịch lãm.
Khi ru con, điệu "Xiêng co ók lụk" lại mượt mà, nhẹ nhàng đằm thắm gửi gắm tất cả tình thương yêu vô bờ bến, những lời khuyên răn về đạo làm người, những ước mơ về thế hệ mai sau, như từng giọt sương mai thấm dần vào lòng đất, tưới mát, nuôi dưỡng những hạt mầm từ lúc còn xanh non tơ mới nhú. Ở làn điệu này, các bà mẹ không chỉ hát ru đứa con yêu đã chào đời, mà còn hát ru cả khi con yêu còn trong bụng mẹ như một cách "Thai giáo".
Còn trong làn điệu "Khống khái" – tức là hát đồng dao, lại rộn ràng sôi nổi, không chỉ đem lại niềm vui trong sáng cho trẻ em, mà thông qua đó, chuyển tải những bài học, những kinh nghiệm sống một cách nhẹ nhàng và sâu sắc. Khi khắp làn điệu này, có khi chính nhịp điệu của lời ca đã tạo nên nhạc điệu, nhưng cũng có khi được đệm bằng "Pí ló nhính" – tức làpí ló dành cho nữ giới (loại pí này làm bằng nứa tép, có ba lỗ, khác với pí ló dành cho nam có bốn lỗ), tạo nên sự sôi nổi, nhưng thấm nhuần ý nghĩa nhân sinh…


NS Nguyễn Đình Nghĩa ký âm.

Có thể kể ra rất nhiều những làn điệu dân ca Thái Mường Lò khác, như: "Khắp một án ní" dành cho bà mo trong những trường hợp như: "Nhá phay" – Lễ thổi sưởi lửa cho sản phụ mới sinh và đặt tên cho cháu bé. "Púk quẩy púk ỏi" – tức là lễ xin số xin tuổi, cầu cho các bậc sinh thành mạnh khỏe, trường thọ. "Tám khuôn quai" – tức cúng vía trâu. "Xên xống khỏi" – giỗ tết…
Mỗi làn điệu cũng có những khác biệt về làn điệu khắp và nhạc cụ đệm. Không những thế, các ông mo, bà mo khi cúng không chỉ khắp những lời mang yếu tố tâm linh huyền bí, mà còn khuyên bảo, động viên mỗi con người phải sống có nghĩa vụ, trách nhiệm, đúng với đạo làm người với các bậc sinh thành, với chồng, vợ, với cộng đồng.
Tóm lại, cùng sự thiên di tìm miền đất mới và công cuộc chống giặc, mở mang bờ cõi và sự phát triển kinh tế – xã hội của một dân tộc có nền văn minh lúa nước phát triển, chữ Thái cổ Mường Lò đã hình thành và phát triển từ rất sớm. Chữ Thái cổ Mường Lò đã góp phần quan trọng vào việc ghi chép, lưu trữ những áng sử thi, những tác phẩm văn học, luật tục… làm phong phú thêm bề dày lịch sử của vùng đất tổ của người Thái đen Tây Bắc, đồng thời tạo điều kiện và chắp cánh cho ngôn ngữ nói và các điệu "khắp" hoàn thiện và phong phú hơn.

Say đắm "Hội xoè" dân tộc Thái

"Không xoè không vui, không xoè cây lúa không trổ bông, không xoè cây ngô không ra bắp, không xoè trai gái không thành đôi" – câu dân ca Thái từ ngàn xưa đã khẳng định vị thế điệu xoè trong đời sống người dân Thái đất này. Từ những cuộc vui nhỏ của gia đình như lễ mừng nhà mới, đám cưới, hỏi, cho đến những lễ hội lớn của bản làng như hội rằm tháng Giêng, tết xíp xí, lễ hội hái hoa ban, lễ mừng cơm mới… khó có thể vắng bóng điệu xoè hoà nhịp cùng lời ca, tiếng khắp trong thanh âm rộn ràng, tha thiết của những khèn bè, trống, chiêng, tằng bẳng, mắc hính…
Không đơn giản chỉ là những điệu múa trong các cuộc vui mà mỗi một động tác, một dáng đi, dáng đứng, một cách xếp đội hình, cách chuyển động đều là những cung bậc, sắc thái khác nhau mà điệu xoè mang theo. Đó là tình yêu cuộc sống, tình cảm nam nữ, khát vọng trong lao động, chiến đấu, sản xuất… được người Thái bao đời nay gửi gắm vào từng điệu xoè.
Khi ta lẫn vào vòng xòe mới cảm nhận được sự quyến rũ khó lường của xòe tay cầm tay quyện tròn xung quanh đống lửa hồng rực sáng. Có xòe Mường, xòe Tày, múa xòe của mỗi dân tộc đều có nét độc đáo riêng. Truyền thống xòe Thái nổi bật hơn, trầm bổng hơn, bởi có nhạc xòe bằng khèn bè trống mõ với ống nứa, gõ vào nhau tạo ra những âm thanh làm nhạc nền cho người múa. Xòe Thái có khăn đỏ dài quàng qua cổ, tô điểm thêm bộ áo váy đẹp và rất riêng. Xòe Thái không gian nhỏ mà khuôn múa lớn, có không gian thu hút tới cả trăm, ngàn người tham gia, gọi là "đại xòe".
Văn hóa Thái còn gìn giữ được sáu điệu xòe cổ, điệu “khắm khen” tức điệu nắm tay nhau vòng tròn, biểu hiện cho tình đoàn kết các dân tộc anh em trong cộng đồng người Việt, điệu "khấm khăn mời lẩu" tức nâng khăn mời rượu tỏ lòng yêu quý và mến khách, điệu “phá xí” tức bỏ bốn, tượng trưng cho bốn phương trời đất, sự đoàn kết trao đổi, tình cảm của con người, điệu "đổn hôn" Tức tiến, lùi và nhào ra phía trước, lùi về sau thể hiện việc dẫu trời đất có giông bão, sóng gió nhưng tình cảm con người với con người luôn gắn chặt bên nhau, điệu "nhôm khăn" tức tung khăn thể hiện niềm vui mùa lúa thắng lợi, xây nhà mới, sinh con thêm cháu, cưới xin… điệu "ỏm lọm tốp mư" vòng tròn cổ tay thể hiện sự vui mừng gặp gỡ, bịn rịn khi chia tay nhau sau mỗi cuộc xòe.
Xòe Thái có sự nhịp nhàng uyển chuyển của đôi chân theo nhịp khèn, trống rộn rã đến lúc cuồng nhiệt, múa xòe làm cho người lạ bỗng thành quen, ngồi trên nhà sàn uống rượu vừa múa xòe nghe hát dân ca thì cảm giác rất thư thái tuyệt vời.
Múa xòe của các thiếu nữ xinh đẹp trắng hồng tựa như hoa ban nở, xòe say trong men rượu nếp, mọi người vừa nắm tay nhau xòe quanh đống lửa, vừa rót cho nhau chén rượu. Múa xoè đã tạo nên một văn hóa, phong tục xòe truyền thống trường tồn và không thể thiếu trong cuộc sống của cộng đồng dân tộc Thái.

Khua luống đã trở thành nét văn hóa tiêu biểu của dân tộc Thái.

