Từ của sông trở về với ngọn nguồn, đi tìm sự lắng đọng của văn hoá thời sơ sử trong các nền văn hoá hiện đại. Để từ đó tìm ra mối liên hệ giữa quá khứ và hiện tại, giữa tiềm thức và sự hiện hành qua lớp bụi thời gian. Tiến trình lịch sử ấy đã diễn ra như thế nào, điều đó còn cần được tiếp tục tìm hiểu, nghiên cứu vơí những nguồn tư liệu có trong tay hiện nay, đã có thể nói răng:
"Khi các bộ lạc vùng lưu vực sông Hồng tiến từ văn hoá Phùng Nguyên đến văn hoá Gò Mun thì các bộ lạc xung quanh còn đi theo những con đường phát triển văn hoá riêng của minh. Nhưng, những con đường đó đã dần dần hướng về một quĩ đạo chung, do sức hút của văn hoá sông Hồng. Cho đến khi văn hoá Đông Sơn phát triển thì có thể nói là đa phần các bộ lạc cổ trên đất miền Bắc Việt Nam ngày nay đã đi cùng một quĩ đạo văn hoá"1 . Từ quĩ đạo chung ấy, trong quá trình phát triển của mình, mỗi tộc người (lúc đầu có thể là những bộ lạc) đã mang những đặc trưng văn hoá riêng của mình, trong điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của mình. Trong quá trình đó có các bộ lạc Tày - Thái cổ - một trong những chủ nhân quan trọng của nền văn hoá lúa nước ở nước ta thời kì đó. Thời kì bắt dầu dựng nước của các vua Hùng. Qua những nguồn sử liệu có được từ thời đại vua Hùng, nhất là những số liệu đã được các hội nghị nghiên cứu thời kì lịch sử Hùng Vương dựng nước, họp tại Hà Nội, ngày 16 tháng 12 năm 1968, do Viện Khảo Cổ học phối hợp với Viện Sử Học, Viện Bảo tàng Lịch sử, Trường Đại học Tổng hợp tổ chức đều khẳng định cư dân Văn Lang thời các vua Hùng là cư dân làm ruộng nước là chính. Những di chỉ khảo cổ học "thuộc văn hoá Văn Lang đều là những di chỉ định cư lâu dài: tầng văn hoá ở đó rất dày, những đồ gốm lớn rất nhiều, công cụ lao động cũng 1 Hà Văn Tấn: Văn hoá Phùng Nguyên và nguồn gốc dân tộc Việt. Tạp chí dân tộc học, số 1-1975, tr.34 lắm, lại có những khu mộ táng lớn gần kề. Những điều này chứng tỏ: dân ta không phải sống về nghề làm nương rẫy"
2 . Đây là tầng văn hoá của lớp cư dân sống định canh định cư của văn minh lúa nước. Ruộng Lạc mà sử sách đã ghi chép chính là ruộng lúa nước. Trong cuốn Hưng Hoá Chí, Vũ Phạm Hà, một nhà nho uyên bác đã từng xác định: "Các xã Hy Chương, Thạch Sơn... thuộc phủ Lâm Thao, xưa có ruộng Lạc, cấy trồng không vất vả mà được lợi nhiều"
3 . Trong lịch sử nhân loại, các cư dân làm nông nghiệp nói chung và cư dân làm nông nghiệp lúa nước nói riêng tại các lưu vực sông suối lớn hầu hết đều là những lớp dân cư đã sáng tạo ra các nền văn minh cổ đại như cư dân vùng sông Ấn-Hằng, (Ấn Độ), sông Ti-gơ-rơ, Ơ-phơrat (Ai Cập), sông Hoàng Hà (Trung Quốc)... Với nền văn minh đó, nhân loại đã bước vào thời kì xã hội mà F. Anghen gọi là "văn minh". Chính Ăngghen đã cùng Mác nhấn mạnh: "Bước chuyển biến từ công xã nguyên thuỷ sang xã hội có giai cấp quyết định sự phát triển về sau của từng cộng đồng người"...
