Dân ca H'rê (Văn Chấn) - Mc tiệc cưới, học làm mc đám cưới, video đám cưới hay nhất

Wednesday, July 13, 2016

Dân ca H'rê (Văn Chấn)


Dân tộc Hrê còn có tên gọi khác là Chăm Rê, Chom Krẹ, Lùy. Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Môn – Khơ Me, ngữ hệ Nam Á.
Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Hrê ở Việt Nam có dân số 127.420 người, cư trú tại 51 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Người Hrê cư trú tập trung tại các tỉnh: Quảng Ngãi (115.268 người, chiếm 90,5% tổng số người Hrê tại Việt Nam), Bình Định (9.201 người), Kon Tum (1.547 người), Đắk Lắk (341 người), Gia Lai (128 người),

Người Hrê làm lúa nước từ lâu đời, kỹ thuật canh tác lúa nước của người Hrê tương tự như vùng đồng bằng Nam Trung bộ. Người Hrê chăn nuôi trước hết nhằm phục vụ các lễ cúng bái, riêng trâu còn được dùng để kéo cày, bừa. Nghề đan lát, dệt khá phát triển, nhưng nghề dệt đã bị mai một qua mấy chục năm gần đây.
Trong làng người Hrê, “già làng” có uy tín cao và đóng vai trò quan trọng. Dưới thời phong kiến người Hrê nhất loạt đặt họ Đinh, gần đây một số người lấy họ Nguyễn, Hà, Phạm… Hình thức gia đình nhỏ rất phổ biến ở dân tộc Hrê.

Đinh Thị Thùy Trang, dân tộc H’rê, trong một cuộc thi Hoa Hậu Dân Tộc.

Hrê xưa ở nhà sàn dài. Nay hầu như nhà dài không còn nữa. Nóc nhà có hai mái chính lợp cỏ tranh, hai mái phụ ở hai đầu hồi thụt sâu vào trong hai mái chính. Mái này có lớp ngoài còn thêm một lớp nạp giống như ở vách nhà. Chỏm đầu đốc có “bộ sừng” trang trí với các kiểu khác nhau. Vách, lớp trong bằng cỏ tranh, bên ngoài có một lớp nẹp rất chắc chắn. Hai gian đầu hồi để trống.
Bộ khung nhà kết cấu đơn giản giống như nhà của nhiều cư dân khác ở Tây Nguyên.
Trong nhà (trừ hai gian đầu hồi) không có vách ngăn. Với nhà người Hrê còn có đặc điểm ít thấy ở nhà các dân tộc khác: thường thì nhà ở cửa mặt trước hoặc hai đầu hồi. Mặt trước nhà nhìn xuống phía đất thấp, lưng nhà dựa vào thế đất cao. Người nằm trong nhà đầu quay về phía đất cao. Nhưng với người Hrê thì hoàn toàn ngược lại.
Gian hồi bên phải (nhìn vào mặt nhà) (A) dành cho sinh hoạt của nam và khách. Gian hồi bên trái (C) dành cho sinh hoạt của nữ. Giáp vách gian hồi bên phải đặt bếp chính. Gian chính giữa đặt bếp phụ. Gian giáp vách với gian hồi bên trái đặt cối giã gạo.
Về trang phục người Hrê có biểu hiện giống người Kinh. Có cá tính tộc người song không rõ nét. Trước kia đàn ông Hrê đóng khố, mặc áo cánh ngắn đến thắt lưng hoặc ở trần, quấn khăn; đàn bà mặc váy hai tầng, áo 5 thân, trùm khăn. Nam, nữ đều búi tóc cài trâm hoặc lông chim. Ngày nay, người Hrê mặc quần áo như người Kinh, riêng cách quấn khăn, trùm khăn vẫn như xưa. Phần lớn nữ giới vẫn mặc váy, nhưng may bằng vải dệt công nghiệp. Người Hrê thích đeo trang sức bằng đồng, bạc, hạt cườm; nam nữ đều đeo vòng cổ, vòng tay, nữ có thêm vòng chân và hoa tai. Tục cà răng đã dần dần được xóa bỏ.
Người Hrê cũng có lễ đâm trâu như phong tục chung ở Trường Sơn – Tây Nguyên. Người Hrê thích sáng tác thơ ca, ham mê ca hát và chơi các loại nhạc cụ. Ka-choi và Ka-lêu là làn điệu dân ca quen thuộc của người Hrê. Truyện cổ đề cập đến tình yêu chung thủy, cuộc đọ tài trí giữa thiện và ác, giàu và nghèo, rất hấp dẫn các thế hệ từ bao đời nay. Nhạc cụ của người Hrê gồm nhiều loại: đàn Brook, Ching Ka-la, sáo ling la, ống tiêu ta-lía, đàn ống bút của nữ giới, khèn ra-vai, ra-ngói, pơ-pen, trống… Những nhạc cụ được người Hrê quí nhất là chiêng, cồng, thường dùng bộ 3 chiếc, hoặc 5 chiếc, với các nhịp điệu tấu khác nhau.


Trong các dịp lễ hội, nhạc cụ người Hrê thường dùng là bộ chiêng ba chiếc, bộ cồng ba chiếc, trống, các loại đàn ống tre hoặc có vỏ bầu làm hợp âm, sáo, nhị, đàn môi, nữ giới chơi bộ ống vỗ hai chiếc. Dân ca phổ biến nhất là điệu Katê và Ka choi. Truyện cổ (Hmon) được lưu truyền như một vốn quý trong văn hoá dân tộc, gồm những đề tài khác nhau. Các mô típ hoa văn hình học dệt trên vải và thể hiện trên đồ đan cũng mang tính truyền thống lâu đời.
Hai bài dân ca tiêu biểu của người Hrê:
1. Về Đồng Bằng (Dân Ca Hrê)
Còn nhớ ngày nào
Ở dưới vách đá
Trong cái khe âm u
Còn nhớ ngày nào
Ở dưới khóm lá
Trong cái lều mịt mù.
Ðời sống nghèo nàn
Ðời sống tối ám
Trong biết bao nguy nan
Giặc nó về làng
Giặc nó chiếm đóng
Ðau cái lòng vợ chồng.
Nhớ lại ngày nào
Chúng nó bắt chúng ta làm cái dân công
Nhớ lại ngày nào
Chúng nó bắt chúng ta mệt sức nuôi cơm
Nhớ lại ngày nào
Bao đau thương trong buôn
Ôi bao đau thưong!
Rồi có một ngày
Ðời sống khốn khó, ta quyết đi di cư
Rồi có một ngày
Bỏ hết xóm lá, ta quyết lìa rừng già
Ở phía rừng ngoài,

Giặc đến cướp phá, ta kéo nhau đi suôi
Về phía đồng bằng
Về phía quốc gia
Ta có nhiều bạn bè.
Nhớ lại một ngày
Ðã nhất quyết chúng ta về với anh em
Nhớ lại một ngày
Ðã nhất quyết chúng ta tìm lấy an ninh
Nhớ lại một ngày
Ta vui ca trong buôn. Ôi vui trong buôn!
Lập lũy đào hào
Rào kín xóm mới
Trong ấp ta yên vui
Làng buôn người người
Tìm lấy khí giới
Ngăn lũ giặc nghìn đời
Nhiều rẫy làm mùa
Ruộng mới tốt lúa
Bên thác reo vi vu
Ðàn chim rừng già
Bỏ vách núi đá
Thương nhớ người tìm về.

