Sự tích chợ Khau Vai (VHV) - Mc tiệc cưới, học làm mc đám cưới, video đám cưới hay nhất

Saturday, May 14, 2016

Sự tích chợ Khau Vai (VHV)

Phiên chợ Khau Vai

Truyền thuyết về chàng Ba, cô Út. Chàng Ba là một người dân tộc Nùng, nhà ở Khau Vai, chàng khôi ngô tuấn tú, lại hát hay, thổi sáo giỏi nhưng nhà chàng rất nghèo. Cô Út xinh đẹp là con gái của một tộc trưởng người Giáy. Chàng và nàng yêu nhau nhưng gia đình cô Út không đồng ý vì chàng nghèo và khác dân tộc, không cùng con ma và không cùng phong tục tập quán vì vậy con trai người dân tộc Nùng không thể lấy con gái người Giáy làm vợ.

Chàng và nàng yêu nhau thắm thiết nên đã trốn nhà đưa nhau lên hang núi Khau Vai sống. Gia đình, họ tộc cô gái vác cung nỏ sang nhà trai chửi mắng chàng Ba phá lệ đưa cô gái ra rừng. Gia đình chàng trai cũng mang gậy gộc, dao ra chửi bới nhà gái. Từ hang núi, Chàng Ba và nàng út nhìn xuống thấy cảnh máu chảy, đâm chém nhau giữa hai họ. Thương cha, thương mẹ, thương dân bản hai làng bỗng trở nên thù hận nhau chỉ vì tình yêu của mình nên chàng trai và cô gái chia tay nhau về làng, thề kiếp sau sẽ thành vợ thành chồng. Ngày họ chia tay là ngày 27/3, và từ đó người dân trong vùng lấy ngày đó làm ngày họp chợ.


Chợ Khau Vai- bắt nguồn từ câu chuyện tình cảm động của đôi trai gái. Khi chàng và nàng chia tay nhau, họ đã cắt máu thề: Dù không lấy được nhau nhưng mỗi năm, cứ đến ngày 27/3 họ lại lên Khau Vai hát cho nhau nghe, kể với nhau những thầm kín ấp ủ trong lòng trong suốt một năm xa nhau. Họ tâm tình, ca hát hết đêm rồi đến hết đêm hôm sau rồi lại trở về với cuộc sống ngày thường. Và vào ngày cuối cùng của cuộc đời, họ lại đến với nhau. Họ tìm đến gốc cây rừng và ngồi bên hòn đá thề năm xưa, ôm chặt nhau cùng đi vào cõi vĩnh hằng. Họ ra đi cũng đúng vào ngày 27/3- ngày mà năm nào họ quyết định chia tay. Dân làng đã dựng hai miếu thờ là "miếu Bà" và "miếu Ông" ngay chính nơi họ mất để tưởng nhớ về mối tình trai gái này.


Nét văn hóa truyền thống độc đáo của chợ Khau Vai

Phiên chợ Khau Vai Hà Giang nổi tiếng gần xa là nơi hoạt động nhộn nhịp với những hàng quán ăn như cháo u tu, rượu ngô, thắng cố, …và nô nức những đồng bào dân tộc đến hòa nhịp vui nhộn.

Share with your friends