4 Như vậy qua các nguồn sử liệu, nhất là khảo cổ học, dân tộc học đều khẳng định, cư dân Văn Lang (nói chính xác là cư dân Đông Sơn), chính là cư dân nông nghiệp trồng lúa nước. Trong lớp cư dân đó có người Thái Cổ, lúc đó cũng đang sinh sống xung quanh vịnh Hà Nội (Hà Văn Tấn). Điều đó cũng đã được giáo sư nhận định thêm: "Chúng ta cũng có thể tìm thấy trong văn hoá Đông Sơn những đặc điểm văn hoá tồn tại ở một số dân tộc hiện nay nói tiếng Môn-Khơ me hoặc tiếng Thái. Nên nhớ rằng, nhiều dân tộc nói các ngôn ngữ khác nhau trong khu vực Đông Nam Á đã có chung nhiều yếu tố văn hoá vật chất hay tinh thần"
5 . Điều đó cũng đã được GS. Phạm Đức Dương nhận xét "Nếu giả thuyết rằng chủ nhân của nền văn hoá Phùng Nguyên, người nói ngôn ngữ Việt - Mường đã áp dụng mô hình văn hoá lúa nước của người Tày - Thái cổ thì rõ ràng, dấu vết văn hoá Môn - Khơ em ở họ chỉ có thể lưu lại trong ngôn ngữ và văn hoá dân tộc của người Việt - Mường mà 2 Nguyễn Linh: Ruộng lạc và một vài vấn đề nông nghiệp thời đại Hùng Vương, Trong Hùng Vương dựng nước (T.I). NXB. KHXH Hà Nội, 1970, tr.208. 3 Nguyễn Linh: Ruộng lạc và một vài vấn đề nông nghiệp thời đại Hùng Vương, Trong Hùng Vương dựng nước (T.I). NXB. KHXH Hà Nội, 1970, tr.208. 4 Nguyễn Linh: Ruộng lạc và một vài vấn đề nông nghiệp thời đại Hùng Vương, Trong Hùng Vương dựng nước (T.I). NXB. KHXH Hà Nội, 1970, tr.208. 5 Hà Văn Tấn: văn hoá Phùng Nguyên... Sdd - tr.23 hiện nay người Việt và người Mường còn bảo lưu. Còn văn hoá vật chất được lưu lại trong lòng đất (văn hoá khảo cổ học) lại phản ánh mô hình văn hoá của người trồng lúa nước cư dân Tày - Thái mà chủ nhân nền văn hoá Phùng Nguên đã để lại. Đấy là chưa nói tới khả năng chủ nhân của nền văn hoá Phùng Nguyên có thể chính là người Tày Thái cổ"
6 . Nếu nhận định của GS trên đây là đúng thì địa vực cư trú của cư dân Tày - Thái cổ phải bao gồm cả một khu vực rộng lớn. Có thể, khu vực đó bao gồm cả phạm vi cư dân Tiền Đông Sơn đến Đông Sơn cư trú. Và cho đến nay, họ đã để lại hàng loạt những di chỉ văn hoá khảo cổ học Phùng Nguyên - Đông Sơn mà cuốn: Văn hoá Đông Sơn của Viện Khảo cổ xuất bản năm 1994, do GS Hà Văn Tấn chủ biên đã được xác định trong tấm bản đồ sau
7 . Qua tấm bản đồ trên đã cho thấy một sự thật khá lý thú là hầu hết các di chỉ đó đều thuộc lưu vực các con sông lớn ở Miền Bắc. Hơn nữa, cho đến nay, hầu hết xá địa điểm đó văn là địa bàn sống của các lớp dân cư nói tiếng Thái. Sự trùng lặp này cho dù là rất ngẫu nhiên, nhưng lại cho biết một điểm khá rõ ràng: Phải chăng tổ tiên của các cư dân nói tiếng Thái hiện này ở các địa điểm trên đã từng tham gia sáng tạo nên các di chỉ văn hoá Đông Sơn ở nước ta. Đặt vấn đề như vậy, cho dù có phần nào khiên cưỡng thì sự thật vẫn tự nói lên thực chất sự hiện diện của mình. Dù sao, tuy