2. Anh Mau Về (Dân Ca Hrê)
Anh ở buôn làng
Là anh ở buôn làng
Ðời sống vui yên lành
Ðời sống vui thanh bình
Sống trong tình nước non
Như đàn chim nhỏ quây quần
Trong tình yêu Việt Nam
Và một tối thê lương
Nghe cú kêu trong rừng
Nghe tiếng xui căm hờn
Tiếng dỗ dành kéo anh xa nhà
Xa cả gia đình, xa tình yêu đàn em
Anh ở trong rừng
Là anh ở trong rừng
Như lũ nai xa đàn
Như lũ beo hung tàn
Kéo nhau về rẫy nương
Ăn càn, nhưng cả dân làng
Xua vào trong rừng hoang
Ðời sống nguy nan
Và đời sống cô đơn
Anh chết sâu trong rừng
Anh chết cao trên ngàn
Chết vô tình, thiếu tay bế bồng
Cha mẹ xa buồn
Không một ai mà chôn.
Anh phải mau về là anh phải mau về
Về với cây tre già
Về với hoa bốn mùa
Với rượu vò, với câu vui đùa
Trong họ trong nhà, ăn mừng anh tự do
Dòng nước xanh lơ
Và dòng suối nên thơ
Vẫn khát khao mong chờ
Cùng với đêm sương mờ
Ðón anh về, bước chân lững lờ
Qua nẻo trăng tà
Trên đường quê ngẩn ngơ…

DÂN TỘC HRÊ
Hrê là tộc người có số dân đứng hàng thứ hai trong tỉnh Quảng Ngãi sau dân tộc Kinh.
Đến năm 2005, dân số Hrê ở Quảng Ngãi có 112.947 người, cư trú ở các huyện Trà Bồng, Tây Trà, Sơn Hà, Sơn Tây, Minh Long, Ba Tơ, Nghĩa Hành và Tư Nghĩa. Tuy địa bàn cư trú phân bố rộng như vậy nhưng dân tộc Hrê cư trú tập trung ở các huyện Sơn Hà, Ba Tơ, Minh Long. Người Hrê sống đan xen với người Kinh ở vùng tây các huyện Nghĩa Hành, Tư Nghĩa. Các làng Hrê đan xen với người Ca Dong ở địa bàn phía đông huyện Sơn Tây và sống đan xen với người Cor ở các xã phía nam của huyện Trà Bồng. Ngoài ra, một vài nhóm nhỏ của dân tộc Hrê cư trú ở huyện Kon Plong (tỉnh Kon Tum) và huyện An Lão (tỉnh Bình Định).
Hrê là tộc danh chính thức của dân tộc này. Trước kia, dưới thời triều Nguyễn và Pháp thuộc, người Hrê được gọi bằng những phiếm danh, có ý khinh miệt, như “Mọi Đá Vách”, “Mọi Thạch Bích”, “Mọi Sơn Phòng”, “Thượng Ba Tơ”, “Mọi Lũy”, “Mọi Chòm”, “Chăm Rê”, “Chăm Quảng Ngãi”… Tuy nhiên, tên tự gọi của đồng bào Hrê thường theo tên của dòng sông lớn trong vùng. Chẳng hạn ở Minh Longcó sông Rvá nên nhóm Hrê ở đây gọi là người Rvá; ở Ba Tơ có sông Liên nên gọi là người Nước Liên và nơi có sông Rhe thì gọi là người Hrê; ở Sơn Hà có sông Krế nên gọi là người Krế. Lưu vực sông Rhe được coi là ngọn nguồn của dân tộc.
Theo truyền thuyết, nguồn gốc dân tộc Hrê gắn với núi Cao Muôn (huyện Ba Tơ) và núi Mum (huyện Minh Long). Tiếng Hrê thuộc nhóm ngôn ngữ Môn – Khơme và thuộc ngành ngôn ngữ Bahnaric trong khu vực bắc Tây Nguyên. Tỷ lệ từ chung khá cao bên cạnh một số biểu hiện tương đồng giữa tiếng Hrê với tiếng Ba Na và Xơ Đăng. Đặc biệt, trong cộng đồng người Hrê còn lưu truyền văn tự cổ sơ nhất, là “văn tự thắt gút” bằng các gút mây buộc thắt (để đếm).
Người Hrê định cư thành từng làng (plây) với quy mô lớn nhỏ khác nhau. Làng Hrê xây dựng ven triền đồi, phía dưới là thung lũng. Địa bàn cư trú nằm kề sát khu vực đất đai canh tác và gần nguồn nước. Đồng bào chỉ di chuyển làng khi có dịch bệnh. Nhà sàn Hrê nằm bố trí lớp lớp từ thấp lên cao, dựng ngang triền đồi, nằm gọn trên khoảnh đất cao ráo, thoáng đãng. Vòng rào làng xưa kia bao quanh vốn ken dày, dựng cao lên nhằm canh phòng kẻ gian và thú dữ, nay đã biến thành bờ dậu của từng nhà, hoặc vẫn rào quanh làng, nhưng chỉ để ngăn gia súc.

Dệt thổ cẩm được phục dựng trong – không gian văn hóa H’re.

Trong xã hội truyền thống của người Hrê, làng là đơn vị cư trú, đồng thời là cộng đồng tự quản với những thiết chế sinh hoạt đã định hình từ lâu. Mỗi làng đều có chủ làng (krăh plây), là người lớn tuổi am hiểu nhiều kinh nghiệm, có uy tín, gia đình thuộc loại giàu có trong làng. Chủ làng là người cùng với thầy cúng (pơ dâu) tổ chức các lễ cúng của làng. Cá nhân chủ làng đứng ra chịu trách nhiệm tổ chức bắc máng nước, làm đường, rào làng, hướng dẫn việc sản xuất, giải quyết các vụ xử phạt, tổ chức chuyển làng… Để làm những việc đó, chủ làng bàn bạc cùng với các thành viên trong hội đồng già làng. Chủ làng hòa mình vào trong đời sống của cộng đồng. Dân làng dành cho chủ làng sự kính trọng và giúp đỡ chủ làng khi ngày mùa bận rộn…
Chủ làng là chức vụ bầu theo lối dân cử, không theo nguyên tắc cha truyền con nối. Mỗi làng Hrê đều có thầy cúng là người thông thạo việc cúng tế thần linh. Ngoài ra ở mỗi gia đình, dòng họ đều có tộc trưởng, đó là những người già đứng đầu gia đình dòng họ. Các tộc trưởng quy tụ trong hội đồng già làng. Chủ làng bàn bạc công việc sản xuất, xử kiện… với các thành viên trong hội đồng già làng. Cuối cùng là các thành viên trong làng, những thành viên này cùng đoàn kết tương trợ lẫn nhau trong một khối cộng đồng thống nhất.
Xã hội truyền thống xưa kia của người Hrê có sự phân hóa giàu nghèo, do chênh lệch về ruộng đất, về lao động và về thu nhập giữa các hộ gia đình. Trong xã hội đó có bốn tầng lớp người: người giàu (proong), người đủ ăn có chút ít dư thừa (lắp ká), người thiếu ăn, kinh tế khó khăn (pa), người đi ở vì nợ, nô lệ vì nợ (hapoong, dik). Lắp ká và pa thường chiếm tỉ lệ chủ yếu trong cộng đồng Hrê. Tuy nhiên, những hộ thiếu ăn thường xuyên có khi rơi vào trường hợp đi ở vì nợ.Proong – người giàu, và hapoong – người đi ở, vì nợ thường chiếm tỉ lệ ít trong làng.
Tiêu chí người giàu được xác định là người có nhiều ruộng rẫy tốt, có nhiều trâu, lợn, gà, nhiều chiêng, ché quý, có kho thóc to, nhà cửa dài rộng, lễ tết mặc đồ đẹp, mang nhiều trang sức. Tuy nhiên, người giàu trong xã hội Hrê thường không phải từ bóc lột mà chủ yếu từ sự lao động sản xuất cần cù, tích lũy của cải bằng khả năng lao động của chính mình. Hapoong là lớp người cùng cực nhất trong xã hội Hrê trước kia, vì nợ nần không trả được họ phải ở làm trả công cho chủ nợ, thường bị đối xử thấp hơn so với các thành viên khác trong làng. Ngày nay, trong cộng đồng Hrê không còn sự phân biệt giữa các tầng lớp người như trên.