Vào những dịp Lễ, Tết, ở thôn Đắk Thanh, xã Nam Xuân (Krông Nô, Đăk Nông), âm thanh rộn ràng, náo nức của tiếng chày khua luống hòa trong tiếng trống chiêng của đồng bào Thái lại vang lên.
Khua luống trống, chiêng ở thôn Đắk Thanh không biết có từ bao giờ, nhưng theo những người già kể lại thì nó có từ thời rất xa xưa và được bắt nguồn từ việc giã gạo mà nên hễ là người Thái biết cầm chày giã gạo thì đều biết khua luống, đặc biệt là con gái Thái. Dần theo thời gian, khua luống trở thành loại hình nghệ thuật đặc sắc, thành nhạc hồn của bản Thái…
Cái luống là hình máng dài, nơi dùng để giã tách hạt lúa ra khỏi bông lúa. Luống được làm từ những cây gỗ to, thẳng, cắt thành khúc tùy theo kích thước của luống, thường có chiều dài 3 m và đường kính khoảng 80cm, được đẽo bớt ruột. Còn chày thì chọn những cây hoặc cành nhỏ, chắc thịt làm chày để khi giã tiếng chày vang xa.
Người khua luống thường là phụ nữ và phải có ít nhất 7 người trở lên, trong đó 1 người giã nhịp còn những người còn lại thì khua. Khi có nhiều người cùng đứng giã chung một cối gạo thì mọi người phải biết cách giữ đều nhịp, tránh cho chày va đập vào nhau. Cứ thế qua thời gian, người phụ nữ Thái khua chày thành điệu, thành bài, trở thành nét văn hóa nghệ thuật truyền thống của dân tộc Thái.
Đặc biệt, khua luống thường kết hợp với trống, chiêng. Khi các thành viên khác khua luống thì cần có 1 người đánh trống và 1 người đánh chiêng. Khác với chiêng của đồng bào Tây Nguyên, chiêng của người Thái được đánh bằng dùi, khi biểu diễn 4 cái chiêng được treo lên và chỉ cần 1 người đánh. Sự kết hợp giữa khua luống và trống, chiêng tạo nên những âm thanh vui nhộn, có nhịp điệu rõ ràng, thường là nhịp chẵn 2/4 hoặc 4/2.
Với những thanh âm vui nhộn, nên khua luống của người Thái thường được tổ chức trong những dịp vui như lễ rước dâu, đám cưới, hay khi tết đến xuân về, sự kiện văn hóa của địa phương. Người ta có thể đứng chung lại và khua luống một cách ngẫu hứng, có sự điều khiển của một người cầm chày đứng ở đầu luống. Vai trò của người đầu luống là gõ chày giữ cho nhịp điệu chung của cuộc chơi được đều đặn thống nhất.
Khua luống được chia thành nhiều điệu như chào khách, mừng cưới, mừng lúa mới… Tiếng khua luống thường hòa với chiêng, trống và nhảy sạp làm cho không khí lễ hội, cưới hỏi… thêm vui tươi, náo nức như thúc giục, mời gọi mọi người tham gia.
Khua luống đã trở thành nét văn hóa tiêu biểu của dân tộc Thái. Mỗi khi nhịp chày khua luống vang lên là bàn chân người ta lại muốn bước, cái bụng người ta lại muốn theo đến nơi có lễ hội, đến nơi vui chơi hay chỉ để nhìn mặt ai đó lần cuối. Âm thanh phát ra từ mỗi điệu khua luống không có được cái luyến láy, bổng trầm của những loại nhạc cụ hiện đại, bởi khua luống vốn đơn giản như chính tâm hồn những người sáng tạo và biểu diễn nó, vậy mà bao đời nay nó dường như đã trở thành thứ keo dính tình cảm, gắn kết mọi người thành một khối cộng đồng thống nhất của tình bạn, tình thương, tình yêu; nó mang ý nghĩa về một cuộc sống no đủ, hạnh phúc…
Cho dù cuộc sống ngày càng đổi thay theo hướng hiện đại, nhưng những người Thái ở thôn Đắk Thanh nói riêng và xã Nam Xuân nói chung vẫn luôn có ý thức lưu giữ, bảo tồn, phát huy nét đẹp của nghệ thuật khua luống trống chiêng, không để bị mai một, quên lãng.

Bà Then và đội múa trong nghi lễ mời Then về chung vui với bản mường.

Lễ hội Then Kin Pang của người Thái trắng ở Lai Châu
Lễ hội Then Kin Pang là nét văn hoá đặc sắc, là hình thức diễn xướng dân gian độc đáo mang tính tâm linh của đồng bào dân tộc Thái (Lai Châu).
Là dân tộc có tỷ lệ dân số cao nhất của tỉnh Lai Châu, người Thái có một kho tàng văn hoá văn nghệ phong phú, đa dạng, giàu bản sắc. Thể hiện sự trường tồn qua thời gian với ý nghĩa tâm linh to lớn là Lễ hội "Then Kin Pang" – được ví như linh hồn của người Thái trắng ở khu vực Mường So, huyện Phong Thổ.

Tính tẩu là một trong những nét văn hóa truyền thống của người Thái trắng.

Theo truyền thuyết của dân tộc Thái trắng kể lại rằng: Sau Pô Phà (vua trời) là Then. Các vị Then đều có lòng bao dung độ lượng, yêu thiên nhiên cỏ cây, con người. Vì vậy vua trời đã phái các thần Then xuống hạ giới đầu thai thành người phàm trần để cứu nhân độ thế. Ai đau ốm thì được Then cho thuốc. Người nào gặp rủi ro, vận hạn Then sẽ cầu phúc cho tai qua nạn khỏi. Then cũng là người đại diện để cầu nguyện các vị thần linh trên trời tạo phúc cho dân, ban cho mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu, bản Mường yên vui no ấm. Lễ Then Kin Pang ngày các Lụ liệng – Lụ hương (tức là những người con nuôi được Then cầu hồn, chữa bệnh) dâng lễ tạ ơn Then.
Lễ Then Kin Pang thường được tổ chức vào ngày 10/3 (âm lịch) hằng năm. Trong ngày lễ này, tất cả những người ốm đau bệnh tật, gặp rủi ro trong cuộc sống được ông, bà Then là đại diện của người nhà Trời cầu cúng, làm thuốc cứu giúp sẽ làm lễ tạ ơn. Người nhà Trời thông qua đại diện là bà Then sẽ xuống trần gặp gỡ dân bản, ban cho bà con mưa thuận gió hoà, mùa màng tươi tốt, bản làm bình an, đất nước thanh bình.

Ném còn cũng là trò chơi không thể thiếu trong các dịp Lễ hội.