chỉ mới là giả thuyết công tác thì đây cũng là một vấn đề lý thú và góp phần làm sáng tỏ thêm sự đóng góp của cư dân Tày-Thái cổ vào quá trình hình thành và phát triển của nền văn minh Đông Sơn ở nước ta. Như vậy có thể nói rằng trước khi hình thành đồng bằng Bắc bộ (tam giác châu Bắc Bộ) cách đay khoảng 4000 năm do biển lùi sau thời kì biển tiến Flandri thì xung quanh vùng vịnh này đã từng có nhiều cư dân sinh sống trong đó có các lớp cư dân Tày-Thái cổ. Với loại hình kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước, trong thực tế, địa bàn sinh tụ của họ còn có thể bao gồm một vùng rộng lớn hơn, đó là lưu vực các con sông Thao, sông Đà, sông Chảy, sông Lô, sông Mã, sông Lam... Với giới hạn cực nam là vùng xung quanh vịnh Hà 6 Phạm Đức Dương: Nguồn gốc tiếng Việt: từ tiền Việt Mường đến Việt Mường chung. Trong: Những vấn đề lịch sử Đông Nám Á. Phần: tiếp xúc ngôn ngữ ở Đông Nam Á. Viện Đông Nam Á. Viện Đông Nam Á, Hà Nội, 1983, tr132-133 7 Viện khảo cổ học, Hà Văn Tấn (Chủ biên): Văn hoá Đông Sơn ở Việt Nam. Nxb. KHXH, Hà nội, 1994 Nội, và giới hạn cực Bắc là phía nam sông Tây Giang
8 . Như vậy địa bàn đó năm trong không gian của vùng nông nghiệp trồng lúa nước ở Đông Nam Á
9 . Sự có mặt của người Tày Thái cổ trong lớp cư dân Phùng Nguyên- Đông Sơn là một thực tế lịch sử. Dó đó, quan hệ giữa họ và các nhóm cư dân khác ở thời kì này đã tạo nên một công đồng cư dân thống nhất mà người Tày Thái cổ là một thành viên quan trọng. Chính họ đã đóng góp một phần quan trọng cho sự hình thành và phát triển của văn minh lưu vực sông Hồng mà người Tày Thái cổ gọi là "nặm tạo" (sông quay lại). Đến đây, từ những nguồn sử liệu khác nhau ta lại nhận ra rằng người Tày Thái cổ không chỉ là một trong những chủ nhân ông của nền văn minh lúa nước mà còn là một cư dân sông nước. Tuy hiện nay, địa bàn sinh tụ của họ hầu hết là miền núi, nhưng đó lại là những nơi gần nguồn nước, lấy nước làm tiêu chuẩn hàng đầu cho việc lập bản mường của họ. Cho đến nay, trong ký ức và tiềm thưc của cư dân nói tiếng Tày Thái ở nước ta vẫn lưu lại nhiều hình ảnh liên quan đến nước hay cái thuyền. Thậm chí, nước và thuyền đã trở thành một trong những tín ngưỡng truyền thống của các nhóm cư dân nói tiếng Thái. Nhiều dòng họ người Tày ở Mường Phạ (Vị Xuyên-Hà Giang) cho đến nay vẫn dán hình thuyền bằng giấy lên bàn thờ tổ tiên. Hằng năm voà dịp trước và sau Tết Nguyên Đán, người tày Văn Bàn (Lào Cai) vẫn duy trì tục ngắt lá cây thả sông suối đẻ làm "thuyền" đón, đưa linh hồn tổ tiên về ăn tết với con cháu. Trong bài mo đám ma của người Thái Mường Tấc (Phù Yên-Sơn La) trước khi tiến hồn ma về với tổ tiên phải chặt cây chuối hay tre nứa đóng bè vượt suối Tấc ra ngòi lao xuôi về Vũ Ẻn đến Bạch Hạc. Ở Mường Vạt (Yên Châu-Sơn La) còn có truyền thuyết về chiếc thuyền đồng "hưa thoong" đã theo một cơn lốc bay lên đậu trên đỉnh núi "Khau Cản" và trở thành thần địa của Mường Vạt. Xưa kia, người Thái Mường Vạt hàng năm vẫn làm lễ tế vị thần này bằng trâu trắng tại chân núi Khau Cản, tục quen gọi là tế "Chom Nong" (tế ao trên đỉnh 8 Phạm Đức Dương: Cội nguồn mô hình văn hoá lúa nước ở người Việt cổ qua cứ liệu ngôn ngữ. Tạp chí nghiên cứu lịch sử, số 5-1982, tr.50. 