Nhìn chung, xã hội Hrê vẫn mang tính cộng đồng thống nhất, đoàn kết gắn bó giữa các thành viên. Điều này thể hiện ở các hình thức vần đổi công, tương trợ, tục chia sẻ trong ăn uống lễ tết, sự quan tâm giúp đỡ lẫn nhau. Sự liên kết giữa các gia đình cũng như sự gắn bó của mỗi thành viên với làng dựa trên quan hệ thân tộc hoặc quan hệ láng giềng.
Nguồn kinh tế đem lại thu nhập quan trọng nhất trong đời sống của người Hrê là nông nghiệp trồng lúa nước. Các cánh đồng trồng lúa thường nằm men theo triền đồi thấp, tạo thành những vùng ruộng bậc thang đặc trưng. Do địa bàn cư trú xen giữa đồi núi và thung lũng nên người Hrê tận dụng địa hình để mở mang đồng ruộng rất đa dạng, có ruộng trên các dải đất cao, ruộng lầy ngập nước quanh năm, ruộng bậc thang nhỏ hẹp… Trên vùng ruộng đó gieo cấy các loại giống lúa nước mỗi năm hai vụ, nhưng phần lớn chỉ làm được một vụ. Canh tác ruộng nước của người Hrê bằng phương pháp cuốc, cày, bừa, cấy mạ… tương tự như người Kinh ở Quảng Ngãi.
Đặc biệt, phương pháp đắp đập, dẫn thủy nhập điền của người Hrê khá phát triển. Người ta dẫn nước về ruộng bằng con mương đào dài hàng kilômét theo phương pháp thế năng. Ngoài ra, người dân còn làm đập bổi hay kè đá để nước dâng lên ruộng. Ruộng nước được canh tác hai vụ, vụ đông – xuân thu hoạch từ tháng 4 đến tháng 5, vụ hè – thu thu hoạch từ tháng 8 đến tháng 9 Âm lịch. Giống như người Kinh, mạ cấy được gieo ở đất khô, đất bãi thành từng luống. Sau khi mạ lớn chừng 10 – 15cm, nhổ bó thành từng bó và cấy. Hiện nay, phổ biến phương pháp gieo sạ. Ruộng được ngâm nước, đất mềm chỉ bừa mà không cần cày.


 Gốc rạ bị bừa giập vùi xuống bùn để mục làm tăng độ phì cho đất. Đồng bào bón phân chuồng vào đất trước khi cấy sạ và chăm sóc lúa bằng các loại phân hóa học cùng với các loại thuốc trừ sâu. Đặc biệt, khi cây lúa lên người ta không tát nước vào ruộng mà chỉ đưa nước vào theo hệ thống mương dẫn từ đám ruộng trên cao xuống dưới thấp. Lúa chín thu hoạch bằng liềm. Người ta cắt lấy bông lúa, bó thành cụm rồi chuyển đến nhà ruộng dựng tại cánh đồng. Sau đó, lúa được vò bằng chân, hoặc dùng máy suốt đạp chân để tuốt lúa.
Nguồn thu nhập từ rẫy chiếm vị trí thứ hai sau thu nhập hoa lợi ruộng nước và cũng đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống của người Hrê. Một vụ lúa rẫy kéo dài từ tháng 3, tháng 4 đến tháng 8, tháng 9. Lúa rẫy được canh giữ chim thú từ khi còn nhỏ đến khi thu hoạch. Người ta làm chòi rẫy để giữ lúa, để nghỉ ngơi, tránh nắng mưa khi đang mùa sản xuất và chứa tạm sản phẩm thu hoạch trong lúc chưa kịp chuyển về làng. Rẫy canh tác theo lối luân canh, mỗi đám rẫy chỉ canh tác một vụ rồi trồng thứ khác hoặc bỏ hoang từ 3 – 5 năm, đợi rừng tái sinh mới canh tác tiếp, rồi lại bỏ hoang hóa…
Nghề thủ công cũng góp phần bổ sung quan trọng trong đời sống kinh tế tự cung tự cấp. Nghề thủ công truyền thống của người Hrê gồm có nghề dệt, đan lát. Đan lát là nghề của đàn ông, sản phẩm đan lát là các đồ dùng trong sản xuất và sinh hoạt hàng ngày. Chăn nuôi gia súc, nhất là chăn nuôi trâu và chăn nuôi gia cầm tương đối phát triển. Sản phẩm chăn nuôi dùng trong buôn bán trao đổi, làm thực phẩm và dùng trong nghi lễ. Vùng cư trú của người Hrê nằm ở vị trí thông thương với Tây Nguyên xuống và đồng bằng lên nên rất thuận lợi trong trao đổi buôn bán. Thương nhân các nơi khác, nhất là người ở vùng xuôi qua lại từng làng Hrê mua hạt cau khô, hồ tiêu, mật ong, trầu, vải dệt… và bán công cụ sắt, áo quần, muối, chè, đồ trang sức…
.
NGHỆ THUẬT DIỄN XƯỚNG DÂN GIAN CỦA NGƯỜI HRÊ
(trích)
* Các loại hình dân ca
Các loại hình dân ca chính của người Hrê ở Quảng Ngãi bao gồm: ta lêu (ca lêu), ca choi (ca chơi), ta jeo, vađhô con…
Dân ca Hrê có giai điệu trong sáng, tình cảm và thang âm phong phú, nên nhiều nhạc sĩ đã mượn làn điệu từ dân ca Hrê để phát triển thành những ca khúc nổi tiếng, như: Phan Huỳnh Điểu với Bóng cây kơnia (thơ Ngọc Anh), Nhật Lai với Thương anh cán bộ, Cánh chim pôngkle, Hái rau tặng anh bộ đội, Phan Quý với Chiều sông Rhe (thơ Nguyễn Ngọc Trạch)…(3).
* Ta lêu
Ta lêu (ở huyện Sơn Hà, và những vùng dưới của huyện Sơn Tây gọi là ca lêu), là điệu hát kể, có tính chất tự sự. Người Hrê thường dùng ta lêu để hát kể cho con cháu nghe bên bếp lửa nhà sàn, trên rẫy vào mùa chờ thu hoạch. Có hai dòng ta lêu là ta lêu cổ và ta lêu mới.
Ta lêu cổ, là loại ta lêu có hệ thống bài bản vốn được truyền từ đời này sang đời khác. Loại ta lêu này có các đề tài như: kể về các loài vật, cây cối; kể về các anh hùng huyền thoại của cộng đồng tộc người, về các vị thần linh, về những con người tài trí, dũng cảm… Đây là loại ta lêu có cốt truyện nên khi hát kể ta lêu, người Hrê gọi là cà eng, vì có những bài ta lêu được các nghệ nhân Hrê hát suốt cả đêm. Trong các truyện cổ dân gian của người Hrê thường có những đoạn xen bằng văn vần, đó chính là những khúc ta lêu cổ.
Ta lêu mới, là loại ta lêu mới được sáng tác ca ngợi cuộc sống mới, về tinh thần hăng say lao động, sản xuất… và đặc biệt là về tình yêu đôi lứa.