Lễ hội Then vì thế mà có sức mạnh lan toả ra một vùng và thu hút các dân tộc khác cùng tham gia. Người Thái ở Mường Là, huyện Kim Bình, Vân Nam (Trung Quốc) ở xa cũng về dự hội; người Mông từ núi cao xuống; người Dao ở bản bên sang… Đàn ông thì mang theo dây song dài để chơi trò chặc vai (kéo co), phụ nữ thì mang theo quả còn, én cáy để cùng chơi với chị em người Thái. Đây cũng chính là hạt nhân để cố kết cộng đồng các dân tộc. Qua đó tạo ra sức mạnh to lớn để xây dựng, phát triển bản mường, chống giặc ngoại xâm và thiên tai.
Trong ngày lễ hội, các già bản, già mường ngồi trong nhà Then kể cho con cháu nghe về lịch sử bản mường, kể về các anh hùng có công đánh giặc giữ Mường. Còn lớp trung niên, nam thanh nữ tú thì múa hát, chơi các trò chơi dân gian như: ném còn, tó má lẹ, kéo co, đẩy gậy, té nước. Đặc biệt hấp dẫn là môn thi bơi lội và té nước trên suối Nậm So thu hút đông đảo bà con đến tham gia cổ vũ… Các trò chơi được mọi người tham gia hào hứng với mong ước chinh phục tự nhiên, cầu có sức khoẻ cường tráng. Đồng thời cũng thể hiện sự khéo léo, tài giỏi và gắn bó giữa các thành viên trong cộng đồng thôn bản.

Thi nấu những món ăn đặc trưng của người Thái.

Trong lễ hội còn tổ chức thi ẩm thực, các đội tham dự chế biến những món ăn dân tộc mang bản sắc riêng của vùng đất này như: xôi 3 màu, măng đắng luộc, giá ủ bằng hạt lạc, rau dớn lam cá, ve sầu rang, cá bống gói lá rong nướng… Đến với lễ hội du khách còn được thưởng thức những món ăn dân gian truyền thống của người Thái như: cơm lam, rau gai, cà rừng, cá bống nướng, ve sầu, bọ xít, dế mèn… bỏ vào miệng nhai kỹ ta mới thấy được vị thơm ngon của từng món ăn, mang đậm hương rừng Tây Bắc. Đồng thời, ta cũng thấy được đôi bàn tay khéo léo của người phụ nữ Thái.
Lễ hội Then Kin Pang là nét văn hoá đặc sắc, là hình thức diễn xướng dân gian độc đáo, góp phần vào việc xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Dân tộc Thái có cả một kho tàng văn học dân gian quý báu ca ngợi tình yêu đôi lứa.

Dân tộc Thái có cả một kho tàng văn học dân gian quý báu với truyện thần thoại, cổ tích, truyền thuyết, truyện thơ… làm say đắm bao thế hệ người nghe.
Người Thái có vốn văn hóa dân gian rất phong phú và đặc sắc. Về cơ bản, văn học Thái được thể hiện qua các lĩnh vực như: Các câu truyện thần thoại, các câu truyện cổ tích, truyện thơ…
Hiện nay, Bảo tàng tỉnh Yên Bái đang lưu giữ một số tác phẩm còn nguyên vẹn qua các bản ghi chép bằng chữ Thái cổ trên giấy bản, giấy dó hoặc trên lá cây. Đây thực sự là những tác phẩm văn học cổ từ nội dung đến hình thức, trong đó một số tác phẩm đặc sắc về chủ đề tình yêu đã để lại rất nhiều ý nghĩa cho thế hệ sau, phải kể đến hai tác phẩm: "Xống chụ xon xao" và truyện "An Đức".
Tác phẩm "Xống chụ xon xao" là một truyện thơ, nổi tiếng có giá trị văn hóa cao, được nhân dân Thái yêu mến, say mê, là niềm tự hào của dân tộc Thái. Sức lôi cuốn của Tiễn dặn người yêu có thể được thấy qua câu ca từ từ xưa của người Thái: "Hát Tiễn dặn lên, gà ấp phải bỏ ổ, cô gái quên hái rau, anh đi cày, quên đi cày…".
"Xống chụ xon xao" kể về một đôi trẻ lớn lên rồi họ yêu nhau. Trong hạnh phúc tình yêu họ cảm thấy nhiều lo ngại. Chàng trai chạy vạy tìm sắm lễ vật, rồi tìm đến xin ở rể nhà cô gái. Nhưng cha mẹ cô chê anh nghèo hèn, không nhận lời. Cùng lúc đó, một người trai khác cũng đến xin ở rể. Cha mẹ cô bằng lòng ngay.
Khi cô gái biết chuyện thì mọi việc đã thu xếp xong. Cô hết sức đau đớn, nhà cô có người ở rể – cô đã có chồng. Nhận được tin này, chàng trai đau khổ vô cùng. Anh quyết chí đi buôn làm giàu, dặn cô gái dù thế nào cũng chờ và tin ở anh.
Sau một thời gian, nhà chồng đuổi cô về nhà mẹ đẻ. Cô vừa về lại có người đến hỏi, cha mẹ bán đứt cô cho một gia đình cửa quan. Ở đây cô càng khổ hơn. Họ lại đem cô ra chợ bán rao với giá chỉ “một cuộn lá dong đổi lấy người”… Và rồi người đổi lấy cô với giá như thế chính lại là người yêu cũ của cô. Bây giờ anh đã có nhà cao cửa rộng. Đôi bạn tình nhận ra nhau. Anh quyết định lấy cô làm vợ.
Tác phẩm thứ hai, Tập truyện An Đức là một bài trường ca trong tình yêu bất hủ của chàng trai An Đức với nàng Chiêu Nghĩa. Cuộc sống hạnh phúc của họ chỉ được trong khoảnh khắc ngắn ngủi thì một kẻ gian ác có quyền thế tên Cửu Hoa đến giết hại chồng nàng rồi cướp nàng Chiêu về làm vợ.
Từ đó, cuộc sống tủi nhục bất hạnh của nàng trải qua năm tháng triền miên cộng với sự nhớ nhung chồng cũ An Đức của mình, nàng đã tự sát mong kiếp mới được gặp lại chồng cũ. An Đức bị giết hại oan ức, đổi kiếp tái sinh lên trời đã được đức chúa trời hiểu thấu và sai người tìm nàng Chiêu cho An Đức.
Trải qua những lần tìm kiếm…, khi trở lại cõi trần với quê hương bản mường yêu quý của mình, An Đức và Chiêu Nghĩa không những là tình thủy chung trong sáng mà còn là tình thương nghĩa nặng.
Chàng An Đức và nàng Chiêu Nghĩa đã được dân qúy trọng phong tặng ngai vua và từ đó những bất công, bất hạnh đã không còn nữa, dân bản mường đâu đâu cũng được hưởng cuộc sống yên vui từ thế hệ này qua thế hệ khác.
Trong kho tàng văn học của người Thái còn rất nhiều tác phẩm được lưu truyền làm say đắm bao nhiêu thế hệ người đọc, người nghe. Góp phần làm phong phú kho tàng văn hóa Dân tộc Việt Nam.


Lễ hội cầu an thường được tổ chức vào cuối tháng giêng, đầu tháng 2 âm lịch hàng năm.