9 Trần Quốc Vượng: Về sự đóng góp của văn hoá Tày thái cổ vào sự hình thành và phát triển của văn hoá Việt Nam. Báo cáo tại Hội Thảo Quốc tế về Thái học, lần 2, Băng cốc, Thái Lan-08/1984, tr4. núi). Vì khi cái thuyền đồng bay đến đấy đã khoét sâu vào đỉnh núi tạo nên một cái ao sâu, gọi là Chom Nong. Một trong những biểu hiện của tín ngưỡng liên quan đến nước là biểu tượng con thuồng luồng mà tiếng Tày-Thái gọi là tô ngược. Cho đến nay trong tay chúng tối đã có rất nhiều những truyền thuyết, huyền thoại hay những địa danh ở các địa bàn sinh sống của cư dân nói tiếng Thái về hình tương con thuồng luồng. Thậm chí mối quan hệ giữa thuồng luồng với người Tày-Thái còn là quan hệ hôn nhân, dòng giống. Rất nhiều câu chuyện kể về các chàng trai thuồng luồng lấy con gái Tày Thái rồi sinh con đẻ cái tạo ra dòng giống kết hợp giữa yếu tố nước và cạn. Phải chăng đáy chính là cội nguồn sinh ra truyền thuyết Lạc Long Quân lấy bà Âu Cơ nhằm giải thích nguồn gốc người Việt cổ. (lớp cư dân xây dựng nên nền văn minh Đông Sơn). Trong các địa danh xung quanh đền hùng hiện nay có tới 50% tên gọi có từ "nà" ruộng) - một từ chỉ có trong tiếng Tày Thái. Khi nghiên cứu về thành Cổ Loa, các nhà sử học đều nhận ra một điều hiển nhiên là cấu trúc thành "viếng" (vòng thành) như các lớp thành Tam Vạn "Xam Mứn" (Điện Biên), tha nhành Chiềng Mai (Thái Lan)... đặc biệt là giữa các vòng thành đó lại có các tên gọi các góc từng lớp thành như che cuông (góc trong), che tò (góc nối), và che noọk (góc ngoài). Các tên gọi đó đều là tiếng Tày Thái. Đấy là còn chưa kể ngay chính bản thân Thục Phán An Dương Vương, vị vua ngự trị tại thành Cổ Loa của nước Âu Lạc, cho đến nay vẫn được nhiều người công nhận là người Tày Cổ. Thậm chí, các vua Hùng trước đó, còn được gọi là "Pò Khun" (Trần Quốc Vượng), nghĩa là vua Hùng. Trong ti ếng Tày-Thái "pò" là bố (Bố Cái Đại Vương), "khun" với nghĩa là ông, là ngài-một vị quí phái hay có vai trò rất quan trọng trong xã hội. Tương truyền rằng, khi sắp nhường ngôi cho Thục Phán, Hùng Vương đã gửi thư cho vua Thục viết bằng chữ hình con nòng nọc. Đến thời Lý, một trong những lễ vật quí đem sang cống tiến cho nhà Tống cũng có một cái mai rùa trên đó khắc loại chứ hình con nòng nọc. Rất có thể loại chữ hình con nòng nọc đó chính là chữ Thái cổ (cho đến nay loại chữ này vẫn viết theo lối cổ như thể). Những minh chứng như thế còn khá phổ biến trong kho tàng văn học nghệ thuật dân gian. Một số ví dụ sau đây có thể chứng minh được điều đó. Khi nghiên cứu về truyện Tấm Cám ở vùng Bắc Ninh, Bắc Giang (Hà Bắc cũ) Cao Huy Đỉnh đã từng nhận xét rằng: "Mặc dù hình tượng cô Tấm ở Hà Bắc đã được lịch sử hoá bằng nhân vật Ỷ Lan phu nhân, nhưng cốt truyện dân gian Tấm Cám ở Hà Bắc lại giống với những dị bản cổ của người Tày Thái