* Ca choi
Ca choi (có nơi gọi là ca chơi) là một loại hát đối đáp. Ca có nghĩa là ca hát, choi (hay chơi) có nghĩa là đối lại. Giai điệu của ca choi trong sáng, đơn giản, nhưng rất mượt mà, tình cảm. Nội dung của ca choi thể hiện nhiều đề tài khác nhau: chuyện yêu đương, chuyện gia đình, chuyện xã hội, mừng quê hương, đất nước… Người Hrê còn dùng ca choi để hát đố lẫn nhau.
Ngoài chức năng dùng để đối đáp, người Hrê còn dùng chính giai điệu trong sáng, tình cảm của ca choi để có thể hát những bài hát mang tính chất giãi bày những nỗi niềm riêng tư, như nói về nỗi khổ nhọc, nghèo túng, mồ côi… Những người lớn tuổi thường sử dụng loại ca choi này.
* Điệu ta jeo
Điệu ta jeo là điệu hát cúng thần linh. Người Hrê cũng như các dân tộc miền núi Quảng Ngãi vốn theo tín ngưỡng đa thần, gồm các thiên thần, nhiên thần. Để khấn mời các vị thần linh, thầy cúng phải thuộc lòng các bài ta jeo khác nhau, tùy thuộc vào vị thần nào được khấn mời mà thầy cúng dùng bài hát cúng có nội dung phù hợp với vị thần đó. Giai điệu, tiết tấu cũng thay đổi trong từng đoạn hát cúng. Có các bài hát cúng như cúng thần gió, cúng thần sông, cúng thần suối, cúng ông bà, tổ tiên, cúng gọi hồn…
* Vađhô con
Vađhô con có nghĩa là hát ru con. Cũng như nhiều tộc người khác, hát ru của người Hrê dùng để ru con, ru cháu. Người Hrê có thể hát ru con ngay cả lúc địu con lên nương rẫy. Nội dung chính của các bài hát ru của người Hrê là chủ yếu là mong con ngủ để cha mẹ đi làm ruộng làm rẫy, để đi bẫy con thú, để vào rừng hái rau, hái củi và mong con lớn lên khỏe mạnh, thành người, biết bẫy thú, bẫy chim, biết làm ruộng, làm nương…

Nghệ nhân Phạm Văn Lơi và nghệ nhân Đinh Văn Rút (thị trấn Ba Tơ) biểu diễn bài ca lêu “Chúc nhau ăn Tết vui vẻ”.

Các loại nhạc cụ
Nhạc cụ của người Hrê chủ yếu được chế tác bằng chính bàn tay của các nghệ nhân dân gian, chủ yếu là dựa vào kinh nghiệm, bằng tai nghe, tay làm, mắt thấy, và sự trao truyền từ đời này sang đời khác. Ngoại trừ các bộ chiêng, còn lại hầu hết các loại nhạc cụ đều làm bằng những vật liệu sẵn có.
Người Hrê sử dụng các nhạc cụ dân gian để chơi trong những lúc rỗi rãi, trên nhà sàn, hoặc ngoài nương rẫy, cũng có khi được sử dụng trong các hội mùa, hội ăn trâu, để ru con ngủ, để tỏ tình… Tiêu biểu có các loại nhạc cụ sau:
* Đàn brook
Là một loại đàn phổ biến của nhiều dân tộc ở vùng Trường Sơn – Tây Nguyên, với các tên gọi hơi khác biệt chút ít, như brook, bro, vrook… Đàn brook có bầu đàn bằng trái bầu phơi khô, được khoét ruột; cần đàn là một ống lồ ô hoặc ống nứa dài khoảng 60 – 70cm, có đường kính khoảng 3 – 4cm; các phím đàn là những thẻ gỗ cây gạo hoặc bằng cật mây; có 2 dây, gồm một dây chồng (kxi klô) và một dây vợ (kxi kri). Đàn brook dành cho nam giới, dùng để chơi các giai điệu mang tính tự sự, mô phỏng tiếng chiêng, có khi còn để ru con ngủ, dùng trong tang ma của người Hrê…
* Đàn krâu
Cũng là một loại đàn phổ biến của các dân tộc vùng Trường Sơn – Tây Nguyên, với các tên gọi khác: goong, goong đe, tinh ninh, teng neng, puôi brol, brook tru… Đàn krâu cũng có bầu đàn bằng trái bầu khô, cần đàn ngắn hơn đàn brook (khoảng 50 – 60cm), nhưng đường kính lớn hơn đàn brook, khoảng 5 – 6cm; không có phím đàn. Đàn krâu thường có 8 -15 dây, nhưng phổ biến là 8 dây. Các khóa để căng dây đàn được làm bằng gỗ hoặc tre già. Đàn krâu cũng dành cho nam giới, dùng để chơi các bài ta lêu, đệm hát, mô phỏng các điệu chiêng ba, chiêng năm của người Hrê.
* Đàn chinh kla
Tiếng Hrê chinh có nghĩa là chiêng, kla có nghĩa là tre, chinh kla có nghĩa là chiêng bằng tre. Đây là một trong những loại nhạc cụ cổ sơ nhất trong tất cả các loại hình nhạc cụ có mặt ở Việt Nam. Đàn chinh kla được làm bằng một đốt tre già, dài khoảng 25 – 30cm, đường kính khoảng 15 – 20cm. Chung quanh ống tre có 8 – 10 dây đàn, được tước ra từ cật tre, hai đầu dây có những thanh gỗ, hoặc thanh tre nhỏ làm ngựa cho dây đàn. Bụng đàn có một lỗ thoát âm, vốn được khoét theo chiều dài của ống tre. Chinh kla cũng dành cho nam giới, dùng để mô phỏng tiếng chiêng, chơi các giai điệu ru con, các điệu ta lêu… Nhiều nơi người Hrê quan niệm, lúc trời giông thì không được chơi loại đàn này, vì nếu chơi trời sẽ nổi giận làm ra nhiều sấm sét, giông bão.
* Đàn rơđoang
Đàn rơđoang là một loại nhạc cụ họ dây kéo, có nơi gọi là k’ny. Đàn chỉ có một dây, được làm bằng gân thú, hoặc dây dứa, dây tơ, dây nilông, dây kẽm. Cung kéo là một thanh tre, hoặc nứa nhỏ (dùng để kéo). Cần đàn là một ống nứa dài khoảng 40 – 50cm, có 4 – 5 phím bằng sáp ong. Một sợi chỉ được buột chặt từ phía dưới thân đàn nối với một miếng kim loại. Khi diễn tấu, ngoài việc dùng cung kéo để kéo vào dây đàn, người diễn còn ngậm vào miếng kim loại để tạo nên một sự cộng hưởng âm thanh từ khoang miệng. Đàn rơđoang cũng chỉ dành cho đàn ông, dùng để chơi các giai điệu tự sự vào những lúc nhàn rỗi, hoặc mối mai vợ chồng…
* Đàn a khung
Được làm bằng 5 ống nứa, ống canh dài hơn 1m, đường kính khoảng 3,5cm; ống con mói dài khoảng 1m, đường kính khoảng 3,2cm; ống con váy dài khoảng hơn 80 cm, đường kính khoảng hơn 3cm; ốngcon pí dài khoảng hơn 70cm, đường kính khoảng 3cm; ống con pun dài khoảng hơn 60cm, đường kính khoảng gần 4cm. Khi diễn tấu đàn a khung phải có 2 người, một nam, một nữ, hoặc cả 2 nữ trong tư thế quỳ, ngồi bệt, hoặc đứng, tùy vị trí đặt đàn. Người ta dùng 2 bàn tay để vỗ vào đầu ống theo các giai điệu giao duyên, mừng ngày tết, hoặc chỉ đơn thuần là giải trí.
* Đàn và pút
Cũng được làm bằng ống nứa, có kích thước to, nhỏ như đàn rơđoang, nhưng chỉ có 3 ống. Cách chơi cũng giống như đàn rơđoang, nhưng thường chỉ được sử dụng vào dịp Tết, hoặc ở trong rừng, trong rẫy, ít thấy sử dụng trong nhà. Nhiều nơi cho rằng chơi và pút tài sản sẽ bay đi hết.
* Sáo tà lía
Là loại sáo dọc dài, được làm bằng ống nứa (trúc) già, có đường kính khoảng 1,5 – 2cm, dài khoảng 40 – 50cm. Sáo có một lỗ thổi ở đầu ống (ra pét) và 5 lỗ bấm dọc đường thẳng thân ống để tạo các thang âm. Sáo tà lía được dùng để hòa âm với các loại đàn brook, krâu, sáo a mó… vào dịp lễ tết, hoặc có khi chỉ để giãi bày tâm sự vào những đêm trăng sáng…
* Sáo a mó
Được làm bằng một ống triêng rừng, có độ dài khoảng 20 – 25cm, chỉ có một lưỡi gà, không có lỗ để bấm (người Cor gọi là a máp). Đây là nhạc cụ chỉ dành cho phụ nữ. Người chơi sẽ vừa thổi một đầu vừa lấy hai bàn tay đặt vào đầu kia làm hộp cộng hưởng… Sáo a mó dùng để hòa tấu cùng các nhạc cụ khác, để gọi con thức dậy vào sáng sớm, để giãi bày tâm sự…

biểu diễn nhạc cụ Tà Vỗ.