Lễ hội cầu an cho bản của người Thái (Sơn La) là một sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng rất quan trọng đối với cộng đồng người ở Tây Bắc.
Lễ hội cầu an cho bản mường (xên bản, xên mường) của người Thái, đặc biệt là người Thái Mai Châu, Thuận Châu, Mộc Châu, người Mường… là một sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng rất quan trọng đối với cộng đồng người ở Tây Bắc. Lễ hội có liên quan đến đời sống vật chất, tinh thần, tâm linh của cả bản mường, đến mùa màng, sức khỏe và sự làm ăn của cộng đồng năm ấy, nên được tổ chức rất trọng thể, vui vẻ, thu hút sự tham gia của đồng bào ở địa vực lớn (bản, mường).
Lễ hội cầu an thường được tổ chức vào cuối tháng giêng, đầu tháng 2 âm lịch hàng năm, tại Thuận Châu, Mộc Châu gắn với tục giết trâu hiến sinh cầu và tạ thần linh. Để chuẩn bị cho lễ hội, ngay từ dịp Tết Nguyên Đán, mọi thứ dùng cho lễ hội đã chuẩn bị xong. Lễ hội thường kéo dài trong ba ngày. Người chịu trách nhiệm chính trong tổ chức lễ hội cầu an bản mường là a nha, nhưng người trực tiếp điều hành buổi lễ lại chính là ông thầy cúng (mo mường). Dân chúng trong mường, ngoài bản, bất kể già trẻ gái trai đều có nghĩa vụ tham gia, đóng góp tùy sức mình và được quyền tham dự lễ hội của mường.
Bắt đầu ngày hội, người ta làm nhiều mâm cỗ cúng (mỗi mâm cỗ tượng trưng cho một bản lớn, xưa, có tạo bản đứng đầu, các bản nhỏ không được tượng trưng bằng mâm cỗ) đặt cạnh nguồn nước thiêng của mường. Khi buổi lễ bắt đầu, mo mường quì trước các mâm cỗ, phía sau là a nha, tạo bản, dân mường qùi lễ. Trong không khí trang nghiêm, linh thiêng, ông mo trang trọng, xuất thần đọc bài cúng đã thông thuộc, mời tổ tiên (ông cha bà cố nội ngoại tiếng Thái là Pao pu pang cải), thần đất (Chau đỉn), chủ nguồn nước (Chau nặm bo), thổ công thổ địa… về nhận lễ vật, dùng cỗ, vui vẻ với cộng đồng dân cư bản mường; đồng thời cầu mong tổ tiên thần linh ban phúc, phù trợ cho bản mường bình yên, làm ăn suôn sẻ, con người khỏe mạnh, ngô lúa sinh sôi, gia súc gia cầm đàn đàn, lớp lớp. Khấn xong, mo mường và các vị chức sắc cùng dân bản mường vái lạy tổ tiên và các vị thần. Trong lúc đó, mo mường ném hai quả trứng (một đỏ, một trắng) và một nắm cơm nhỏ xuống nguồn nước.

 Cuộc lễ kết thúc, mọi người bắt đầu vào cuộc ăn uống cộng cảm, vui chơi thể thao, văn nghệ… Cuộc ăn uống cộng cảm diễn ra hết sức vui nhưng đúng lễ nghi. Các ông mo mường, a nha, tạo bản… ăn làm phép ở mâm cỗ chính, rồi đi từng mâm; ở mỗi mâm các ông ăn một miếng thịt, uống một hớp rượu. Kế đó, cả bản mường ăn uống vui vẻ cho bằng hết các mâm, không được bỏ thừa hay đem về.
Để chuẩn bị cho việc diễn ra những trò chơi trong hội lễ, ngay từ sáng tinh mơ của ngày đầu tiên, bên cạnh vị trí cúng lễ (mặt bằng, có thể là bàn đá cạnh nguồn nước), người dân bản đã sửa sang, dọn dẹp một mặt bằng rộng, cách nơi hành lễ khoảng trên dưới 100m. Mọi hoạt động hội hè, trò chơi, văn nghệ, thể thao… đều được diễn ra nơi đây. Trời về chiều, trong tiếng trống, tiếng chiêng dìu dặt lúc khoan lúc nhặt, dân làng tổ chức xòe vòng, xòe đôi, xòe đơn thật hào hứng. Bên mâm rượu tập thể, những nam thanh nữ tú hát giỏi múa hay, biết nhiều, nhanh nhẹn trong ứng đối vừa ăn uống, chọc ghẹo, vừa hát đối đáp giao duyên. Họ hát giới thiệu, khen ngợi nhau, bày tỏ chí hướng, tỏ lòng với nhau… trong men rượu, men tình… Bên cạnh đó, dăm bảy đôi nam nữ (thường là những đôi đã ngầm kết nhau, tổ chức múa sạp, thi bắn nỏ, bắn súng hỏa mai. Nhiều nơi còn có tục đi săn tập thể vào ngày kết thúc lễ hội.
Lễ hội cầu an của người Thái, Sơn La là dịp để mọi người tụ họp, gặp gỡ với tổ tiên, thần linh, gặp gỡ với nhau trong cả sinh hoạt vật chất lẫn hành động tâm linh; vừa bộc lộ niềm thành kính, ngưỡng vọng thánh thần, vừa thể hiện sức mạnh của con người; vừa cầu phúc cho một cuộc sống hạnh phúc, an bình, vừa bộc lộ khả năng vui chơi, thi tài… Có thể nói, lễ hội cầu an bản mường là một hoạt động văn hóa tín ngưỡng đặc sắc của các tộc Thái… một sinh hoạt văn hóa dân gian tổng thể; một nguồn vui không thể thiếu của cư dân ít người nơi rẻo cao Tây Bắc xa xôi, mỗi khi mùa hoa ban trắng nở.

Ngày Tết Độc lập từ lâu đã trở thành một ngày Lễ, ngày Tết quan trọng, một nét văn hóa độc đáo của người Thái ở xã Hát Lừu, huyện Trạm Tấu (Yên Bái).
Giống như người Mông ở Mộc Châu (Sơn La), người Thái ở xã Hát Lừu, huyện Trạm Tấu (Yên Bái) cũng đón Tết Độc lập vào ngày 2/9 hàng năm. Ngày Tết Độc lập từ lâu đã trở thành một ngày Lễ, ngày Tết quan trọng, một nét văn hoá độc đáo của người Thái nơi đây và theo họ, Tết Độc lập rất quan trọng, chỉ sau Tết Nguyên đán.

Các loại bánh không thể thiếu trong mâm cơm Ngày Tết Độc lập của người Thái.

Trong Ngày Tết, trên mọi ngả đường của 5 thôn Hát 1 và Hát 2, Lừu 1, Lừu 2 và thôn Vũng Tầu nhà nào nhà nấy bảo nhau quét dọn, sửa sang ngay ngắn, sạch đẹp… Không khí Tết từ trong nhà ra ngoài ngõ, trên những con đường vào bản… Người Thái các bản năm nào đến ngày này cũng tổ chức ăn mừng. Gia đình nào có nhiều thì ăn nhiều, có ít thì ăn ít. Đây còn là dịp để cho cả gia đình cùng ngồi ôn lại những ký ức hào hùng của dân tộc, nhà nào nhà nấy ai cũng háo hức…
Mâm cơm truyền thống mà người Thái dâng cúng tổ tiên là một thủ tục không thể thiếu trong ngày Tết Độc lập, cùng với các món ăn chính được chế biến từ các loại động vật như: gà, vịt, lợn… thì các loại bánh chưng dài và bánh rợm… cũng hết sức quan trọng vì không những được chủ nhà dùng để cho con cháu mà còn dùng để tiếp đãi và làm quà cho khách khi đến chơi nhà. Còn đối với trẻ con thì háo hức theo gia đình đi chợ sắm sửa giầy dép và quần áo mới để diện trong ngày Tết Độc lập.