10. Mô típ các chàng trai, cô gái khổng lồ đã có công khai phá, tạo lập bản mường cũng khá phổ biến trong xã hội Việt cổ và Tày thái cổ. Cho tới nay hình tương Ông Đùng Bà Đà (của người Việt Mường) và Ải Lặc Cậc (Thái), Báo Luông, Sao Cải (Tày) và cả Sơn tinh hay Thánh Gióng... cũng đều có những hình tượng bất diệt trong lòng các dân tộc Thái Việt. Tên tục chính của Thánh Gióng là Phù Đổng. Trong tiếng Thái "Phù" hay "Phủ" chỉ người, còn "Đổng" hay "Đông" là rừng rậm. "Phù Đổng" là người ở rừng mà vùng Gia Lâm ngày ấy còn là rừng rậm cũng là điều hiển nhiên, vì mãi đến thời Lý đây vẫn còn là rừng rậm. Tương truyền bà thân sinh của Lý Thái Tổ (Lý Công Uẩn) còn phải băng qua những khu rừng rậm đó mỗi khi về thăm quê... Trong lễ hội thánh gióng vùng Gia Lâm (Hà Nội), nhân dân vẫn nhắc đến hai địa danh mang tiếng Tày Thái. Đó là "Trại Nòn", nơi sinh ra Thánh Gióng. Trong tiếng Thái "nòn" là ngủ hay là nằm, nơi nằm đầu tiên khi mới được sinh ra của chàng. Nơi các thợ rèn rèn áo giáp và áo giáp cho chàng có tên "Lang Na" (còn gọi là Y-Na) thuộc huyện Quế Võ-Bắc Ninh. Trong tiếng Thái "na" hay "nà" đều có nghĩa là ruộng hay thửa ruộng. Như vậy rất có thể nơi sinh ra Thánh Gióng và cả những vùng xung quanh đều mang những địa danh tiếng Tày Thái cổ. Ví dụ: Phù Lưu, Phù Chẩn, Phù Lỗ, Phù Yên... hay Đông Anh, Đông Hội, Đông Trù... phải chăng trên những này ở thời xã xưa (khi các nhóm Tày Thái cổ còn sống xung quanh vịnh Hà Nội) cũng có từng có người Thái cổ sinh sống ở những nơi đây? Hoặc chí ít những địa bàn đó cũng đã từng giao lưu, tiếp xúc với các lớp cư dân Tày Thái cổ ở các vùng xung quanh. Về các cuộc tiếp xúc ở đây, giáo sư ngôn ngữ Phạm Đức Dương đã từng rút ra những nhận xét khá xác đáng theo con đường hội tụ văn hoá-tộc người. Giữa ngôn ngữ Việt - Mường chung và ngôn ngữ Tày Thái cổ đã từng diễn ra một quá trình tiếp xúc khác sâu sắc. Sự tiếp xúc ngôn ngữ như thế không chỉ diễn ra trong phạm vi cấu trúc ngôn ngữ mà cả trên bình diện từ vựng, ngữ nghĩa. Vì vậy ngôn ngữ Việt Mường chung (tiếng Việt cổ) đã có sự pha trộn, tiếp biến khá lớn. Một số từ vị có gốc Thái đã gia nhập vào vốn từ Việt Cổ. VD: huội/suối, tông/đồng, tang/đường, cổng/trống, toong/đồng... và hàng loạt từ hỗn hợp Việt Thái như: dao/pha, đòn/càn, xin/xỏ, tre/pheo, chó/má, 10 Phạm Đức Dương: Cội nguồn mô hình văn hoá... Sdd tr. 52. trông/ coi, cỏ/ giả...
