Người giữ hồn dân tộc Chơro (Đặng Ngọc Thanh) - Mc tiệc cưới, học làm mc đám cưới, video đám cưới hay nhất

Thursday, July 7, 2016

Người giữ hồn dân tộc Chơro (Đặng Ngọc Thanh)

Vót tên cho chiếc nỏ mới làm.

Từ thuở người Chơro còn ở nhà sàn, sống bằng việc đốt rẫy, săn thú thì chiếc nỏ đã trở thành “cánh tay phải” của những người đàn ông Chơro giữ đất, giữ làng. Cho đến hôm nay, đồng bào dân tộc Chơro đã có cuộc sống khá hơn trước, nhưng chiếc nỏ vẫn là một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa - tinh thần.

Nỏ đã theo chân người Chơro qua bao thế hệ. Xưa người Chơro sống trải dài khắp các tỉnh thuộc khu vực Đông Nam bộ, phải đối mặt với thú dữ nên khi họ dựng nhà sàn, đi rừng, đi rẫy đều luôn mang theo rìu và nỏ để phòng thân và săn thú. Với người Chơro, cây nỏ là một vật hết sức thiêng liêng, tượng trưng cho khả năng chinh phục thiên nhiên và sức mạnh của người đàn ông. Từ những ngày còn bé, những đứa trẻ Chơro 5-6 tuổi đã được chơi với mũi tên, cây nỏ và được người lớn đưa đi rừng làm quen với việc đi săn sau này.

Thử nghiệm chiếc nỏ.

Nỏ của người Chơro thường có hai loại, phân biệt dựa theo chiều dài của cánh nỏ, cũng dựa vào đó mà sẽ có mũi tên thích hợp cho từng loại. Thân nỏ được làm gỗ cứng như: rọi, cẩm lai. Cánh nỏ thì sử dụng các loại gỗ có tính đàn hồi như gỗ cau. “Ngày xưa, để làm một cây nỏ phải mất hàng tháng. Phải vào rừng tìm cây, rồi đánh dấu lại, đến một thời gian nhất định trong tháng mới đến đốn, vì khi đó chất gỗ sẽ săn chắc hơn. Gỗ sau khi đốn được đem về đẵn ra thành từng bộ phận riêng biệt, rồi dùng một con dao mác nhỏ bằng ngón tay đẽo kỹ lại, công đoạn này phải mất ít nhất cả tháng. Giờ thì tiện lợi hơn, có máy móc nên chỉ mất khoảng một tuần là tôi làm xong một chiếc nỏ” 

 Đặng Ngọc Thanh (sưu tầm)

Share with your friends