* Sáo tà vố
Sáo tà vố là một nhạc cụ làm bằng đất sét. Đất sét dùng để làm sáo tà vố là loại đất sét màu đỏ, không pha cát, sỏi. Sau khi đập nhuyễn, nặn thành hình tròn như quả trứng, người làm sáo khoét rỗng ruột, làm các lỗ thổi, xong đem phơi khô. Sáo tà vố thường có 3 – 5 lỗ, khi diễn tấu các ngón tay sẽ bịt hoặc thả ra để tạo nên các thang âm. Sáo tà vố là một loại nhạc cụ cổ sơ nhất của loài người, là loại nhạc cụ dành cho trẻ em, dùng để gọi bạn tâm tình, khi chăn trâu, hoặc lên rẫy, lên nương.
* Sáo ra ngoái
Còn gọi là đàn ra ngoái, là loại kèn môi, cấu tạo đơn giản: chỉ là một miếng gỗ bằng tre, nứa, hoặc bằng gỗ mứt, và một thanh thép hoặc đồng. Khi diễn tấu, người chơi kẹp hờ hai miếng lại giữa 2 môi, rồi dùng ngón tay bật thanh thép qua lại để tạo ra những bồi âm. Sáo ra ngoái là loại nhạc cụ dành cho cả nam giới lẫn phụ nữ.

Chiêng 3 Hrê.

* Chiêng (chinh)
Người Hrê có bộ chiêng ba chiếc nổi tiếng bằng hợp kim đồng, không có núm. Khi chơi chiêng phải có 3 người chơi, và chỉ đánh bằng nắm tay (không dùng dùi như các dân tộc khác). Bộ chiêng ba của người Hrê gồm:
Chiêng túc: còn gọi là chiêng con, chiêng nhỏ nhất trong 3 chiếc. Khi chơi chiêng người chơi treo chiêng lên xà nhà, lấy tay phải bọc vải để gõ vào mặt ngoài của chiêng, tay trái bịt tiếng mặt trong của chiêng.
Chiêng k’tum: còn gọi là chiêng cha, là chiếc chiêng trung bình. Khi chơi chiêng người chơi tì chiêng lên đùi, tay phải đánh vào mặt chiêng, tay trái bịt âm bằng cả cùi tay.
Chiêng vồng: còn gọi là chiêng mẹ, là chiếc chiêng lớn nhất. Khi diễn tấu người chơi cũng đặt chiêng lên đùi, tay phải vừa đánh chiêng bằng nắm tay, vừa gõ chiêng bằng các đầu ngón tay, tay trái bịt lòng chiêng.
Người Hrê có những giai điệu chiêng ba đặc sắc, như: điệu túc năng, là điệu chiêng vui nhộn, thúc giục; điệu túc k’oa, là điệu chiêng mô phỏng tiếng ếch nhái; điệu túc h’lay, là điệu chiêng mô phỏng âm thanh của nước chảy; điệu tu guốc, là điệu chiêng mô phỏng tiếng chim hót.
Ở một số vùng tiếp giáp với huyện Kon Plông (Kon Tum), người Hrê còn có bộ chiêng 5 chiếc, nhưng không phổ biến.
Chú thích:
(3) – Theo Thế Truyền: Vài nét về âm nhạc dân gian của người Hrê và việc bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, Tạp chí Cẩm Thành số 25, 11.2000, tr. 69.

Đội nghệ nhân huyện Ba Tơ tham gia giao lưu đánh, múa cồng chiêng tại làng văn hóa các dân tộc Việt Nam ở Hà Nội.

Độc đáo làn điệu dân ca dân tộc Hrê, Quảng Ngãi
Dân tộc Hrê ở Quảng Ngãi có nền âm nhạc dân gian khá đa dạng và phong phú. Trong đó, dân ca là một loại hình nghệ thuật diễn xướng được nhiều người yêu thích.
Trong số các nàn điệu dân ca của người H’rê phải kể đến H’chôi. H’chôi gồm có hai loại: “H’chôi i boi” và “H’chôi tăh têu” (hay còn gọi là “Tăh h’chôi”). H’chôi i boi là một làn điệu dân ca có bài bản, có nhịp điệu như một ca khúc mới, có nhiều bài và phổ biến nhất; còn H’chôi tăh têu nó chỉ có một lối hát, một bài mà thôi, là một làn điệu hát đối đáp, nên gọi là H’chôi tăh têu.
Người Hrê giải thích như sau: “Tăh têu” tức là đối đáp, “Tăh h’chôi” tức là hai người hát đối đáp làn điệu H’chôi tăh têu, hay nói cách khác, H’chôi tăh têu là tên của một làn điệu dân ca, còn Tăh h’chôi là khi hai người hát đối đáp với nhau làn điệu dân ca H’chôi tăh têu, lúc này gọi là “Tăh h’chôi”, nên gọi là làn điệu “Tăh h’chôi” cũng được.
H’chôi tăh têu là một làn điệu lối hát tự do, không có nhịp điệu, âm đầu tiên là âm lấy đà, âm thứ hai và âm cuối cùng của câu nhạc thường kéo dài hơi, các âm trong câu thường có chùm (liên) âm và từng âm một, hoặc hai, hát chậm rãi, đôi khi còn xen lời nói, rồi hát. Làn điệu H’chôi tăh têu về giai điệu âm nhạc thì có sẵn, còn phần lời thì người hát tự ứng tác tại chỗ theo nội dung sinh hoạt, nó không có bài bản cụ thể, nên làn điệu h’chôi tăh têu có thể hát nhiều nội dung khác nhau và người ta có thể hát với nhau suốt cả đêm mà không có đoạn kết.
Về nội dung thường thì người ta hát để tỏ tình giao duyên kết bạn, tâm tình kết sui gia, hoặc để trao đổi một công việc gì đó… người ta không tiện nói với nhau bằng lời nói cụ thể mà thông qua bằng âm nhạc, lời thơ dùng những từ ngữ ví von sâu xa, tinh tế, kín đáo, có vần điệu để diễn tả tình cảm của mình mà đối phương hiểu được ý tứ của nó; rồi đối phương đáp lại cũng vậy, dùng những lời thơ tinh tế, sâu sắc nhưng chỉ tập trung vào một nội dung mà hai người đang quan tâm, lời thơ đó phải đúng theo lối hát làn điệu H’chôi tăh têu, cứ thế cuộc “hát lý, nói lý” giữa hai người suốt cả đêm mà không có đoạn kết. Và phần diễn xướng giai điệu cũng vậy, người thể hiện cũng phải biết cách rung giọng, kéo dài hơi một cách khéo léo, hợp lý thì mới có thể tạo ấn tượng cho đối phương, và người nghe.
Đặc biệt, nếu hai người đều biết thổi Rangoiq (kèn môi), kết hợp vừa hát một đoạn, thổi một đoạn thì thật là hấp dẫn, độc đáo hơn nhiều. Nhưng những cặp như vậy không nhiều, bởi những kỹ năng thổi kèn môi khi nó vang lên âm thanh mà người nghe cảm nhận được ý tứ, nội dung của nó, đồng thời vừa suy nghĩ ứng tác những lời thơ sâu sắc, vần điệu và có lối hát ngọt ngào, mênh mông của làn điệu H’chôi tăh têu thật không dễ chút nào, nhất là với những người mới tập hát làn điệu này.
Vào các dịp Tết, cúng, đám cưới, hay sinh hoạt vui chơi, giải trí… ngồi bên ché rượu cần, khi có chút men rượu người ta thường rủ nhau hát làn điệu H’chôi tăh têu để giao lưu, tâm sự, chia sẻ tâm tư tình cảm của mình, hoặc để thể hiện khả năng tài nghệ hát h’chôi tăh têu, thổi rangoiq của mình với mọi người. Có những cặp hát với nhau suốt cả đêm mà không bên nào chịu kết thúc trước, làm cho không khí ngày vui thêm rộn rã, đầm ấm, và mang nhiều ý nghĩa…