11. Thậm chí còn nhiều từ đồng âm, đồng nghĩa như nóng sốt, sốt rẻo (trong tiếng Thái "sốt" là nóng bỏng), luộc rau, luộc thịt (trong tiếng Thái "luộc" cũng có nghĩa là tương tự), canh rau, canh thịt, bát canh... (trong tiếng Thái "canh" cũng có nghĩa như vậy) hay bãi đỗ xe, sân bãi... (tiếng Thái Lan hiện nay gọi là Pai rốt), than củi (tiếng Thái gọi vỏ cây là Pì, Pì mạy), hay đậu, chim đậu (tiếng Thái là đạu), ngót đi (tiếng Thái gọi là "ngọt pay")... (xem thêm thống kê trong tạp chí Dân Tộc học, số 6 (132) - 2004 - tr54-55). Quá trình giao tiếp này phải diễn ra hàng ngàn năm và có sự tiếp xúc ngay từ đầu thì các từ vị cơ bản như thế mới giống nhau cả âm vị lẫn ngữ nghĩa. Điều này cũng đã được GS Phan Ngọc khẳng định: "sự tồn tại cạnh nhau hàng ngàn năm nhất định dẫn tới những quan hệ kinh tế, văn hoá, chính trị và tất cả những quan hệ này đều tác động đến ngôn ngữ"
12 . Như vậy trong vốn từ vựng Việt - Mường chung (Việt cổ) có một hệ thống từ vựng cùng gốc với tiếng Tày Thái cổ. Những từ đó phản ánh nền kinh tế xã hội của những cư dân trồng lúa nước ở hạ tầng cơ sở và cả thượng tầng kiến trúc. Những từ vựng thuộc hai lĩnh vực đó đã được Việt Mường hoá một cách sâu sắc. Tuy nhiên một điều hết sức quan trọn cần nhấn mạnh là nếu nhìn vào lớp từ vựng cơ bản ngoài hệ thống từ chỉ các hiện tượng tự nhiên, cơ thể và sự hoạt động của con người, số đếm... thì trong các ngôn ngữ tiền Việt Mường chỉ có các từ chỉ văn hoá săn bắt, hái lượm và hệ thống canh tác nương rẫy, còn lớp từ vựng về văn minh nông nghiệp lúa nước hoàn toàn không có. Trong khi đó, hệ thống từ này trong ngôn ngữ Việt - Mường lại có chung một gốc với các ngôn ngữ Tày Thái
13 . Qua những tư liệu trên đây đã cho thấy một điều rõ ràng là trong quá trình hình thành nhóm Việt Mường chung (Việt cổ) thì ngay trên địa bàn của nền văn minh sông Hồng đã từng diễn ra sự tiếp xúc giữa lớp cư dân Tày Thái cổ (Poroto Tày Thái) với lớp cư dân Việt Mường chung, trong quá trình tiếp xúc đó đã làm cho ngôn ngữ tiền Việt 11 Phạm Đức Dương: Nguồn gốc tiếng Việt... Sdd, các trang 131, 129, 130, 123. 12 Phạm Đức Dương: Nguồn gốc tiếng Việt... Sdd, các trang 131, 129, 130, 123. 13 Phạm Đức Dương: Nguồn gốc tiếng Việt... Sdd, các trang 131, 129, 130, 123. Mường dần dần chuyển hoá thành ngôn ngữ Tày-Thái. Có lẽ ảnh hưởng của ngôn ngữ Tày Thái là một trong những nhân tố thúc đẩy quá trình chuyến hoá.
14 . Với việc giải mã quá trình hình thành tiếng Việt và phương pháp tiếp cận liên ngành (dân tộc học - ngôn ngữ học và khảo cổ học) cũng những tư liệu thư tịch cổ Việt Nam, một số nhà ngôn ngữ đã đưa ra nhận xét rằng: ngôn ngữ Việt Mường chung bắt nguồn từ gốc Môn Khơ me có trước và rất cơ bản, các yếu tố Tày Thái cổ có sau. Cho nên trong kết cấu ngôn ngữ hỗn hợp Việt-Thái thường thấy các yếu tố Tày Thái đứng sau. Đó là xem xét về mặt cơ tầng. Còn khi xét về mặt cơ chế vận hành của tiếng Việt thì rõ ràng tiếng Việt Mường chung hoàn toàn mô phỏng theo cơ chế Tày Thaí. Trên cơ sở đó, ngoài sự tiếp xúc ngôn ngữ, cư dân Việt Mường chung còn tíêp thu nhiều biện pháp canh tác ruộng nước ở các thung lũng của người Tày thái. Đặc biệt là về hệ thống thuỷ nông. Mặt khác sự tiếp xúc đó cũng tạo ra cơ hội cho cư dân Việt Mường chung mô phỏng theo cơ cấu tổ chức xã hội bản mường của người