Chuẩn bị mâm cỗ mời anh em, họ hàng.

Tại mỗi gia đình, sau khi đã chế biến đủ các món ăn truyền thống của dân tộc, trước khi dọn mâm cỗ mời anh em, con cháu trong nhà và đãi khách thì chủ nhà phải làm lễ dâng cúng tổ tiên, mời tổ tiên về ăn Tết, chia vui cùng con cháu. Báo cáo với tổ tiên hôm nay là ngày lành tháng tốt, ngày được gia đình chọn và tổ chức lễ mừng Tết Độc lập.
Từ khi thực hiện phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa mới" đồng bào Thái Hát Lừu cũng ăn Tết Độc lập tiết kiệm, gọn nhẹ hơn. Trong ngày Tết mọi người khuyên nhau không được uống rượu say, đặc biệt là khi đi xe máy không được uống rượu; không được ăn uống linh đình, lãng phí và kéo dài 3, 4 ngày như trước. Ăn Tết Độc lập xong phải bắt tay ngay vào việc sản xuất, chăm sóc cây trồng, vật nuôi…

Nhiều hoạt động giao lưu văn nghệ được tổ chức trong ngày Tết.

Việc đón Tết Độc lập ở Hát Lừu đã trở thành một dấu mốc quan trọng để đánh giá các phong trào thi đua lập thành tích của xã. Ngày này thực sự có ý nghĩa đối với người Thái ở Hát Lừu, đặc biệt là giúp cho thế hệ trẻ nhớ lại ngày Độc lập của dân tộc Việt Nam.
Trải qua thời gian lịch sử, ngày Tết Độc lập đã góp phần bảo tồn, lưu truyền những nét đẹp văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc Thái ở Hát Lừu và đây cũng là cách mà người Thái dạy cho con cháu mình nhớ về ngày trọng đại của cả nước, nhớ về đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc Việt Nam, nhớ về ngày mà tất cả các dân tộc cùng hướng về Tổ quốc Việt Nam thân yêu.

Lễ hội Hết Chá là lễ hội đoàn kết cộng đồng.

Hết Chá – Lễ hội văn hóa tâm linh của người Thái ở Sơn La
Lễ hội Hết Chá của người Thái ở Sơn La là hình thức sinh hoạt văn hóa tâm linh sâu sắc, là lễ hội đoàn kết cộng đồng, cùng giúp nhau vượt qua những khó khăn trong cuộc sống.
Bản Áng, xã Đông Sang đã trở thành khu nghỉ mát và du lịch sinh thái thơ mộng. Mảnh đất nơi đây giàu truyền thống, con người hiền hòa hiếu khách, với nhiều nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc Thái. Tháng Ba, vào mùa hoa ban rực sáng núi rừng, người dân bản Áng lại tưng bừng tổ chức "Lễ hội Hết Chá".
Theo người dân nơi đây kể lại về nguồn gốc của lễ hội: Chuyện rằng, xưa kia, người Thái rất nghèo, không có tiền mua thuốc chữa bệnh, thường đến nhờ thầy mo. Thầy mo dùng mẹo và nhờ thần linh nên đã chữa được bệnh cho dân làng. Mang ơn thầy mo, nhiều người xin được làm con nuôi của ông. Và rồi, cứ mỗi dịp cuối năm (vào 29, 30 Tết), con cháu lại đến tạ ơn thầy mo, nhưng thời điểm đó đang bận rộn cho tết nên thầy mo ấn định lễ tạ ơn sẽ tổ chức vào tháng 3 hàng năm… Lễ hội Hết Chá từ đó mà thành.

Một nghi thức trong lễ “Hết Chá” của người Thái Trắng.

Lễ hội cũng là dịp để người dân tạ ơn đất trời, tạ ơn đấng sinh thành, giáo dưỡng, cầu chúc cho vạn vật hòa hợp, sinh sôi nảy nở, cuộc sống yên vui, mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt bội thu, mọi người ấm no hành phúc.
Giống như bao lễ hội khác lễ hội Hết Chá cũng gồm 2 phần: lễ và hội. Phần lễ là dịp để người con nuôi bày tỏ lòng thành kính với thầy mo đã chữa bệnh cho mình, mang tính nhân văn sâu sắc. Thông qua phần lễ với những tích xưa được kể và dựng lại do chính những người dân biểu diễn, người tham dự lễ hội sẽ được truyền dạy kinh nghiệm sản xuất cũng như nghe những lời răn dạy để mọi người sống với nhau tốt hơn. Điểm nổi bật của những tích trò là tính hài hước, hóm hỉnh theo lối gái giả trai, trai giả gái, làm cho người xem cười thỏa thích.
Phần hội diễn ra những trò diễn dân gian vui nhộn, dạy con cháu khai hoang ruộng, tập cho trâu cày, khơi dậy nền văn minh lúa nước của đồng bào dân tộc. Đan xen một số tiết mục kịch câm dí dỏm, vui nhộn phê phán những thói hư tật xấu, khích lệ những cái hay, cái đẹp trong cuộc sống thường nhật.

Phần hội diễn ra những trò diễn dân gian vui nhộn.

Bên cạnh đó, là những điệu xòe uyển chuyển, nhịp nhàng, duyên dáng quanh cây nêu hòa cùng tiếng trống, chiêng rộn rã và âm thanh chầm bổng của đội nhạc như đang mời gọi. Điệu xòe trong Lễ hội Hết Chá được gọi là "Xòe Chá" gồm 6 mục chủ yếu, mỗi mục gắn với một sự việc, được minh họa bằng kịch câm.
Mọi hoạt động trong Lễ hội được diễn ra xung quanh một cây nêu, khơi dậy cuộc sống bình dị với thiên nhiên hoang dã được thể hiện trên cây nêu, với hoa ban, hoa mạ, hình con thú, con chim, ve sầu, ong bướm, chống chiêng… đủ mầu sắc treo trên cây nêu, tượng chưng cho sự sống, mùa xuân. Gốc cây nêu đặt những chum rượu cần để mời khách.
Trong phần hội còn diễn ra những hoạt động vui chơi giải trí vui nhộn ở nhiều khu vực, thi: xòe dân tộc Thái, món ăn dân tộc, đi cầu kiều, đi cà kheo… Lễ hội Hết Chá không chỉ là hình thức sinh hoạt văn hóa tâm lin, còn thể hiện ý thức gắn kết cộng đồng dân tộc Thái sinh sống trên mảnh đất Sơn La giàu đẹp.