Tiết mục làn điệu H’chôi tăh têu tại Liên hoan Dân ca Việt Nam năm 2011.
H’chôi tăh têu” là một làn điệu dân ca độc đáo của dân tộc Hrê ở Quảng Ngãi

Cũng như các dân tộc anh em khác, dân tộc Hrê ở Quảng Ngãi có nền âm nhạc dân gian khá đa dạng và phong phú. Dân ca là một loại hình nghệ thuật diễn xướng được nhiều người yêu thích, trong đó phải kể đến làn điệu H’chôi (Ca chôi).
H’chôi gồm có hai loại: “H’chôi i boi” và “H’chôi tăh têu” (hay còn gọi là “Tăh h’chôi”). H’chôi i boi là một làn điệu dân ca có bài bản, có nhịp điệu như một ca khúc mới, có nhiều bài và phổ biến nhất; còn H’chôi tăh têu nó chỉ có một lối hát, một bài mà thôi, là một làn điệu hát đối đáp, nên gọi là H’chôi tăh têu.
“Tăh têu” tức là đối đáp, “Tăh h’chôi” tức là hai người hát đối đáp làn điệu H’chôi tăh têu, hay nói cách khác, H’chôi tăh têu là tên của một làn điệu dân ca, còn Tăh h’chôi là khi hai người hát đối đáp với nhau làn điệu dân ca H’chôi tăh têu, lúc này gọi là “Tăh h’chôi”, nên gọi là làn điệu “Tăh h’chôi” cũng được.
H’chôi tăh têu là một làn điệu lối hát tự do, không có nhịp điệu, âm đầu tiên là âm lấy đà, âm thứ hai và âm cuối cùng của câu nhạc thường kéo dài hơi, các âm trong câu thường có chùm (liên) âm và từng âm một, hoặc hai, hát chậm rãi, đôi khi còn xen lời nói, rồi hát. Làn điệu H’chôi tăh têu về giai điệu âm nhạc thì có sẵn, còn phần lời thì người hát tự ứng tác tại chỗ theo nội dung sinh hoạt, nó không có bài bản cụ thể, nên làn điệu h’chôi tăh têu có thể hát nhiều nội dung khác nhau và người ta có thể hát với nhau suốt cả đêm mà không có đoạn kết.
Về nội dung thường thì người ta hát để tỏ tình giao duyên kết bạn, tâm tình kết sui gia, hoặc để trao đổi một công việc gì đó… người ta không tiện nói với nhau bằng lời nói cụ thể mà thông qua bằng âm nhạc, lời thơ dùng những từ ngữ ví von sâu xa, tinh tế, kín đáo, có vần điệu để diễn tả tình cảm của mình mà đối phương hiểu được ý tứ của nó; rồi đối phương đáp lại cũng vậy, dùng những lời thơ tinh tế, sâu sắc nhưng chỉ tập trung vào một nội dung mà hai người đang quan tâm, lời thơ đó phải đúng theo lối hát làn điệu H’chôi tăh têu, cứ thế cuộc “hát lý, nói lý” giữa hai người suốt cả đêm mà không có đoạn kết. Và phần diễn xướng giai điệu cũng vậy, người thể hiện cũng phải biết cách rung giọng, kéo dài hơi một cách khéo léo, hợp lý thì mới có thể tạo ấn tượng cho đối phương, và người nghe.
Đặc biệt, nếu hai người đều biết thổi Rangoiq (kèn môi), kết hợp vừa hát một đoạn, thổi một đoạn thì thật là hấp dẫn, độc đáo hơn nhiều. Nhưng những cặp như vậy không nhiều, bởi những kỹ năng thổi kèn môi khi nó vang lên âm thanh mà người nghe cảm nhận được ý tứ, nội dung của nó, đồng thời vừa suy nghĩ ứng tác những lời thơ sâu sắc, vần điệu và có lối hát ngọt ngào, mênh mông của làn điệu H’chôi tăh têu thật không dễ chút nào, nhất là với những người mới tập hát làn điệu này.
Ngày xưa trong các dịp Tết, cúng, đám cưới, hay sinh hoạt vui chơi, giải trí… ngồi bên ché rượu cần, khi có chút men rượu người ta thường rủ nhau hát làn điệu H’chôi tăh têu để giao lưu, tâm sự, chia sẻ tâm tư tình cảm của mình, hoặc để thể hiện khả năng tài nghệ hát h’chôi tăh têu, thổi rangoiq của mình với mọi người. Có những cặp hát với nhau suốt cả đêm mà không bên nào chịu kết thúc trước, làm cho không khí ngày vui thêm rộn rã, đầm ấm, và mang nhiều ý nghĩa..

Đàn vơ-roác bị thất truyền, nay cũng được khôi phục lại.

Tâm huyết bảo tồn nhạc cụ dân tộc Hrê
Bản sắc văn hóa truyền thống của người Hrê ở Quảng Ngãi rất phong phú và đa dạng, song lại đang có xu hướng bị mai một. Đáng mừng là, một nghệ nhân ở thị trấn Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi, năm nay đã hơn 80 tuổi, vẫn miệt mài gìn giữ, lưu truyền nét đẹp văn hóa của dân tộc mình. Đó là nghệ nhân Đinh Văn Ước- một trong số ít người ở huyện Ba Tơ còn có thể chế tạo và sử dụng các loại nhạc cụ truyền thống của dân tộc Hrê.
Nghệ nhân Đinh Văn Ước giờ đây dù tuổi cao, sức đã yếu nhưng vẫn miệt mài ngồi gọt dũa từng thanh tre, nhặt từng vỏ bầu để làm nên những nhạc cụ truyền thống. Đến nay, nghệ nhân Đinh Văn Ước đã chế tạo lại thành công 4 loại nhạc cụ của người Hrê là đàn Vơ roát, Vơ rao, Ra đong, sáo Ta lía. Những nhạc cụ này đang được lưu giữ tại Bảo tàng Ba Tơ.
Nghệ nhân cho biết: Từ thời ông bà tổ tiên trước đây đã có những nhạc cụ đó rồi, nhưng hiện đã mất gần hết. Bây giờ, mình nhớ được cái gì thì mình chế tạo lại cái đó. Với mong muốn để con cháu có cái mà lưu giữ, học tập nên mình cố gắng làm cho bằng được.
Kinh tế phát triển, đời sống của bà con đồng bào Hrê cũng được nâng lên, giờ đây tuổi trẻ không mấy người mặn mà với những nhạc cụ truyền thống. Các làn điệu quen thuộc của đồng bào Hrê trước đây như cồng chiêng, hát Ta lêu, Ta choi, sáo Ta lía, đàn Vơ Roát, Rơ đong …đang dần bị mai một.
Vì vậy, ngoài việc để lại những nhạc cụ truyền thống, nghệ nhân Đinh Văn Ước còn mong con cháu có thể sử dụng thành thạo những nhạc cụ đó. “Giới trẻ bây giờ cũng có người biết sử dụng nhạc cụ truyền thống của người Hrê, tuy nhiên họ biểu diễn theo kiểu âm thanh sẵn, làm theo cái máy, hoặc cầm đàn nhảy theo nhạc, không có bài bản gì mà mình thấy đau lòng. Ngoài việc chế tạo lại các nhạc cụ thì mình cũng phải chỉ dạy cho con cháu cách sử dụng để mong sao đời sau vẫn có người giữ được bản sắc của dân tộc”- Nghệ nhân Đinh Văn Ước tâm sự.
Với những đóng góp cụ thể ấy, nghệ nhân Đinh Văn Uớc đã góp phần lưu giữ những nét đẹp truyền thống trong đời sống tinh thần của người Hrê.

Nghệ nhân Đinh Ngọc Su.