Tày Thái cổ. Một thiết chế xã hội của cư dân định canh định cư trên cơ sở nông nghịêp lúa nước. Ngay từ thời Văn Lang Âu Lạc, các từ chỉ tầng lớp quí tộc như "Phụ Đạo" (Phụ tạo trong tiếng Thái) cũng đã được các vua Hùng sử dụng. Cho đến nay, từ đạo hay tạo vẫn còn trong xã hộ Thái với ý nghĩa có từ thời cổ như thế. Đối với tầng lớp tôi tớ trong nhà quí tộc, phía tạo cũng được gọi giống như tên gọi từ thời Văn Lang là "xảo chưng" (gái hầu) và "xao chợ" (gái giúp việc)...Sau này trong chế độ lang đạo của người Mường cũng như toàn mô phỏng theo tên gọi và cơ cấu tổ chức xã hội Tày thái, cho dù đã cải biên cho thích hợp với xã hội người Mường. Đó là còn chưa kể một loạt những trò chơi văn nghệ dân gian của người Tày thái cũng hiện diện trong xã hội Viêt - Mường, như ném còn vòng, chơi đu, cồng chiêng, đánh yến đánh phết... Tuy những trò chơi đó hiện nay khá phổ biến ở nhiều dân tộc, nhưng cội nguồn của nó phải bắt nguồn từ cư dân trồng lúa nước, còn người Mường thời xa xưa chỉ là cư dân làm nương rẫy, săn bắt hái lượm. Vì vậy mô hình kinh tế xã hội lúa nước (sau này được gọi là nền văn minh lúa nước) trước khi hình thành đồng bằng Bắc Bộ thì chủ nhân ông của nó phải là cư dân Tày-Thái cổ. Về điều này GS Trần Quốc Vượng đã khẳng định: Như vậy có thể thấy rằng tiếng Tày Thái là một nhân tố cấu trúc quan trọng của tiếng Việt, tộc Tày thái đã tham gia vào 14 Phạm Đức Dương: Nguồn gốc tiếng Việt...Sdd, các trang 131, 129, 130, 123. sự cấu thành người Việt ở Đông bằng Bắc bộ, văn hoá Tày thái đã tham gia ngay từ đầu vào sự hình thành và bước đầu phát triển của văn hoá Việt Nam"
15 . Ngoài những nguồn sử liệu nói trên nghệ thuật trang trí Thái nói chung, hoa văn Thái nói riêng cũng là một nguồn sử liệu quí. Nguồn sử liệu đó cũng giúp chúng ta lần về quá khứ tìm ra mối liên hệ giữa những chủ nhân hoa văn Thái với hoá văn Trang Trí trên các hiện vật khảo cổ học giai đoạn Phùng Nguyên-Đông Sơn vẫn đọng lại khá đậm nét trong các đồ án hoá văn Thái. Cho đến nay, tuy thần thái trang trí Phùng Nguyên-Đông Sơn còn hiện diện trên nhiều nền văn hoá khác nhau như trên cạp váy Mường, thổ cẩm người Chăm, Êđe, Gia rai, Bana... Nhưng thần thái đó còn in đậm nét hơn cả trong các đồ án hoa văn Thái.
16 . Tuy nhiên điều khiến chúng tôi băn khoăn hơn cả ở đây là mối quan hệ giữa phong cách trang trí Phùng Nguyên-Đông Sơn và nghệ thuật trang trí Thái là sự tiếp nối từ một cội nguồn văn hoá hay đây chỉ là những biểu hiện của sự hỗn dung, giao tiếp văn hoá trong lịch sử các dân tộc nơi đây?. Nhưng, dù sao sự gần gũi giữa phong cách trang trí hoa văn Thái và hoa văn Phùng Nguyên Đông Sơn cũng ít nhiều nêu lên mối quan hệ thân thiết giữa những chủ nhân của chúng. Tóm lại qua những cứ liệu đã trình bày trên đây cũng giúp chúng ta thấy rõ giữa cư dân Phùng Nguyên - Đông Sơn và cư dân Tày Thái cổ có mối quan hệ nội sinh. Có thể nói người Tày Thái cổ là một trong những thành viên quan trọng của khối cộng đồng cư dân Phùng Nguyên Đông Sơn. Và họ (người Tày-Thái cổ) đã góp phần tạo dựng và phát triển nền văn minh Đông Sơn ở nước ta. 15 Trần Quốc Vượng: Về sự đóng góp của văn hoá Tày Thái cổ... sdd, tr13 16 Hoàng Lương: Về nghệ thuật và yếu tố lịch sử của hoa văn Thái. Tạp chí Văn Hoá Nghệ thuật, số 8 (218) - 2002, tr.38-43.
PGS. TS Hoàng Lương