Lễ hội gội đầu có ý nghĩa hết sức quan trọng trong đời sống tâm linh của bà con dân tộc Thái Trắng, thể hiện tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái và đạo lý uống nước nhớ nguồn cao đẹp của dân tộc.
Lễ gội đầu là lễ quan trọng mở đầu của các lễ hội trong năm của người Thái Trắng. Bước vào năm mới mọi người trong thôn bản đều phải gội đầu để rửa trôi những cái vất vả, bệnh tật, điều không may mắn của năm cũ, tống tiễn tai ương, nhọc nhằn, bệnh tật xuôi theo dòng nước (sông, suối) đi mãi không lặp lại, đồng thời cầu con người có sức khoẻ, năm mới tốt lành, gặp điều hay, làm ăn phát đạt.
Theo truyền thuyết về lễ gội đầu, xưa có vị nữ tướng anh hùng tên là Nàng Han, sau khi cầm quân đánh đuổi giặc Phẻ ra khỏi bờ cõi phía bắc, thì cũng là lúc chiều 30 Tết. Nàng Han lệnh cho quân sĩ "gác súng gươm", xuống sông tắm rửa, gội đầu chuẩn bị đón mừng năm mới hòa bình trở lại. Từ đó người dân trong làng lấy ngày này tổ chức lễ gội đầu.
Người Thái cũng quan niệm gội đầu trong tư thế không được đẹp mắt sẽ làm phật ý những người đã khuất. Bởi vậy việc gội đầu phải được hoàn thành trước ngày 28 Tết. Hết 3 ngày Tết hay khi tiễn những người đã khuất về trời thì người phụ nữ mới được phép tắm rửa, gội đầu trở lại.
Những búi tóc cao nơi đỉnh đầu (người Thái gọi là tăng cẩu) là dấu hiệu chứng tỏ một cô gái Thái đã lập gia đình. Từ khi lập gia đình thì búi tóc đó ít khi bị xõa ra nhờ bí quyết vấn tóc và cả cái trâm bạc cài lên cố định tóc. Chiếc trâm bạc đó vừa là vật trang sức, vừa thể hiện thứ bậc của người phụ nữ Thái trong quan hệ xã hội. Bên cạnh điệu xòe và chiếc khăn piêu, mái tóc trở thành nét riêng có của phụ nữ Thái.

Bên cạnh điệu xòe và chiếc khăn piêu, mái tóc trở thành nét riêng có của phụ nữ Thái.

Mái tóc thường được chăm chút cẩn thận và nuôi dài, rất hiếm phụ nữ Thái cắt tóc ngắn. Ngày xưa phụ nữ Thái thường gội đầu với lá cây rừng để giữ tóc đen mượt. Người Thái quan niệm, việc gội đầu của người vợ có quan hệ mật thiết với tính mạng của người chồng, nhất là khi người chồng đang đi xa và làm những việc nguy hiểm. Bởi vậy để tránh nguy hiểm cho chồng, người vợ thường không gội đầu trong suốt thời gian chồng đi vắng. Để cho những búi tóc luôn sạch, không bị gầu, không bị bết lại, phụ nữ Thái có một bí quyết riêng là dùng nước gạo để gội đầu. Nước gạo phải là nước vo gạo nếp và phải thật đặc như kiểu hòa bột vào nước. Nước đó phải để ít nhất 2 ngày hai đêm đến khi thành một hỗn hợp sền sệt và có mùi thum thủm thì mới được đưa ra để gội đầu.
Không chỉ kiêng gội đầu lúc chồng đi vắng mà phụ nữ Thái cũng không được gội đầu vào 3 ngày Tết hoặc khi nhà có đại tang. Khi bố, mẹ qua đời, con dâu và con gái không được gội đầu, tắm rửa từ khi bắt đầu các công việc chuẩn bị tang lễ đến khi tang lễ kết thúc.
Trong lễ hội Gội đầu, nhiều nơi còn tổ chức hội đua thuyền, lập lễ cúng Nàng Han, tế thần sông, thần núi cùng nhiều trò chơi dân gian khác ghi nhớ công lao của nữ tướng anh hùng Nàng Han và những anh hùng có công giữ yên bờ cõi, cầu mong cho bản làng được yên vui, cho sức khỏe của từng thành viên trong gia đình và cộng đồng, một năm mới khởi đầu tốt lành.
Lễ hội Gội đầu được tổ chức hiện nay không những để tôn vinh bản sắc văn hóa các dân tộc Tây Bắc, giữ gìn nét văn hóa truyền thống mà còn là dịp để quảng bá giới thiệu tiềm năng văn hóa, thể thao, du lịch và con người Tây Bắc.

Cầu mưa là dịp trọng đại nhất trong năm của người Thái.

Đối với người Thái ở bản Nà Bó, Mộc Châu (Sơn La), lễ hội cầu mưa là dịp trọng đại nhất trong năm.
Truyền thuyết kể rằng, xưa kia ông trời làm hạn hán, quanh năm khô hạn, cây cỏ, vạn vật muôn thú đều chết hết. Người dân không biết làm cách nào bèn bàn nhau lên trời xin nước. Nhưng vì sợ ông trời nổi giận nên trong bản có một bà Góa tình nguyện ra đi. Trước khi đi, bà đã ăn một bữa cơm với con và dặn dò mọi người trong bản. Cảm kích trước lòng của bà, dân bản đã quyên góp những lễ vật để bà mang theo như tấm lòng thành kính của người dân cầu xin ông trời rủ lòng thương mà ban nước xuống.
Theo quan niệm của người Thái, thầy cúng là người chịu trách nhiều cầu mưa, mong cho dân bản có được một năm bội thu. Trước ngày diễn ra Lễ cầu mưa, người Thái ở bản Nà Bó không kể lớn bé, già trẻ, trai gái làm vệ sinh sạch sẽ chỗ ở. Thông điệp của họ muốn gửi đến ông Then rằng, họ đã sống tốt và biết bảo vệ những gì ông trời ban tặng.
Từ đêm trước ngày diễn ra lễ hội, mọi người đã chuẩn bị chu đáo, quần áo sạch sẽ, nhà cửa gọn gàng và thể hiện thái độ nghiêm túc. Công việc chuẩn bị đồ cúng thường do phụ nữ đảm nhận. Đồ cúng không quá cầu kỳ mà là những đồ ăn thường ngày của bà con người Thái. Đó là măng đắng, chuối xanh, cơm lam, cá xông khói, bánh trưng, bánh ít, gạo nếp, gà luộc…
Trước đó một hôm, họ chuẩn bị cây nêu và các vật dụng cho buổi lễ. Những vật dụng này cũng rất gần gũi với người dân hoặc có liên quan đến việc truyền tải thông điệp từ người dân đến ông trời.
Buổi sáng trong ngày cúng lễ, những người phụ nữ Thái sẽ đi lấy nước và làm lễ tại mó nước đầu nguồn của bản. Tại đây, sẽ diễn ra 2 phần lễ, phần lấy nước và cúng thổ địa để xin nước.

Tiếp đó là một lễ khác cũng là cúng xin thần linh để xin nước mang về làm lễ cầu mưa được diễn ra tại một cái miếu. Bà con dựng một cái miếu nhỏ với đầy đủ lễ vật để bà chủ tế làm lễ. Những người tham gia cúng tế chính là phụ nữ. Mỗi lễ cúng diễn ra trong gần 1 tiếng đồng hồ, sao cho khi mọi nghi thức xong, cũng là lúc mặt trời cũng ló rạng.
Cúng xong, người ta sẽ vứt một quả trứng vào mó nước nguồn như để hiến tặng các vị thần linh. Hoàn tất các nghi lễ cầu mưa, bà góa sẽ đến từng nhà, gọi tất cả phụ nữ trong nhà ra mó nước sinh hoạt hàng ngày của bản để lấy nước. Mỗi người lấy ít nhất 1 đến 2 ống nước và nước sẽ dùng để thực hiện các nghi thức trong buổi lễ cầu mưa.