Giao duyên qua tiếng đàn Ra-ngói của người H’re
Ngày xưa, thanh niên nam nữ dân tộc H’re đến tuổi trưởng thành dùng đàn Ra-ngói (đàn môi) để tìm hiểu, giao duyên với nhau. Nhiều đôi nam nữ đã thành vợ thành chồng qua tiếng đàn Ra-ngói.
Có dịp về với buôn làng đồng bào H’re, được nghe, cảm nhận cái hay, cái đẹp của loại nhạc cụ và cũng là phương tiện giao duyên độc đáo này chắc chắn sẽ đọng lại trong mỗi chúng ta bao điều thú vị.
Người H’re gọi đàn môi là Ra-ngói. Về cấu tạo, hình dáng đàn Ra-ngói của người H’re cũng giống như đàn môi của nhiều cộng đồng dân tộc khác. Ra-ngói thường được làm bằng thanh gỗ, hình dáng, kích thước như chiếc ghim đan lưới của bà con vùng biển, ở giữa có thanh thép dẹt. Khi chơi loại nhạc cụ này, người chơi đưa đàn lên môi, một tay giữ, một tay gảy thanh thép, kết hợp với sự điều khiển của đầu lưỡi và đôi làn môi, tạo nên thứ âm thanh trầm, ấm, chuyển tải rất hiệu quả tình cảm yêu thương của con người.
Có lẽ vì Ra-ngói có khả năng thể hiện tình cảm hiệu quả như vậy, nên từ xa xưa thanh niên nam nữ dân tộc H’re thường dùng để giao duyên với nhau. Hình thức giao duyên khá độc đáo này đã trở thành nét đẹp trong đời sống cộng đồng. Nghệ nhân Đinh Ngọc Su khẳng định: “Trước kia người H’re chưa có phương tiện viết thư trao đổi tâm tình, Ra-ngói là phương tiện tỏ tình phổ biến và hiệu quả nhất”.
Cũng có lẽ vì hiệu quả như vậy mà thanh niên nam, nữ dân tộc H’re ngày xưa đến tuổi trưởng thành đều biết chơi đàn Ra-ngói. Trong túi áo họ lúc nào cũng thủ sẵn một chiếc đàn và sẵn sàng rung lên cùng với nhịp đập của trái tim trước người mình yêu thương.
Qua tiếng đàn ra-ngói, người con trai tỏ lòng với người con gái yêu thương thế này:
Em ơi em ơi!
Em có ưng tôi không?
Tôi có đẹp không?
Tôi đẹp, em có ưng tôi thì hai đứa cùng tìm hiểu.
Em chưa chồng, tôi chưa vợ, hãy nói với nhau cho biết!
Nếu người con gái có cảm tình với người con trai, cũng dùng Ra-ngói tỏ rõ lòng mình:
Em chưa có chồng.
Anh thương em thiệt tình thì em cũng thương anh.
Mình đừng phỉnh nhau.
Nếu phỉnh nhau là có lỗi với nhau.
Phải cúng trâu cúng bò tạ lỗi với nhau.
Đó là lời hứa với nhau.
Em hứa với anh,
anh hứa với em thật lòng,
để sau này anh, em thành vợ chồng.
Còn nếu như người con gái đã có người yêu, không thể nhận lời, sẽ khéo léo từ chối. Đại loại như: không ưng anh vì em đã có người này người kia, hay vì hoàn cảnh nào đó. Hoặc em là người thế này, thế nọ, em nghèo, em xấu, không có nhiều trâu, nhiều chinh, ché, không xứng với anh. Hoặc em không ưng không phải do anh xấu, do anh nghèo mà là do số phận, trời không cho chúng mình lấy nhau….
Theo phong tục truyền thống của người H’re, sự chủ động bày tỏ tình cảm lứa đôi không phân biệt nam hay nữ chủ động trước, mà hoàn toàn bình đẳng với nhau. Trước người con trai khỏe mạnh siêng năng, giỏi làm cái rẫy, biết đánh túc-chinh hay, chơi đàn Ra-ngói hay, được người con gái đem lòng yêu thương và chủ động tỏ tình. Với người con gái dùng tiếng đàn Ra-ngói ghẹo người con trai thường ý nhị, kín đáo hơn:
– Anh ơi, lúc giờ anh bận gì không. Anh không bận, về nhà em nói chuyện với nhau.
Hoặc trách khéo:
– Lâu nay sao anh không đến thăm nhà em. Em ưng anh thăm nhà em để có dịp nói chuyện với nhau…
Sau đó tiếp tục gặp nhau tìm hiểu và hợp nhau nên vợ nên chồng.
Ra-ngói với thanh niên nam nữ dân tộc H’re ngày xưa quan trọng như vậy, nên đến tuổi trưởng thành ai cũng học và biết đàn Ra-ngói. Sau một ngày làm việc trên nương, rẫy tối về đi chơi, thanh niên nam, nữ thường thủ sẵn đàn Ra-ngói trong túi áo. Đến nhà người mình yêu, dùng tiếng đàn để tán tỉnh, giao duyên:
Em ơi em, em muốn nghe anh chơi đàn Ra-ngói hay không.
Anh hãy đàn đi. Em sẵn sàng nghe anh đây.
Thế là tiếng đàn Ra-ngói thay tiếng nói con tim, ngân lên nhiều cung bậc, lúc nhẹ nhàng như tiếng xào xạc của lá rừng, lúc dịu nhẹ như giọt sương đêm tinh khiết và lúc tuôn trào như dòng thác, thổn thức lời yêu thương thay tiếng nói con tim.

