Những tục lệ độc đáo trong đám cưới người Cao Lan (Vi Đức Hồi) - Mc tiệc cưới, học làm mc đám cưới, video đám cưới hay nhất

Saturday, June 11, 2016

Những tục lệ độc đáo trong đám cưới người Cao Lan (Vi Đức Hồi)

Đám cưới dân tộc Cao lan tỉnh Bắc giang

Dân tộc Cao Lan là một trong 2 nhóm ngành của dân tộc Sán Chay. Người dân tộc Cao Lan ở Bắc Giang đều tự nhân mình là một tộc người thuộc dân tộc Cao Lan, tiếng dân tộc gọi là hờn bản. Nguồn gốc của người Cao Lan ở Bắc Giang là từ Quảng Đông, Quảng Tây, Dương Châu, Quế Châu Trung Quốc.
Người dân tộc Cao Lan ở Bắc Giang tập trung chủ yếu ở 4 huyện Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam và Yên Thế cũng như dân tộc Cao Lan ở các huyện khác thì người dân tộc cao lan ở Sơn Động đã và đang gìn giữ được truyền thống văn hóa vốn có như hát sình ca, các nghi lễ trong các phong tục tập quán ma chay cưới hỏi. Trong đó đám cưới của người dân tộc Cao Lan được tổ chức khá đôc đáo mang nhiều ý nghĩa.
Nói tới đám cưới của người dân tộc Cao Lan thì thành phần vô cùng quan trong và không thể thiếu là thầy tào còn được gọi là thầy cúng và Tráng Mòi còn được gọi là thầy mai mối.
Đám cưới của người dân tộc Cao Lan được diễn ra trong 2 ngày một đêm với rất nhiều thủ tục và nghi lễ khác nhau như lễ đặt trầu, lễ dạm ngõ, lễ đặt ghánh và cuối cùng là lễ rước dâu.
Cũng giống như phong tục của các dân tộc khác thì lễ cúng gia tiên này là lễ không thể thiếu trong mỗi gia đình đặc biệt là dịp cưới xin. Để tiến hành lễ cúng gia tiên chu đáo thầy tào phải chuẩn bị các bài cúng khá tỷ mỷ công phu với những nội dung phù hợp như cúng xin tổ tiên phù hộ khi đón dâu cúng xin tổ tiên chở che cho đôi bạn trẻ, cho gia đình co thêm thành viên mới cho gia đình làm ăn phát đạt.
Trong ngày cưới một phần lễ cũng khá quan trọng và độc đáo được thầy tào thực hiện trước khi đến nhà gái đó là lễ mở đường với ý nghĩa là xua đuổi tà ma che chở cho đoàn đón dâu trên hành trình không bị ma quỷ quấy rầy cản trở. Theo phong tục của người Cao Lan thì phần lễ mà nhà trai phải mang tới nhà gái thường là 2 con gà trống, 2 con gà con đã được làm sẵn, 2 bánh dầy to được dán giấy đỏ có ngôi sao năm cánh gọi là ẹt sầy, 4m vải trắng, người Cao Lan gọi là “cẩm lây”. Ngoài ra còn có những phần lễ khác như cau, trầu, rượu, thuốc, bánh kẹo
Có thể nói sự đặc biệt trong lễ cưới của người dân tộc Cao Lan chính là nghi lễ chặn đường của nhà gái. Tức là khi đoàn đón dâu đến thì không được vào nhà luôn mà phải hát đối đáp với nhà gái những câu hát sình ca một lối hát dao duyên đặc trưng của người Cao Lan. Và rồi những câu hát Xình ca được nhà trai thể hiện đã thuyết phục được nhà gái mở đường cho vào đón dâu.
Trước sự chúc phúc của quan viên 2 họ thầy tào đã làm lễ xe duyên cho cô dâu và chú rể. Đó chính là một lễ tơ hồng, một nghi lễ không thể thiếu trong đám cưới của người dân tộc Cao Lan, bởi người dân tộc Cao Lan quan niệm khi kết tơ hồng cho đôi vợ chồng trẻ cũng giống như một sợi dây để kết nối họ để họ hạnh phục sống bên nhau tới đầu bạc răng long con cháu đầy đàn.
Có thể nói những nghi lễ, những phong tục của người dân tộc Cao Lan nói riêng và các dân tộc VN nói chung thật đáng để cho thế hệ chúng ta lưu truyền và gìn giữ góp phần văn hoá giúp dân tộc VN đựơc bay cao bay xa hơn nữa trong bầu trời văn hoá nhân loại.

 Vi Đức Hồi (sưu tầm)

Share with your friends