Dân bản cùng đi lấy nước.

Trong khi đó, những người phụ nữ khác làm nhiệm vụ chuẩn bị đồ cúng tế và chờ đoàn rước nước về. Toàn bộ đồ cúng tế được bày quanh cây nêu trước sự chứng giám của ông trời. Người dân nhảy múa và làm lễ xung quanh. Chủ tế sẽ kêu than với ông Than về nỗi khổ của người dân khi thời tiết khô hạn, mùa màng thất thu. Thấu hiểu nỗi khổ của người dân, kết thúc lễ cúng, ông Then sẽ dùng lá cây và nước rời khỏi vị trí của mình và đi vẩy nước vào tất cả người dân với ý nghĩa là sẽ ban mưa cho bà con.
Kết thúc phần lễ cầu mưa, để ăn mừng khi ông Then đã đồng ý cho mưa, tất cả bà con người Thái bắt đầu chơi hội. Họ múa xòe, chơi ném còn giao duyên, chơi Tó Má Lẹ và uống rượu… Mặc dù đã trải qua rất nhiều thời gian nhưng Lễ hội xin cầu mưa của người Thái ở bản Nà Bó 1 vẫn giữ được tất cả các nghi thức truyền thống mà không phải người Thái ở đâu cũng có thể làm được.

Ngôi nhà sàn – nét văn hóa đặc sắc của dân tộcThái.

Nhà sàn không chỉ là không gian sinh hoạt, còn là công trình kỳ công của cả cộng đồng người Thái (Nghệ An), ở đó tình đoàn kết của cộng đồng làng bản được thể hiện rõ nét nhất.
Nhà sàn nguyên bản của người Thái ở Nghệ An ngày xưa chỉ có 2 – 3 gian, cột chôn. Gian để bàn thờ phía ngoài là nơi cấm kị đàn bà con gái ngủ nghỉ hay ngồi ăn cơm. Gian trong vừa để sinh hoạt cũng là gian bếp, về sau nhà có điều kiện thường dựng nhà kê táng (cột nhà được dựng trên các trụ đá). Dưới gần sàn người ta nuôi gà vịt, gia súc, đặt cối giã gạo… Tùy điều kiện của từng gia đình, ngôi nhà sàn cũng dài, ngắn khác nhau, nhưng gian ngoài cùng phía cầu thang vẫn để bàn thờ và gian trong cùng thường đặt chiếc bếp hình vuông làm nơi nấu nướng.
Ngày nay, cấu trúc nhà sàn của người Thái thường làm 3 hoặc 5 gian. Gian ngoài để tiếp khách, ăn cơm, uống rượu cần. Nếu khách ở xa nghỉ lại, thì chủ nhà sắp xếp gối, chăn, nệm, màn ở gian ngoài. Nệm và gối được làm bằng bông lau và chất vải thổ cẩm do bàn tay khéo léo của người phụ nữ Thái dệt nên.
Nhà sàn được làm bằng gỗ các loại như: săng lẻ, lim, chò chỉ… mái lợp có thể bằng gỗ, lá cọ, ngói hoặc tôn…. tùy vào hoàn cảnh kinh tế của từng gia đình mà định liệu cách làm nhà 3 hay 5 gian, lợp tranh hay ngói, gỗ xẻ hay gỗ tròn.
Để có được ngôi nhà sàn đòi hỏi sự góp công sức của cả cộng đồng. Những ngôi nhà bề thế càng cần sự giúp sức của nhiều người. Trong kế hoạch dựng nhà sàn, trước hết phải họp bàn với anh em họ tộc, sau đó người đàn ông trụ cột trong gia đình lên rừng chọn gỗ dựng nhà. Việc khó khăn đầu tiên là lựa gỗ làm cột, rồi đến các bộ phận khác của ngôi nhà.
Trong công đoạn dựng nhà, người ta phải dùng đến 2 chiếc tời và hàng chục, thậm chí hàng trăm người kéo mới có thể dựng xong một vì nhà. Sau đó là việc lắp những bộ phận khác như kèo, xà thượng ốc đều là những thanh gỗ rất nặng nề, lại lắp đặt trên cao đòi hỏi sự khéo léo cũng như kinh nghiệm của người thợ làm nhà. Đến khi lợp nhà lại cần một lượng nhân lực rất lớn để vận chuyển vật liệu.
Sau khi hoàn thành việc dựng nhà, người Thái thường tổ chức lễ mừng nhà mới. Ngoài gia chủ còn có những người đã góp phần làm nên căn nhà, vì thế, những cuộc mừng nhà mới thường kéo dài thâu đêm suốt sáng.
Nhà sàn của người Thái không chỉ là một không gian sinh hoạt, nó là kỳ công của cả cộng đồng, ở đó tình đoàn kết của cộng đồng làng bản được thể hiện rõ nét nhất. Có thể nói, ngôi nhà sàn là mối dây làm nên những buôn, những bản mường, còn là nét văn hóa đặc sắc của dân tộcThái.

Từ trước tới nay, trang phục của người dân tộc Thái được ca ngợi bởi sự đơn giản, duyên dáng và thanh lịch, nhưng ít ai biết được, để có bộ trang phục "hút hồn" như vậy, người dân đã phải khéo léo kết hợp từng chi tiết để tạo nên hình ảnh những cô gái Thái rất riêng.
Các nhóm người Thái như Thái Đen, Thái trắng đều có nhiều điểm chung trong trang phục hằng ngày nhưng trong đó, vẫn nổi bật bản sắc riêng để phân biệt.
Một bộ trang phục truyền thống phụ nữ Thái gồm: áo ngắn (xửa cỏm), áo dài (xửa chái  xửa luổng), váy (xỉn), thắt lưng (xải cỏm), khăn (piêu), nón (cúp), xà cạp (pepăn khạ), các loại hoa tai, vòng cổ, vòng tay và xà tích.
Xửa cỏm (áo ngắn bó sát người có hàng cúc bướm) có thể may bằng nhiều loại vải với màu sắc khác nhau. Chính hàng khuy bạc hay kim loại đã làm cho xửa cỏm thành chiếc áo đặc trưng của bộ nữ phục Thái. Theo quan niệm dân gian Thái, hai hàng cúc bạc trên hai vạt áo xửa cỏm là tượng trưng cho sự kết hợp nam với nữ, tạo nên sự trường tồn của nòi giống.

Trang phục người Thái Đen - Thái Trắng .