Người Hrê “vắt đất ra nhạc”
Tại lễ tổng kết 15 năm về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” do Tỉnh Quảng Ngãi tổ chức cuối tháng 5 vừa qua, hơn 250 đại biểu dự hội nghị đã chăm chú lắng nghe nghệ nhân dân gian Đinh Ngọc Su – người dân tộc Hrê, Chi hội trưởng Chi hội Người cao tuổi thôn Tà Pa, xã Sơn Thượng, huyện miền núi Sơn Hà biểu diễn một nhạc cụ rất độc đáo mà người Hrê gọi là Tà Vỗ được làm từ đất sét.
Âm thanh của nhạc cụ này đã làm say đắm bao lòng người không những đối với người Hrê, những người dự hội nghị mà còn đối với các dân tộc trong và ngoài nước. Chính vì vậy, ông rất vinh dự được người dân Hrê trân trọng phong tặng cho ông biệt danh- Người “Vắt đất ra nhạc”.
Huyện miền núi Sơn Hà (Quảng Ngãi) có 4 dân tộc anh em cùng chung sống gồm: Hrê, Kinh, Kor, Cadong với tổng dân số trên 71.000 người, dân tộc Hrê chiếm 82%. Mỗi dân tộc đều có bản sắc văn hóa riêng, phong phú, độc đáo, đã góp phần tạo nên bức tranh mang sắc thái đa dạng. Tại vùng đất miền núi Sơn Hà đã và đang là mảnh đất có sự giao thoa tinh hoa văn hóa các dân tộc trong tỉnh.
Nghệ nhân dân gian Đinh Ngọc Su năm nay vừa tròn 70 tuổi, sinh ra và lớn lên tại Làng Ec, thôn Tà Pa, xã vùng cao Sơn Thượng, huyện Sơn Hà. Năm 13 tuổi, Đinh Ngọc Su bắt đầu tham gia cách mạng và được kết nạp vào đảng từ những năm đầu kháng chiến chống Mỹ. Sau khi về hưu ông được tín nhiệm giao giữ chức Chủ tịch Ủy ban MTTQ xã Sơn Thượng. Nay tuổi cao sức yếu, ông giữ chức Chi hội trưởng Chi hội Người cao tuổi thôn Tà Pa.
Ông Su tâm sự: “Tôi may mắn được sinh ra và lớn lên tại xã vùng cao Sơn Thượng, huyện Sơn Hà, nơi luôn có giai điệu âm thanh réo rắt, nhộn nhịp như mời gọi bạn đến nhà. Ngay từ lúc còn bé, bản thân tôi đã say mê, thích thú với những làn điệu dân ca của quê hương, những nhạc cụ truyền thống của dân tộc mình. Nhờ được cha mẹ truyền dạy cách biểu diễn các loại nhạc cụ của người Hrê, được nghe các lớp cha anh biểu diễn các loại đàn a khung, prot, krâu, vút, ngói, ra ngoáy.. những âm thanh của các nhạc cụ cứ vang vọng, lúc líu lo như tiếng chim gọi bầy, lúc mênh mang như gió rừng chạy dài trên vách núi của rừng núi đại ngàn, cũng có lúc êm dịu trữ tình như những bản tình ca ca ngợi tình yêu và mùa vàng ngay trên quê hương đã cuốn hút tôi mê say tự lúc nào… Từ đó, tôi dần dần học hỏi, chế tác các nhạc cụ truyền thống và nuôi dưỡng ước mơ truyền dạy các nhạc cụ truyền thống ấy cho con cháu hôm nay…”.
Từ trước đến nay, ngoài việc thực hiện công tác của cơ quan phân công, nhiệm vụ nào được giao ông cũng hoàn thành, ông luôn dành quỹ thời gian để nghiên cứu, sưu tầm các làn điệu dân ca, các loại nhạc cụ dân tộc và chế tác một số nhạc cụ truyền thống của dân tộc Hrê. Đặc biệt là nhạc cụ Tà Vỗ.
Nghệ nhân Đinh Ngọc Su cho biết: Nhạc cụ Tà Vỗ là loại nhạc cụ đơn giản nhưng rất khó làm để có được âm thanh hay, vì nguyên liệu làm nhạc cụ này chỉ là đất sét được nhào thật nhuyễn, sau đó nắn thành hình như quả cau, to bằng trứng vịt, cắt thành 2 mảnh, dùng dao hoặc cây nhọn khoét rỗng ruột sau đó hai mãnh đất áp lại, khoét một lỗ thổi, một lỗ thông hơi và ba lỗ điều chỉnh âm tiết cao thấp theo ý đồ của người thổi, sau đó đưa ra phơi nắng nhiều ngày cho thật khô, thế là hoàn thành sản phẩm nhạc cụ Tà Vỗ.
Nghệ nhân Đinh Ngọc Su cho biết thêm, ngoài nhạc cụ Tà Vỗ, ông còn chế tác và biểu diễn nhuần nhuyễn các loại nhạc cụ khác của dân tộc Hrê như đàn a khung, krâu, vút, ngói… Đối với nhạc cụ Tà Vỗ, trẻ em thường được sử dụng nhiều nhất là vào thời điểm lúa trên nương rẫy vừa thu hoạch xong, bên những nương lúa chỉ còn trơ gốc rạ, lũ trẻ lùa trâu ra đồng, để trâu gặm cỏ, vừa chăn trâu, vừa thi, thổi làm Tà vỗ, các em sử dụng Tà Vỗ vào những buổi hoàng hôn khi gọi bạn và đàn trâu về.
Còn đối với người lớn, âm thanh ấy là nỗi lòng của người Hrê hiền lành, chất phác, hồn nhiên, là lời nhắn gửi, thăm hỏi chân tình giữa những người thân trong gia đình, giữa những người dân trong bản làng, âm thanh của Tà Vỗ như một bản tình ca về tình yêu quê hương đất nước. Riêng với ông Su, âm thanh của Tà vỗ từ lâu đã trở nên quen thuộc, gắn kết với cuộc đời ông.
Hiện nay trong quá trình hội nhập quốc tế đang diễn ra nhanh chóng, nhất là các loại nhạc cụ hiện đại ngày càng nhiều và đang lan tỏa đến mọi miền quê, kể cả vùng núi cao quê ông, các loại nhạc cụ mới phần nào ảnh hưởng đến văn hóa của dân tộc tại địa phương. Trước thực trạng đó ông nghĩ rằng: Những nhạc cụ truyền thống của người dân tộc Hrê sẽ dần dần mai một, nếu chúng ta không giữ gìn, bảo tồn, phát huy và truyền dạy lại cho con cháu ngay từ bây giờ thì sẽ mất đi nét văn hoá riêng của dân tộc mình.
Chính vì vậy, không dừng lại ở việc nghiên cứu, sưu tầm, chế tác các loại nhạc cụ truyền thống của cha ông, trong nhiều năm qua ông đã chủ động đến các trường tiểu học, trung học cơ sở của xã và một số xã trong huyện để liên hệ với Ban giám hiệu nhà trường truyền dạy cách chế tác, cách sử dụng và biểu diễn các loại nhạc cụ cho các em học sinh, nhất là nhạc cụ Tà Vỗ. Đến nay riêng tại xã Sơn Thượng quê ông đã có trên 35 em học sinh là con em dân tộc Hrê biết chế tạo và biểu diễn thành thục các nhạc cụ truyền thống của người dân tộc Hrê.
Với nhạc cụ Tà Vỗ của mình, từ trước đến nay qua biết bao lần tham gia hội diễn hoặc liên hoan âm nhạc từ cấp huyện đến cấp quốc gia, lần nào ông cũng nhận được giải thưởng. Tháng 5/2007, ông vinh dự được Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian tặng Bằng công nhận danh hiệu “Nghệ nhân dân gian”; Năm 2009 tham gia cuộc thi biểu diễn âm nhạc toàn quốc tại Phú Yên ông đoạt giải A; ông được Hội Văn học nghệ thuật tỉnh chọn cùng với một số nghệ nhân khác sang giao lưu với Đoàn nghệ thuật JeIu- Hàn Quốc, mới đây ông được cử đi giao lưu âm nhạc với Đoàn Văn hoá nghệ thuật dân gian Thụy Điển tại Hà Nội và ông đã nhận nhiều Bằng khen của UBND tỉnh Quảng Ngãi về thành tích sưu tầm, nghiên cứu, truyền dạy, chế tác các loại nhạc cụ và công tác xây dựng đời sống văn hóa tỉnh Quảng Ngãi. Nghệ nhân Đinh Ngọc Su là tấm gương tiêu biểu của người Hrê đã góp phần lớn tại địa phương xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiến tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Đôi nét về nghi lễ, lễ hội của người Hrê

Dân tộc Hrê còn có các tên gọi khác Chăm Rê, Chom, Thượng Ba Tơ, Mọi Luỹ, Chăm Quảng Ngãi, Mọi Chòm, Rê, Màn Thạch Bích. Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Môn – Khơ Me. Dân tộc Hrê cư trú chủ yếu ở các huyện Sơn Hà, Ba Tơ, Minh Long (Quảng Ngãi) và An Lão (Bình Ðịnh).
Người Hrê có nhiều kiêng cữ và lễ thức tôn giáo, xuất phát từ quan niệm mọi vật đều có hồn hay ma và con người bị các lực lượng siêu nhiên chi phối. Khi ốm đau, rủi ro, khi làm nhà, mang thai, đẻ khó, có người chết, khi gieo cấy và gặt hái, khi gieo và tuốt lúa, khi đưa thóc lên kho và lần đầu lấy thóc về ăn… đều cúng bái. Vì vậy hàng năm họ đều tổ chức những nghi lễ hay lễ hội để xua đi những xúi xẻo, của dịch bệnh, cầu mong điều an bình trong cuộc sống.
Nghi lễ cơm mới
Người Hrê chủ yếu sống bằng nghề làm lúa nước và nương rẫy với kỹ thuật canh tác lúa nước như vùng đồng bằng Nam Trung bộ. Đồng bào chăn nuôi nhằm phục vụ các lễ cúng bái. Vì vậy, Tín ngưỡng hồn lúa cùng các lễ thức trong quá trình sản xuất lúa chiếm vị trí đáng kể, tập trung vào hai giai đoạn của mỗi mùa, khi gieo cấy và khi thu hoạch, cất lúa vào kho.
Văn Chấn

Share with your friends