Phụ nữ Thái còn mặc hai loại áo dài là xửa chái  xửa luổng.
Xửa chái may bằng vải chàm đen, kiểu áo 5 thân, cài cúc phía bên tay trái, cổ đứng, gấu áo phủ quá đầu gối. Theo tục lệ, phụ nữ có chồng mới mặc xửa chải vào dịp cưới xin, hội hè.
Xửa luổng là áo khoác ngoài, may dài, rộng, chui đầu, có tay hoặc không có tay. Phụ nữ Thái từ khi còn trẻ đã may loại áo này, một dành cho bản thân khi về già và một dành biếu mẹ chồng khi về làm dâu. Các cụ già mặc áo xửa luổng lộn trái vào ngày thường, chỉ khi chết mới mặc mặt phải.
Váy (Xỉn) cùng với xửa cỏm tạo nên dáng nét chính của bộ nữ phục Thái. Phụ nữ Thái mặc váy hai lớp: váy trắng lót bên trong và và váy chàm mặc ngoài.
Thắt lưng (Xài ẻo) làm bằng vải tơ tằm hay sợi bông màu xanh lam hoặc tím xẫm, giữ cho cạp váy quấn chặt lấy eo bụng.
Khăn Piêu là vật dụng "cầm tay" của các cô gái Thái mỗi khi đi ra đường hay trong các dịp hội hè.Chiếc khăn piêu được các cô gái Thái thêu thùa rất cầu kì, nó thể hiện sự khéo léo của mỗi cô gái.
Sự khác biệt giữa nữ giới của dân tộc Thái Đen và Thái Trắng được thể hiện trong các dịp hội hè. Những dịp đó, phụ nữ Thái Trắng thường mặc áo dài màu đen. Đây là loại áo dài thụng thân thẳng, không lượn nách, được trang trí bằng vải "khít" ở giữa thân có tua vải phủ từ vai xuống ngực, nách áo trang trí theo lối đáp hai mảng hoa văn trong bố cục hình tam giác. Phụ nữ chưa chồng búi tóc sau gáy, có chồng búi trên đỉnh đầu. Họ có loại nón rộng vành. Trong khi đó, phụ nữa Thái Đen thường mặc áo dài xẻ nách, chui đầu, trang trí phong phú đa dạng về màu và màu mà mô-típ hơn Thái trắng.

Nói đến trang phục người Thái thì không thể không nhắc tới các đồ trang sức đeo trên người như vòng cổ, vòng tay, hoa tai, trâm cài tóc trên đầu, xà tích và cả cúc bạc…
So với trang phục nữ, trang phục nam người Thái đơn giản và ít chứa đựng sắc thái tộc người và cũng biến đổi nhanh hơn. Trang phục nam giới gồm: áo, quần, thắt lưng và các loại khăn.
Áo nam giới có hai loại, áo cánh ngắn  áo dài. Áo ngắn may bằng vải chàm, kiểu xẻ ngực, tay dài hoặc ngắn, cổ tròn. Khuy áo làm bằng đồng hay tết thành nút vải. Áo không có trang trí hoa văn chỉ trong dịp trang trọng người ta mới thấy nam giới Thái mặc tấm áo cánh ngắn mới, lấp ló đôi quả chì (mak may) ở đầu đường xẻ tà hai bên hông áo…
Mặc dù có những nhóm người Thái khác nhau nhưng nhìn chung trang phục của họ phần nào cũng thể hiện ảnh hưởng của nhau. Tất cả đều rất tự hào về bản sắc riêng của mình và không ngừng bảo tồn, phát huy, phát triển những giá trị văn hóa truyền thống tộc người, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam Tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.

Rượu cần người Thái.

Rượu cần là đồ uống không thể thiếu đối với phong tục sinh hoạt văn hoá của người Thái.
Ở nước ta, có nhiều dân tộc biết làm rượu cần như Mường, Ê đê, Chu ru, Xơ Ðăng, KHo, Giarai… Mỗi dân tộc, vùng miền có một bí quyết khác nhau để làm rượu cần. Cũng như nhiều dân tộc khác, trong các dịp lễ tết, lễ hội, mừng nhà mới, cưới, hỏi, đón khách… rượu cần là đồ uống không thể thiếu đối với phong tục sinh hoạt văn hoá của người Thái.
Trước khi uống rượu cần, có quy định bắt buộc là phải làm thủ tục cúng chum rượu. Người được chọn làm thủ tục cúng thường là người già, có uy tín trong bản. Nội dung cúng thường là mời thần thổ địa, thành hoàng, tổ tiên đến để trình báo sự việc mở rượu, sau đó mời uống rượu để phù hộ.
Người Thái có quan niệm, khi chưa mở thì chum rượu là của chủ nhà, khi cắm cần rồi thì chum rượu là của mọi người, nghĩa là khách và chủ đều có quyền bình đẳng trong việc bàn và thống nhất luật uống. Luật uống rượu cần là những quy định thống nhất về số người uống, thời gian uống, mức uống và mỗi khi uống được giao cho một người cầm chịch.
Vò rượu cần thường được đặt ở nơi trang trọng trong nhà, thường là gian ngoài, hướng về bàn thờ tổ tiên và được đặt trên một tấm gỗ hay trong một chậu to, chứ không bao giờ đặt trực tiếp trên sàn nhà hay nền đất.

Rượu cần là đồ uống không thể thiếu đối với phong tục sinh hoạt văn hoá của người Thái.

Theo quan niệm của người Thái phía bàn thờ tổ tiên là phía trang trọng nhất nên thường mời người đàn ông cao tuổi và khách quý ngồi, còn phía cửa chính dành cho phụ nữ, ngồi thành vòng tròn quanh chum rượu, sau đó người cầm chịch lấy hai tay vít cần rượu mời khách. Cần rượu vít cho người nào thì người đó mới được cầm cần, không được tự ý vít cần khi chưa được phép của người cầm chịnh.
Khi uống không được để cần chéo nhau và phải cắm cần xuống thật sâu tận đáy chum để tránh hút phải nước lã và không được thổi ngược không khí ở trong miệng vào chum, rượu sẽ mau nhạt. Uống xong, người cầm chịch đưa tay đỡ cần hạ cho khách, nếu người nào tự ý thả cần hay bật cần sẽ bị phạt, vì hành động đó được xem là thất lễ.
Trong uống rượu cần nếu uống ít, không đủ số lượng quy định thì sẽ bị phạt, người uống không những phải uống hết mức khoán ban đầu mà phải uống thêm cả phần phạt. Mức phạt có thể gấp rưỡi, gấp đôi so với mức quy định. Khi uống rượu phạt không lặp lại việc đo thời gian như ban đầu.
Luật uống rượu cần của người Thái rất nghiêm, nhưng vì khả năng uống tuỳ thuộc vào từng người, nếu phạt quá nguyên tắc thì cuộc vui có khi lại không trọn vẹn thậm chí lỡ việc. Nên phải biết người nào thật, người nào giả trong uống rượu để xử lý tình huống. Nếu người uống không đủ khả năng uống hết mức khoán hoặc bị phạt nhiều quá, có thể linh hoạt điều chỉnh.

Và, chum rượu cần đã mở là có ca hát, khèn, sáo, trống, chiêng, vòng xoè dập dìu, say mê thâu đêm suốt sáng. Bên hũ rượu cần thường là nơi tụ hội của cộng đồng bản mường, chân thành đoàn kết, bình đẳng, không phân biết dân tộc, đẳng cấp. Uống rượu cần là một sinh hoạt văn hoá mang tính cộng đồng, khi đã vào cuộc vui rượu cần con người xích lại gần nhau hơn và uống rượu cần là thú vui không thể thiếu được bởi nó đã đi vào cuộc sống của đồng bào từ lâu đời. Nó còn là cầu nối giao lưu văn hoá, tình cảm giữa các dân tộc và trở thành một nhu cầu giao tiếp, mong rằng nó sẽ được bảo tồn, gìn giữ và phát huy để góp phần vào việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Share with your friends